Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại nam châu

9 520 1
Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại nam châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trước đây, công ty có hai máy xẻ dùng để xẻ gỗ nguyên khối thành các tấm nhỏ hơn theo yêu cầu của khách hàng. Để vận hành máy cần có 04 công nhân làm việc gồm có 02 người đẩy máy và 02 người khuân các tấm gỗ đã xẻ xong ra ngoài. Việc vận hành này vẫn được thực hiện từ khi công ty bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, vào đầu tháng 22012, sau kỳ nghỉ Tết giám đốc công ty quyết định lắp thêm mô tơ và hộp điều khiển để cho máy tự chạy mà không cần hai người đẩy máy nữa. Quyết định này đã dẫn đến việc giảm số lao động hiện tại. Việc lắp máy được thực hiện vào đầu tháng 32012 và đã được thông báo cho mọi người trong công ty.

Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu Mục lục Mục lục 1 Nhóm 5 1 Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu HÀNH VI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NAM CHÂU I. GIỚI THIỆU CÔNG TY Tên công ty : Công ty TNHH thương mại Nam Châu Trụ sở: Xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: (04)38390025 Fax: (04)38390025 – (04)66633388 Nội dung hoạt động:  Mua bán các loại gỗ xây dựng dân dụng như lim, trò, dổi,….  Chế biến gỗ thành khí  Sản xuất đồ gỗ Cơ cấu lao động:  Lao động gián tiếp: 15 người (là người tại địa phương, ở gần công ty). - Giám đốc: 01 - Phó giám đốc: 01 - Kế toán: 02 - Nhân viên bán hàng: 03 - Nhân viên thu mua: 02 - Thợ sửa và rửa cưa: 02 - Bảo vệ: 02 - Nhân viên kỹ thuật: 01 - Nhân viên vệ sinh: 01  Lao động trực tiếp: 06 người (là người từ các địa phương khác tới làm thuê) - Tổ trưởng: 01 - Tổ phó: 01 - Công nhân: 04 Nhiệm vụ của lao động trực tiếp: - 04 công nhân: đẩy máy xẻ, khuân gỗ đã xẻ ra khỏi máy, vận chuyển gỗ giữa hai xưởng, sắp xếp gỗ vào kho. Công việc này tuy không cần nhiều kỹ năng nhưng cần người lao động có sức khoẻ, chăm chỉ, chịu khó. Nhóm 5 2 Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu - Tổ trưởng, tổ phó: + Quản lí, giám sát và chia lương cho công nhân. + Làm các công việc giống như 04 công nhân trên. II. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Trước đây, công ty có hai máy xẻ dùng để xẻ gỗ nguyên khối thành các tấm nhỏ hơn theo yêu cầu của khách hàng. Để vận hành máy cần có 04 công nhân làm việc gồm có 02 người đẩy máy và 02 người khuân các tấm gỗ đã xẻ xong ra ngoài. Việc vận hành này vẫn được thực hiện từ khi công ty bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, vào đầu tháng 2/2012, sau kỳ nghỉ Tết giám đốc công ty quyết định lắp thêm mô tơ và hộp điều khiển để cho máy tự chạy mà không cần hai người đẩy máy nữa. Quyết định này đã dẫn đến việc giảm số lao động hiện tại. Việc lắp máy được thực hiện vào đầu tháng 3/2012 và đã được thông báo cho mọi người trong công ty. III. HÀNH VI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Qua quan sát và tìm hiểu thì người lao động trong công ty chia ra làm hai nhóm như sau:  Nhóm lao động gián tiếp: Do việc lắp đặt thêm mô tơ không ảnh hưởng tới việc làm của nhóm lao động này nên họ không có phản ứng gì trước thay đổi này.  Nhóm lao động trực tiếp: Việc lắp thêm mô tơ sẽ làm giảm đi số lượng lao động trực tiếp của công ty (sau khi lắp đặt thì chỉ cần hai lao động mỗi máy). Do vậy để vận hành hai máy xẻ giờ chỉ cần 04 người, công ty sẽ tiến hành sàng lọc bớt lao động. Nhóm lao động này cũng có những phản ứng khác nhau như sau: - Một nhóm gồm có 03 người gồm người tổ trưởng và hai lao động khác khẳng định họ sẽ nghỉ việc. Tính tới thời điểm hiện tại thì người tổ trưởng đã xin nghỉ về quê vì việc gia đình và chưa báo ngày sẽ quay lại. Còn hai người lao động kia thì cũng đã nghỉ việc. - Số người còn lại sau khi biết quyết định của giám đốc thì họ cũng đã suy nghĩ lại và họ vẫn mong muốn được ở lại làm việc. Nhóm 5 3 Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu IV. PHÂN TÍCH CƠ SỞ HÀNH VI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 1. Cơ sở hình thành nhóm Trong tình huống ở đây đã có sự hình thành nhóm để đòi tăng lương mà người khởi xướng chính là người tổ trưởng. Sau đây là một số phân tích cơ sở hình thành nhóm này. 1.1.Nhóm và phân loại nhóm Nhóm được hiểu là một mô hình tổ chức bao gồm hai hay nhiều cá nhân, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Phân loại nhóm: nhóm chính thức (gồm nhóm chỉ huy và nhóm nhiệm vụ) và nhóm không chính thức (gồm nhóm lợi ích và nhóm bạn bè) Trong tình huống trên, có thể nhận thấy đã có sự hình thành nhóm không chính thức mà ở đây là nhóm lợi ích, thể hiện rõ nhất qua nhóm lao động trực tiếp có phản ứng với việc doanh nghiệp lắp đặt thêm mô tơ. Nhóm lợi ích được hiểu là nhóm mà các thành viên liên kết với nhau để đạt được một mục tiêu cụ thể mà mỗi người trong số họ quan tâm. Cụ thể, với nhóm lao động này, lợi ích mà họ muốn đạt được đó là: gây sức ép lên ban lãnh đạo của công ty, nhằm tăng lương, nếu không được đáp ứng họ sẽ ngay lập tức nghỉ việc. Trong nhóm lợi ích này cũng có sự chia rẽ nội bộ trong nhóm, gồm 2 nhóm nhỏ hơn: - Nhóm 1 (gồm tổ trưởng và 02 công nhân): khẳng định sẽ nghỉ việc sau Tết nhằm gây áp lực lên phía công ty. - Nhóm 2 (gồm 03 lao động còn lại): một mặt gây sức ép lên công ty đòi tăng lương, nhưng mặt khác cũng không muốn nghỉ việc. 1.2.Nguyên nhân của hình thành nhóm và mục tiêu trong nhóm 1.2.1. Nguyên nhân hình thành nhóm Tại sao lại có việc hình thành nhóm, hay nói cách khác, việc tham gia nhóm đem lại cho các thành viên những lợi ích gì? Lý do như sau: Nhóm 5 4 Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu - Thứ nhất - an toàn: Bằng cách tham gia nhóm lợi ích này, các cá nhân sẽ cảm thấy an toàn về tình trạng của mình hơn là khi đứng ra đơn lẻ. Mọi người cảm thấy mạnh mẽ và tự tin hơn khi họ cùng trong một nhóm. Nếu chỉ từng người đơn lẻ đứng ra đòi tăng lương, hô hào, biểu tình thì chắc chắn sẽ không mang lại kết quả nào. Thậm chí sau đó sẽ là những hậu quả không mong muốn, công ty có thể gây sức ép ngược lại chính người đó. - Thứ hai - Sức mạnh: Một cá nhân đơn lẻ không đem lại kết quả nhưng nếu là hành động nhóm thì sẽ hội tụ được sức mạnh đáng kế. Nhóm lợi ích trên này (06 lao động trực tiếp) đã cùng nhau đứng lên, gây sức ép lên công ty đòi tăng lương tương xứng với sức lực mà họ đã bỏ ra trong công việc. Như vậy, nếu kết quả là xấu thì tất cả có thể cùng chia sẻ và gánh chịu còn nếu kết quả là tốt thì cũng là thành công của sức mạnh nhóm. 1.2.2. Nguyên nhân khác biệt mục tiêu nhóm Nguyên nhân của sự khác nhau về mục tiêu giữa 2 nhóm lao động này: - Nhóm 1: Người lao động nhóm 1 gây sức ép mạnh mẽ lên công ty do đã có những sự tự tin cơ bản về phái bản thân. Một là họ là những người đã gắn bó lâu năm với công ty, đã có những mối quan hệ cơ bản, ràng buộc trong công ty. Hai là công việc họ đang làm thật sự là một công việc khá vất vả và nặng nhọc, đòi hỏi thể lực tốt, mà điều này sẽ gây khó khăn nếu công ty muốn tìm lao động khác thay thế nếu họ nghỉ việc thật sự. Ba là họ có cơ sở về nhận định bất bình đẳng bên ngoài khi cho rằng, tiền lương của họ hiện tại thấp hơn so với lao động khác ở một công ty gần đó. Bốn là người đứng đầu nhóm lợi ích này lại là tổ trưởng, một người có tiếng nói, địa vị trong tổ chức nên đương nhiên lời anh ta nói phần nào sẽ có sức thuyết phục đối với công ty. - Nhóm 2: Đây là những người lao động khá hài lòng với mức lương hiện tại của mình. Dĩ nhiên ai cũng muốn mình làm việc và được hưởng một mức lương cao nhất có thể có nên khi nghe lời xúi giục đầy thuyết phục của người tổ trưởng thì họ đã phần nào bị lung lay. Tuy nhiên khi họ biết rằng công ty chuẩn bị có Nhóm 5 5 Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu chính sách cắt giảm lao động thì họ cũng có những suy nghĩ lại. Một là họ hài lòng với mức lương hiện tại, với mức lương này họ có thể có thu nhập đủ để chăm sóc gia đình. Hai là nếu những công nhân này gây áp lực lớn lên doanh nghiệp thì công ty sẽ cắt giảm chính họ (bởi nhóm này không có sự hậu thuẫn của tổ trưởng như nhóm 1). Khi đó họ sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, “tiền mất tật mang”. Chính vì thế, sau khi suy xét kỹ lưỡng thì một mặt họ vẫn ủng hộ cho nhóm 1 đòi tăng lương nhưng mặt khác họ cũng biết để lại cho mình một con đường lui nếu thật sự có biến cố. 2. Cơ sở hành vi cá nhân 2.1. Cơ sở quyết định của giám đốc Quyết định lắp thêm máy móc của giám đốc xuất phát từ nguyên nhân chính là trước đó công nhân của công ty mà đứng đầu là người tổ trưởng đòi tăng lương, nếu không họ sẽ nghỉ việc. Theo ý kiến của những người lao động trực tiếp này, lương hiện tại của họ thấp hơn so với lao động khác ở một công ty gần đó. Hiện tại, lương của lao động trực tiếp của công ty được tính như sau: Lương mỗi tháng = Số ngày làm việc × 150.000 + Số buổi xẻ gỗ × 120.000 (đồng) (Mức giá 120.000 đồng áp dụng cho cả gỗ hôp và gỗ tròn) Số lao động này nói rằng thù lao mỗi buổi xẻ gỗ thấp hơn ở công ty gần đó là 20.000/đồng. Thực tế, thù lao cho mỗi buổi xẻ gỗ hộp là 90.000 đồng, gỗ tròn là 140.000 đồng. Theo quan điểm của giám đốc, nếu chỉ nhìn vào đơn giá kia thì chưa chắc tiền công của lao động đã thấp hơn ở doanh nghiệp kia. Thực tế cũng cho thấy tiền lương của nhóm lao động đó là phù hợp với mặt bằng chung, chứng tỏ người lao động cũng chưa thực sự tâm huyết với công việc. Bên cạnh đó, nếu thực sự những lao động kia nghỉ việc thì buộc giám đốc cũng hoặc phải tìm người thay thế hoặc là phải lắp thêm máy móc để giảm bớt số người lao động. Tuy nhiên, việc tìm người Nhóm 5 6 Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu lao động cho công việc này không đơn giản vì tính đặc thù của công việc này đòi hỏi người lao động phải tốn nhiều sức lực, nhiều người đã tới làm việc trong công ty nhưng chỉ được vài tháng là xin nghỉ việc. Qua quyết định này có thể nhận thấy người giám đốc là người rất quyết đoán, khi công nhân đòi tăng lương ông đã không nhượng bộ công nhân mà quyết định tìm cách kìm nén xung đột và giải quyết vấn đề. Việc lắp thêm mô tơ là một hành động vô cùng chính xác, là một quyết định tối ưu:  Một mặt, quyết định này của giám đốc đã có tính chất răn đe những lao động còn lại (những người chỉ a dua theo ông tổ trưởng), làm cho họ phải nhìn nhận lại xem mình có nên rời bỏ công việc hiện tại hay không.  Mặt khác, giám đốc đã cắt giảm được lượng lao động không cần thiết và thay thế cho những lao động đã nghỉ việc. Sau khi những lao động nghỉ việc đã rời khỏi tổ chức, giám đốc lại tăng lương cho những lao động ở lại. Giám đốc cho rằng sau khi lắp máy, chi phí nhân công cho lao động dôi dư sẽ chia một phần vào việc vận hành máy, còn lại sẽ chia thêm cho các lao động ở lại công ty. Hành động này đã góp phần tạo động lực rất lớn cho những người còn lại, làm cho họ ngày càng gắn bó với công ty hơn và hết mình vì công việc. 2.2. Cơ sở hành vi của nhóm lao động gián tiếp Nhóm lao động thứ nhất không có phản ứng gì trước quyết định thay đổi máy móc của giám đốc công ty. Nguyên nhân là do việc lắp đặt máy không ảnh hưởng tới công việc và tiền lương của họ. 2.3. Cơ sở hành vi của nhóm lao động trực tiếp 2.3.1. Tổ trưởng  Đặc điểm của người tổ trưởng: khoảng trên 30 tuổi, đã làm việc tại công ty khoảng gần 10 năm, có quan hệ họ hàng với giám đốc công ty. Người tổ trưởng đã một vài lần đề nghi xin nghỉ việc nhưng sau đó vẫn quay lại làm việc.  Nguyên nhân dẫn tới hành vi của người tổ trưởng này là: - Muốn tăng tiền lương Nhóm 5 7 Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu - Nếu không được tăng lương thì anh ta muốn đi tìm một công việc khác có mức lương tương tự nhưng bớt nặng nhọc hơn. Đáng ra tổ trưởng sẽ là một người giúp gắn kết những lao động trực tiếp với doanh nghiệp nhưng ở đây ông lại là người xúi giục những công nhân đòi tăng lương. Có thể thấy rằng vị tổ trưởng này là một người tham vọng và không hài lòng với những gì mình có. Theo như những lao động cũ đã làm việc cho công ty và giờ đã nghỉ việc thì công việc hiện tại đã nhẹ nhàng hơn nhiều so với trước đây vì có sự hỗ trợ nhiều của máy móc như máy nâng, xe cẩu,… và lương thì cũng cao hơn nhiều. Họ cũng nhận xét những người lao động này không tự biết lượng sức mình. 2.3.2. Hai công nhân cùng xin nghỉ việc Hai công nhân này mới làm tại công ty khoảng nửa năm, họ cũng chưa gắn bó nhiều với công ty. Theo quan điểm của họ, công việc này khá nặng nhọc nhưng công ty lại trả lương không cao như họ mong muốn. Do vậy khi người tổ trưởng xúi giục gây sức ép cho công ty họ đã đồng ý. Sau đó khi không được đáp ứng, họ quyết định nghỉ việc để đi tìm một công việc khác có mức lương tương tự nhưng nhẹ nhàng hơn. 2.3.3. Ba công nhân còn lại Ba công nhân này đã làm tại công ty vài năm. Ban đầu họ cũng nghe theo lời người tổ trưởng đề nghị đòi tăng lương nhưng sau đó khi có quyết định của giám đốc thì họ vẫn muốn ở lại làm việc. Nguyên nhân của hành vi của những công nhân này là:  Thứ nhất, sự mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi của nhóm thợ này: họ cảm thấy mức lương của công ty là hợp lý và khá ổn định, với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng thì sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt mỗi tháng họ còn khoảng 4 triệu để gửi về nhà (công ty đã bố trí chỗ ở cho người lao động nên họ không mất tiền thuê chỗ ở). Họ không có ý định đòi thêm tuy nhiên vẫn hùa theo tổ Nhóm 5 8 Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu trưởng đòi tăng lương và gây áp lực với giám đốc. Vì vậy, khi giám đốc đưa ra quyết định những công nhân này cũng không có phản ứng thái quá mà vẫn muốn tiếp tục làm việc.  Thứ hai, những công nhân này là thành viên trong tổ, việc đòi tăng lương ảnh hưởng đến lợi ích của cả tổ và cả bản thân họ, vì vậy họ cũng phải điều chỉnh quan điểm cá nhân để có thể phù hợp với quan điểm của những người khác. Trong trường hợp này, theo ý kiến của số đông sẽ an toàn và mang lợi ích cho họ nhiều hơn. Tuy nhiên khi giám đốc ra quyết định, những công nhân này vẫn quay lại làm việc bình thường vì bản thân họ vẫn sợ bị thất nghiệp, theo tổ trưởng nhưng vẫn tạo đường lui cho mình. Tăng lương được thì tốt, nếu không họ vẫn chấp nhận mức lương hiện tại. V. KẾT QUẢ Hiện tại, người tổ trưởng và hai công nhân đã nghỉ việc, còn lại những người lao động khác vẫn tiếp tục công việc của mình. Về phía ba công nhân tiếp tục ở lại công ty thì đã được giám đốc thông báo sẽ tăng lương từ tháng sau. Trong thời điểm này, công ty chưa gặp khó khăn trong việc thiếu lao động vì các đơn hàng chưa nhiều. Tuy nhiên trong một hai tháng tới khi mà số lượng đơn hàng tăng lên, công ty có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo đúng hạn hợp đồng. Do vậy giám đốc công ty vẫn đang nhờ những người thân hoặc là công nhân giới thiệu cho người quen của họ. VI. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu tình huống này, ta thấy hành vi cá nhân thường dễ bị chi phối bởi các hành vi nhóm. Trong một tổ chức sử dụng nhiều lao động trực tiếp trình độ không cao, hành vi của các lao động này thường dễ bị ảnh hưởng bởi quyết định của người quản lý. Nhóm 5 9 . đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu HÀNH VI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NAM CHÂU I. GIỚI THIỆU CÔNG TY Tên. Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu Mục lục Mục lục 1 Nhóm 5 1 Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi. lao động. Tuy nhiên, vi c tìm người Nhóm 5 6 Hành vi của người lao động khi có quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất của công ty TNHH thương mại Nam Châu lao động cho công vi c này không đơn

Ngày đăng: 15/07/2014, 19:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan