cách trưng bày hàng hóa trong khu bát đĩa gia dụng của siêu thị BigC Thăng Long

19 2.4K 7
cách trưng bày hàng hóa trong khu bát đĩa gia dụng của siêu thị BigC Thăng Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế,đời sống người dân càng ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh thì hệ thống các kênh tiêu dùng phân phối ngày càng phát triển không chỉ trên thế giới mà cả Việt Nam. Theo điều tra thì Việt Nam đang là 1 trong các nước có sức tiêu dùng mạnh trên thế giới. Các năm gần đây, sự ồ ạt của các nhà bán lẻ hàng đầu khu vực và thế giới vào thị trường Việt Nam làm cho thị trường phân phối ở Việt Nam ngày càng nóng lên. Các hệ thống phân phối truyền thống dần được thay thế bằng hệ thống phân phối hiện đại trong đó đặc biệt là siêu thị. Sự phát triển của hệ thống siêu thị đem lại nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng và hiệu quả hơn cho việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Song, để hệ thống siêu thị thực sự đem lại được lợi ích và hiểu quả như vậy đòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu tỉ mỉ về các yêu cầu của khách hàng, hiểu được xu hướng, tâm lý của khách hàng trong quá trình ra quyết định mua hàng. Trên thực tế, không phải siêu thị nào cũng đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng khi đến siêu thị về loại mặt hàng, thái độ phục vụ và cách sắp xếp các mặt hàng dễ nhìn, dễ tìm kiếm khi cần. Như chúng ta đã biết, quyết định mua hàng của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong số đó là sự sắp xếp hàng hóa của các gian hàng trong siêu thị. Siêu thị Big C là một kênh phân phối mạnh ở nước ta, tuy nhiên việc sắp xếp các mặt hàng trong siêu thị theo nhiều khách hàng phản hồi thì chưa thực sự khoa học và hợp lý. Nhằm nhận biết rõ hơn và phân tích cách sắp xếp, trưng bày sản phẩm, tại siêu thị Big C chúng tôi thực hiện đề tài: “Cách trưng bày sản phẩm tại khu dụng cụ nhà bếp, chén đĩa, đồ gia dụng tại tầng 2 siêu thị Big C Thăng Long.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài này nhằm hướng tới: - Nắm rõ được cách trưng bày các mặt hàng tại khu dụng cụ nhà bếp, chén đĩa, đồ gia dụng tại siêu thị Big C Thăng Long và chỉ rõ được điểm mạnh, điểm yếu. - Đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục nhược điểm hiện tại, từ đó giúp phát huy tốt nhất vai trò của trưng bày sản phẩm đối với siêu thị Big C, giúp hoàn thiện hơn hệ thống phân phối. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tương nghiên cứu: Cách sắp xếp các mặt hàng tại khu dụng cụ nhà bếp, chén đĩa, đồ gia dụng tại siêu thị Big C Thăng Long - Phạm vi nghiên cứu: Quầy 31, 33, 35, 37 tại tầng 2 siêu thị Big C Thăng Long - Thời gian thực hiện: Ngày 22/5/2014

ĐỀ TÀI Cách trưng bày sản phẩm tại khu dụng cụ nhà bếp, chén đĩa, đồ gia dụng tại tầng 2 siêu thị Big C Thăng Long Danh sách thành viên nhóm. (Lớp CQ49/32.02) 1, Lê Thị Hồng (nhóm trưởng) 2, Trịnh Thị Giang (thư ký) 3, Nguyễn Thị Thu 4, Nguyễn Thị Lan Anh 5, Hoàng Thị Hương 6, Nguyễn Thị Vân MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế,đời sống người dân càng ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh thì hệ thống các kênh tiêu dùng phân phối ngày càng phát triển không chỉ trên thế giới mà cả Việt Nam. Theo điều tra thì Việt Nam đang là 1 trong các nước có sức tiêu dùng mạnh trên thế giới. Các năm gần đây, sự ồ ạt của các nhà bán lẻ hàng đầu khu vực và thế giới vào thị trường Việt Nam làm cho thị trường phân phối ở Việt Nam ngày càng nóng lên. Các hệ thống phân phối truyền thống dần được thay thế bằng hệ thống phân phối hiện đại trong đó đặc biệt là siêu thị. Sự phát triển của hệ thống siêu thị đem lại nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng và hiệu quả hơn cho việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Song, để hệ thống siêu thị thực sự đem lại được lợi ích và hiểu quả như vậy đòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu tỉ mỉ về các yêu cầu của khách hàng, hiểu được xu hướng, tâm lý của khách hàng trong quá trình ra quyết định mua hàng. Trên thực tế, không phải siêu thị nào cũng đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng khi đến siêu thị về loại mặt hàng, thái độ phục vụ và cách sắp xếp các mặt hàng dễ nhìn, dễ tìm kiếm khi cần. Như chúng ta đã biết, quyết định mua hàng của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong số đó là sự sắp xếp hàng hóa của các gian hàng trong siêu thị. Siêu thị Big C là một kênh phân phối mạnh ở nước ta, tuy nhiên việc sắp xếp các mặt hàng trong siêu thị theo nhiều khách hàng phản hồi thì chưa thực sự khoa học và hợp lý. Nhằm nhận biết rõ hơn và phân tích cách sắp xếp, trưng bày sản phẩm, tại siêu thị Big C chúng tôi thực hiện đề tài: “Cách trưng bày sản phẩm tại khu dụng cụ nhà bếp, chén đĩa, đồ gia dụng tại tầng 2 siêu thị Big C Thăng Long.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài này nhằm hướng tới: - Nắm rõ được cách trưng bày các mặt hàng tại khu dụng cụ nhà bếp, chén đĩa, đồ gia dụng tại siêu thị Big C Thăng Long và chỉ rõ được điểm mạnh, điểm yếu. - Đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục nhược điểm hiện tại, từ đó giúp phát huy tốt nhất vai trò của trưng bày sản phẩm đối với siêu thị Big C, giúp hoàn thiện hơn hệ thống phân phối. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tương nghiên cứu: Cách sắp xếp các mặt hàng tại khu dụng cụ nhà bếp, chén đĩa, đồ gia dụng tại siêu thị Big C Thăng Long - Phạm vi nghiên cứu: Quầy 31, 33, 35, 37 tại tầng 2 siêu thị Big C Thăng Long - Thời gian thực hiện: Ngày 22/5/2014 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C VÀ SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG Hệ thống siêu thị Big C: * Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan,Ac-hen-ti-na, U- ru-guay, Vê-nê-zuê-la, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ấn Độ Dương, Hà Lan, Pháp…, sử dụng trên 190.000 nhân viên. *Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, TP.HC *Big C là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng Việt Nam: mỗi cửa hàng có trên 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ *Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình khuyến mãi, các mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc nhiều chủng loại, được sản xuất tại Việt Nam hoặc được nhập từ nước ngoài. *Cứ đều đặn 3 tuần, Big C phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn. Chỉ cần đăng ký để nhận bản tin qua mail và bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ chương trình khuyến mãi nào của Big C nữa! Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Siêu thị Big C Tên viết tắt của doanh nghiệp: Big C Trụ sở: 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa , Cầu Giấy, Hà Nội. Năm thành lập: 1998 Tel: 0437848596 Website: http://www.bigc.com.vn Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Phân phối bán Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1751/GP và các giấy phép sửa đổi Ngày cấp: 25/11/1996 Nơi cấp: Bộ Kế hoạch Đầu tư Loại hình doanh nghiệp: Liên doanh Vốn đầu tư hiện nay: 250 triệu USD (tất cả các doanh nghiệp thành viên) Hoạt động kinh doanh chiến lược(SBU): -Sản xuất -Bán lẻ -Xuất khẩu Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp: -Tầm nhìn chiến lược: Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng (Nourishing a world of diversity) -Sứ mạng kinh doanh: Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý khách hàng ( Become the reference be the best retailer to satisfy our customer) Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: Tổng doanh thu: -Năm 2009: 1.500.000.000.000 VND tăng (%): 30% -Năm 2010: 2.000.000.000.000 VND tăng (%): 33% Lợi nhuận: -Năm 2011: tăng (%):25% -Năm 2012: tăng (%): 29% Tổng số vốn: 12 triệu USD (1998), vốn điều lệ năm 2008 là 30 triệu US Kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ trong khoảng mười năm trở lại đây, ngành công nghiệp bán lẻ Châu Á đã đạt được thành công vượt bậc. Từ năm 1997 đến 2002 số lượng các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này tăng lên 51% được xếp vào danh sách 30 ngành công nghiệp hàng đầu châu Á.Quy mô thị trường bán lẻ châu Á được mở rộng tăng 30% trong khoảng thời gian 2001 đến 2006 và ước tính năm 2010 tăng thêm 10%. Xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam tại Đồng Nai năm 1998, tới giờ Big C đã tăng trưởng rất mạnh. Đến nay tại Việt Nam đã có đến 10 chi nhánh của Big C. Big C Thăng Long Địa chỉ: 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (ngã tư Trần Duy Hưng - Phạm Hùng) Điện thoại: 04-3784 8595. Fax: 04-3784 6900 Giờ mở cửa: Từ Thứ Hai đến Thứ Năm: 8h00-22h00; Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật:8h00-22h30 Địa chỉ: Khu đô thị mới Mỹ Đình, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 04.3787 7066 Fax: 04.3787 7075. Giờ mở cửa: 8h30-22h00 Điện thoại: 031-626 5225. Fax: 031-626 5241. Giờ mở cửa: 8h30 - 22h00 Điện thoại: 08-3997 0256 Fax: 08-3997 0252 Giờ mở cửa: 8h00-22h00 Big C vinh dự nhận được giải thưởng Dịch vụ siêu thị tốt nhất năm 2010. Đây là giải thưởng do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức, dựa trên quá trình điều tra tiêu dùng diễn ra xuyên suốt trong năm trên phạm vi cả nước, từ người tiêu dùng trực tiếp đến hệ thống phân phối. Big C là 1 trong 136 doanh nghiệp ở 10 nhóm dịch vụ được người tiêu dùng bình chọn danh hiệu “Dịch vụ tốt nhất năm 2010”,và lần thứ ba liên tiếp kể từ năm 2008, 2009 Big C vinh dự đón nhận giải thưởng này cho những nỗ lực vượt bậc vì sự hài lòng của khách hàng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu cách trưng bày sản phẩm tại khu dụng cụ nhà bếp, chén đĩa, đồ gia dụng tại siêu thị Big C Thăng Long - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc sắp xếp các mặt hàng đến yếu tố tâm lý khách hàng, quyết định mua sản phẩm của khách hàng khi đi siêu thị. - Phương pháp quan sát: Qua việc đi đến thực tế và quan sát, ghi chép về cách sắp xếp, trưng bày các mặt hàng ở phạm vi nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ các thông tin ghi chép được từ việc đi thực tế, đưa ra đánh giá, phân tích điểm mạnh, điểm yếu và tổng hợp kết quả 2. NỘI DUNG CHÍNH 2.1. Tổng quan về trưng bày hàng hóa Theo kết quả điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006, về thứ tự lựa chọn nơi mua hàng, thì các kênh phân phối hiện đại bao gồm siêu thị, đại lý, cửa hàng chuyên chiếm tỷ trọng áp đảo đến 78,53%( với siêu thị chiếm 16% và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng) . Các kênh phân phối truyền thống gồm chợ, tiệm tạp hóa và các kênh khác đang thu hẹp dần trong tỷ trọng lưu lượng hàng đưa ra thị trường của các doanh nghiệp. Vì sao người tiêu dùng lại có xu hướng lựa chọn các kênh phân phối hiện đại nói chung và siêu thị nói riêng là nơi mua sắm? Có rất nhiều lý do để bạn lựa chọn mua hàng ở siêu thị như tự do xem hàng, mát mẻ, rộng rãi, mức độ tập trung hàng hóa cao, giá cả rõ ràng …và không thể không kể đến 1 lý do là hình thức trưng bày khoa học, bắt mắt, dễ tìm… Vậy trưng bầy hàng hóa là gì? 2.1.1. Khái niệm Trưng bày hàng hóa là việc sắp xếp, trình bày sản phẩm trên một khu vực nhất định theo những cách thức có hiệu quả nhất nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm đó. 2.1.2. Mục đích, vai trò + Tạo thương hiệu riêng biệt, gắn liền với siêu thị và tâm trí người tiêu dùng: Đối với một nhà phân phối bán lẻ, gian trưng bày giá kệ siêu thị hàng hoá chính là bộ mặt và là ấn tượng ban đầu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đây cũng là cách thức cạnh tranh đơn giản và dễ ứng dụng nhất mà bạn có thể thực hiện ngay. Điều này là dễ hiểu khi so sánh với việc bạn thường cảm nhận về quyển sách bởi bìa ngoài của nó, thì khách hàng cũng hoàn toàn có thể cảm nhận cửa hàng của bạn bởi những hình ảnh và cách thức trưng bày ngay từ ngoài cửa. Ví dụ như Big C Việt Nam, toàn bộ hệ thống các cửa hàng đều tạo được sản phầm mang thương hiệu Big C, các doanh nghiệp chấp thuận việc sản xuất hàng để được lấy thương hiệu Big C- giá rẻ cho mọi nhà. +Tạo nhu cầu, nâng thời gian mua sắm: Một nghiên cứu cho thấy nếu thời gian nấn ná này tăng 1% thì doanh thu của siêu thị tăng 1,3%! +Giúp tăng doanh số: Vị trí nào là tốt nhất cũng tuỳ từng siêu thị; có người cho là ngang tầm mắt, có người cho là vị trí cao hơn tầm mắt một chút. Cũng có siêu thị tính thêm tiền cho nhà sản xuất nào muốn bày hàng ở cuối dãy vì họ cho vị trí này là dễ thấy nhất. Có chuỗi siêu thị còn tính toán hướng đi của khách mua sắm nữa để xác định vị trí tốt nhất. Thông thường vùng kệ ngang tầm mắt nằm ở bên phải được cho là “đất vàng” vì đa số người mua sắm thuận tay phải và phần lớn hướng nhìn của con người là về phía tay phải. + Hiệu quả hơn cả giảm giá: Nghiên cứu của Ogilvy Action trên 6.000 người tiêu dùng tại Mỹ được công bố vào tháng 11.2008 cho thấy, việc trưng bày bên trong cửa hàng có hiệu quả hơn cả giảm giá. Trong 29% người mua hàng một cách ngẫu nhiên, có đến 18% cho biết họ bị ảnh hưởng bởi sự trưng bày trong cửa hàng, 24% bị ảnh hưởng bởi việc trưng bày bên ngoài các dãy kệ trưng bày hàng hóa thông thường và chỉ 17% là bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi, giảm giá. Trong 39% người mua hàng có ý định từ trước nhưng quyết định chọn thương hiệu tại cửa hiệu, có 31% bị ảnh hưởng bởi việc trưng bày trong cửa hàng, chỉ 28% bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi và giảm giá và 27% bởi những hình thức khuyến mãi khác. +Công cụ để xây dựng hình ảnh: Đối với ngành hàng thời trang, trưng bày là một trong những kênh quảng cáo quan trọng nhất, xác định vị trí của nhãn hiệu và cửa hàng trên thị trường, cũng như xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và thể hiện tầm kiểm soát đối với công việc kinh doanh. Những cô mannequin trưng diện các mẫu mới nhất, trang bị rất nhiều phụ kiện bên cạnh hoa, lá… không chỉ để bán những thứ trên kệ mà còn đánh vào tâm trạng và trí tưởng tượng của người mua. Đó là sự tập hợp tất cả những yếu tố có ảnh hưởng đến thị giác và như thiết kế cửa hàng, trưng bày ngoài cửa sổ, trưng bày bên trong, vật dụng hỗ trợ việc trưng bày, cách sắp xếp hàng hóa… để tạo thêm 1 hình ảnh và các tính cho quầy hàng. Có thể nói, nghệ thuật trưng bày hàng hóa là NGƯỜI BÁN HÀNG THẦM LẶNG 2.1.3. Nguyên tắc trưng bày Có thể có rất nhiều ý tưởng cho việc trưng bày tạo sự bắt mắt, cá tính riêng, theo chủ đề… nhưng luôn luôn phải chú ý đến những vấn đề sau đây: [...]... trữ hàng trưng bày +Tạo mô hình chung cho chuỗi hệ thống các cửa hàng +Phải thu hút từ cái nhìn đầu tiên … Thực trạng trưng bày hàng hóa tại khu dụng cụ nhà bếp, chén đĩa, đồ gia dụng tại siêu thị BigC Thăng Long 2.2.1 Tổng quan về khu nghiên cứu - Khu dụng cụ nhà bếp, chén đĩa đồ gia dụng nằm ở trong cùng tầng 2 của siêu thị, đối diện là khu Thời trang nam nữ và khu Giày dép, giáp bên phải là khu. .. Cách trưng bày hàng hóa tại các quầy hàng trong khu nghiên cứu Có 4 hình thức trưng bày chính trong siêu thị: Selection display, special display, poin-of-purchase display, andiovisual Với các quầy hàng này, BigC Thăng Long sử dụng hình thức trưng bày Selection display Do hàng hóa trong quầy là các mặt hàng tự lựa chọn, ít cần sự giúp đỡ của người bán hàng, chủ yếu sử dụng tường và lối đi để trưng bày. .. tìm đen BigC nên việc cho vào gian cuối cùng là rất hợp lý - Tại quầy hàng này, việc trưng bày sản phẩm sơ sài và ít được chú trọng, hàng hóa ít Đây có lẽ là do vị trí trong cùng của khu nghiên cứu, ít được người mua lui đến Một số kiến nghị về cách trưng bày hàng hóa trong khu nghiên cứu Sau khi tìm hiểu thực trạng, phân tích điểm mạnh điểm yếu chúng tôi nhận thấy cách sắp xếp, trưng bày của khu nghiên... bụi bẩn 3 KẾT LUẬN Cách trưng bày hàng hóa tại siêu thị ảnh hưởng mạnh đến hành vi mua sắm của khách hàng Vì vậy một siêu thị biết cách sắp xếp, bày trí hàng hóa hợp lý, có mĩ thuật không những có thể tăng nhu cầu mua sắm cho khách hàng mà còn tạo cho họ cảm giác vui vẻ, thoải mái sau mỗi lần mua sắm – yếu tố quan trọng tác động đến lòng trung thành của khách hàng đối với siêu thị Chúng tôi đã cố... đối khoa học, hợp lí Big C đã trưng bày hàng hóa theo chủng loại, sắp xếp theo trình tự kích cỡ hay giá cả rõ ràng Ngoài ra, Big C còn khéo léo đưa vào các hàng hóa liên quan đi kèm nhằm tăng nhu cầu mua bốc đồng của khách hàng, …Cùng một gian hàng, siêu thị đã trưng bày nhiều mặt hàng cùng loại một cách đa dạng phong phú,… Tuy nhiên, vẫn còn một số khuyết điểm như các mặt hàng vẫn còn sắp xếp lộn xộn... đó gia tăng được thời gian mua sắm và khuyến khích hành vi mua bốc đồng của khách hàng + Dựa vào mối quan hệ có thể có giữa các sản phẩm thuộc các ngành hàng khác nhau, siêu thị bố trí các ngành hàng này tại những vị trí gần nhau nhằm tạo nên sự thuận tiện và gợi cho khách hàng nhớ hoặc nảy sinh nhu cầu về những sản phẩm liên quan Khu dụng cụ nhà bếp được bố trí ngay cạnh khu hàng điện gia dụng và khu. .. đó, kiểu bố cục này mang lại hiệu quả cho siêu thị chứ không phải là sự thuận tiện cho khách hàng Cách bố cục này sẽ buộc khách hàng xuôi theo lối đi chính của siêu thị, buộc khách hàng phải đi qua hết các dãy kệ mới đến nơi cần mua, từ đó gia tăng được thời gian mua sắm của khách hàng tại siêu thị - Khu vực nghiên cứu có lối đi khá rộng rãi, phù hợp với việc cả gia đình cùng đi mua sắm, mua nhiều đồ... - Khu nghiên cứu gồm 4 quầy hàng chính: quầy 31, 33, 35, 37 Mỗi gian hàng là những mặt hàng riêng với các đặc điểm tương đồng - Ở đầu mỗi quầy hàng thường có khu vực khuyến mãi với các biển hiệu to, thu hút, độc đáo Đồng thời đây cũng là nơi trưng bày các hàng mẫu, những hàng đẹp và bắt mắt, giúp khách hàng chú ý đến quầy hàng hơn, cũng dễ dàng xác định xem quầy đó sẽ bán những mặt hàng gì 2.2.2 Cách. .. các vật dụng trang trí cho sinh động Một số mặt hàng nên bổ sung cách sắp xếp theo thương hiệu Những nhãn hiệu được ưa chuộng nên được bày ở những nơi dễ thấy, dễ quan sát Một số khu vực khuyến mãi không nên tham lam trưng bày quá nhiều sản phẩm Cần gọn gàng, thoải mái, tạo điểm nhấn Mỗi khu vực chỉ nên trưng bày không quá 5 sản phẩm Việc trưng bày có thể theo chủ đề hoặc theo từng mặt hàng của quầy... việc này rất hợp lý Khách hàng có thê nhìn rõ các sản phẩm mà không bị che mất tàm nhìn hoặc nhìn không rõ - Cuối kệ này còn có một khu nhỏ trưng bày các sản phẩm ấm chén bằng inox, hương thờ Đây là các sản phẩm ít được sử dụng nên gian hàng này bị khu t ở phía sau so với các gian hàng khác 2.2.2.4 Quầy 37 - Tại các kệ hàng theo thứ tự ngoài vào trong sản phẩm được trưng bày như sau: • Chảo : Đây chủ . hàng, thì các kênh phân phối hiện đại bao gồm siêu thị, đại lý, cửa hàng chuyên chiếm tỷ trọng áp đảo đến 78,53%( với siêu thị chiếm 16% và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng) . Các kênh phân. tiệm tạp hóa và các kênh khác đang thu hẹp dần trong tỷ trọng lưu lượng hàng đưa ra thị trường của các doanh nghiệp. Vì sao người tiêu dùng lại có xu hướng lựa chọn các kênh phân phối hiện đại. khác. +Công cụ để xây dựng hình ảnh: Đối với ngành hàng thời trang, trưng bày là một trong những kênh quảng cáo quan trọng nhất, xác định vị trí của nhãn hiệu và cửa hàng trên thị trường, cũng như

Ngày đăng: 17/07/2014, 11:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan