skkn giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10a9

31 1.3K 2
skkn giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10a9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH LỚP 10A9”. Họ và tên: Nguyễn Thị Điệp Sinh ngày: 10/5/1977 Năm vào ngành: 2002 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Ba Vì Trình độ chuyên môn: Cử Nhân tiếng Anh sư phạm. Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 1 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn giáo viên, Hội cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục học sinh trong lớp phụ trách. Vậy mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời…Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi gìơ học, rút dép đánh học trò trong lớp, cho cán bộ lớp dùng roi đánh bạn học hàng giờ, bắt học trò liếm ghế, bắt học sinh đi bằng đầu gối 100 vòng quanh lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm v.v Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v Ngày nay, với sự nhận thức về quản lý giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm có những vai trò sau đây: - Người lãnh đạo lớp học: Giáo viên chủ nhiệm nhận lệnh từ Hiệu trưởng có nhiệm vụ lãnh đạo tập thể học sinh thực hiệ kế họach dạy học, giáo dục học sinh làm cho tập thể này đồng thuận biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 2 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 - Là người điều khiển lớp học: Giáo viên chủ nhiệm giúp Hiệu trưởng điều phối công việc của các giáo viên bộ môn giảng dạy đối với học sinh lớp mình sao cho các môn học diễn ra đồng bộ, hài hoà. - Người làm công tác phát triển lớp học. - Người làm công tác tổ chức lớp học ( đối với các hoạt động ngoài giờ lên lớp). - Giúp hiệu trưởng giám sát lớp học: Bao gồm giám sát, tư vấn, hỗ trợ, giám sát đánh giá. - Là người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp: Tổng hợp về tình hình rèn luyện của cả lớp và từng học sinh đến gia đình học sinh và đến các bộ phận khác của nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà trường với học sinh; là người gần gũi, tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với học sinh; là kênh truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của học sinh tới Ban giám hiệu nhà trường và ngược lại. Thực tế cho thấy, phần lớn đội ngũ giáo viên tại các trường đang rất thiếu kinh nghiệm để có thể làm tốt vai trò của người quản lý lớp học. Trong khi đó, nghành sư phạm chưa quan tâm đúng mức tới việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp, chưa chú trọng đúng mức đến kỹ năng giáo dục hay kỹ năng làm công tác chủ nhiệm cho sinh viên dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên trẻ lúng túng với công tác này. Cùng chung với thực trạng trên, Trường THPT Ba Vì cũng có rất nhiều giáo viên trẻ, mới ra trường, những giáo viên mới ra trường có lợi thế trong việc làm tốt công tác chủ nhiệm bởi họ có tinh thần nhiệt huyết, cách nói chuyện mới mẻ nên dễ gần gũi với học sinh. Nhưng cái mới đó lại dẫn đến nhiều bất cập trong công tác chủ nhiệm. Trong khi đó, những giáo viên lâu năm là người dạn dày kinh nghiệm nhưng vì một vài lý do về tuổi tác, tình trạng sức khoẻ nên họ không tham gia vào công tác chủ nhiệm. 3. Đặc điểm lớp 10A9. Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 3 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 Đầu năm học 2011- 2012, tôi được BGH Trường THPT Ba Vì phân công chủ nhiệm lớp 10A9. Đây là một lớp đại trà với sĩ số 42 học sinh. Lớp 10A9 HẠNH KIỂM HỌC LỰC Sĩ số 42 Tốt Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém 10 17 5 02 0 0 7 35 0 0 - Về giới tính, lớp tôi có 23 học sinh nam và 19 học sinh nữ. Đặc biệt lớp tôi có 13 học sinh là người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn Từ đặc điểm chung của lớp 10A9, tôi thấy được những thuận lợi và khó khăn trong công tác chủ nhiệm sau: + Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH Trường THPT Ba Vì và các tổ chức đoàn thể trong trường. - Đa số học sinh có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức. - Học sinh trong lớp đoàn kết và có ý thức xây dựng tập thể. - Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình. + Bên cạnh những thuận lợi, trong công tác chủ nhiệm tôi còn gặp một số khó khăn sau: - Nhiều học sinh xa trường nên các em phải ở trọ, thiếu sự quan tâm giám sát của gia đình : Hoàng Đức Minh( Vân Hoà), Đoàn Thị Hồng ( Vân Hoà), Nguyễn Hữu Hoàng ( Minh Quang), Nguyễn Ngọc Sơn( Minh Quang) nên các em dễ mắc vào các tệ nạn xã hội. - Một số học sinh phải sống với ông bà, thiếu thốn tình cảm của bố mẹ do bố mẹ đi làm ăn xa hoặc ly dị (chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi): Nguyễn Thanh Lâm ( bố mẹ bỏ nhau), Dương Thị Loan( ở với mẹ) Trần Hà Nam ( ở với ông bà nội) - Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện xóa đói giảm nghèo: Nguyễn Hồng Thế, Hoàng Thị Ngọc Huyền, Đinh Thị Thu Hiền… - Sự định hướng học tập từ phía gia đình còn hạn chế. Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 4 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 Căn cứ vào đặc điểm chung và những khó khăn thuận lợi trên của lớp chủ nhiệm, trong năm học 2011 - 2012, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Giáo viên chủ nhiệm lớp với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 ”. II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1. Mục tiêu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10, năm đầu tiên của một cấp học mới đầy bỡ ngỡ, để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh đầu cấp ,là nền tảng cho hai năm kế tiếp và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh trong những năm học ở cấp học THPT. 2. Nhiệm vụ. - Nghiên cứu lý luận về các GVCN lớp đã thể hiện vai trò của mình như thế nào trong công tác giáo dục đạo đức HS và đã đạt kết quả như thế nào? - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS trong trường THPT. - Những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng. - Nghiên cứu qua quá trình chủ nhiệm lớp 10A9 năm học 2011-2012. 2. Phạm vi nghiên cứu. - Lớp 10A9 trường THPT Ba Vì – Hà Nội năm học 2011-2012. 3. Giả thuyết khoa học. - Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường THPT Ba Vì. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet và tư liệu khác. Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 5 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 2. Phương pháp quan sát: + Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh lớp 10A9. 3. Phương pháp điều tra: + Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, cán bộ lớp, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn bè thân thiết và hàng xóm của học sinh . 4.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Tham khảo những bản báo cáo , tổng kết hàng năm của nhà trường. + Tham khảo kinh nghiệm của các thầy cô đi trước và giáo viên trường bạn. + Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình. 5. Phương pháp thử nghiệm: + Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 10A9 trường THPT Ba Vì – Hà Nội năm học 2011-2012. 6. Thời gian thực hiện. - Bắt đầu : 15/ 08 / 2011 - Kết thúc : 25 / 05 / 2012 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. VAI TRÒ CỦA GVCN TRONG TRƯỜNG THPT Trước hết, ta cần xác định rõ vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Nhưng thực tế nhiều người đã coi nhẹ và lẫn lộn giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn khác. - Giáo viên chủ nhiệm được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; - Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; - Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; - Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; - Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm phải: Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 6 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 - Tìm hiểu và nắm vững tình hình học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; - Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáop dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm. -Nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh. - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Nhưng thực tế có nhiều GVCN lớp đặc biệt là chủ nhiệm trẻ chưa biết mình có một quyền hạn nên chưa ai dám làm là đi dự giờ các giáo viên bộ môn trong lớp khi mình thấy cần. GVCN được xếp loại học sinh, được thi hành kỉ luật học sinh theo quy định, được hưởng giờ công tác theo định mức quy định, có các loại sổ sách làm việc pháp quy trong hệ thống sổ sách của nhà trường. Từ đó nếu có nhiều chủ nhiệm lớp trong trường có năng lực và bản lĩnh thì công cuộc giáo dục sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể. II. NHỮNG PHÂM CHẤT CẦN CÓ CỦA MỘT GVCN. 1. Tố chất để làm nên một GVCN lớp tốt. Vì giáo viên chủ nhiệm là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người chủ nhiệm giỏi không nhất thiết là một. Có đồng thuận, có lệch pha trong thực tế là bình thường. Tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một con người hành động. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hoá. Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người phải giáo hoá do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn. Phải lao vào làm. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ bỏ theo quy trình: xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch - tổng kết và vạch kế hoạch mới. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 7 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 năng xây dựng đội ngũ cán bộ lớp trong học sinh lớp chủ nhiệm. GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò. 2. GVCN lớp là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư xử của GVCN sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh về giáo viên. Bản thân tôi vừa là GVCN đồng thời là giáo viên bộ môn Tiếng Anh . Vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp, tôi đều có những tác phong, cử chỉ, lối sống làm gương cho học sinh. Soạn bài trước khi đến lớp. Theo tôi, chỉ khi nào thầy cô cảm thấy hứng thú với bài dạy thì sự hứng thú đó mới lây truyền sang học sinh. Sự hứng thú này đi đôi với sự soạn bài trước và có một chương trình trước cho những gì phải làm trong giờ học thay vì một thái độ "tùy cơ ứng biến". Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học trước khi dạy. Người dạy càng tận tâm thì các em càng cố gắng học. Khi lên lớp, theo tôi, giáo viên cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói với chính mình hay nói khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu , hợp với trình độ học sinh và biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em nói. Có như vậy khi thầy cô nói các em mới chú ý nghe trở lại. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm phải biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em. Trả lời những câu hỏi của các em một cách thấu đáo (nếu chưa có câu trả lời, hứa sẽ tìm câu trả lời chính xác). Cho các em biết là các em có thể điện thoại cho thầy cô để nói chuyện hay hỏi bài vở (cách làm bài, giải thích chữ khó, cách trả lời ). Hỏi các em về những khó khăn trong đời sống, những khó khăn ở trường giúp các em giải quyết những khó khăn này. Trong lớp học hay ngoài lớp học, thầy cô còn phải đóng vai người anh, người chị, người bạn mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng nhân ái. “ Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 8 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 có đức Cho nên thầy giáo cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. ( Trích lời Bác Hồ dạy về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân). III.NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GVCN LỚP TRONG VIỆC KẾT HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG -GIA ĐÌNH- XÃ HỘI ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH. Như chúng ta đã biết, Nhà trường, gia đình và xã hội đóng một vai trò khá quan trọng trong quá trình giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống cho học sinh bởi lẽ những phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của học sinh được hình thành và phat triển trong chính những không gian này. Tuy nhiên Nhà trường, gia đình và xã hội lại có vai trò giáo dục khác nhau trong sự hình thành và phát triển phẩm chất shính trị, đạo đức và lối sống của học sinh. Trong tam giác giáo dục đó, Nhà trường được xem là yếu tố trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối kết hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường có thể nói là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên Nhà trường là lực lượng giáo dục hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố để huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Mặc dù vậy nhưng hiện nay những vấn nan của xã hội như: ma tuý, cờ bạc, mại dâm, rượu chè đang xâm nhập vào trường học và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức, nhân cách của học sinh. Bên cạnh đó, còn tồn tại một thực trạng đó là tỉ lệ những cặp vợ chồng ly hôn ngày một gia tăng. Điều đó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, nhân cách của học sinh. Trước thực trạng trên, người giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp và phát huy vai trò của từng yếu tố nhằm giáo dục tình hình và nhiệm vụ của đất nước, tình hình thời sự, chính trị trong và ngoài nước để hình thành một phẩm chất chính trị tốt đẹp. Không chỉ vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải trở thành người trung gian trao đổi thông tin giữa Nhà trường và gia đình, thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội và truyền đạt những chủ trương của Nhà trường đến với gia đình đồng thời thu nhận ý kiến, nguyện vọng của gia đình để báo cáo lại lãnh đạo Nhà trường. Qua đó gắn kết được trách nhiệm giữa Nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh. Muốn làm tốt nhiệm vụ Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 9 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 cao cả đó. Người giáo viên chủ nhiệm phải mồi phụ huynh học sinh tham gia Hội phụ huynh học sinh Nhà trường nhằm phát huy tính tích cực của các bậc phụ huynh trong việc tham gia cùng Nhà trường giáo dục con em mình. Tổ chức họp phụ huynh học sinh định kỳ theo quy định của Nhà trường, trong những trường hợp đặc biệt chủ động xin ý kiến BGH nhà trường để tổ chức họp đột xuất hoặc gặp riêng để trao đổi thông tin, nhằm đề ra những biện pháp khắc phục, uốn nắn kịp thời. Qua đó đã thể hiện sự quan tâm sâu sát của Nhà trường, đồng thời tạo ra được sự tin tuởng của phụ huynh học sinh đối với Nhà trường. PHẦN C. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. BIỆN PHÁP THỰC HIÊN ĐỀ TÀI. 1. Làm phiếu điều tra thông tin cá nhân của học sinh và làm danh bạ điện thoại của lớp chủ nhiệm. a. Làm phiếu điều tra thông tin cá nhân học sinh. Việc đầu tiên tôi làm trong buổi tập trung đầu tiên đó là tiến hành làm lý lịch học sinh theo mẫu: - Họ và tên: Sinh ngày tháng năm Nơi sinh -Họ tên cha: Nghề nghiệp -Họ tên mẹ: Nghề nghiệp -Hoàn cảnh gia đình -Năngkhiếu Sở thích -Thànhtích đạt được năm trước: -Những môn học yêu thích: - Nguyện vọng Thông qua phiếu điều tra thông tin cá nhân, tôi đã nắm được đặc điểm về hoàn cảnh gia đình, tâm lý, năng lực, sở trường và nguyện vọng của học sinh lớp mình. Từ đó tôi đã hình thành các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh. b.Làm danh bạ điện thoại lớp 10A9. Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, con người cần phải cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ và người giáo viên chủ nhiệm cũng rất Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 10 [...]... học sinh Đồng thời giáo viên chủ nhiệm còn là người ảnh Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 16 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách ở học sinh Nhận rõ được sứ mệnh thiêng liêng đó, tôi đã luôn trăn trở một điều là làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp mình chủ nhiệm một cách hiệu quả nhất? Qua trao đổi với. .. hình thành nhân cách cho học sinh Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 20 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 5 Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để giáo dục đạo đức cho học sinh Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trên và đây cũng là biện pháp tối ưu - Khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt... tính sáng tạo IV CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 1 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Bên cạnh công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chủ nhiệm của tôi khi nhận chủ nhiêm lớp 10A9 Để thực hiên tốt vai trò của mình trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm giúp học sinh hoàn thiện... của học sinh đầu cấp THPT” II Kiến nghị Đây là lần đầu tiên tôi viết SKKN về công tác chủ nhiệm, thật sự khó khăn đối với giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề chưa nhiều trong công tác chủ nhiệm, Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 27 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 nhưng lại là một điều hay bởi qua đó tôi đã trưởng thành hơn trong nghề nghiệp Bởi vậy, năm học. .. của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường 06 THPT II Những phẩm chấ cần có của một giáo viên chủ nhiệm 07 III Nhiệm vụ của người GVCN lớp trong việc kết hợp giữa Nhà trường- Gia đình- Xã hội để giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh PHẦN C:BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I Các biện pháp thực hiện đề tài II Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A9 III Biện pháp giáo dục cho học sinh. .. trường rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo hình thức sinh hoạt dưới cờ vì tính hiệu quả không cao, không tác động tới nhận thức của đông đảo học sinh Tôi tận dụng các giờ sinh Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 24 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 hoạt lớp, tổ chức cho học sinh những giờ học kỹ năng sống trong tiết sinh hoạt lớp theo một số kịch bản như.. .Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 cần cập nhật thông tin về học sinh lớp mình Do vậy, song song với việc làm cuốn sơ yếu lý lịch về học sinh, tôi làm một cuốn danh bạ điện thoại của lớp chủ nhiệm để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin với học sinh, với cha mẹ các em khi cần thiết Và tôi phô tô cho Hội trưởng hội phụ huynh một cuốn, mỗi thành viên trong lớp. .. với giáo viên bộ môn để giáo dục đạo đức cho học sinh Đầu năm học, BGH trường THPT Ba Vì đã quán triệt trên hội đồng là giáo viên có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của mọi thành viên trong nhà trường, giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình thường xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức khoa học cho học. .. có cuốn sổ chủ nhiệm trong tay, tôi rất thuận lợi trong việc giám sát và xếp loại học sinh vào cuối kì và cuối năm b Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 14 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là một nội dung trong việc lập sổ chủ nhiệm và khi kế hoạch chủ nhiệm tôi đã dựa vào các cơ sở chủ yếu như sau:... Trường THPT Ba Vì 26 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 Có được những thành tích dù nhỏ nhoi trên, đó là do ý chí đồng lòng của tập thể lớp và không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm PHẦN D KẾT LUẬN I Bài học kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng giáo dục đạo đức học sinh thành công hay thất bại còn . Vì 17 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 + Hoạt đông 3: Nhận xét ,đánh giá của giáo viên chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm nêu lên được sự tiến bộ của các học sinh. tham gia vào công tác chủ nhiệm. 3. Đặc điểm lớp 10A9. Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 3 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 Đầu năm học 2011- 2012,. cho học sinh. Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì 19 Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 + Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc , trao đổi với

Ngày đăng: 17/07/2014, 12:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan