skkn sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

34 2.7K 6
skkn sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 1 MỤC LỤC Trang PHẦN I - MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Mục tiêu nghiên cứu 4 4. Đối tượng nghiên cứu 4 5. Phạm vi nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Đóng góp mới của đề tài 5 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ KHỐI 10 6 1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến 6 2. Tình hình nghiên cứu 7 3. Một số khái niệm 8 4. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và đánh giá thực trạng 10 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13 1. Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng ca dao tục ngữ để giảng dạy trong hệ thống chương trình địa lí lớp 10 13 2. Ví dụ cụ thể về một số câu ca dao tục ngữ được sử dụng trong bài giảng và ý nghĩa 15 3. Phương pháp ứng dụng của giáo viên 17 4. Ý nghĩa giáo dục 18 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 1. Hiệu quả thực tiễn 19 2. Khảo nghiệm tính khả thi 20 TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 2 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22 1. Kết luận 22 2. Kiến nghị 22 PHỤ LỤC 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 3 PHẦN I - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm (các yếu tố chủ quan); nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập. Sự hứng thú học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung người học có hứng thú học tập hay không là do mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học. Trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn địa lí vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhưng lại là môn khó thăng tiến trong xã hội và vì môn học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngại học. Điều đó làm cho học sinh không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về địa lí. Việc học đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên. Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao. Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là : sử dụng ca dao tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy. Việc sử dụng những câu tục ngữ, ca dao lồng ghép trong nội dung bài giảng bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí khối lớp 10. Chính vì lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này để ghi lại ý tưởng mà bản thân TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 4 đã thực hiện trong qúa trình giảng dạy địa lí 10 ở trường PTDTNT Tây Nguyên năm học 2010-2011. 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao tục ngữ trong dạy học địa lí là hợp lí, có hiệu quả. - Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các câu ca dao tục ngữ do giáo viên cung cấp và gợi mở. - Giúp giáo viên và học sinh trau dồi thêm vốn ca dao tục ngữ Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cách sử dụng ca dao tục ngữ trong dạy học địa lí 10 (những bài có liên quan mà tôi đã biết), ý nghĩa địa lí của ca dao tục ngữ có đề cập trong đề tài. 4. Đối tượng nghiên cứu Giáo viên giảng dạy môn địa lí lớp 10. 5. Phạm vi nghiên cứu * Giới hạn đối tượng nghiên cứu Chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng, sử dụng các câu ca dao trong dạy học những phần, nội dung có liên quan bài học địa lí mà tôi đã biết. Không đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu tất cả những câu ca dao tục ngữ có liên quan đến địa lí ( như ca dao tục ngữ về địa danh ) Chỉ nghiên cứu phương tiện duy nhất “sử dụng ca dao tục ngữ” để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ngoài ra không đề cập đến các phương tiện tạo hứng thú học tập khác. * Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Khối lớp 10 trường PTDTNT Tây Nguyên * Giới hạn về khách thể khảo sát Toàn bộ học sinh khối lớp 10, bao gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau. 6. Phương pháp nghiên cứu TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 5 - Phương pháp thử nghiệm. - Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng phiếu thu thập ý kiến học sinh (số mẫu 82) - Phương pháp xử lí số liệu: nhập và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 - Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với Chương trình đổi mới SGK lớp 10. 7. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài chỉ ra được tính ứng dụng của ca dao, tục ngữ đối với việc giảng dạy địa lí. - Phương tiện sử dụng ca dao, tục ngữ là một trong những phương tiện dạy học địa lí giúp học sinh dễ hiểu, dễ liên hệ kiến thức và yêu thích môn học hơn. - Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy môn địa lí lớp 10, địa lí lớp 12 (tham khảo nội dung kiến thức địa lí Tự nhiên Việt Nam) và có thể dùng cho học sinh nghiên cứu, đọc thêm. TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 6 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở KHỐI LỚP 10 1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến a. Cơ sở lý luận Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12- 1996), được thể chế hóa trong luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999). Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháo giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’ Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh. Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng, áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức đã căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn Địa lí). Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều đảm bảo các nguyên tắc trên, nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới. TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 7 b. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế địa lí đã có trong những câu tục ngữ, ca dao. Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại từ những kinh nghiệm thực tế: các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên - con người, thiên nhiên - sản xuất, các quy luật thời tiết khí hậu, các quy luật tự nhiên mặc dù trình độ nhận thức chưa được sâu sắc lắm. Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ mà nó trở thành một phần trong kho tàng kiến thức của khoa học địa lí. Tận dụng điều này giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét. Để rzn luyện kĩ năng học đi đôi với hành ( vốn là một kĩ năng còn yếu đối với học sinh khi học môn địa lí ) thì việc khai thác ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các hiện tượng tự nhiên của cuộc sống bên ngoài. Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trường THPT đề cập đến vấn đề tạo hứng thú học tập địa lí qua tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, mô hình… (hay còn gọi đồ dùng trực quan) tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng câu ca dao tục ngữ trong dạy học địa lí nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có cũng chưa được nghiên cứu một các đầy đủ chính vì vậy bản thân tôi mạnh dạn trình bày một vài ý tưởng mà tôi sau khi áp dụng ở trường PTDTNT Tây Nguyên, bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệu quả của giờ học địa lí được nâng lên r} rệt. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng hướng nghiên cứu với đề tài này đã có một số đề tài, sách đề cập đến: Sáng kiến kinh nghiệm “ Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao tục ngữ dự báo thời tiết, khí hậu địa phương để phục vụ dạy – học môn địa lí phần địa lí địa phương” TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 8 Đề tài “Sử dụng ca dao tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh” mà tôi trình bày ngoài việc đề cập đến vấn đề nghiên cứu các câu ca dao tục ngữ liên quan đến địa lí, ý nghĩa của nó để giảng dạy phần kiến thức liên quan cụ thể còn đề cập đến việc áp dụng những câu ca dao tục ngữ này góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đo lường bằng hai cách: kết quả kiểm tra đánh giá về điểm số và tìm hiểu nhận thức - thái độ - hành vi của học sinh đối với việc giáo viên sử dụng ca dao tục ngữ trong dạy học (từ đó đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh) 3. Một số khái niệm Ca dao là gì? Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ. Ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, về thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn học của người xưa. Dân ca của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu, phong cánh riêng biệt. Từ bao đời nay, dân ca gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Tục ngữ là gì? Tục ngữ là “câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách truyền miệng từ người này sang người khác từ nơi này đi nơi khác” Nói chung tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét giải thích của nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu. Với đặc điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh những câu tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 9 học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp. Tạo hứng thú học tập cho học sinh là như thế nào? Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của người học sinh. Trong bất cứ lúc nào nếu có hứng thú học tập học sinh sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nẩy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Ngược lại nếu không có hứng thú dù có “ Dắt con Ngựa tới hồ nước thì cũng không thể bắt nó uống nước”. Đối với hoạt động nhận thức sáng tạo, hoạt động học tập khi không có hứng thú kết quả sẽ không có gì cả, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học, không muốn học, sợ học…) Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh đặc biệt là hứng thú học tập môn địa lí là yêu cầu quan trọng của giáo viên địa lí. Khi hỏi các em nhân tố quan trọng chủ yếu tạo nên hứng thú học tập cho học sinh phụ thuộc vào người dạy hay người học, đa số các em cho rằng do người dạy (chiếm 88,5% ý kiến). Khi các em có nhận thức đúng thì các em có những mong đợi đối với giáo viên thật hợp lí để bài học được phong phú, lôi cuốn. Bảng phân bố phần trăm ý kiến dân số nghiên cứu về nhân tố quan trọng tạo nên hứng thú học tập cho học sinh (%) Ý kiến % Người học 11,5 Người dạy 88,5 Tổng số 100,0 Có nhiều phương tiện để giáo viên sử dụng nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh như: dùng đồ dùng trực quan, tổ chức thăm quan dã ngoại, tổ chức chương trình ngoại khóa, tổ chức trò chơi địa lí,… tuy nhiên ngoài những cách trên ra còn một cách cũng không kém phần hữu hiệu đó là dùng ca dao tục ngữ sao cho phù hợp với bài học cũng tạo sự mới lạ và thích thú đối với học sinh. TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 10 Vì sao sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy – học địa lí tạo hứng thú trong học tập? Bản thân của ca dao tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tôi sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan. 4. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và đánh giá thực trạng Trường PTDT NT Tây Nguyên năm học 2010 - 2011 khối lớp 10 ( 2 lớp) có tổng sĩ số là 82 học sinh trong đó: Về thành phần dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 39,2%, đa số là dân tộc thiểu số chiếm 60,8% do đặc trưng của trường dân tộc nội trú đối tượng tuyển là học sinh đồng bào dân tộc. Bảng phân bố phần trăm thành phần dân tộc học sinh được nghiên cứu (%) Dân tộc % Ba na 2,0 Ê đê 23,2 Gia Lai 2,0 Kinh 39,2 Khơ me 4,0 Lào 2,0 M Nông 17,7 H’ Mông 2,0 Mường 2,0 Nùng 2,0 Tày 3,9 Tổng số 100,0 Về độ tuổi sau khi khảo sát thống kê: Bảng phân bố phần trăm độ tuổi học sinh được nghiên cứu (%) Độ tuổi % 15 4,2 16 35,4 TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG [...]... sẽ tạo được hứng thú học tập cho các em Trong các phương tiện dạy học, sử dụng ca dao tục ngữ cũng là một trong các phương tiện học sinh yêu thích TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 20 Bảng phân bố phần trăm ý kiến học sinh được nghiên cứu yêu thích sử dụng các phương tiện dạy học (%) Ý kiến % Dùng ca dao tục. .. THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 23 Những mong đợi của học sinh đối với giáo viên trong sử dụng phương tiện dạy học như sau : Bảng phân bố phần trăm ý kiến kiến nghị của học sinh được nghiên cứu đối với việc sử dụng phương tiện dạy học (%) Ý kiến % Cần sử dụng, sưu tầm nhiều hơn nữa các câu ca 38,7 dao tục ngữ trong bài học Sử dụng lồng... huống trong thực tế, và 21,9 % ý kiến của các em cho rằng có thể nhớ và hiểu thêm được nhiều câu ca dao, tục ngữ TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 22 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Việc nâng cao hiệu quả học tập cho sinh là mục tiêu của người dạy học nên giáo viên cần phải sáng tạo trong sử dụng. .. giáo viên bộ môn trong đó có môn địa lí Về hạnh kiểm học kì I : Bảng phân bố phần trăm hạnh kiểm học kì I của học sinh được nghiên cứu (%) Hạnh kiểm % Tốt 42,9 Khá 46,9 Trung bình 10, 2 Tổng số 100 ,0 TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 12 Hạnh kiểm học sinh cũng ảnh hưởng đến hứng thú trong học tập, các em có... tích cực của học sinh TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 13 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1 Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng ca dao tục ngữ để giảng dạy trong hệ thống chương trình địa lí lớp 10 Do sự phong phú về nội dung của ca dao tục ngữ như : thể hiện các quy luật tự nhiên, mối quan hệ giữa tự... VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 25 12 Em có yêu thích việc giáo viên sử dụng ca dao tục ngữ có liên quan tới bài học trong quá trình giảng bài không? a-Có b-Không 13 Nếu có thì lí do mà em yêu thích là gì? (xếp theo thứ tự ưu tiên từ yêu thích nhất đến ít dần) a-Sự liên kết đầy mới lạ giữa ca dao tục ngữ và kiến thức địa lí làm khơi... lòng tự hào dân tộc trong ca dao dân ca sẽ mang lại cho các em tinh thần lạc quan, vững tin để học tập thật tốt TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 19 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Hiệu quả thực tiễn Việc sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên bộ môn địa lí ở trường trước hết là đã giúp cho các em : tự... 8,2 Ngồi học không tập trung 11,5 Hiểu bài mông lung 21,3 Buồn ngủ 8,2 Lười ghi bài 1,6 Lớp học trầm 19,7 Tổng số 100 ,0 Với ý tưởng như trên bản thân tôi đã thực hiện trong năm học này và thông TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 21 qua đánh giá kết quả học tập của học sinh và quan sát thái độ học tập, thăm... sinh giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm thêm những câu ca dao tục ngữ có liên quan, ý nghĩa gần tương tự như câu ca dao mà giáo viên cung cấp Học sinh chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm những câu ca dao có liên quan đến bài mới TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN| GV: VŨ THỊ DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 18 Học sinh học bài cũ và giáo viên kiểm... khoa học, nói vài câu chuyện hài hước, sử dụng ca dao, tục ngữ để giảng bài…) có tạo được hứng thú học tập cho học sinh không? a-Có b-Không II THÁI ĐỘ 11 Em yêu thích phương tiện dạy học nào sau đây khi GV sử dụng trong giờ học? (xếp thứ tự ưu tiên từ thích nhất (1) đến giảm dần (2,3,4…)) a -Sử dụng phương tiện dùng ca dao, tục ngữ có liên quan đến bài học b -Sử dụng đồ dùng trực quan (hình ảnh, bản đồ,…) . DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 10 Vì sao sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy – học địa lí tạo hứng thú trong học tập? Bản thân của ca. DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 8 Đề tài Sử dụng ca dao tục ngữ trong giảng dạy địa lí 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh mà tôi trình. DUNG SỬ DỤNG CA DAO TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 4 đã thực hiện trong qúa trình giảng dạy địa lí 10 ở trường PTDTNT Tây Nguyên năm học 2 010- 2011. 2.

Ngày đăng: 16/07/2014, 17:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan