Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II

10 103.7K 317
Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lời đầu tiên khi mình muốn nói về tập tài liệu này đó là, môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin” học phần II mà các bạn đang học (hay còn gọi là kinh tế chính trị) là một học phần tương đối khó hiểu và khó tiếp cận với không ít những bạn sinh viên (Kul trước đây cũng không ngoại lệ ). Với khối lượng kiến thức khá lớn mà các bạn tìm hiểu trong giáo trình thì sẽ khó tiếp cận vì nó rắc rối và trừu tượng. Vì vậy, mình đã biên soạn, tóm tắt lại các khối kiến thức đồ sộ trong giáo trình thành tập tài liệu trong tay các bạn đây, khiến cho nó dễ hiểu và nắm bắt được một cách tổng quát. Kul hy vọng tập tài liệu này sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập và kiểm tra, thi cử.

Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  1 HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ (Vì Bài tập trong học phần II này đa số tập trung xoay quanh chương về học thuyết giá trị thặng dư nên chúng ta chủ yếu nghiên cứu phần bài tập này) Dạng 1: Tìm các yếu tố liên quan đến c, v, m, m’: Thường thì các bài tập dạng này cho trước hoặc dễ dàng tìm ra 2 hoặc 3 yếu tố, rồi bắt chúng ta đi tìm các yếu tố còn lại Công thức và khái niệm chính cần sử dụng: Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = v m x 100% Cấu tạo hữu cơ của tư bản : v c Tổng tư bản đầu tư : c +v Giá trị hàng hóa: W = c + v + m Lao động sống : v Giá trị mới tạo ra : v +m VD1 : Cho tổng tư bản đầu tư là 1000 $, cấu tạo hữu cơ của tư bản là 4 :1, tỷ suất giá trị thặng dư là 150%, tính giá trị thặng dư nhà tư bản thu được? Giả định toàn bộ tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm. Bg : Ta có : c + v = 1000 và c : v = 4 : 1 => c = 800 $ v = 200 $ m’ = v m x 100% = 150% => m = %100 '.vm = 300 $ Vậy giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong trường hợp này là: 300 $ VD2 : Một tư bản đầu tư dệt vải như sau : Máy móc (dùng trong 10 năm) 1000000 $ Thuê 1 công nhân (1 tháng) 50 $ Bông dệt vải ( 1 tháng) 500 $ Các chi phí cố định khác (1 tháng) 100 $ Giả sử nhà tư bản thuê 50 công nhân và tính toán để tỷ suất giá trị thặng dư là 200%. Tính lượng giá trị hàng hóa trong 1 năm và tổng lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản đó thu được trong 5 năm? Bg: Ta có: Trong 1 năm, nhà tư bản đầu tư: - Máy móc: 1000000 : 10 = 100000 $ - Thuê công nhân: 50.50.12= 30000 $ - Mua bông: 500.12 = 6000 $ - Chi phí cố định khác: 100.12 = 1200 $ Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  2  c = 100000 + 6000 + 1200 = 107200 $ v = 30000 $ m’ = 200%  tính được m = 60000 $  Giá trị hàng hóa : W = c + v + m = 197200 $  Tổng giá trị thặng dư tư bản thu được trong 5 năm là: 5 x 60000 = 300000 $ VD3: Cho tổng giá trị mới tạo ra là 400 $, tỷ suất giá trị thặng dư là 300%, tư bản đầu tư 600 $. Tìm cấu tạo hữu cơ của tư bản? Bg: Ta có: - Tổng giá trị mới : v + m = 400 $ - Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = v m x100% = 300%  v = 100 $ m = 300 $ Mặt khác: tổng tư bản đầu tư: k = c + v = 600 $ => c = k – v = 500 $  Cấu tạo hữu cơ của tư bản: v c = 5:1 Dạng 2: Các bài tập liên quan đến thời gian lao động, năng suất lao động và cường độ lao động. (Bài tập phần này thì khá rắc rối và rất dễ mất điểm vì sai bản chất, lại không có khuân mẫu nào cụ thể, các bạn nên đọc lại kỹ phần lý thuyết Kul đã tổng hợp và nghiên cứu thêm trong giáo trình na ><) Cần lưu ý một điều là khi tăng cường độ lao động và năng suất lao động, đều làm tăng tổng số lượng sản phẩm, nhưng tăng cường độ lao động được coi như tăng thêm thời gian lao động, nên giá trị sản phẩm cá biệt không thay đổi, còn tăng năng suất lao động, thì giá trị cá biệt của sản phẩm giảm đi vì thời gian lao động vẫn thế, sức lực, cơ bắp, trí lực vẫn giữ nguyên tức là tổng giá trị vẫn nguyên, chia đều cho số lượng sản phẩm tăng lên thì giá trị cá biệt của mỗi sản phẩm sẽ phải giảm đi. Đại loại có một số kiểu bài tập như sau: VD1: Một nhà tư bản đầu tư trên một sản phẩm k = 500 $, cấu tạo hữu cơ 4:1, m’ = 150%. Trung bình công nhân tào ra được 200 sản phẩm/giờ. Ngày làm 8h. Hãy tính tổng giá trị hàng hóa và giá trị mỗi hàng hóa trong các trường hợp sau: a, tăng thời gian lao động lên 1,25 lần b, tăng cường độ lao động lên 1,5 lần c, tăng năng suất lao động lên 1,5 lần Bg: Dựa vào phần trên, ta tính được giá trị thặng dư là: m = 150 $  Tổng giá trị hàng hóa: W = c + v + m = 650 $ Tổng giá trị hàng hóa trong 1 ngày: 650 x 8 x 200 = 1040000 $ a, thời gian lao động mới: 8 x 1,25 = 10h Tổng giá trị hàng hóa: 650 x 200 x 10 = 1300000 $ Tổng sản phẩm: 200 x 10 = 2000 $  Giá trị một sản phẩm: 1300000 : 2000 = 650 b, cường độ lao động tăng 1,5 lần => mỗi giờ sản xuất được 300 sản phẩm => số sản phẩm sản xuất trong 8h: 8 x 300 = 2400 sản phẩm Tăng cường độ lao động thì giá trị từng sản phẩm không đổi = 650 $ Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  3 => Tổng giá trị = 1560000 $ c, năng suất lao động tăng 1,5 lần => mỗi giờ sản xuất được 300 sản phẩm => số sản phẩm sản xuất trong 8h: 8 x 300 = 2400 sản phẩm Tăng năng suất lao động thì tổng giá trị sản phẩm không đổi = 1040000$ => giá trị của từng sản phẩm: 1040000 : 2400 = 433,33 $ VD2: Một công nhân làm thuê một giờ tạo thêm được lượng giá trị mới là 300 $, m’= 200%, một ngày người đó tạo thêm được 1800$ giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Tính thời gian lao động của người đó trong 1 ngày và chỉ rõ đâu là thời gian lao động tất yếu, đâu là thời gian lao động thặng dư. Bg: Trong thời gian lao động ta tính được t t' = m’= 200% C1: Trước tiên ta tính được trong 1 giờ, v = 100 $ m = 200 $ Vậy số thời gian lao động trong ngày là: 1800 : 200 = 9h C2: Trong một ngày: m = 1800 $ m’= 200%  c = 900 $  Giá trị mới trong một ngày: 1800 + 900 = 2700 $  Số thời gian lao động trong một ngày: 2700 : 300 = 9h Khi đó, thời gian lao động tất yếu là 3h, thời gian lao động thặng dư là 6h. (Lưu ý: trong các bài tập dạng này có thể cho tiền lương của công nhân trong một ngày và 1 giờ, nếu trong trường hợp này, ta dùng tiền lương của công nhân để chia thì sẽ bị sai bản chất đấy ^^) Dạng 3: Các dạng bài toán liên quan đến tiền công trong xã hội tư bản. (Các bài tập này không quá khó, chỉ cần đọc kỹ lại lý thuyết Kul đã tổng hợp và tìm hiểu thêm trong giáo trình, chỉ cần lưu ý nhỏ là phải phân biệt được rõ ràng giữa tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế trong xã hội tư bản) Dạng 4: Các bài tập liên quan đến tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận bình quân Các công thức và khái niệm thường dùng: - Tỷ suất lợi nhuận bình quân: 'p =    )( vc m x100% - Lợi nhuận bình quân: p = 'p x k Một số dạng bài tập cụ thể: Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  4 VD: Cho dữ liệu bảng sau: c v m’ Tư bản công nghiệp 800 $ 200 $ 150% Tư bản thương nghiệp 200 $ Tính lợi nhuận bình quân và số tiền lợi nhuận mà mỗi tư bản nhận được? Bg: Ta tính được: m = 300 $ Tỷ suất lợi nhuận bình quân: 'p = 200200800 300  x 100%= 25% Lợi nhuận trong công nghiệp : pCN = 25% x 1.000 = 250 $ Lợi nhuận trong thương nghiệp : pTN = 25% x 200 = 50 $ Dạng 5: Một số bài tập liên quan đến địa tô tư bản chủ nghĩa. (Các bài tập về địa tô chỉ xoay xung quanh về địa tô tuyệt đối, tính bằng giá trị chênh lệch của sản phẩm nông nghiệp với sản phẩm công nghiệp do cấu tạo hữu cơ khác nhau và tỷ suất giá trị thặng dư cũng khác nhau) VD: Trong một nền kinh tế, giá trị và giá trị thặng dư sản xuất ra ở mỗi lĩnh vực là: Trong nông nghiệp: 60c + 40v + 40m = 140 Trong công nghiệp: 80c + 20v + 20m = 120 Sự chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm với giá trị chung tạo nên địa tô tuyệt đối là: 140 – 120 = 20 ( Các bạn chú ý: trước khi tính sự chênh lệch, ta phải đưa tư bản trong các ngành khác về bằng với giá trị tư bản trong nông nghiệp, giữ nguyên cấu tạo hữu cơ và tỉ suất giá trị thặng dư) Và một số dạng bài tập khác Nhưng ít gặp hơn và mức độ khó cũng cao hơn Ít sử dụng để thi và kiểm tra đại trà nên Kul không giới thiệu Các bạn nên tìm hiểu thêm từ các bài tập mà giáo viên hướng dẫn… MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH (Thật ra thì nghiên cứu các dạng bài tập trên cũng khá đầy đủ rồi. Nhưng thực hành nhiều vẫn tốt hơn. Kul đã sưu tập một số bài tập cùng lời giải để bổ sung và rèn luyện kỹ năng cho các bạn. Nội dung dưới đây chỉ do Kul sưu tập, nên Kul sẽ không hoàn toàn đảm bảo đúng tất cả về bản chất, mong các bạn thông cảm. Nếu các bạn có thắc mắc hay bổ sung gì, xin liên hệ với Kul qua địa chỉ Kul.nguyen.1992@gmail.com Kul sẽ trả lời các bạn ngay khi có thể. Kul xin chân thành cám ơn!) Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  5 ĐỀ BÀI Bài 1: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị máy móc là 100000 phrăng. Chi phí nguyên nhiên vật liệu là 300000 phrăng. Hãy xác định chi phí tư bản khả biến nếu biết rằng giá trị sản phẩm là 1 triệu phrăng và trình độ bóc lột là 200%. Bài 2: 100 công nhân làm thuê sản xuất 1 tháng được 12.500 đơn vị sản phẩm với chi phí tư bản bất biến là 250.000$. Giá trị sức lao động 1 tháng của mỗi công nhân là 250$. Trình độ bóc lột là 300%. Hãy xác định giá trị của một đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó? Bài 3: Để tái sản xuất sức lao động cần phải có những vật phẩm tiêu dùng sau đây: a. sản phẩm ăn uống = 7$/ngày b. đồ dung gia đình = 75$/năm c. quần áo giày dép = 270$/năm d. những đồ dung lâu bền = 5700$/10năm e. đáp ứng nhu cầu văn hóa = 15$/tháng Hãy xác định giá trị sức lao động trong 1 ngày? Bài 4: Ngày làm 8h, “giá cả lao động” của 1h là 1,6 $. Sau đó nạn thất nghiệp tăng nên nhà tư bản giảm “giá cả lao động” xuống 1/8. Vậy công nhân phải làm thêm bao nhiêu trong ngày lao động của mình để có thể nhận được tiền lương danh nghĩa như cũ? Bài 5: Trước kia sức lao động bán theo giá trị. Sau đó tiền lương danh nghĩa tăng lên 2 lần, giá cả vật phẩm tiêu dung tăng 60%, còn giá trị sức lao động tăng 35%. Hãy tính tiền lương thực tế thay đổi như thế nào? Bài 6: Tư bản ứng trước là 600000 $ với cấu tạo hữu cơ 4:1, trình độ bóc lột 100%. Hỏi sau bao nhiêu năm trong điều kiện tái sản xuất giản đơn, tư bản đó biến thành giá trị thặng tư bản hóa hoàn toàn? Bài 7: Khi tổ chức sản xuất, nhà tư bản kinh doanh ứng trước 50 triệu lia, trong điều kiện cấu tạo hữu cơ của tư bản là 9:1 Hãy tính tỷ suất tích lũy, nếu biết mỗi năm 2,25 triệu lia giá trị thặng dư biến thành tư bản và trình độ bóc lột là 300%. Bài 8: Tư bản ứng trước là 1000000 $ với cấu tạo hữu cơ 4:1. Số công nhân làm thuê là 2.000 người. Sau đó tư bản tăng lên 1800000$, cấu tạo hữu cơ tăng lên 9:1 Hỏi nhu cầu lao động thay đổi như thế nào nếu tiền lương công nhân không thay đổi? Bài 9: Tư bản ứng trước 500000 $. Trong đó bỏ vào nhà xưởng 200000 $, máy móc thiết bị 100000 $. Nguyên nhiên vật liệu gấp 3 lần sức lao động. Hãy xác định tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản khả biến? Bài 10: Một cỗ máy có giá trị 600000 $, dự kiến hao mòn hữu hình trong 15 năm. Nhưng sau 4 năm hoạt động, giá trị của các máy mới tương tự đã giảm đi 25%. Hãy xác định tổn thất do hao mòn vô hình của cỗ máy đó? Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  6 Bài 11: Tư bản ứng trước để kinh doanh là 3,5 triệu yên, trong đó tư bản cố định là 2,5 triệu yên, tư bản khả biến là 200.000 yên. Tư bản cố định hao mòn trung bình trong 12,5 năm. Nguyên nhiên vật liệu 2 tháng mua 1 lần. Tư bản khả biến 1 năm quay 10 vòng. Hãy xác định tốc độ chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản. Bài 12: Có một số tư bản là 100.000 steclinh với cấu tạo hữu cơ là 4:1. Qua một thời gian tư bản tăng lên 300.000 steclinh với cấu tạo hữu cơ là 9:1 Hãy tính sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận nếu trình độ bóc lột tăng từ 100% lên 150%. Nhận xét. Bài 13: Giả sử toàn bộ nền sản xuất xã hội bao gồm 3 ngành Ngành I: 900c + 100v Ngành II: 3100c + 900v Ngành III: 8000c + 2000v m’ = 100% Khối lượng lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản của ngành III thu được sẽ lớn hơn bao nhiêu lần so với ngành I? Giải thích do đâu và taị sao không mâu thuẫn với quy luật hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân? Bài 14: Tổng số tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp là 800 đơn vị, với tỷ suất lợi nhuận bình quân là 15%, lợi nhuận công nghiệp là 108 đơn vị. Các nhà tư bản thương nghiệp phải mua và bán sản phẩm theo giá bao nhiêu để họ và các nhà tư bản công nghiệp thu được lơi nhuận bình quân? Bài 15: Giả sử tư bản công nghiệp trong xã hội là 720 tỷ đô la, tư bản thương nghiệp là 30 tỷ đô la. Tổng giá trị thặng dư được tạo ra là 50 tỷ đô la, chi phí lưu thông thuần túy là 5 tỷ đô la. Hỏi tỷ suất lợi nhuận bình quân trong những điều kiện đó là bao nhiêu? Bài 16: Tư bản ngân hàng tự có 10 triệu phrăng, đi vay 150 triệu phrăng. Trong tổng số tư bản, ngân hàng giữ làm phương tiện tích trữ 5% vốn tiền tệ, số còn lại đem cho vay. Chi phí của cơ quan ngân hàng hàng năm là 1,6 triệu phrăng. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận ngân hàng, biết rằng tỷ suất lợi tức đi vay là 3%/năm và cho vay là 5%/năm. Bài 17: Một khoảnh ruộng cho thuê hàng năm thu được 6600 phrăng tiền tô. Hãy xác định xem địa tô chiếm bao nhiêu trong tiền tô? Biết rằng trên khoảnh ruộng đó có xây dựng công trình nông nghiệp trị giá 40.000 phrăng và có thời hạn phục vụ là 20 năm, tỷ suất lợi tức cho vay trong xã hội là 6%. Bài 18: Trên 3 khoảnh ruộng có diện tích như nhau là 1.000ha, người ta đầu tư cho mỗi khoảnh ruộng là 100.000$. Sản lượng mỗi ha trên khoảnh ruộng I là 1 tấn, khoảnh II là 2 tấn, khoảnh III là 3 tấn. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là 20%. Hãy xác định địa tô chênh lệch của mỗi khoảnh ruộng. Địa tô đó thuộc loại nào? Bài 19: Tư bản đầu tư trong công nghiệp là 800 tỷ lia với cấu tạo hữu cơ là 9:1, trong nông nghiệp là 100 tỷ lia với cấu tạo hữu cơ là 4:1. Trình độ bóc lột trong công nghiệp là 100%, nông nghiệp là 120%. Hãy tính địa tô tuyệt đối? Bài 20: Tư bản bất biến của khu vực II là 2400 đơn vị. Cấu tạo hữu cơ của khu vực I là 6:1, của khu vực II là 4:1. Trình độ bóc lột cả 2 khu vực đều là 200%. Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  7 Hãy xác định tổng sản phẩm xã hội trong điều kiện tái sản xuất giản đơn? ĐÁP ÁN Bài 1: Chi phí tư bản bất biến (c) là: 100.000 + 300.000 = 400.000 phrăng Giá trị sản phẩm: c + v + m = 1.000.000 phrăng  tư bản khả biến và giá trị thặng dư là: v + m = 1.000.000 – 400.000 = 600.000 phrăng. Trình độ bóc lột (m’) là 200% => m = 2v  m = 400.000 phrăng v = 200.000 phrăng Vậy tư bản khả biến là 200.000 phrăng. Bài 2: Giá trị toàn bộ sản phẩm: W = C + V + M = 250.000 + 250.100 + 100 300.100.250 = 350.000$ Giá trị một sản phẩm: 500.12 000.350 = 28$ Trong tổng số hàng hóa, ta có tỷ lệ : c : v : m = 10 : 1 : 3  Kết cấu của giá trị một hàng hóa: W = 20c + 2v + 6m = 28 Bài 3: Trong một ngày, để tái sản xuất sức lao động cần: - sản phẩm ăn uống: 7$ - đồ dùng gia đình: (75: 365)$ - quần áo giày dép: (270: 365)$ - những đồ dùng lâu bền: (5700: 3650) - nhu cầu văn hóa: (15:12)  Giá trị sức lao động một ngày là: 7 + 365 75 + 365 270 + 3650 5700 + 30 15 = 10$ Bài 4: Tiền lương ngày của công nhân: 1,6 . 8 = 12,8$ Tiền lương 1h bị giảm: 1,6: 8 = 0,2$  Tiền lương 1h còn lại: 1,6 – 0,2 = 1,4$  Vậy để có tiền lương danh nghĩa như cũ, người công nhân phải kéo dài ngày lao động là: 12,8 : 1,4 = 9,14h Vậy người công nhân buộc phải kéo dài ngày lao động thêm 1,14h Bài 5: Tiền lương danh nghĩa tăng 2 lần và giá cả vật phẩm tăng 60% thì tiền lương thực tế là: 200% : 160% = 125% Song giá trị sức lao động lại tăng lên 35%, vậy tiền lương thực tế chỉ còn 125% : 135% x 100% = 92% (ở đây Kul cần nói thêm là dù tiền lương danh nghĩa tăng lên đến 2 lần, nhưng tiền lương thực tế vẫn giảm, vì tiền lương thực tế còn phụ thuộc vào giá trị hàng tiêu dùng, giá cả sức lao động, thuế má , lạm phát,…) Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  8 Bài 6: Ta có: c : v = 4:1 và c + v = 600.000$  v = 120.000$.  m’ = 100% => m = 120.000$ Vậy số năm mà tư bản ứng trước được biến thành giá trị thặng dư hoàn toàn trong điều kiện tái sản xuất giản đơn là : 600.000 : 120.000 = 5 năm. Bài 7 : Ta có : c : v = 9 : 1 mà c + v = 50 triệu lia => v = 5 triệu lia m’ = 300% => m = 15 triệu lia Mỗi năm nhà tư bản tích lũy được 2,25 triệu lia. Vậy sau năm thứ nhất, tỷ suất tích lũy là : 15 5,2 .100% = 15% Bài 8 : Ban đầu, ta có c : v = 4 : 1 và c + v = 1.000.000$ => c = 800.000$ v = 200.000$ Tiền lương công nhân là : 200.000 : 2000 = 100$ Sau đó, c : v = 9 : 1 và c + v = 1.800.000$ => c = 1.620.000$ và v = 180.000$ Nếu tiền lương không đổi, số nhân công cần sẽ là : 180.000 : 100 = 1800 người Vậy nhu cầu công nhân giảm 200 người. Bài 9 : Theo bài ra ta tính được : tiền nhà xưởng = 200.000$ (1) Tiền máy móc = 100.000$ (2) Nguyên nhiên liệu = 150.000$ (3) Sức lao động = 50.000$ (4) Vậy, tư bản bất biến = (1) + (2) + (3) = 450.000$ Tư bản khả biến = (4) = 50.000$ Tư bản cố định = (1) + (2) = 300.000$ Tư bản lưu động = (3) + (4) = 200.000$ (Các bạn muốn hiểu tại sao lại như vậy thì xem lại phần lý thuyết do Kul biên soạn nha ^^) Bài 10 : Hao mòn hữu hình của cỗ máy sau 4 năm : (600000.4)/15 = 160000$ Giá trị còn lại sau hao mòn hữu hình : 600000 – 160000 = 440000$ Sau 4 năm, giá trị của máy mới giảm đi 25%, do đó hao mòn vô hình của máy đó là : 440000.25% = 110000$ Bài 11 : Tư bản cố định hao mòn trong 1 năm là: 2,5 triệu : 12,5 năm = 0,2 triệu yên/ năm Tư bản khả biến chu chuyển trong năm là: 0,2 triệu .10 = 2 triệu yên/năm Lượng giá trị nguyên, nhiên vật liệu chu chuyển trong 1 năm là: (3,5 – 2,5 – 0,2) x 12/2 = 4,8 triệu yên Tốc độ chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản là: 3,5/(1,2 + 4,8 + 2) = 0,5 năm Bài 12 : Ban đầu, c : v = 4 : 1, c +v = 100.000 => c = 80.000, v =20.000 m’ = 100% => m = v = 20.000 => p’ = m/(c +v) = 0,2 = 20% Sau đó, c : v = 9: 1, c + v = 300.000 => c = 270.000, v = 30.000 m’ = 150% => m = 150%.v = 45.000 => p’ = 15% Vậy, tỷ suất lợi nhuận giảm từ 20% xuống 15% Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  9 (Đây chính là cách ngụy biện của chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận của chúng giảm, nhưng thực chất trình độ bóc lột lại tăng, nghĩa là công nhân bị bóc lột năng nề hơn và tinh vi hơn mà cứ nghĩ là tư bản bóc lột mình ít hơn do lợi nhuận ít hơn) Bài 13 : Giá trị hàng hóa của các ngành lần lượt là : Ngành I : 900 c + 100v + 100m Ngành II : 3100 c + 900v + 900m Ngành III : 8000c + 2000v + 2000m _____________________________ 12000c + 3000v + 3000m Tỷ suất lợi nhuận bình quân là : 3000/(12000+3000) = 20% Lợi nhuận của ngành III : (8000 + 2000) x 20% = 2000 Lợi nhuận của nganh I : (900 +100) x20% = 200  Lợi nhuận của ngành III gấp 10 lần ngành I. Điều này vẫn hợp lý với nguyên tắc lợi nhuận bình quân vì lượng tư bản đầu tư ở ngành III gấp 10 lần lượng đầu tư ở ngành I, nên với tỷ suất lợi nhuận tương đương nhau thì lợi nhuận sẽ gấp 10 lần nhau. Bài 14 : Tư bản công nghiệp là : 108 : 15% = 720 đơn vị  Tư bản thương nghiệp là : 800 – 720 = 80 đơn vị  Lợi nhuận thương nghiệp là : 80 .15% = 12 đơn vị Nếu là nhà tư bản thương nghiệp, ta sẽ mua sản phẩm của nhà tư bản công nghiệp bằng chi phí sản xuất sản phẩm cộng với lợi nhuận công nghiệp : 720 + 108 = 828 đơn vị Nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hóa cho người tiêu dùng với mức giá mua của tư bản công nghiệp và cộng thêm với lợi nhuận thương nghiệp của mình : 828 + 12 = 840 đơn vị Bài 15 : (chi phí lưu thông thuần túy là chi phí vẩn chuyển nguyên, nhiên vật liệu, kho bãi,vận chuyển hàng hóa, vv nên chi phí này sẽ bị trừ thẳng vào giá trị thặng dư, các bạn chú ý nha ^^) Tổng số lợi nhuận còn lại : 50 – 5 = 45 tỷ Tổng tư bản xã hội là : 270 + 30 = 300 tỷ  Tỷ số lợi nhuận bình quân : (45/300).100% = 15% Bài 16 : Tổng số tư bản ngân hàng cho vay : 160 - 160.5% = 152 triệu phrăng Tổng số lợi tức tiền cho vay : 152. 5% = 7,6 triệu phrăng Tổng lợi tức tiền đi vay : 150.3% = 4,5 triệu phrăng Tổng số lợi nhuận ngân hàng : 7,6 – (4,5 +1,6) = 1,5 triệu phrăng  Tỷ suất lợi nhuận ngân hàng là : 1,5 : 10.100% = 15% Bài 17 : Trong 6600 phrăng tiền tô một năm, tiền khấu hao tư bản đầu tư trên mảnh đất đó là (40000 : 20) và 2400 ph răng lợi nhuận mà tư bản đầu tư : (40000.6% = 2400 phrăng) Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  10  Lượng địa tô thực tế là : 6600 – (2000 + 2400) = 2200 phrăng  Tỷ trọng địa tô trong tổng số tiền là : 2200/6600 = 1/3 Bài 18 : Giá cả sản xuất chung của nông sản phẩm là do điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu quyết định, tức khoảng 1. Giá cả sản xuất chung của 1 sản phẩm ( trung bình k+p) [100,000 + (100,000 .20%)]/1000 = 120 đô la Giá cả sản xuất toàn bộ trên khoảnh II : 120.2.1000 = 240,000 đô la Giá cả sản xuất toàn bộ trên khoảnh III : 120.3.1000= 360,000 đô la Địa tô chênh lệch I trên khoảng II là : 240,000 – 120,000 = 120,000 đô la Địa tô chênh lệch I trên khoảng III là : 360,000 – 120,000 = 240,000 đô la Bài 19 : Áp dụng dạng 1, ta tính được : Trong công nghiệp : 720c + 80v + 80m = 880 Trong nông nghiệp : 80c + 20v + 24m= 124 (Kul lưu ý các bạn 1 điểm nha, khi tính địa tô tuyệt đối, ta thường nhắc đến trong nông nghiệp, vậy thì trước khi bắt tay vào làm, các bạn có thể quy toàn bộ các tư sản trong ngành khác bằng với tư bản trong nông nghiệp, tức trong bài này, bạn coi như tư bản công nghiệp cũng chỉ là 100 tỷ lia, với cấu tạo hữu cơ và trình độ bóc lột không thay đổi) Khi đó : Trong nông nghiệp : 80c + 20v + 24m = 124 Trong công nghiệp : 90c + 10v + 10m = 110  Địa tô tuyệt đối : 124 – 110 = 14 tỷ lia Bài 20 : Trong điều kiện tái sản xuất giản đơn : (v + m)I = cII = 2400 đơn vị m’= 200% => (v + m) = 3v => vI = 800 đơn vị mI = 1600 đơn vị cấu tạo hữu cơ của khu vực I là 6 :1 => cI = 4800 đơn vị Áp dụng dạng 1, ta tính được ở khu vực II : 2400c + 600v + 1200m  Vậy tổng sản phẩm xã hội trong điều kiện tái sản xuất giản đơn là : 4800c + 800v + 1600m = 7200 2400c + 600v + 1200m = 4200 __________________________ 11,400 đơn vị HẾT Chúc các bạn thành công trong tất cả các Kỳ thi và tiếp tục đón nhận các sản phẩm củ Kul. Thân ái ! ẤN BẢN 02/2016 – GIÁ 3000 Đ . từ 20% xuống 15% Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  9 (Đây chính là cách ngụy biện của chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận của chúng giảm, nhưng. x k Một số dạng bài tập cụ thể: Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  4 VD: Cho dữ liệu bảng sau: c v m’ Tư bản công nghiệp 800. vô hình của cỗ máy đó? Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin II Kul Studies Group  6 Bài 11: Tư bản ứng trước để kinh doanh là 3,5 triệu yên, trong đó tư bản cố

Ngày đăng: 15/07/2014, 15:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan