Chiến lược ghi điểm cao môn tiếng Anh (Phần 2) docx

10 251 0
Chiến lược ghi điểm cao môn tiếng Anh (Phần 2) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chiến lược ghi điểm cao môn tiếng Anh (Phần 2) Bài đọc hiểu – coi chừng mất điểm oan Trong đề thi tiếng Anh, thường có từ 1 đến 2 bài đọc chiếm tỉ lệ điểm từ 20-30% trên tổng điểm. Mục đích của người ra đề thi là thí sinh phải hiểu được sơ lược nội dung của bài viết và trả lời được các câu hỏi liên quan đến (WH- Questions): Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Và vì sao? Ở những bài đọc dạng này, đọc để hiểu được tường tận thì khó nhưng đọc để trả lời được các câu hỏi của bài thi thì không hẳn là quá khó khăn. Tuy nhiên nhiều thí sinh mất điểm oan khi làm bài đọc, một số lỗi thí sinh hay mắc phải đó là: - Cố tìm hiểu chi tiết nội dung của bài viết thay vì cần hiểu ý chính, thông tin câu hỏi có sẵn trong bài hoặc những đáp án lựa chọn cho sẵn. - Dành quá nhiều thời gian cho tìm hiểu, phán đoán ý nghĩa của từ vựng thay vì hiểu ý chính của câu và của đoạn để tìm ngay ra đáp án phù hợp. - Làm theo thứ tự câu hỏi (tư duy truyền thống là câu hỏi sẽ được hỏi tuần tự theo bài đọc) thay vì lựa chọn câu hỏi và đáp án phù hợp với nội dung để hoàn thành (vì là bài thi trắc nghiệm khách quan nên các câu hỏi được đảo vị trí, đảo trật tự câu). - Chỉ đọc lướt ý của câu hỏi mà không chú trọng vào nghĩa phủ định của các từ trong câu hỏi dẫn đến việc hiểu nhầm nội dung câu hỏi. Ví dụ: Trong câu số 8, 9 và câu 18 (Mã đề thi 174 - môn tiếng Anh, Khối D, năm 2009) Question 8: The author refers to all of the following notions to describe Modern Times EXCEPT “______”. A. entertainment B. satire C. criticism D. revolution Đáp án của câu này là: D. revolution. Một cách dễ hiểu nhất là câu này không xuất hiện trong bài. Những dạng câu hỏi như thế này hay xuất hiện phần phủ định ở cuối câu dùng với liên từ như: but, except, excluding…hoặc cụm từ: not true, not correct, not mentioned, do not refer… Mất điểm trong phần câu hỏi ngữ âm, dấu trọng âm Trong đề thi, phần thi này chỉ chiếm 5 câu hỏi tuy nhiên thang điểm của phần này lại chiếm tỉ lệ xấp xỉ 10% tổng điểm của bài thi. Phần ngữ âm và dấu trọng âm thường gây khó khăn cho không ít thí sinh khi làm bài thi xuất phát từ một số yếu tố sau: - Tâm lí e ngại khi gây tiếng ồn nên cố gắng đọc thầm hoặc đọc thật nhỏ. Khi làm bài thi, trong phần này nếu thí sinh không đọc bật hơi (phát thành tiếng) các từ vựng trong câu hỏi thì khó mà xác định được dấu trọng âm, hoặc tìm ra các đọc khác nhau giữa các từ cho sẵn. - Cố tìm ra cách đọc thay vì tìm hiểu kĩ cấu âm của từ vựng đó: sự liên kết giữa các phụ âm, nguyên âm đơn, nguyên âm ghép, âm câm, âm vô thanh/hữu thanh…Vì vậy, trước khi đọc bật hơi thí sinh cần phân loại được các cấu âm của từ vựng chủ động ghi nháp dấu trọng âm của các từ trong câu hỏi. - Thí sinh không mở rộng nhóm từ, từ loại hoặc các từ có cách đọc giống nhau mà chỉ giới hạn trong 4 đáp án cho sẵn. Ví dụ: Trong câu 11 (Mã đề thi 105 - môn tiếng Anh, Khối D, năm 2008). Câu 11: A. apply B. persuade C. reduce D. offer Khi đọc bật thành tiếng các từ này thí sinh sẽ dễ dàng có được: a`pply; per`suade; re`duce (bổ sung thêm từ: ac`cept) trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2, còn `offer (trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất, bổ sung thêm từ: `access). Thử tưởng tượng nếu chỉ đọc thầm các từ trên các thí sinh sẽ mất bao nhiêu thời gian để tìm ra cách đọc khác? Để rèn luyện và ghi điểm với phần này thí sinh nên học các đọc từ từ các phần mềm từ điển (Longman, Cambridge hoặc Oxford Dictionary) hoặc các từ điển trực tuyến khác. Chọn phương án có sát nghĩa với câu cho sẵn Phần thi này đòi hỏi kĩ năng viết câu đúng của thí sinh, và trong đề thi hằng năm thường chiếm tỉ lệ từ 8-15% tổng điểm. Ở dạng câu hỏi này chỉ một số thí sinh có khả năng ghi điểm tối đa còn phần lớn chọn đáp án một cách thụ động và may rủi, đâu là thách thức? - Phần lớn các câu cho sẵn được mặc định ở các dạng câu giao tiếp, hội thoại nên khi chuyển ý (sang dạng bị động/chủ động; câu trực tiếp/gián tiếp) thường sử dụng văn viết để chuyển dịch do đó về cơ bản cấu trúc câu, chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ … cũng thay đổi theo. - Câu hỏi có sử dụng các câu trần thuật, mệnh lệnh thức, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán khiến cho ý nghĩa của câu bị thay đổi, các động từ thường được sử dụng để thay thế như: ordered, forced, demanded, requested, suggested, warned, advised … - Câu hỏi sử dụng các câu giả định ở dạng đặc biệt và các câu đảo ngữ tạo ra những câu hỏi bẫy “trapped questions”. Trong trường hợp này thí sinh cần dùng tư duy và suy luận logic để hiểu rõ định dạng câu từ đó phân tích các mệnh đề chính qua đó tìm ra ý nghĩa của câu so sánh với các đáp án tương đồng phù hợp. Ví dụ: Trong câu 72 (Mã đề thi 174 - môn tiếng Anh, Khối D, năm 2009) Question 72: He survived the operation thanks to the skilful surgeon. A. He survived because he was a skilful surgeon. B. Though the surgeon was skilful, he couldn’t survive the operation. C. There was no skilful surgeon, so he died. D. He wouldn’t have survived the operation without the skilful surgeon. Đán án đúng: D. Đây là dạng câu giả định có một mệnh đề chính với một mệnh đề phụ sử dụng cụm liên từ nói tắt. Rõ ràng, một mệnh đề phủ định cộng với liên từ “without” đã làm thay đổi ý nghĩa của câu tạo ra (phủ định + phủ định = khẳng định). . Chiến lược ghi điểm cao môn tiếng Anh (Phần 2) Bài đọc hiểu – coi chừng mất điểm oan Trong đề thi tiếng Anh, thường có từ 1 đến 2 bài đọc chiếm tỉ lệ điểm từ 20-30% trên tổng điểm. . sẵn. Ví dụ: Trong câu 11 (Mã đề thi 105 - môn tiếng Anh, Khối D, năm 2008). Câu 11: A. apply B. persuade C. reduce D. offer Khi đọc bật thành tiếng các từ này thí sinh sẽ dễ dàng có được:. not refer… Mất điểm trong phần câu hỏi ngữ âm, dấu trọng âm Trong đề thi, phần thi này chỉ chiếm 5 câu hỏi tuy nhiên thang điểm của phần này lại chiếm tỉ lệ xấp xỉ 10% tổng điểm của bài thi.

Ngày đăng: 13/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan