Dùng thuốc gì khi bị nhiễm khuẩn niệu? pps

4 296 0
Dùng thuốc gì khi bị nhiễm khuẩn niệu? pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dùng thuốc gì khi bị nhiễm khuẩn niệu? Nữ dễ nhiễm khuẩn niệu hơn nam do lỗ niệu nữ gần trực tràng và hệ vi sinh ở đó có cơ hội thuận lợi xâm nhập và gây bệnh. Niệu đạo nữ ngắn hơn nam nên vi khuẩn dễ dàng đi ngược dòng lên bàng quang. Sau giao hợp nữ dễ bị nhiễm khuẩn ngay. Sau mãn kinh estrogen giảm, niêm mạc âm đạo teo, môi trường âm đạo bớt tính acid, số lượng vi khuẩn lành tính lactobacilli giảm sút, các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Nữ dễ nhiễm khuẩn niệu hơn nam do lỗ niệu nữ gần trực tràng và hệ vi sinh ở đó có cơ hội thuận lợi xâm nhập và gây bệnh. Niệu đạo nữ ngắn hơn nam nên vi khuẩn dễ dàng đi ngược dòng lên bàng quang. Sau giao hợp nữ dễ bị nhiễm khuẩn ngay. Sau mãn kinh estrogen giảm, niêm mạc âm đạo teo, môi trường âm đạo bớt tính acid, số lượng vi khuẩn lành tính lactobacilli giảm sút, các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Nhiễm khuẩn niệu nữ càng phức tạp hơn nếu có thai, tiểu đường, suy giảm miễn dịch, sỏi, nang thận nhiễm khuẩn, đang đặt các loại thông. Đa số nhiễm khuẩn niệu nữ do khuẩn gram âm E.Coli (chiếm 80%), staphylococcus (chiếm 10-15%). Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn niệu mà dùng thuốc theo các cấp bậc khác nhau: Nếu nhiễm khuẩn niệu dưới: có thể dùng các thuốc như amoxicilin, amoxicilin + acid clavulanic, ciprofloxacin, cefuroxim acetil, nitrofuration monohydrat Thời gian điều trị có thể từ 3 đến 7 ngày. Nếu nhiễm khuẩn niệu trên nhưng ở mức nhẹ: có thể dùng trimethoprim-sufamethoxazol(bactrim), amoxicilin, amoxicilin+acidclavulanic, ciprofloxacin Thời gian điều trị kéo dài từ 10- 14 ngày. Nếu nhiễm khuẩn niệu trên nhưng mức độ nặng: phải dùng thuốc tiêm với một trong các kháng sinh sau: gentamycin kết hợp với ampicilin, ciprofloxacin, ceftriaxon, cefotaxim. Tùy theo trường hợp mà có thể tiêm 10-14 ngày, nếu nặng có khi tiêm tĩnh mạch kéo dài tới 21 ngày. Đặc biệt, trường hợp có thai nhiễm khuẩn niệu có thể đưa đến viêm đài bể thận, sinh non, nhiễm độc thai, đe dọa tử vong sơ sinh nên phải điều trị ngay khi nhiễm khuẩn cho dù chưa có các triệu chứng hoặc triệu chứng chưa rõ, đầy đủ. Với người có thai, cần tránh dùng nhóm fluoroquinolon (như ciprofloxacin) vì sợ gây hại đến sự phát triển sụn của thai, không dùng trimethoprim-sufamethoxazol (bactrim) vì sợ ức chế acid folic gây thiếu máu thai. Riêng với nữ mãn kinh cơ hội nhiễm khuẩn niệu là do sự giảm sút estrogen (như nói trên) nên dùng kem chứa estrogen bôi âm đạo sẽ làm giảm tái phát đến 10 lần. Ở nữ khỏe mạnh, khi mới bị viêm niệu cấp (thể hiện: tiểu đau, tiểu khó, chảy dịch âm đạo) hay viêm bàng quang (thể hiện thêm: tiểu nhiều lần, tiểu ra máu và đau vùng trên xương mu) chỉ cần dùng thuốc uống (như trường hợp nhiễm khuẩn niệu dưới) mà không cần cấy nước tiểu. Khoảng 30% người bệnh bị tái phát. Khi bị tái phát phải cấy nước tiểu. Nếu người bệnh tái phát 3 lần trong một năm cần phải xét nghiệm để xem xét các bất thường về phụ khoa (sỏi, niệu quản lạc chỗ, túi thừa đài thận, viêm bàng quang kẽ, ung thư bàng quang). Nếu nặng hơn như viêm đài bể thận cấp (sốt, buồn nôn, mệt mỏi đau hông, lưng ) hoặc các nhiễm khuẩn phức tạp hơn nữa thì phải làm các xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm hình ảnh phức tạp hơn, phải dùng thuốc theo kháng sinh đồ. Như vậy, tuy thuốc điều trị nhiễm khuẩn niệu nữ là thuốc thông thường nhưng người bệnh chỉ được dùng chúng trong ngoại trú khi nhẹ, còn tất cả trường hợp tái phát nhiều lần hay nặng cần được xét nghiệm, điều trị theo chỉ dẫn của thầy thuốc, có trường hợp bắt buộc phải dùng tại bệnh viện. . Dùng thuốc gì khi bị nhiễm khuẩn niệu? Nữ dễ nhiễm khuẩn niệu hơn nam do lỗ niệu nữ gần trực tràng và hệ vi sinh ở đó. do khuẩn gram âm E.Coli (chiếm 80%), staphylococcus (chiếm 10-15%). Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn niệu mà dùng thuốc theo các cấp bậc khác nhau: Nếu nhiễm khuẩn niệu dưới: có thể dùng các thuốc. vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Nhiễm khuẩn niệu nữ càng phức tạp hơn nếu có thai, tiểu đường, suy giảm miễn dịch, sỏi, nang thận nhiễm khuẩn, đang đặt các loại thông. Đa số nhiễm khuẩn

Ngày đăng: 14/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan