Dùng gừng mỗi ngày

4 360 0
Dùng gừng mỗi ngày

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dùng gừng mỗi ngày, khỏi cần bác sĩ Gừng được bày bán ở nhiều nơi. Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, gừng có thể làm giảm cơn đau tim và đột quỵ. Một thí nghiệm kéo dài 7 ngày cho thấy, những phụ nữ ăn 70 g hành sống hoặc 5 g gừng tươi mỗi ngày có thể tránh được việc sản sinh dramacin, một chất gây kết dính tiểu cầu, tạo thành cục máu, làm tắc nghẽn thành mạch. Theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh . Khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng. Do khả năng kỳ diệu của nó, người xưa có câu: "Mỗi ngày một lát gừng già, lương y bất đáo gia". Sau đây là một số công dụng khác của gừng: - Làm ấm tim, mạnh phổi, tráng dương, có thể giúp "hâm nóng" cho các cặp vợ chồng lớn tuổi. Món ốc hương hấp chấm nước mắm gừng là một ví dụ. - Người bị say tàu xe trước khi lên tàu, nếu ăn một củ gừng tươi bằng ngón tay cái, sẽ ngăn được nôn mửa. Y học cổ truyền thì cho rằng, chỉ cần dùng vài lát gừng tươi buộc vào cổ tay, chỗ lằn xếp sát gốc phía lòng bàn tay cũng ngăn được chứng bệnh khó chịu này. Đó là do gừng có thể làm êm dịu dạ dày. Đặc tính này của gừng cũng được các nhà khoa học Anh khẳng định qua cuộc thí nghiệm trên 60 phụ nữ. Trước cuộc phẫu thuật, họ được cho uống bột gừng và kết quả là họ đã không bị đau dạ dày trong khi giải phẫu. - Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên (kể cả viêm họng): Dùng gừng tươi và củ cải trắng (hai phần bằng nhau), giã nát với ít muối để ngậm hoặc vắt lấy nước nhỏ mũi ngày 3 lần. Có thể cho người bị cảm mạo, ho hen, viêm họng . ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng. - Với người bị trúng gió nặng đến mức á khẩu, phương pháp cấp cứu hữu hiệu là cạy miệng nạn nhân, đổ nước gừng tươi vào. Gừng cũng được dùng để đánh gió. Do không làm trầy xước da mà lại có tính sát trùng da và làm ấm, kích thích các đầu dây thần kinh giao cảm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh. - Bong gân, bầm, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ khỏi. Dùng gừng tươi giã nát ngâm với rượu để xoa bóp có thể làm giảm cơn đau nhức các loại. - Việc ướp gừng trong 30 phút trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển như các ngừ, cá nục) không chỉ làm tăng mùi thơm mà còn giúp giải độc, triệt tiêu tính gây dị ứng của cá, thịt nữa. Đó là do trong gừng có một enzym phân giải protein. Gừng vàng - vị thuốc quý Gừng vàng trị cảm lạnh rất tốt. Để chữa dị ứng do các loại hải sản, có thể dùng gừng vàng tươi (giã nát) 20 g, tía tô (thái nhỏ) 50 g, sắc lấy 100 ml thuốc cho bệnh nhân uống, 2 giờ sau sắc uống tiếp nước thứ 2. Gừng vàng (tên khoa học là Zingibert officinal Rosc) đã được các thầy thuốc phương Đông dùng làm thuốc từ hơn 2.000 năm nay. Trong Đông y, cây gừng cho các vị thuốc sau: - Sinh khương: Gừng sống, vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa, tiêu nước, dịu ho. Sinh khương được xếp vào nhóm thuốc phát tán phong hàn. - Tiên khương: Gừng tươi. - Khương bì: Vỏ gừng tươi, vị cay mát, có tác dụng hành thủy (dẫn nước) chủ trị các chứng phù. - Ổi khương: Gừng sống vùi nhẹ lửa cho chín (hoặc nướng chín), có tác dụng ấm bụng, trừ hàn. - Can khương: Thân rễ phơi sấy khô của cây gừng vàng, khai thác vào mùa đông. Can khương vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung (ấm cơ thể) trừ hàn, hồi dương, thông mạch, dịu ho, cầm tả, cầm mửa, cầm máu; được xếp vào nhóm thuốc trừ hàn. - Bào khương: Can khương thái phiến, đem sao cho phồng rộp rồi phun nước cho nguội. - Thán khương: Còn gọi là hắc khương hoặc gừng cháy. Đây là can khương thái phiến dày, sao cho cháy đen bên ngoài nhưng bên trong còn màu hồng sẫm (gọi là đốt tồn tính). Có tác dụng cầm máu trong các bài thuốc trị băng huyết, thổ huyết, tiêu ra máu, tiểu ra máu, lỵ ra máu . Sau đây là một số bài thuốc hay từ gừng vàng: - Trúng phong cấm khẩu: Gừng sống giã nát lấy 30 ml nước, đổ từng thìa vào miệng nạn nhân. Bã gừng đắp hoặc xát vào lòng bàn tay, bàn chân. - Nôn mửa không cầm (kể cả phụ nữ có thai): Gừng tươi 10 g, bán hạ 10 g, sắc lấy nước, chia 2-3 lần uống trong ngày. - Động kinh mãi không tỉnh: Gừng tươi 10 g giã nát, sinh bạch phàn (phèn chua cục) 9 g, trộn kỹ thành hồ rồi thêm 20 ml nước, đổ vào miệng nạn nhân. - Băng huyết, thổ huyết, tiểu ra máu (do hư hàn): Thán khương tán bột, mỗi lần uống 3-4 g, uống với nước còn ấm. - Mạch yếu, tứ chi lạnh (dương hư): Can khương 12 g, phụ tử chế 10 g, cam thảo chích 3 g. Sắc uống. - Phòng chống nôn khi đi tàu, xe: Nhai 1 miếng gừng tươi cạo vỏ (15 g) trước khi lên xe 40 phút. Khi lên xe, ngậm và thỉnh thoảng nhấm nhẹ 1 miếng gừng to. - Viêm thận cấp ở trẻ em: Vỏ gừng tươi 5 g, ma hoàng 3 g, liên kiều 13 g, xích tiểu đậu 40 g, sắc nước uống ngày 1 thang. - Đau bụng do cảm lạnh: Gừng nướng 50 g lót giấy hoặc vải, đắp phía dưới rốn. - Ngoại cảm phong hàn: Gừng sống 10 g, lá tía tô tươi 30 g, phòng phong 10 g, sắc 2 lần lấy 1 bát thuốc (250 ml), chia làm 2 lần uống trong ngày. Hoặc: Gừng sống thái chỉ 10 g, tía tô thái nhỏ 40 g, hành tăm xắt nhỏ, tất cả cho vào bát to, đập 1 quả trứng gà tươi rồi dội cháo loãng đang sôi lên cho trứng chín, đảo đều, ăn nóng mỗi ngày 1 lần. - Phòng cảm lạnh: Người yếu, người cao tuổi trước khi ra ngoài hoặc tắm gội lúc trời lạnh nên cắt 1 lát to gừng tươi (15 g), cạo sạch vỏ, nhấm nhẹ cho tiết chất cay. Khi quen cay thì nhai nuốt luôn (có phản ứng nấc là tốt). - Tả: Nướng củ gừng tươi (50 g) vừa chín, cạo vỏ, giã nát, vắt nước, thêm nước sôi để vắt được 30 ml. Uống bằng nước cháo hoặc nước Gừng và bạc hà làm chậm sự phát triển của bệnh ung thư TTO - Hai nghiên cứu mới của nhà nghiên cứu Mỹ cho biết gừng, trà xanh và dược liệu thảo mộc có tinh chất bạc hà có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư. Cả hai nghiên cứu này đã thành công trên chuột. Các nhà nghiên cứu ở ĐH Minnesota của viện Hormel, Austin, Mỹ cho biết hợp chất gingerol ( chất làm nên vị nóng và hương thơm đặc trưng của gừng) có thể làm chậm, kìm hãm sự phát triển khối u trong cơ thể chuột. Và với 5 milligram gừng, chuột khả năng miễn dịch trong thời gian 3 tuần trước và sau khi cho tế bào ung thư ruột ở người vào cơ thể. Các nghiên cứu gia theo dõi sự phát triển của những khối u trong cơ thể chuột có và không có tiêm gingerol. Những chú chuột thí nghiệm được cho ngủ nhân tạo, 13 con chuột (trong 40 con chuột được thử nghiệm) không tiêm xuất hiện khối u cỡ 0.06 inch (1,6mm) ngay sau khi tiêm, trong khi đó 15 ngày sau 4 con được tiêm gingerol mới xuất hiện khối u. Sau 28 ngày, tất cả những con chuột không được tiêm gingerol có khối u sưng to, trong khi đó những con chuột có tiêm thì 10 ngày sau khối u chỉ ở mức một nửa những khối u . Sau 49 ngày, tất cả những con chuột thử nghiệm đã bị chết vì khối u phát triển lớn với trên 1 centimetre hoặc hơn thế nữa. Nhưng 12 con chuột gingerol thì vẫn còn sống và giữ khối u ở mức khoảng một nửa khối u cho phép. Từ hàng ngàn năm nay, gừng được dùng trong y họ như là một phương thuốc điều trị các loại cảm cúm thông thường, làm giảm chứng say tàu xe. Kết quả nghiên cứu mới này cho thấy hợp chất trong gừng có khả năng làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư và làm giảm độ lớn của khối u. Tiến sĩ Ann Boe, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết "Thực vật thuộc họ gừng ngoài tính năng phòng và chữa bệnh còn có thể làm hạn chế sự phát triển của ung thư. Trong đó gingerol là chất giữ vai trò chính và cũng là chất quan trọng để phân biệt gừng". Bà ta còn cho biết nghiên cứu này cung cấp thêm những hiệu quả quan trọng của gừng đối với phòng và chữa bệnh để chống lại ung thư ruột kết". Trong nghiên cứu thứ hai của Hiệp hội nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, cây bạc hà cũng có thể làm giảm ung thư tuyến tiền liệt. Thành phần của hương liệu thảo dược Scutellaria barbata (SB), có trong thảo một có họ hàng với cây bạc hà ngoài hiệu quả chống cảm, còn có khả năng ngăn chặn ung thư gan, phổi và trực tràng. Họ cũng tiến hành thử nghiệm trên chuột. Ở những con chuột tiêm 8 milligram và 16 milligram chất chiết SB mỗi ngày thì tỷ lệ chuột có khối u là 20% và 30%. Nhóm tiêm 8 milligram thì 19 tuổi đã có thể sờ được khối u tuyến tiền liệt trong khi đó ở những chuột tiêm lượng SB gấp đôi là 32 tuần. Tiến sĩ Brain Wong, phụ trách nghiên cứu thứ hai cho biết: " Trong trường hợp này, chất liệu cỏ thảo mộc tự nhiên có giá trị phòng bệnh lâm sàng". THY LÊ (Theo Reuters, BBC . Dùng gừng mỗi ngày, khỏi cần bác sĩ Gừng được bày bán ở nhiều nơi. Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, gừng có thể làm giảm cơn. gừng. Do khả năng kỳ diệu của nó, người xưa có câu: " ;Mỗi ngày một lát gừng già, lương y bất đáo gia". Sau đây là một số công dụng khác của gừng:

Ngày đăng: 11/03/2013, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan