HỘI THẢO ĐỔI MỚI PPDH

14 343 0
HỘI THẢO ĐỔI MỚI PPDH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔ : TOÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ CƯƠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐẶT VẤN ĐỀ Luật giáo dục điều 24.8 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” Sự phát triển khoa học công nghệ ngày nay đòi hỏi nguồn lực lao động phải năng động sáng tạo để đáp ứng nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên con đường tiến vào thế kỉ XXI bằng sự cạnh tranh trên nền kinh tế tri thức, đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục nói chung và môn Toán nói riêng, tạo ra những con người lao động sáng tạo, linh hoạt đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy đổi mới giáo dục yêu cầu cần phải thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực: mục tiêu, hoạt động, nội dung, phương pháp và cả đánh giá kiểm tra. Tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và vận dụng kiến thức của người học với vai trò dẫn dắt khéo léo không thể thiếu được của người giáo viên. Có một lí do để giáo viên sẽ rất khó thay đổi cách dạy học nếu đã trở thành thói quen của họ, nếu học không thực sự hiểu được cái vấn đề: Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới theo cách nào? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I) Các định hướng về đổi mới phương pháp dạy học: Việc đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện theo các định hướng sau: 1- Bám sát mục tiêu giáo dục 2- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể 3- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh 4- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường. 5- Phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. 6- Phù hợp với việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống. 7- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. A) Đổi mới phương pháp dạy học: II) Yêu cầu chung về đổi mới phương pháp dạy học: Về đổi mới phương pháp dạy học nên được thực hiện theo các yêu cầu sau: * Yêu cầu chung: - Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh - Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, giữa hình thức học cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp. - Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. - Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. - Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. - Dạy học chú trọng sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học được cung cấp theo danh mục và các thiết bị do giáo viên tự làm, đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. * Yêu cầu đối với giáo viên: - Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường, địa phương. - Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh, bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của học sinh, giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân. - Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập, tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành, hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của bộ môn, nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm, trình độ học sinh, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường. III) Những vấn đề cụ thể về đổi mới PPDH bộ môn Toán: -Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Toán theo Quyết định 16/2006 QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 và Khung PPCT của BGD ĐT và PPCT của Sở GD ĐT - Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực độc lập và sáng tạo.( Có bài soạn minh hoạ) - Chọn lựa và sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập và phát huy khả năng tự học. Hoạt động hoá học tập của học sinh bằng những dẫn dắt để học sinh tự thân trải nghiệm chiếm lĩnh kiến thức, chống lối học thụ động. Tận dụng ưu thế của từng phương pháp dạy học chú trọng sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. - Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế câu hỏi hợp lí tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề, quá tải, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất.( Có bài soạn minh hoạ) - Cần sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu, tác phong thân thiện, gần gũi, coi trọng việc khuyến khích động viên học sinh học tập, tổ chức cho học sinh học tập cá nhân và theo nhóm. - Sử dụng hợp lí SGK khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu học sinh ghi chép quá nhiều theo lối đọc chép. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng một cách hợp lí giáo án điện tử, các phương tiện nghe nhìn và máy tính cầm tay, thực hiện đầy đủ các nội dung thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung bài học - Dạy học sát đối tượng, coi trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp đỡ học sinh yếu kém trong nội dung của từng bài học. B) Đổi mới kiểm tra đánh giá: Đánh giá kết quả học tập môn Toán là so sánh chất lượng của sản phẩm đào tạo với mục tiêu môn học. Trên cơ sở đó, khẳng định hoặc điều chỉnh hoạt động dạy và học sao cho hướng vào mục tiêu. Hiện nay, đề kiểm tra vẫn là công cụ phổ biến nhất để thu thập thông tin cho quá trình đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh. - Đề kiểm tra phải được xây dựng sao cho đánh giá được : Các kiến thức cơ bản, trọng tâm của bộ môn, các kĩ năng tính toán, biến đổi biếu thức, giải phương trình, đo đạc, , khả năng vận dụng kiến thức để giải bài toán thực tiễn. -Hiện nay, phổ biến là hiện tượng lựa chọn nội dung kiểm tra theo kinh nghiệm, chủ quan bởi các giáo viên chứ chưa thực sự lựa chọn nội dung theo mục tiêu môn học. Nhiều đề kiểm tra chưa chú trọng đúng mức đến những câu hỏi cung cấp thông tin về năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn của học sinh. Điều này có thể do các mục tiêu thể hiện ở chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ còn được trình bày ở dạng khái quát, khó có thể quan sát, đo lường được -Hiện nay, chúng ta còn chưa phân biệt rạch ròi hai phạm trù kiểm tra, đánh giá. * Đánh giá: là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách kịp thời, có hệ thống về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sữa chữa thiếu sót. * Kiểm tra: là hành động cung cấp thông tin, làm cơ sở cho việc đánh giá và là phương tiện, hình thức đánh giá Như vậy, kiểm tra chưa phải là toàn bộ đánh giá, mà chỉ nhằm thu thập thông tin cho quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khi có thông tin từ kiểm tra, giáo viên còn phải xử lý thông tin, viết báo cáo kết quả đưa ra kế hoạch, giải pháp điều chỉnh hoạt động giáo dục tiếp theo nhằm đạt mục tiêu đề ra. Kiểm tra là một khâu rất quan trọng trong quá trình đánh giá bởi toàn bộ các hoạt động tiếp theo của đánh giá hoàn toàn phụ thuộc vào những thông tin thu được có đảm bảo độ tin cậy và hiệu lực hay không. Để có được một quá trình đánh giá chính xác, giáo viên cần phải tìm hiểu chuẩn kiến thức, kĩ năng và sử dụng nó trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được diến ra ở hầu hết các thời điểm: đầu tiết học, trong tiết học, qua mỗi bài, mỗi phần, mỗi chương, cuối học kì, cuối năm học. [...]... của thầy với tự đánh giá của trò Trên đây là nội dung đề cương đổi mới phưong pháp dạy học và kiểm tra đánh giá do các thành viên tổ toán nghiên cứu và tìm hiểu để báo cáo Trong quá trình báo cáo có gì sai sót, kính mong được sự góp ý chân tình của các thầy cô giáo đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã lắng nghe ĐỀ CƯƠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TỔ : TOÁN TRƯỜNG... và bài kiểm tra minh hoạ) KẾT LUẬN: Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới, giáo viên giúp học sinh chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động Muốn vậy giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách học, biết cách suy luận, biết cách tự tìm lại những điều đã quên, biết cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới Các phương pháp dạy học là những quy tắc, quy trình nói chung là các phương...*Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá: *Về nội dung: Đề kiểm tra phải dựa trên mục tiêu cụ thể của từng chủ đề, từng chương, thể hiện cụ thể bằng chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định trong chương trình môn toán Chú... cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới Các phương pháp dạy học là những quy tắc, quy trình nói chung là các phương pháp có tính chất thuật toán Tuy nhiên vẫn có các phương pháp có tính chất tìm đoán Đổi mới phương pháp dạy học yêu cầu học sinh phải “ nghĩ nhều hơn, làm nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn” Lớp học là một môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò do đó cần phát huy tác dụng tích cực mối quan... tiêu, yêu cầu đánh giá 2- Mục tiêu đánh giá 3- Lựa chọn phương pháp, 4- Tiến hành đánh giá kĩ thuật đánh giá 6- Nhận xét và kết luận theo mục đích yêu cầu 5- Xử lí số liệu và kết quả * Những yêu cầu về đổi mới kiểm tra, đánh giá: - Phải căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình - Những kiến thức, kĩ năng cơ bản và phương pháp tư duy mang tính đặc thù của toán học phù hợp với định hướng của . lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. A) Đổi mới phương pháp dạy học: II) Yêu cầu chung về đổi mới phương pháp dạy học: Về đổi mới phương pháp dạy học nên được thực hiện theo các. viên sẽ rất khó thay đổi cách dạy học nếu đã trở thành thói quen của họ, nếu học không thực sự hiểu được cái vấn đề: Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới theo cách nào? . hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục nói chung và môn Toán nói riêng, tạo ra những con người lao động sáng tạo, linh hoạt đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy đổi mới giáo

Ngày đăng: 17/07/2014, 03:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan