Tiểu luận luật kinh doanh KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

32 689 1
Tiểu luận luật kinh doanh KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  MÔN LUẬT KINH DOANH LỚP MBA11B ĐỀ TÀI NHÓM 7 KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GVHD : TS. TRẦN ANH TUẤN HVTH : LÝ MINH TUẤN : NGUYỄN THỊ HẢI LIÊN : HUỲNH MINH ĐẠO : VƯƠNG NGỌC THIỆN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011 MỤC LỤC I. Khái niệm, Đặc điểm 4 1. Khái niệm: (điều 63 luật dn 2005) 4 2. Đặc điểm 4 II. Chủ sở hữu 4 III. Đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty 6 1. Chủ thể có quyền đăng ký kinh doanh 6 2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp 7 3. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh 13 4. Các bước hoạt động của một doanh nghiệp 13 IV. Cơ cấu, tổ chức, quản lý điều hành 14 1. Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức 15 1.1 Hội đồng thành viên (HĐTV) – Điều 68 Luật DN 15 1.2 Chủ tịch công ty (Điều 69 của Luật DN2005) 16 1.3 Giám đốc (Tổng Giám đốc) 17 1.4 Kiểm soát viên 18 2. Trường hợp chủ sở hữu là cá nhân 19 3. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Một thành viên minh họa 20 V. Quyền và nghĩa vụ 20 1. Quyền của công ty TNHH Một thành viên 20 2. Nghĩa vụ của công ty TNHH Một thành viên 21 3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích 21 4. Nhận xét về quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH Một thành viên 22 VI. Tổ chức lại, giải thể, phá sản Công ty TNHH Một thành viên 22 1. Tổ chức lại công ty: 22 1.1. Chia: 22 1.2. Tách: 23 1.3. Hợp nhất: 24 1.4. Sáp nhập: 25 1.5. Chuyển đổi công ty 25 2. Giải thể Công ty TNHH Một thành viên 26 2.1. Giải thể tự nguyện : 27 2.2. Giải thể bắt buộc : 28 3. Phá sản công ty TNHH một thành viên 29 VII. Nhận xét 29 VIII. Tài liệu tham khảo 33

1 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - - MÔN LUẬT KINH DOANH LỚP MBA11B ĐỀ TÀI NHÓM 7 KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GVHD : TS TRẦN ANH TUẤN HVTH : LÝ MINH TUẤN : NGUYỄN THỊ HẢI LIÊN : HUỲNH MINH ĐẠO : VƯƠNG NGỌC THIỆN Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011 2 MỤC LỤC 1 Khái niệm: (điều 63 luật dn 2005) 3 2 Đặc điểm 3 III.Đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty 5 1 Chủ thể có quyền đăng ký kinh doanh .5 2 Thủ tục đăng ký doanh nghiệp 6 3 Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh 12 4 Các bước hoạt động của một doanh nghiệp 12 IV.Cơ cấu, tổ chức, quản lý điều hành 13 1 Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức 13 1.1 Hội đồng thành viên (HĐTV) – Điều 68 Luật DN 14 1.2 Chủ tịch công ty (Điều 69 của Luật DN2005) 15 1.3 Giám đốc (Tổng Giám đốc) 16 1.4 Kiểm soát viên 17 2 Trường hợp chủ sở hữu là cá nhân 18 3 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Một thành viên minh họa 18 V.Quyền và nghĩa vu .19 VI.Tổ chức lại, giải thể, phá sản Công ty TNHH Một thành viên .21 VIII.Tài liệu tham khảo 32 3 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN I Khái niệm, Đặc điểm 1 Khái niệm: (điều 63 luật dn 2005) Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 2 Đặc điểm + Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần + Là một doanh nghiệp, một loại hình công ty có tư cách pháp nhân + Chỉ có một thành viên duy nhất (tổ chức hoặc cá nhân) + Chịu trách nhiệm hữu hạn + Không được phát hành cổ phần II Chủ sở hữu Điều 64 Quyền của chủ sở hữu công ty (LND 2005) 1 Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây: a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; b) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty; d) Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; đ) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; e) Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được 4 ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; g) Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; h) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; i) Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; k) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty; l) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; m) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; n) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản; o) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty 2 Chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau đây: a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; b) Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; c) Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; d) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; đ) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; e) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản; g) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty Điều 65 Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty (LDN 2005) 5 1 Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty 2 Tuân thủ Điều lệ công ty 3 Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc 4 Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty 5 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty Điều 66 Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty (LDN 2005) 1 Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng 2 Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn III Đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty 1 Chủ thể có quyền đăng ký kinh doanh Theo điều 13 Luật doanh nghiệp 2005, tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (gồm DNTN, công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần) trừ các đối tượng sau đây: 6 - Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình - Cán bộ, công chức theo qui định của pháp luật về cán bộ, công chức - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước trừ trường hợp được cử làm người đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại Doanh nghiệp khác - Người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự - Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh - Chủ DNTN, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản trừ trường hợp doanh nghiệp bị phá sản vì các lý do bất khả kháng *** Như vậy, tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài, hội đủ các điều kiện trên, được quyền đăng ký thành lập Công ty TNHH MTV 2 Thủ tục đăng ký doanh nghiệp Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm: - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu) - Dự thảo Điều lệ Công ty - Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo: + Đối với thành viên là cá nhân: bản sao giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác + Đối với thành viên là tổ chức: bản sao Quyết định thành lập, Giấy CNĐKKD hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền, Giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác Nếu thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy CNĐKKD phải có chứng thực 7 của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ ĐKKD - Xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định - Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác trong trường hợp kinh doanh những ngành nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề (xem thêm về quy định chứng chỉ hành nghề tại đ.9 NĐ 102) - Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ - Thời hạn trả kết quả: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (kết quả giải quyết có hai loại: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với hồ sơ hợp lệ và được chấp thuận hoặc Thông báo bổ sung đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần sửa đổi bổ sung) - Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 200.000 đồng - Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo (đ.28 NĐ 43) 8 9 10 18 - Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc (Tổng giám đốc) được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty 3 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Một thành viên minh họa Công ty TNHH Một thành viên Hiệp hội Bất động sản TPHCM V Quyền và nghĩa vu 1 Quyền của công ty TNHH Một thành viên Các quyền được ghi nhận tại Điều 8 của Luật doanh nghiệp 2005 Số 60/2005/QH11 được chia thành 3 nhóm cơ bản như sau: a Quyền được tự chủ trong hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường - Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích - Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng - Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu 19 b Quyền tự quyết nhằm nâng cao khả năng kinh doanh và năng lực cạnh tranh - Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh - Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh - Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp c Quyền hoạt động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và ổn định - Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định - Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo - Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật 2 Nghĩa vu của công ty TNHH Một thành viên Các nghĩa vụ được ghi nhận tại Điều 9 của Luật doanh nghiệp 2005 Số 60/2005/QH11 được chia thành 3 nhóm cơ bản như sau: a Hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện - Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật - Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh b Tôn trọng lợi ích của xã hội - Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm - Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố c Trách nhiệm minh bạch hóa thông tin - Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán - Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó 3 Quyền và nghĩa vu của doanh nghiệp có sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vu công ích Ngoài các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận tại Điều 8 và Điều 9 của Luật doanh nghiệp 2005, Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản xuất, cung ứng các sản phẩm, 20 dịch vụ công ích được ghi nhận tại Điều 10 của Luật doanh nghiệp 2005 Số 60/2005/QH11 có thêm những quyền và nghĩa vụ như sau: - Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Được bảo đảm thời hạn sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý - Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định - Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho mọi đối tượng khách hàng - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng 4 Nhận xét về quyền và nghĩa vu của công ty TNHH Một thành viên - Về căn bản, các doanh nghiệp được thành lập đều có chức năng kinh doanh cho dù chủ đầu tư là nhà nước hay tư nhân, nên pháp luật trao cho chúng các quyền, nghĩa vụ giống nhau Chỉ khi doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì sẽ được hưởng những quyền dành cho hoạt động nói trên - Nội dung của chế định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp là như nhau giữa các thành phần kinh tế để làm cơ sở cho thị trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng - Bằng các quy định về quyền và nghĩa vụ, pháp luật trao cho doanh nghiệp chủ quyền riêng biệt trong chức năng kinh doanh mà chủ công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và xác định giới hạn của chủ quyền đó để duy trì trật tự và dung hòa lợi ích của nhiều chủ thể tham gia thị trường VI Tổ chức lại, giải thể, phá sản Công ty TNHH Một thành viên 1 Tổ chức lại công ty: Đối với công ty TNHH một thành viên, Luật Doanh nghiệp qui định các hình thức tổ chức lại công ty gồm có: Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi thành công ty cổ phần 1.1 Chia: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau: a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty Quyết định chia công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở 21 chính của công ty bị chia; tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty Quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định; b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này 1.2 Tách: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như sau: a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định; b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo 22 quy định của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định tách công ty quy định tại điểm a khoản này Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác 1.3 Hợp nhất: Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau: a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất; b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất 1.4 Sáp nhập: 23 Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau: a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập; b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua; c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác 1.5 Chuyển đổi công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần Thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi là công ty được chuyển đổi) thành công ty cổ phần (sau đây gọi là công ty chuyển đổi) được quy định như sau: + Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty thông qua quyết định chuyển đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty được chuyển đổi; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp của công ty được 24 chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu, phần vốn góp của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi; + Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định; + Việc đăng ký kinh doanh của công ty chuyển đổi được tiến hành theo quy định của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chuyển đổi Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi Ngoài ra, công ty TNHH một thành viên còn có thể chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành công ty TNHH một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân theo thủ tục như sau : a) Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển nhượng, chủ sở hữu công ty và người nhận chuyển nhượng phải đăng ký việc thay đổi số lượng thành viên với cơ quan đăng ký kinh doanh Kể từ ngày đăng ký thay đổi, công ty được quản lý và hoạt động theo các quy định của công ty TNHH hai thành viên trở lên b) Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty và tổ chức quản lý, hoạt động theo qui định về công ty TNHH một thành viên là cá nhân 2 Giải thể Công ty TNHH Một thành viên Giải thể công ty TNHH một thành viên là việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của công ty theo qui định của pháp luật Công ty giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác Có 2 trường hợp giải thể công ty TNHH một thành viên : 2.1 Giải thể tự nguyện : Công ty TNHH một thành viên giải thể theo quyết định của chủ sở hữu công ty Chủ sở hữu chỉ được giải thể công ty của mình nếu đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ của công ty và thanh lý hết hợp đồng mà công ty đã ký kết Thủ tục giải thể đối với công ty TNHH một thành viên : 25 - Công ty ra quyết định giải thể trong đó đó nêu rõ thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của công ty (thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được quá 6 tháng kể từ ngày quyết định giải thể) ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động ; họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty - Chủ sở hữu công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của công ty trừ trường hợp Điều lệ công ty qui định thành lập tổ chức thanh lý riêng - Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gởi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ, lợi ích liên quan và người lao động trong công ty; niêm yết công khai tại trụ sở chính của công ty Đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp - Kể từ khi có quyết định giải thể, nghiêm cấm công ty, người quản lý công ty thực hiện các hoạt động sau : * Cất giấu, tẩu tán tài sản * Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ * Chuyển các khỏan nợ không có bảo đảm thành các khản nợ có bảo đảm bằng tài sản của công ty * Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể công ty * Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản * Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực * Huy động vốn dưới mọi hình thức khác - Các khoản nợ của công ty được thanh toán theo thứ tự sau : * Các khoản nợ lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động * Nợ thuế và các khoản nợ khác Nếu thanh toán hết các khoản nợ, công ty còn tài sản thì phần tài sản này thuộc về Chủ sở hữu - Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ, người đại diện theo pháp luật phải gửi hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh (kèm giấy chứng nhận không nợ thuế ) 26 - Cơ quan đăng ký kinh doanh lập biên bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, xóa tên công ty trong sổ đăng ký kinh doanh trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ Công ty trả con dấu cho cơ quan thẩm quyền 2.2 Giải thể bắt buộc : Công ty TNHH một thành viên cũng có thể bị bắt buộc giải thể, nếu trong hoạt động, vi phạm pháp luật, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong những trường hợp sau : - Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh bị phát hiện là giả mạo - Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn 6 tháng liên tục kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Ngừng kinh doanh 1 năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh - Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 12 tháng liên tục - Không gởi báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 tháng khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan đăng ký kinh doanh trong những trường hợp cần thiết - Công ty được thành lập bởi những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp - Kinh doanh ngành, nghề bị cấm - Công ty bị cơ quan thuế thu hồi GCNĐKDN trong trường hợp vi phạm các qui định về thuế theo Luật Quản lý thuế (Điều 59 NĐ 43) Ngoài ra Công ty cũng có thể bị thu hồi GCNĐKDN theo quyết định của Tòa án Trình tự thu hồi GCNĐKDN trong các trường hợp trên được thực hiện theo hướng dẫn của Điều 60 NĐ 43 Trong các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bị thu hồi và thủ tục giải thể thực hiện như nêu trên Trường hợp sau 6 tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể thì doanh nghiệp đó coi như đã giải thể và cơ quan đăng ký kinh 27 doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh Nếu có tranh chấp về các khoản nợ chưa thanh toán thì Chủ doanh nghiệp (hoặc thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; thành viên hoặc chủ sở hữu đối với công ty TNHH; thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần) phải chịu trách nhiệm giải quyềt 3 Phá sản công ty TNHH một thành viên Công ty không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản Thủ tục phá sản bao gồm: - Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; - Phục hồi hoạt động kinh doanh; - Thanh lý tài sản, các khoản nợ; - Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật này, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản VII Nhận xét Ưu điểm: - Do có tư cách pháp nhân àchỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp àít gây rủi ro cho người góp vốn Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu và đấy là điểm hơn hẳn doanh nghiệp tư nhân Nhược điểm: - Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh Tỷ lệ giữa các doanh nghiệp Số lượng công ty hợp danh: 9(chiếm 0%) Số lượng công ty cổ phần: 18.774 (chiếm 14%) 28 Số lượng DNTN: 22.857 (chiếm 17%) Số lượng công ty TNHH MTV: 20.445( chiếm 15%) Số lượng công ty TNHH 2TV trở lên: 75.034 (chiếm 55%) Một số công ty TNHH MTV Công ty TNHH MTV Chứng khoán ACB (http://www.acbs.com.vn) Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (http://www.dongasecurities.com.vn) Công ty TNHH MTV Du lịch – Thương mại Kỳ Hòa (http://www.kyhoa.com.vn) Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn – Sapharco (http://www.sapharco.com) Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (http://www.petimex.com.vn) 29 30 31 VIII Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Luật Kinh Doanh – Trường ĐH Mở TPHCM – Tiến sĩ Trần Anh Tuấn & Thạc sĩ Lê Minh Nhựt 2 Luật Doanh Nghiệp 2005 3 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15.4.2010 về Đăng ký Doanh nghiệp 4 Nghị định 102/2010/NĐ-CP 5 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP 6 Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04.6.2010 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định trong nghị định 43/2010/NĐ-CP 7 Luật phá sản 2004 8 http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn (Website Sở KH&ĐT TPHCM) 9 www.google.com 32 ... hữu công ty tổ chức quản lý, hoạt động theo qui định công ty TNHH thành viên cá nhân Giải thể Công ty TNHH Một thành viên Giải thể công ty TNHH thành viên việc chấm dứt hoạt động kinh doanh công. .. tài sản khác công ty phạm vi số vốn điều lệ công ty Công ty TNHH thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Đặc điểm + Công ty TNHH thành viên không quyền... Công ty TNHH Một thành viên minh họa Công ty TNHH Một thành viên Hiệp hội Bất động sản TPHCM V Quyền nghĩa vu Quyền công ty TNHH Một thành viên Các quyền ghi nhận Điều Luật doanh nghiệp 2005

Ngày đăng: 14/07/2014, 16:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Khái niệm: (điều 63 luật dn 2005)

  • 2. Đặc điểm

  • III. Đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty

    • 1. Chủ thể có quyền đăng ký kinh doanh

    • 2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp

    • 3. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

    • 4. Các bước hoạt động của một doanh nghiệp

    • IV. Cơ cấu, tổ chức, quản lý điều hành

      • 1. Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức

        • 1.1 Hội đồng thành viên (HĐTV) – Điều 68 Luật DN

        • 1.2 Chủ tịch công ty (Điều 69 của Luật DN2005)

        • 1.3 Giám đốc (Tổng Giám đốc)

        • 1.4 Kiểm soát viên

        • 2. Trường hợp chủ sở hữu là cá nhân

        • 3. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Một thành viên minh họa

        • V. Quyền và nghĩa vụ

        • VI. Tổ chức lại, giải thể, phá sản Công ty TNHH Một thành viên

        • VIII. Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan