ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP ĐỘNG VẬT CHÂN BỤNG (GASTROPODA) pps

5 1.7K 15
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP ĐỘNG VẬT CHÂN BỤNG (GASTROPODA) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP ĐỘNG VẬT CHÂN BỤNG (GASTROPODA) Lớp chân bụng có những đặc điểm chung sau: Vách xoang miệng cơ rất phát triển, hình thành túi xoang miệng. Trong túi xoang miệng có lưỡi sừng. Hình thái cấu tạo của lưỡi sừng khác nhau ở mỗi loài, là đặc điểm quan trọng để phân loại. Tim nằm ở mặt lưng gồm 1 tâm thất và 1-2 tâm nhĩ. Trung khu hệ thần kinh gồm các đôi hạch: hạch não, hạch chân, hạch bên, hạch nội tạng và hạch thần kinh dạ dày-ruột (gồm các hạch thần kinh bụng, hạch trên ruột và hạch dưới ruột). Các loài thuộc lớp chân bụng đơn tính hoặc lưỡng tính. Trong quá trình phát sinh chúng trải qua giai đoạn ấu trùng veliger sống trôi nổi và ấu trùng bò sống đáy. Căn cứ vào đặc điểm và vị trí cấu tạo của hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn người ta chia lớp chân bụng thành 3 lớp phụ sau: (1) Lớp phụ mang trước (Prosobranchia), còn có tên gọi là lớp phụ thần kinh chéo (Streptoneura). Các loài trong lớp phụ này vỏ rất phát triển, Hầu hết có nắp vỏ. Hai dây thần kinh nối liền giữa hạch bên và hạch tạng chéo nhau thành hình số 8 nên gọi là lớp phụ thần kinh chéo. Mang dạng bản cấu tạo đơn giản nằm ở trước tim nên gọi là lớp phụ mang trước. Phân lớp này bao gồm 3 bộ: + Bộ chân bụng nguyên thủy (Archaeogastropoda). Trung khu thần kinh chưa tập trung thành hạch rõ ràng. Cơ quan thăng bằng gồm nhiều hạt nhĩ thạch. Mắt có cấu tạo đơn giản (hở hoặc kín). Mang dạng hình lông chim gồm những lá mang mọc ở hai bên trục mang. Đại diện là họ Bào Ngư Haliotis. + Bộ chân bụng trung (Mesogastropoda). Trung khu thần kinh tương đối tập trung. Cơ quan thăng bằng chỉ có một hạt nhĩ thạch. Đại diện là họ Ốc nhảy (Strombidae), Ốc kim khôi (Cassididae), Ốc mỏ chùa (Cypracidae). + Bộ lưỡi sừng hẹp (Stenoglossa). Vỏ rất hoàn chỉnh, có mương trước miệng vỏ, nắp vỏ có loài có loài không. Trung khu hệ thần kinh đặc biệt tập trung. Lưỡi sừng hẹp. Những loài trong bộ này chỉ sống ở biển. Đại diện là họ Buccinidae, Ốc cối (Conidae). (2) Lớp phụ mang sau (Opisthobranchia). Những loài thuộc lớp phụ này là những động vật hô hấp trong nước, mang bản (cũng có loài mang bản thoái hoá xuất hiện mang thứ sinh). Xoang màng áo thoái hoá (nếu loài còn tồn tại thì xoang có dạng hở). Vỏ thoái hoá, có loài không có vỏ. Trong lớp phụ này chỉ có họ Actaeonidae có nắp vỏ và dây thần kinh nối liền giữa hạch bên và hạch tạng chéo nhau thành hình số 8. Là những loài lưỡng tính nhưng lỗ sinh dục đực và cái tách rời nhau. Chúng sống ở nước mặn. Đại diện là thỏ biển vằn Aplysia dactylomea, là đối tượng nuôi lấy trứng, ngư dân gọi là trứng bún biển. (3) Lớp phụ Ốc phổi (Pulmonata). Những loài thuộc lớp này là động vật không có mang, hô hấp bằng sự trao đổi khí trên mặt trong của xoang màng áo. Chúng sống trên cạn và ở trong nước ngọt, rất ít loài sống ở nước lợ, mặn. Đa số loài có vỏ xoắn ốc. Thông thường vỏ quay theo hướng phải nhưng cũng có loài quay theo hướng trái. Các đôi hạch thần kinh tập trung xung quanh túi xoang miệng. Tuyệt đại đa số các loài hai dây thần kinh nối liền giữa hạch bên và hạch tạng, không chéo nhau thành hình số 8. Trong thời kỳ phát triển phôi có nắp vỏ, khi trưởng thành không có nắp vỏ. Nhiều người cho rằng lớp phụ ốc phổi là dạng trung gian giữa lớp phụ mang trước và lớp phụ mang sau. Nhiều loài giống lớp phụ mang trước là xoang màng áo ở trước gờ nội tạng, tâm nhĩ ở trước tâm thất. Một số loài có hiện tượng quay ngược lại làm cho cơ hể đối xứng, xoang màng áo chuyển sau gờ nội tạng. Tâm nhĩ ở sau tâm thất, đặc điểm này giống với lớp phụ mang sau. Mang bản không tồn tại, mặt trong của xoang màng áo có nhiều mach máu phân bố dạng màng lưới đóng vai trò như lá phổi. Căn cứ vào vị trí của mắt chia thành 2 bộ: + Bộ mắt gốc (Basommatophora). Thông thường chúng có vỏ ngoài. Đôi xúc tu đầu có thể co rút. Mắt không có cuống ở gốc xúc tu. Đại diện là họ Ellobidae, đại biểu Ellobium chinensis. + Bộ mắt cuống (Stylommatophor). Nhiều loài có vỏ phát triển nhưng một số loài vỏ thoái hoá hoặc không tồn tại. Đầu có 2 xúc tu có thể co rút. Đôi xúc tu trước làm nhiệm vụ khứu giác. Vị trí mắt ở đỉnh đôi xúc tu sau. Lỗ sinh dục đực cái chung một lỗ. Đại diện là họ Ốc sên Achatinidae, đại biểu là Ốc sên Achatina fulica Ferussae. Các loài động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng có giá trị kinh tế khá nhiều nhưng cho đến nay rất ít loài được nghiên cứu sản xuất giống và nuôi. Phần lớn chúng được khai thác từ tự nhiên làm thực phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ. Có 2 loài được chú trọng nghiên cứu để nuôi xuất khẩu ở nước ta là Bào Ngư và Ốc Hương. . ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP ĐỘNG VẬT CHÂN BỤNG (GASTROPODA) Lớp chân bụng có những đặc điểm chung sau: Vách xoang miệng cơ rất phát triển, hình. cứ vào đặc điểm và vị trí cấu tạo của hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn người ta chia lớp chân bụng thành 3 lớp phụ sau: (1) Lớp phụ mang trước (Prosobranchia), còn có tên gọi là lớp phụ. sau. Lỗ sinh dục đực cái chung một lỗ. Đại diện là họ Ốc sên Achatinidae, đại biểu là Ốc sên Achatina fulica Ferussae. Các loài động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng có giá trị kinh tế khá

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan