QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

89 1.3K 11
QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀILIỆUTHAMKHẢO 1.Học Viện Ngân hàng, Quản trị ngân hàng thương mại NXB Thống kê 2. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại – NXB Tài chính 3. GS.TS Lê Văn Tư, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2005. 4. TS.Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, 1998. 5. TS.Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,NXB Thống kê, 2002. 6. PGS.TS Phan Thu Hà, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008. 7. GS.TS. Dương Thị Bình Minh, Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê, 2004.. 8. Báo cáo thường niên của NASB các năm 2011, 2012. 9. Trang Web điện tử:www.bacabank.vn ; www.vnexpress.net

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Hiện nay, toàn cầu hóa nền kinh tế không còn là vấn đề xa lạ mà đã và đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu khách quan đối với nền kinh tế của một quốc gia. Theo đó thì tự do hoá lãi suất là một trong những nội dung quan trọng của tự do hoá tài chính, điều này cũng đồng nghĩa với việc lãi suất trên thị trường sẽ do cung – cầu vốn quyết định. Đây là cơ hội để Ngân hàng huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho hoạt động của các Ngân hàng vì cạnh tranh lãi suất sẽ diễn ra ảnh hưởng đến phần chênh lệch đâu ra – đầu dự tính. Nguy cơ đối mặt với các loại rủi ro vì thế sẽ càng gia tăng, trong đó cần phải tính đến là rủi ro lãi suất. Thêm vào đó là diễn biến phức tạp của lãi suất trên thị trường tiền tệ trong những năm gần đây càng làm nguy cơ đối mặt với loại rủi ro này đối với hoạt động ngân hàng càng lớn hơn. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng phải đổi mới, nâng cao hoạt động quản trị mà đắc biệt là quản trị rủi ro lãi suất. Chính vì vậy em xin chọn đề tài “ Quản trị rủi ro lãi suất tại của Ngân hàng TMCP Bắc Á- Thực trang và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu với mong muốn là vận dụng những kiến thức đã học tập để xem xét, giải quyết một vấn đề thực tiễn và đóng góp một phần nhỏ bé để nâng cao hiệu quả quản trị rui ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Bắc Á. 2. Mục đích nghiên cứu : Khóa luận nghiên cứu về những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro lãi suất. Ngoài ra khóa luận còn xem xét, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của NHTM Bắc Á, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Khoá luận tốt nghiệp 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chủ yếu tập trung vào tình hình quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tập trung nghiên cứu về bản chất của rủi ro lãi suất, những nội dung chính của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất. Từ đó cho ta một cái nhìn khá toàn diện về cơ cấu TSC-TSN để đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất của NHTM Bắc Á trong những năm gần đây 2008-2010.Cuối cùng là những giải pháp và kiến nghị đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của NASB trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; - Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp; - Các mô hình định lượng rủi ro lãi suất :GAP, Var, DGAP… - Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc 5. Kết cấu : Tên đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại của Ngân hàng TMCP Bắc Á- Thực trang và giải pháp” Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bài khóa luận chia làm ba chương : Chương I : Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM Chương II : Thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất của NHTMCP Bắc Á Chương III : Giải pháp đối với hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của NHTMCP Bắc Á Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1 QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.1.1 Khái niệm về lãi suất Khi sử dụng bất kì khoản tiền vay nào, người vay cũng phải trả thêm phần giá trị ngoài phần vốn gốc ban đầu.Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn ban đầu được gọi là lãi suất.Đó là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Đối với ngân hàng, đó chính là các loại lãi suất mà ngân hàng sử dụng trong hoạt động cho vay cũng như huy động.Lãi suất tiền gửi được tính là số tiền lãi phải trả cho người gửi tiền.Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau phụ thuộc vào :kỳ hạn gửi, quy mô tiền gửi, đối tượng khách hàng…Lãi suất tiền vay được áp dụng để tính số lãi tiền vay mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Lãi suất phải được trả bởi vì tiền tệ có giá trị về mặt thời gian, đồng thời nhằm bù đắp chi phí cơ hội của người cho vay. Nếu biểu diễn bằng công thức toán học thì ta có: i = Trong đó i : lãi suất T : số tiền gốc ban đầu T’: số tiền phải trả trong thời gian nhất định 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất Do lãi suất được hình thành tại mức cân bằng giữa cung và cầu quỹ cho vay nên các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cũng chính là các nhân tố làm dịch chuyển vị trí của đường cung cầu quỹ cho vay trên thị trường. Lãi suất(i) 3 Khoá luận tốt nghiệp D S i o Q o Quỹ cho vay Đồ thị 1.1 : Cân bằng cung cầu quỹ cho vay trên thị trường 1.1.2.1 Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu quỹ cho vay: a , Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư : Trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế ,rất nhiều cơ hội đầu tư được kì vọng là có khả năng sinh lời cao ,làm tăng nhu cầu vay vốn để tài trợ các dự án.Lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở mọi mức lãi suất, đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải và mức lãi suất sẽ tăng lên. b , Lạm phát dự tính : Mức lạm phát dự tính tăng lên sẽ làm cho chi phí thực dự tính của việc vay tiền của các mức lãi suất cho trước giảm xuống.Điều này làm tăng nhu cầu vay vốn của các chủ thể kinh tế ,đường cầu dịch chuyển sang phải. c , Tình trạng thâm hụt của ngân sách nhà nước: Khi mức bội chi ngân sách nhà nước tăng . nhu cầu vay vốn tài trợ thiếu hụt ngân sách nhà nước tăng ở mọi mức lãi suất làm tăng lượng cầu quỹ cho vay, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải. 1.1.2.2. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung quỹ cho vay: a ,Tài sản và thu nhập: Khi nền kinh tế tăng trưởng, tài sản và thu nhập của các chủ thể kinh tế tăng, làm tăng khả năng cung ứng vốn ở mọi mức lãi suất ,cung quỹ cho vay tăng làm đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải. b , Tỷ suất lợi tức dự tính của các công cụ nợ: Trong trường hợp lãi suất thị trường có xu hướng tăng trong tương lai thì giá trị thị trường của các công cụ nợ sẽ giảm ,tỷ suất lợi tức dự tính cũng sẽ giảm theo.Khi đó Khóa luận tốt nghiệp các công cụ nợ hiện tại sẽ trở nên kém hấp dẫn, làm giảm nhu cầu về các công cụ nợ của các chủ thể trong nền kinh tế.Điều này làm cho cung quỹ cho vay giảm và đương cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái c, Lạm phát dự tính Nếu lạm phát dự tính tăng sẽ làm tăng tỷ suất lợi tức dự tính của tài sản thực và làm giảm tỷ suất lợi tức dự tính của tài sản nợ so với tài sản thực .Lượng cầu công cụ nợ giảm và đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái. d .Rủi ro của các công cụ nợ: Khi mức độ rủi ro của các cộng cụ nợ tăng lên so với các công cụ đầu tư khác, cầu về công cụ nợ đó giảm ,làm cung tín dụng giảm ,đường cung quỹ cho vay dịc chuyển sang trái. e , Tính lỏng của các công cụ nợ: Nếu tính lỏng của các công cụ nợ cao hơn so với các công cụ đầu tư khác sẽ làm tăng tính hấp dẫn của công cụ nợ đó, làm cho cầu của công cụ nợ đó tăng ở mọi mức lãi suất .Lượng cung quỹ cho vay vì thế tăng lên ,làm cho cung tín dụng dịch chuyển sang phải. 1.1.3 Lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng : Trong hoạt động kinh doanh của NHTM có rất nhiều loại lãi suất khác nhau song chúng ta thường đề cập đến lãi suất theo hai nghiệp vụ chủ yếu :các loại lãi suất mà ngân hàng phải thanh toán cho các nghiệp vụ huy động vốn là lãi suất đầu vào ,và tương tự ta có lãi suất đầu ra cho các hoạt động cho vay và các tài sản tài chính mà ngân hàng nắm giữ. 1.1.3.1 Lãi suất đầu vào: Lãi suất đầu vào là loại lãi suất mà ngân hàng thanh toán trong nghiệp vụ huy động vốn. Nó phản ánh chi phí về vốn mà ngân hàng phải trả để được quyền sử dụng một lượng vốn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định .Thông thường các NHTM có rất nhiều công cụ vốn khác nhau và do vậy có tương ứng với các mức lãi suất khác nhau. Với mỗi loại công cụ ,lãi suất của nó không cố định mà thay đổi theo thời gian tùy theo nhu cầu về vốn và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Trong công tác điều hành và quản lý lãi suất , trước tiên nhà quản trị ngân hàng cần phải biết được chi phí về vốn của ngân hàng là bao nhiêu.Chi phí vốn của 5 Khoá luận tốt nghiệp ngân hàng chính là lãi suất đầu vào bình quân các nguồn vốn của ngân hàng .Chi phí này được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Giả sử ngân hàng có n loại vốn ,khi đó để tính toán chi phí vốn của ngân hàng ta có thể sử dụng công thức sau: I d = Trong đó Id : lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng Di : số dư bình quân của vốn i Idi : lãi suất của vốn i 1.1.3.2 Lãi suất đầu ra Khái niệm lãi suất đầu ra là khaí niệm chung dùng để phản ánh khả năng sinh lợi của các loại tài sản mà ngân hàng đã đầu tư bằng vốn đã huy động được. Các loại tài sản này có thể là các món cho vay hay các khoản đầu tư.Phần lãi thu được từ việc đầu tư vào các tài sản sinh lời trước tiên sẽ dùng cho việc thanh toán cho các khoản lãi mà ngân hàng phải trả trong nghiệp vụ huy động vốn (chi phí vốn), sau đó là các chi phí hoạt động kinh doanh ,phần còn lại là lợi nhuận ngân hàng .Do vậy, thông thường lãi suất đầu ra được xác định trên cơ sở lãi suất hòa vốn của ngân hàng cộng thêm một khoản phụ phí .Khoản phụ phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: mức dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán, độ rủi ro theo đánh giá của ngân hàng và trong nhũng chừng mực nhất định, nó phụ thuộc vào số tiền và thời hạn của vốn vay cùng với sự bảo đảm nếu có. Trong hoạt động của ngân hàng có rất nhiều loại tài sản khác nhau với các mức lợi tức khác nhau hay lãi suất khác nhau.Hơn nữa cùng một loại tài sản tại các thời điểm khác nhau cho ta các mức lãi suất khác nhau, thậm chí tại cùng một thời điểm thì mức lợi tức thu được từ các thương vụ khác nhau cũng khác nhau. Do vậy lãi suât đầu ra bình quân của các ngân hàng cũng là một chỉ tiêu mà các nhà quản lý rất quan tâm .Nó phản ánh khả năng sinh lời nói chung của ngân hàng. Giả sử ngân hàng có n loại tài sản , khi đó để tính toán chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu ra ta có thể sử dụng công thức: Khóa luận tốt nghiệp I a = Trong đó Ia: lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng Ai: số dư bình quân của tài sản i Iai: lãi suất của tài sản i 1.1.3.3 Tỷ lệ chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra của các NHTM Một trong những chỉ tiêu quan trọng để quản lý ,phân tích ,đánh giá hoạt động của một NHTM là việc xác định chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra(CLDVDR) hay còn gọi là tỷ lệ chênh lệch lã suất cho vay bình quân và lãi suất huy động vốn bình quân. Chỉ tiêu này nằm trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khả năng snh lời của các NHTM như :ROA,ROE, hệ số chi phí thu nhập … Trường hợp 1 : tỷ lệ CLDVDR tại một thời điểm CLDVDR = Trong đó : n :số mức lãi suất áp dụng cho huy động vốn Dk và ik : số dư và mức lãi suất huy động của loại k m :số mức lãi suất áp dụng trong việc sử dụng vốn Aj và rj : số dư và mức lãi suất sử dụng vốn của loại j Trường hợp 2 : Tỷ lệ CLDVDR cho một thời kỳ CLDVDR = * 100 Trong đó L :số dư vốn huy động bình quân của tất cả các loại trong kỳ Ck: chi phí trả lãi trong kỳ của loại huy động k(k=1,2,…n) Pj :số lãi sử dụng t rong kỳ của loại sử dụng j (j=1,2,…m) 7 Khoá luận tốt nghiệp T :số tháng trong kỳ 1.2. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.2.1 Đặc điểm của hoạt động ngân hàng Ngân hàng là một loại trung gian tài chính đặc biệt hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu.Một trong những chức năng quan trọng và cốt lõi của hoạt động ngân hàng là chức năng trung gian tín dụng .Ngân hàng đóng vai trò là cầu nối giứa bên thừa vốn và bên có nhu cầu về vốn.Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ ,tín dụng và có khả năng nhận biết được về cung cầu tín dụng .Thông qua việc thu hút tiền gửi với số lượng lớn ,ngân hàng có thể giải quyết được mối quan hệ giữa cung cầu tín dụng cả về khối lượng vốn vay và thời gian cho vay.Thông qua việc huy động các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay của rồi đem cho vay với nền kinh tế , mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn.Bởi lẽ các khoản vốn vay ngắn hạn có chi phí rẻ hơn tương đối so với các khoản huy động dài hạn, lợi nhuận sẽ cao hơn khi huy động các nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.Hay nói cách khác,ngân hàng sẽ phải chấp nhận có sự chênh lệch kỳ hạn giữa các khoản huy động và cho vay để có lợi nhuận .Chính điều này đã khiến cho ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro, trong đó có rủi ro lã suất 1.2.2 Khái niệm và các loại rủi ro lãi suất : 1.2.2.1. Khái niệm Rủi ro lãi suất là khả năng mà lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến dẫn đến những tổn thất về thu nhập và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trong ngân hàng.Chính vì đặc thù trong kinh doanh ngân hàng là các sản phẩm được gắn liền với lãi suất nên rủi ro này được xem là rủi ro khá đặc thù và không thể tránh khỏi. Song nếu rủi ro lãi suất vượt quá mức bình thường thì sẽ đe dọa tới lợi nhuận cũng như vốn của ngân hảng Ta có thể thấy rõ vị trí của rủi ro lãi suất so với các rủi ro khác theo Basel II qua bảng sau : Khóa luận tốt nghiệp Bảng 1.1 : Vị trí của RRLS so với các loại rủi ro khác trong Basel II 1.2.2.2. Phân loại rủi ro lãi suất a , Rủi ro về thu nhập Là khả năng suy giảm thu nhập lã ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Đây là sự rủi ro mà sự thay đổi của lãi suất sẽ khiến các chi phí về huy động vốn và các khoản lãi thu được từ các khoản cho vay thay đổi những lượng khác nhau .Điều này khiến cho thu nhập của ngân hàng bị thay đổi theo b , Rủi ro giảm giá trị tài sản Loại rủi ro lãi suất này sẽ khiến cho giá trị của tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng thay đổi những lượng khác nhau làm cho giá trị thị trườn cảu vốn chủ sở hữu thay đổi theo.Thật vậy, giá trị thị trường của tài sản có hay nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó nếu lãi suất thị trường tăng lên mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên và do đó,giá trị tài sản có và tài sản nợ giảm xuống.Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị tài sản có và tài sản nợ tăng lên.Như vậy có thể 9 Khoá luận tốt nghiệp thấy giá trị ròng cùa ngân hang luôn thay đổi không ngừng và phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường. 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất 1.2.3.1. Sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ Nguyên nhân của sự không cân xứng về kỳ hạn tài sản có và tài sản nợ chính là do: Thứ nhất là : Do sự đa dạng về nhu cầu của khách hang gửi tiền và vay tiền.Trên thực tế đều này xảy ra là hoàn toàn tất yếu vì các khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền của ngân hàng hết sức đa dạng ,mỗi người trong số họ có những nhu cầu khác nhau khi gửi tiền cũng như vay tiền dẫn đến sự đa dạng về kỳ hạn cuat các khoản vốn huy động và cho vay. Thứ hai là : Các ngân hàng có khuynh hướng duy trì thời hạn tài sảncó lớn hơn tà sản của tài sản nợ nhằm có được lợi thế về lợi nhuận . Chẳng hạn ,các ngân hạn thường sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để cho vay thời hạn dài hơn với mức lãi suất cao hơn Thứ ba là : Ngân hàng thường không quy định khách hàng bắt buộc phải thực hiện cam kết trong hợp đồng . Chẳng hạn, các khách hàng gửi tiền ngân hàng với thời hạn ban đầu là 5 năm nhưng có thể rút trước thời hạn mà không bị ngân hàng ngăn cấm, các khách hàng đi vay tiền cũng có thể trả nợ trước hạn, và ngược lại có trường hợp được ngân hàng cho gia hạn nợ.Tần số xuất hiện sự vi phạm thỏa thuận sự vi phạm về thời hạn của các khách hàng gửi riền và vay tiền thường không tương xứng với nhau và thực tê này càng làm tăng khả năng mất tương xứng về kỳ hạn của các khoản cho vay và các khoản huy động của ngân hàng.Chính vì vậy, sự chênh lệch về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng là không thể tránh khỏi và trở thành một đặc tính cố hữu của ngân hàng.Do đó ngân hàng phải luôn đối mặt với rủi ro lãi suất mà không bao giờ có thể xóa bỏ được Để có thể hiểu rõ hơn ta có thể xét các trường hợp về sự không cân xứng như sau : Trường hợp 1 :Rủi ro do tái tài trợ khi ngân hàng duy trì tài sản có với kỳ hạn dài hơn so với tài sản nợ Tài sản có [...]... An Ngân hàng TMCP Bắc á là một ngân hàng thơng mại cổ phần trong hệ thống ngân hàng thơng mại Việt Nam và là một trong những ngân hàng cổ phần có mạng lới đại lý, các văn phòng đại diện trên toàn quốc Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Bắc á gắn liền với sự đổi mới của hệ thống Ngân hàng thơng mại và những thành công của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội Ngân hàng TMCP. .. lập Ngân hàng, cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là 35 ngời, nhng sau 15 năm phát triển Ngân hàng có gần 600 cán bộ nhân viên, trong đó cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 95%, về cơ bản phần nào đáp ứng dợc yêu cầu phát triển của Ngân hàng Tăng về chất lợng dịch vụ ngân hàng: Chất lợng dịch vụ là một trong yếu tố tạo nên sự thành công của ngân hàng, cho nên Ngân hàng TMCP Bắc. .. lợng cũng nh chất lợng cán bộ nhân viên của Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Bắc á luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố để phát triển bền vững và là nền tảng sức mạnh để hội nhập với thể giới nhất Chính vì thế mà Ngân hàng đã tạo môi trờng làm việc hấp dẫn và thuận lợi cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng, khuyến khích học hỏi và tinh thần trách nhiệm làm việc cao... TMCP Bắc á đã cung ứng đầy đủ các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng với chất lợng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nh: - Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, USD, EUR.Nhận vốn ủy thác đầu t của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nớc Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân bằng VNĐ và ngoại tệ Chiết khấu thơng phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá Tài trợ... hoạt động và phát triển Ngân hàng đã có những bớc phát triển ổn định cả về quy mô, phạm vi hoạt động, năng lực tài chính, điều này đợc thể hiện ở những điều sau: Tăng vốn điều lệ: Với số vốn ban đầu của Ngân hàng TMCP Bắc á là 20 tỷ Đồng qua các năm phát triển mạnh mẽ của mình Ngân hàng đã liên tục tăng vốn điều lệ của mình lên, tính đến thời điểm 31/12/2010 vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Bắc á trên... cho thấy trong 16 năm vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên gấp 150 lần Trong năm nay và tiếp tục trong những năm tiếp theo Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng vốn điều lệ, để tăng quy mô, uy tín của ngân hàng lên hơn nữa Tăng về số lợng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc: Từ chỗ chỉ có một trụ sở ở Thành phố Vinh - Nghệ An và một chi nhánh ở Hà Nội, bây giờ con số đã tăng lên 67 chi nhánh và phòng... - xã hội Ngân hàng TMCP Bắc á đợc thành lập từ tháng 9/1994 theo quyết định số 183/QĐ - NH5 ngày 01/09/1994 của thống đốc NHNN Ngân hàng TMCP Bắc á là ngân hàng thơng mại cổ phần đầu tiên của khu vực miền Trung Việt Nam, hoạt động theo cơ chế đổi mới với số vốn ban đầu là 20 tỷ Đồng Việt Nam Trụ sở chính của ngân hàng đợc đặt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An và là Ngân hàng TMCP có doanh số hoạt động... toán thẻ và các dịch vụ liên quan đến thẻ Ngoài các hoạt động chính là hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến ngân hàng thì Ngân hàng TMCP Bắc á còn tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch và khách sạn L thnh viờn chớnh thc ca Hip hi Thanh toỏn Vin thụng Liờn ngõn hng ton cu, Hip hi cỏc ngõn hng Chõu , Hip hi cỏc ngõn hng Vit Nam v Phũng thng mi Cụng nghip Vit Nam Trong hn 15 nm hot ng, Ngõn hng TMCP. .. đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: 32 chi nhánh và phòng giao dịch ở Hà Nội, 16 chi nhánh và phòng giao dịch ở thành phố Hồ Chí Minh, 1 chi nhánh và 1 phòng giao dịch ở thành phố Vinh - Nghệ An, 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch ở Thanh Hóa, Trong thời gian tới Ngân hàng tiếp tục mở 31 Khoỏ lun tt nghip thêm chi nhánh và phòng giao dịch, đặc biệt tập trung ở 2 thành phố lớn là thủ đô Hà Nội và thành... đối với các dự án đầu t trong tất cả các lĩnh vực kinh tế Cung cấp dịch vụ bảo lãnh bao gồm bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bao lãnh thanh toán Cung cấp dịch vụ thanh toán trong nớc Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và thực hiện chi trả kiều hối Cung cấp dịch vụ t vấn tài chính Cung cấp dịch vụ ngân quỹ và chi trả lơng hộ doanh nghiệp; tổ chức kinh tế xã hội Phát hành, . tại của Ngân hàng TMCP Bắc Á- Thực trang và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu với mong muốn là vận dụng những kiến thức đã học tập để xem xét, giải quyết một vấn đề thực tiễn và đóng góp một phần. trong trụ cột thứ 2 của Basel II.Trụ cột thứ 2 như là một cảnh báo sớm đối với các nhà giám sát ,trong đó các ngân hàng sẽ báo cáo và giải thích cách tính như mô hình mà mình đã áp dụng trong. lãi suất :GAP, Var, DGAP… - Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc 5. Kết cấu : Tên đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại của Ngân hàng TMCP Bắc Á- Thực trang và giải pháp” Ngoài phần mở

Ngày đăng: 16/07/2014, 23:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

    • 1.1 Tổng quan về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

      • 1.1.1 Khái niệm về lãi suất

      • 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

      • Đồ thị 1.1 : Cân bằng cung cầu quỹ cho vay trên thị trường

        • 1.1.2.1 Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu quỹ cho vay:

        • 1.1.2.2. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung quỹ cho vay:

        • 1.1.3 Lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng :

          • 1.1.3.1 Lãi suất đầu vào:

          • 1.1.3.2 Lãi suất đầu ra

          • 1.1.3.3 Tỷ lệ chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra của các NHTM

          • 1.2. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

            • 1.2.1 Đặc điểm của hoạt động ngân hàng

            • 1.2.2 Khái niệm và các loại rủi ro lãi suất :

            • 1.2.2.1. Khái niệm

              • 1.2.2.2. Phân loại rủi ro lãi suất

              • 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất

                • 1.2.3.1. Sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ

                • 1.2.3.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến

                • 1.3. Quản trị rủi ro lãi suất

                  • 1.3.1 Những nét chính về quản trị rủi ro lãi suất trong Basel I và II :

                  • 1.3.2 Mục tiêu của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất

                  • 1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro lãi suất

                    • 1.3.3.1. Nhận biết và đo lường rủi ro lãi suất

                      • 1.3.3.2.1 Biện pháp nội bảng

                      • 1.3.3.2.2 Biện pháp ngoại bảng

                      • 1.3.3.3 Kiểm soát rủi ro lãi suất

                      • 1.3.3.4 Xử lý rủi ro lãi suất :

                      • CHƯƠNG II

                        • 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan