CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI pot

23 424 0
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh Khoa Thương Mại và Du Lịch  CƠ CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Giáo viên giảng dạy : Võ Thanh Thu I. Cơ chế luật và chi tiết thi hành luật có liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài : 4 1. Điều kiện để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài : 4 2. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài : 4 a) Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam : 4 Hồ sơ dự án đầu tư gồm: 4 Thủ tục đăng ký và thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 4 i. Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên : 4 Hồ sơ dự án đầu tư gồm: 4 Thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 5 c. Hướng dẫn cho vay đầu tư ra nước ngoài: 5 d. Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam : 5 e. Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài : 6 f. Một số ưu đãi, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài : 6 Đối với lĩnh vực dầu khí : 6 Doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư ra nước ngoài bằng máy móc, thiết bị, bộ phận rời; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu được miễn thuế xuất khẩu 7 g. ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ CẤP PHÉP ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI : 7 a) Tổ chức kinh tế, cá nhân đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: 7 Đối với tổ chức kinh tế: 7 Đối với cá nhân: 7 ii. Giới hạn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong một năm ( không bao gồm phần lợi nhuận và các nguồn thu nhập được cho phép tái đầu tư) : 8 iii. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: 8 iv. Bộ Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bao gồm: 8 Đối với tổ chức kinh tế: 8 v. Đối với cá nhân: 8 II. Thực trạng của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam : 9 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NGÀNH : 9 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO NĂM : 9 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NƯỚC : 10 Danh mục các dự án đầu tư ra nước ngoài : 12 III. Những thành công trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài : 12 IV. Những hạn chế trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài : 13 V. Những nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài : 13 VI. Những giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư ra nước ngoài : 13 PHỤ LỤC 15 I. Cơ chế luật và chi tiết thi hành luật có liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài : 1. Điều kiện để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài : - Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 2. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài : a) Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam : • Hồ sơ dự án đầu tư gồm: - Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Văn bản đăng ký dự án đầu tư. - Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư. - Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư. - -Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước. • Thủ tục đăng ký và thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư: - Hồ sơ: 03 bộ (có 01 bộ hồ sơ gốc) - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ (nếu có). - Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi các Bộ, ngành và địa phương liên quan. - Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư. i. Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên : • Hồ sơ dự án đầu tư gồm: - Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư. - Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư. - Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa điểm đầu tư; quy mô vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư. - Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tư. - Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư ra nước ngoài. • Thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư: - Đối với các dự án đầu tư phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. - Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư. - Đối với các dự án đầu tư không quy định phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư. c. Hướng dẫn cho vay đầu tư ra nước ngoài: Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và khách hàng vay là các nhà đầu tư quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 2 Nghị định số 78/CP. Khách hàng vay phải có dự án đầu tư không thuộc danh mục các lĩnh vực bị cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; có đủ các điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 4, khoản 1 Điều 23 Nghị định số 78/CP; các điều kiện quy định tại Điều 7 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo QĐ số 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; có vốn chủ sở hữu tham gia vào tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng được xem xét, quyết định cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của khách hàng vay hoặc bên thứ ba ở nước ngoài, tài sản của pháp nhân được hình thành từ dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thì các bên thực hiện theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. d. Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam : Doanh nghiệp được phép sử dụng ngoại tệ từ các nguồn sau đây để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư, thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp: - Tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại Ngân hàng được phép; - Mua ngoại tệ tại Ngân hàng được phép; - Vay ngoại tệ tại Ngân hàng được phép phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay bằng ngoại tệ." e. Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài : Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau: - Ngoại tệ. - Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hoá thành phẩm, hàng hoá bán thành phẩm. - Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ. - Các tài sản hợp pháp khác. f. Một số ưu đãi, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài : • Đối với lĩnh vực dầu khí : Áp dụng một số ưu đãi, khuyến khích đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư 100% vốn hoặc góp vốn theo tỷ lệ tham gia trong lĩnh vực hoạt động dầu khí bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động dầu khí, sau đây gọi tắt là dự án dầu khí. Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam đối với các dự án dầu khí đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được nước tiếp nhận đầu tư trả thay (có chứng từ hợp lệ), nhưng số thuế thu nhập được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo thuế suất quy định. Cá nhân làm việc cho các dự án dầu khí phải nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo quy định của pháp luật. Khi xác định số thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao phải nộp tại Việt Nam, được trừ số thuế thu nhập cá nhân đã nộp ở nước ngoài hoặc được nước tiếp nhận đầu tư trả thay (có chứng từ hợp lệ), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập phải nộp đối với người có thu nhập cao theo quy định của pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Thiết bị, phương tiện, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài để thực hiện dự án dầu khí đầu tư ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu và được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bằng không (O%). Mẫu vật, tài liệu kỹ thuật (băng từ, băng giấy ) nhập khẩu nhằm mục đích nghiên cứu, phân tích để thực hiện dự án dầu khí được miễn thuế nhập khẩu và không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Các thiết bị, vật tư chuyên dụng cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được, khi tạm nhập khẩu để gia công, chế biến, sau đó tái xuất khẩu để thực hiện dự án dầu khí thì được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định của Nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp tiến hành các dự án dầu khí ở nước ngoài được sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư ở nước ngoài phù hợp với nội dung, mục tiêu của dự án dầu khí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư ở nước ngoài. Trong trường hợp số ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp không đủ để đầu tư theo tiến độ của dự án đã được phê duyệt, doanh nghiệp được mua số ngoại tệ còn thiếu tại các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối ở Việt Nam. Lãi vốn vay ngân hàng đối với số vốn đầu tư ra nước ngoài được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. • Doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư ra nước ngoài bằng máy móc, thiết bị, bộ phận rời; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu được miễn thuế xuất khẩu - Máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu xuất khẩu ra nước ngoài để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại nước ngoài, được miễn thuế xuất khẩu (nếu có) và chịu thuế GTGT với thuế suất 0%. - Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo qui định của nước nhận đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là mức thuế suất cơ bản của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật đối với doanh nghiệp trong nước. - Cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với các trường hợp vi phạm qui định về kê khai, nộp thuế, qui định tại Điều 16 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. - Trường hợp khoản thu nhập đó đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm theo luật pháp của nước nhận đầu tư đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài, cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt nam. g. ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ CẤP PHÉP ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI : a) Tổ chức kinh tế, cá nhân đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: • Đối với tổ chức kinh tế: - Có tình hình tài chính lành mạnh, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; - Có lợi nhuận sau thuế trong 3 năm liên tục liền trước năm xin phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; Được cơ quan quản lý trực tiếp ( nếu có) đồng ý cho phép đầu tư ra nước ngoài. - Có Hợp đồng uỷ thác đầu tư ký kết với Tổ chức tín dụng được phép. • Đối với cá nhân: - Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; - Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù; - Có cam kết trách nhiệm về nguồn gốc tài sản uỷ thác đầu tư ; - Có Hợp đồng uỷ thác đầu tư ký kết với Tổ chức tín dụng được phép. ii. Giới hạn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong một năm ( không bao gồm phần lợi nhuận và các nguồn thu nhập được cho phép tái đầu tư) : - Tổ chức kinh tế được phép đầu tư gián tiếp tối đa ra nước ngoài 1 triệu USD hoặc tương đương. - Cá nhân được phép đầu tư gián tiếp tối đa ra nước ngoài 100.000 USD hoặc tương đương. iii. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: - Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho Người cư trú là cá nhân và Người cư trú là tổ chức kinh tế có mức đầu tư đến 500.000 USD hoặc tương đương. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho Người cư trú là tổ chức kinh tế không thuộc đối tượng nêu tại điểm 7.1. iv. Bộ Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bao gồm: • Đối với tổ chức kinh tế: - Đơn xin phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài . - Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Báo cáo tài chính có kiểm toán 3 năm gần nhất. - Giấy xác nhận của cơ quan chủ quản ( nếu có) đồng ý cho đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; - Hợp đồng Uỷ thác đầu tư đã ký kết. - Xác nhận Hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước. v. Đối với cá nhân: - Đơn xin phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài . - Bản sao công chứng Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; - Bản sao công chứng Hộ khẩu thường trú hoặc xác nhận nơi thường trú; - Bản cam kết trách nhiệm về tài sản uỷ thác đầu tư . - Hợp đồng Uỷ thác đầu tư đã ký kết. II. Thực trạng của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam : • ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NGÀNH : (tính tới ngày 22/4/2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư I Công nghiệp 82 729,214,301 Công nghiệp dầu khí 6 369,100,000 Công nghiệp nặng 32 297,852,555 Công nghiệp nhẹ 17 15,096,940 Công nghiệp thực phẩm 11 5,877,330 Xây dựng 16 41,287,476 II Nông nghiệp 40 177,192,803 Nông - Lâm nghiệp 36 168,542,803 Thủy sản 4 8,650,000 III Dịch vụ 81 126,795,647 Dịch vụ 45 82,161,810 Giao thông vận tải - Bưu điện 20 21,075,420 Khách sạn - Du lịch 7 9,041,178 Văn hóa - Y tế - Giáo dục 5 12,127,239 Xây dựng Văn phòng - Căn hộ 4 2,390,000 Tổng số 203 1,033,202,751 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) • ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO NĂM : (tính tới ngày 22/4/2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư 1 1989 1 563,380 2 1990 3 - 3 1991 3 4,000,000 4 1992 4 5,362,051 5 1993 5 690,831 6 1994 3 1,306,811 7 1998 2 1,850,000 8 1999 10 12,337,793 9 2000 15 7,165,370 10 2001 13 7,696,452 11 2002 15 382,826,576 12 2003 26 28,509,485 13 2004 17 12,463,114 14 2005 37 368,452,598 15 2006 36 138,239,156 16 2007 13 61,739,134 Tổng số 203 1,033,202,751 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) • ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NƯỚC : (tính tới ngày 22/4/2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Nước tiếp nhận Số dự án Tổng vốn đầu tư 1 Lào 71 461,817,177 2 Angiêri 1 243,000,000 3 Irắc 1 100,000,000 4 Liên bang Nga 13 73,067,407 5 Campuchia 20 52,658,428 [...]... và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính) trong việc quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn hạn chế; chưa thành lập được các đoàn khảo sát tại chỗ để đánh giá sâu hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài Mối quan hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh... tư ra nước ngoài làm tăng cơ hội đầu tư kinh doanh, tăng việc làm và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước IV Những hạn chế trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài : Mặc dù đã có những thành công trong việc hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhưng vẫn còn những hạn chế tồn tại gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động đầu tư ra nước. Theo nhóm em,đó là những hạn chế : - Việc vay ngoại tệ... (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) • Danh mục các dự án đầu tư ra nước ngoài : Tính đến hết ngày 22/4/2007 thì đã có 203 dự án đầu tư ra nước ngoài từ trước đến nay với tổng số vốn 1,033,202,751.(xem phụ lục để biết cụ thể các dự án) III Những thành công trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài : Trong năm 2006 đã có 36 dự án mới do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được... nhà nước - Quy trình thẩm định cấp phép cho các dự án đầu tư ra nước ngoài còn chậm - Thông tin về các hoạt động đầu tư ra nước ngoài vẫn còn thiếu chưa cập nhật thường xuyên, và thiếu minh bạch Chẳng hạn như những thông tin về đánh giá kết quả hoạt động của các dự án hoạt động đầu tư ra nước ngoài, thiếu thông tin về luật pháp và tập quán làm ăn của các nước sở tại V Những nhân tố tác động đến hoạt động. .. hoạt động đầu tư ra nước ngoài : - Nhà nước nên có nhiều khuyến khích,hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư ra nước ngoài - Các doanh nghiệp Việt Nam cần có những tư vấn pháp luật ở nước sở tại, cũng như ở Việt Nam khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài - Các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu về thị trường : tập quán làm ăn, pháp luật, những sách ưu đãi …khi hoạt động đầu tư ở một nước nào đó - Nên... động đầu tư ra nước ngoài : Theo nhóm em đó là những nhân tố về : - Vay ngoại tệ của các ngân hàng : thời gian giải quyết cho vay, lãi suất cho vay… - Thông tin thị trường, sự phối hợp giữa cơ quan ngoại giao và thương vụ ở nước ngoài - Các chính sách và hành lang pháp lý hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp khi tiến hàng đầu tư ra nước ngoài VI Những giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư ra. .. kiến về chính sách, ưu đãi, luật … về đầu tư nước ngoài ở nước mà mình đang đầu tư - Các ngân hàng nhà nước Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng nên có những hỗ trợ mạnh về cho các doanh nghiệp Việt Nam vay ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài( cũng cần có những sự hỗ trợ của chính phủ bằng các nghị định,luật ) - Cần nên xem xét và tránh việc đầu tư ra nước ngoài để bị lộ những công nghệ mạnh... Nam nói riêng.Điều này cũng đòi hỏi nhà nước có những văn bản qui phạm và quản lý về vốn cũng như chất xám khi hoạt động đầu tư ra nước ngoài - Chính phủ Việt Nam nên có những đầu tư dưới dạng ODA ở các nước như : Lào,các nước kém phát triển.Điều nay coi có vẻ như hơi vô lý vì Việt Nam vẫn còn chịu nhiều khoản vay(còn nợ nước ngoài) thì làm sao mà có thể hỗ trợ nước khác, nhưng ở đây chỉ là đề xuất của... hàng thương mại để đầu tư ra nước ngoài. Do các ngân hàng thương mại chưa có cơ chế để quản lý nguồn tiền vay khi họ không có văn phòng đại diện ở quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư cho nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn vay ngoại tệ cho các dự án đầu tư ra nước ngoài, sự thiếu hụt vốn đã khiến cho một số dự án chỉ tồn tại được một thời gian ngắn - Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng... tổng vốn đầu tư tăng thêm 208 triệu USD,dự án Trung tâm Thương mại VN tại Nga có tổng vốn đầu tư 35 triệu USD, dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại Singapore có tổng vốn là gần 22 triệu USD Dự án trồng cây công, nông nghiệp tại Lào có vốn đầu tư gần 13 triệu USD và dự án xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh có vốn đầu tư 10,5 triệu USD Việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài . đầu tư ra nước ngoài : 12 III. Những thành công trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài : 12 IV. Những hạn chế trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài : 13 V. Những nhân tố tác động đến hoạt động đầu. trạng của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam : 9 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NGÀNH : 9 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO NĂM : 9 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NƯỚC : 10 . Mại và Du Lịch  CƠ CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Giáo viên giảng dạy : Võ Thanh Thu I. Cơ chế luật và chi

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Cơ chế luật và chi tiết thi hành luật có liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài :

  • II. Thực trạng của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam :

  • III. Những thành công trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài :

  • IV. Những hạn chế trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài :

  • V. Những nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài :

  • VI. Những giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư ra nước ngoài :

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan