Bệnh Động Mạch Ngoại Biên ppt

6 382 3
Bệnh Động Mạch Ngoại Biên ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh Động Mạch Ngoại Biên Bệnh động mạch ngoại biên là biểu hiện của xơ vữa động mạch ở tứ chi, thông thường ở chân Bệnh động mạnh ngoại biên được coi là tương đương với bệnh mạch vành vì người bị bệnh động mạch ngọai biên cũng thường bị bệnh mạch vành và ngược lại. Tuy quan trọng và hay xảy ra nhưng bệnh động mạch ngọai biên còn chưa được chú ý đầy đủ nên nhiều khi còn chưa được chẩn đoán. Xuất độ của bệnh tăng theo tuổi. Theo nghiên cứu National Health and Nutrition Examination Survey nếu dựa vào chỉ số ABI nhỏ hơn 0.90 để chẩn đoán, xuất độ là 2.5% trong lứa tuổi từ 50-59, 4.7% từ 60-69, 14.5% trên 70 tuổi. Yếu tố gây bệnh cũng là yếu tố gây bệnh mạch vành gồm hút thuốc lá, tiểu đường, cao mỡ, cao huyết áp. Cũng theo nghiên cứu trên, chỉ số nguy cơ (odds ratio) là 4.46 nghĩa là tăng gấp hơn 4 lần ở người hút thuốc lá, 2.71 ở người tiểu đường, 1.75 ở người cao áp huyết, 1.68 ở người cao mỡ, 2.00 ở người suy thận mãn. Sinh lý bệnh cũng tương tự, cholesterol đọng từng mảng trên thành mạch, tại chỗ phân chia mạch máu. Mảng cholesterol làm hẹp lòng động mạch. Khi mảng bị nứt rạn hoặc vỡ, máu tụ dưới mảng thành cục, làm cho mạch máu đột nhiên bị tắc. Triệu chứng thay đổi tùy theo sự tiến triển của bệnh và vị trí của động mạch bị hẹp. Bệnh nhân đau ở mông, háng hay đùi khi sang thương ở dộng mạch chủ-động mạch hông, đau ở đùi hay bắp chân khi sang thương ở động mạch đùi hay nhánh của động mạch đùi, đau ở bắp chân, cổ chân và bàn chân khi sang thương ở động mạch nhượng hay động mạch đùi nông. Triệu chứng cổ điển "khập khiễng cách hồi" chỉ nhận thấy ở 10% trường hợp. Bệnh nhân đau khi đi, hết đau khi nghỉ khiến cho bệnh nhân đi một quãng lại phải nghỉ, chờ cho hết đau mới đi lại được. Quãng đường mà bệnh nhân di ngắn lại dần khi bệnh tiến triển. Một nửa số bệnh nhân chỉ thấy mỏi, tê hoặc có cảm giác nặng ở chân. Khoảng 40% bệnh nhân không đau chân, nhiều người thích nghi bằng cách đi chậm lại hoặc đi ít hơn nên không có triệu chứng. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân đau cả khi nghỉ. Có người phải ngồi, buông thõng chân bên cạnh giường cho bớt đau; điều này làm cho chân phù lên và có màu tím. Thăm khám có thể thấy bàn chân lạnh, các động mạch liên hệ đập yếu hoặc không bắt được. Da có thể mỏng, nhẵn, lông chân thưa, móng chân mỏng đi vì không được nuôi dưỡng tốt. Da tái đi khi giơ chân lên cao. Đầu ngón chân tím, nếu bị trầy sát dễ bị nhiễm trùng khiến cho vết loét khó lành. Người Mỹ dùng “6 chữ P” để nhớ các triệu chứng của “hội chứng chi nguy kịch”: Pain, Pallor, Paresthesia, Paralysis, Pulselessness và Poikilothermia (nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ bên ngòai). Bắp thịt đau và cứng là dấu hiệu bắt buộc phải cắt bỏ chi. Sau khi thăm khám toàn diện, có chú ý đến hệ tim mạch, cần làm một số xét nghiệm bổ túc. - Đo chỉ số áp suất tâm thu giữa động mạch tay và cổ chân ABI (Ankle-Brachial Index), chỉ số ABI bình thường lớn hơn 0.90 nghĩa là áp suất tâm thu ở cổ chân ít nhất bằng 90% áp suất tâm thu ở tay. Đây là xét nghiệm dễ làm, đo bằng đầu dò Doppler, có độ nhậy 95% và độ chuyên biệt 99%. Chỉ số ABI bình thường : 0.90-1.3, hẹp nhẹ: 0.71-0.90, trung bình: 0.41-0.70, nặng: dưới 0.40. Nếu có triệu chứng nghi ngờ mà ABI khi nghỉ bình thường, cần đo ABI sau gắng sức. - Nghiệm pháp gắng sức: bênh nhân chạy với tốc độ 2 miles/giờ trên một tấm thảm lăn có độ dốc 12 độ đánh giá sự tưới máu tim và tưới máu chân; nghiệm pháp này giúp chẩn đoán bệnh động mạch chân và hướng dẫn sự điều trị bằng tập luyện vì cũng cho biết sự làm việc của tim - Đo áp suất ở nhiều tầng khác nhau ở chân: một sự các biệt trên 20 mmHg so với bên đối xứng hoặc giữa các tầng lận cận là chỉ dẫn của hẹp động mạch. - Siêu âm, khảo sát Duplex cho thấy vị trí, hình dạng và mức độ của sự tắc nghẽn động mạch - Chụp động mạch với chất cản quang cộng hưởng từ MRA khảo sát động mạch chủ, và động mạch ngọai biên, là xét nghiệm cần thiết trước khi quyết định can thiệp ngọai khoa. Điều trị gồm nhiều mặt: Tập luyện do nhân viên chuyên môn hướng dẫn phù hợp với từng người trong khung cảnh của chương trình phục hồi tim mạch. Cần tập cho đến khi bắt đầu có triệu chứng. Sự thiếu máu ở chân khi đi là kích thích tạo rasự thay đổi để cải thiện sự tưới máu ở chân. Tập 3 lần/tuần trong 6 tháng đem lại kết quả. Kết quả được duy trì nếu tiếp tục tập trong 12 tháng. - Bệnh nhân cần dứt khoát bỏ thuốc, Có nhiều phương pháp giúp bỏ thuốc nhưdùng nicotine thay thế với lượng giảm dần, uống Wellbutrine và điều trị tâm lý. - Chống kết tụ tiểu cầu bằng aspirine 75-160mg/ ngày giảm 22% biến chứng tim mạch. Hạ lipid trong máu, phải hạ LDl-Cholesterol dưới 100mg/dl và triglycerides dưới 150mg/dl, ý kíên thống nhất mới đề nghị giảm LDL-C dưới 70mg/dl. - Hạ huyết áp, áp huyết tiêu đỉểm cũng giống như trong các trường hợp xơ vữa động mạch khác. Trái với ý kiến trước đây, chất chẹn beta tỏ ra an toàn trong các trường hợp nhẹ đến trung bình và có lợi vì giảm biến chứng mạch vành. - Kiểm soát tốt tiểu đường. Người bị tiểu đường có dự hậu xấu, có sang thương ở nhiều nơi và ở động mạch nhỏ, sang thương thường bị hóa vôi. - Điều trị bằng thuốc: cilostazol có thể tăng khả năng đi sau 2-4 tuần điều trị; pentoxifylline có ít hoặc không có tác dụng. - Có chỉ định can thiệp nếu triệu chứng giới hạn sự làm việc, đau khi nghỉ, vết loét không lành Nong động mạch có kết quả tốt khi chỗ hẹp ngắn, ở động mạch lớn như động mạch chủ-động mạch hông, động mạch đùi-nhượng, Giải phẫu áp dụng trong các trường hợp hẹp nhiều nơi ở động mạch nhỏ hơn. Có thể bơm thuốc làm tan cục máu (thrombolytic) qua ống thông trong trường hợp thiếu máu chi cấp tính. Bác sĩ Nguyễn văn Đích . Bệnh Động Mạch Ngoại Biên Bệnh động mạch ngoại biên là biểu hiện của xơ vữa động mạch ở tứ chi, thông thường ở chân Bệnh động mạnh ngoại biên được coi là tương đương với bệnh mạch vành. lành Nong động mạch có kết quả tốt khi chỗ hẹp ngắn, ở động mạch lớn như động mạch chủ -động mạch hông, động mạch đùi-nhượng, Giải phẫu áp dụng trong các trường hợp hẹp nhiều nơi ở động mạch nhỏ. với bệnh mạch vành vì người bị bệnh động mạch ngọai biên cũng thường bị bệnh mạch vành và ngược lại. Tuy quan trọng và hay xảy ra nhưng bệnh động mạch ngọai biên còn chưa được chú ý đầy đủ

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan