Giáo Trình Tin Học Ứng Dụng

77 527 0
Giáo Trình Tin Học Ứng Dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình Tin học căn bản LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình này được biên soạn làm giáo trình Tin học ứng dụng. Giúp cho những người yêu thích môn Tin Học nghiên cứu, tham khảo và học tập. Giáo trình được biên soạn dựa trên những tài liệu tham khảo về Tin học căn bản, điện toán văn phòng, Giáo tình Tin Học của Nhà xuất bản Đại Học Đại Sư Phạm. Nội dung Giáo trình gồm 3 chương: Chương I. Giới thiệu tổng quan về máy tính, trình bày những kiến thức cơ bản về máy tính, cấu trúc, hoạt động của máy tính và phương pháp bảo vệ máy tính hữu hiệu. Chương II. Giới thiệu Chi tiết về chương trình Microsoft Word. Những kiến thức về soạn thảo văn bản, sử dụng các chức năng của máy tính trong soạn thảo văn bản, xử lý thông tin, in ấn, Chương III. Giới thiệu chi tiết về chương trình Microsoft Excel. Những tính năng, tác dụng của Excel trong tính toán, lập trình, Qua quá trình nghiên cứu, biên soạn giáo trình Tin Học ứng dụng, mặc dù đã nghiên cứu tỉ mỉ, cân nhắc trước khi thực hiện. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của quí đọc giả, học viên, để hoàn thiện hơn nữa trong lần biên soạn sau. Xin Chân thành cảm ơn! Mọi Chi Tiết, Đóng Góp Vui Lòng Liên Hệ: 0976 801 208 Hoặc Email: nguyentan1981@ymail.com nguyentantg@gmail.com Nguyễn Ngọc Minh Tân nguyentan1981@ymail.com Giáo trình Tin học căn bản nguyentan1981@ymail.com 2 Giáo trình Tin học căn bản Chương I: TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH BÀI 1. CẤU TRÚC CỦA MÁY TÍNH I- Tin học là gì? Tin học là khoa học nghiên cứu cách xử lý và lưu trữ thông tin một cách tự động bằng máy tính điện tử. Bộ môn tin học gắn liền với sự phát triển của máy tính, ngày càng trở thành một môn học trợ giúp đắc lực cho các ngành trong đời sống và của xã hội loài người. II- Cấu trúc của máy tính: Máy vi tính gồm 2 phần: Phần cứng và Phần mềm. * Phần cứng: Là các thiết bị do những nhà sản xuất chế tạo ra. Gồm các bộ phận cơ bản sau: - Nhập (Input) - Lưu trữ (Save) - Vận hành - Điều kiện - Xuất (Output) * Phần mềm: Là toàn bộ những chương trình điều kiển hoạt động của máy tính. 1. Phần cứng (Hardware): gồm 3 bộ phận chính: Bộ nhập, bộ xử lý, Bộ xuất. BỘ NHẬP BỘ XỬ LÝ BỘ XUẤT - Bàn phím (keyboard) - CPU, (CU, ALU) - Màn hình (Monitor) - Đĩa từ (Disk) - Bộ nhớ: RAM, ROM - Máy in (Printer) - Chuột (Mouse) - - Đĩa từ (Disk) - Máy quét ảnh (Scanner) - - Fax, Modem,… - Fax, modem,… - - - CPU (Central processing Unit): Bộ xử lý trung tâm. - CU (Central Unit): Bộ điều khiển. - ALU (arithmetic Logical Unit): Bộ làm tính. * Bộ nhớ (Memory): gồm Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài - Bộ nhớ trong: ROM và RAM nguyentan1981@ymail.com 3 Bộ nhập Bộ xử lý Bộ xuất Bộ điều khiển Bộ logic, số học - Dòng dữ liệu -Dòng điều khiển Bộ nhớ bán dẫn RAM ROM DRA Mask ROM SRAM ROM có thiết lập Giáo trình Tin học căn bản + ROM (Read Only Memory): Là bộ nhớ đã được các nhà sản xuất chế tạo ra và cài đặt sẵn thông tin trong đó nhằm điều khiển các thiết bị khi khởi động máy. ROM chỉ cho phép đọc thông tin và không ghi hoặc sửa chữa thông tin được. Thông tin trong ROM vẫn tồn tại khi tắt máy hoặc bị mất điện. + RAM (random Access Memory): Là nơi chứa thông tin và các chương trình đang xử lý. Ta có thể đọc thông tin và ghi chép thông tin vào trong RAM. Thông tin trong RAM sẽ bị mất khi tắt máy hoặc bị mất điện đột ngột. - Bộ ngớ ngoài: Lưu lượng của Bộ nhớ trong nhỏ và thông tin dễ bị mất khi tắt máy hoặc mất điện đột ngột. Để lưu trữ thông tin được nhiều hơn và đảm bảo an toàn hơn, ta phải dùng Bộ nhớ ngoài: đó là đĩa từ: - Đĩa cứng: C - Đĩa mềm: A, B, F, G, H, … - Đĩa quang: CD, DVD, VCD, USB, … Tuy nhiên, việc truy xuất thông tin trong Bộ nhớ ngoài chậm. 2. Phần cứng (Software): a). Phần mềm cơ bản: Là các chương trình bắt buột phải có và thường được cài đặt sẵn vào ổ đĩa cứng. - Hệ điều hành (Operating System): Là tập hợp các chương trình hệ thống dùng để điều khiển các hoạt động của máy vi tính. - Các chương trình dịch: Nhằm giúp máy tính hiểu được các loại ngôn ngữ sang ngôn ngữ máy khi ngôn ngữ được nhập vào máy (gọi là bit). Có 2 cách dịch: + Thông dịch (Interpreter): Dịch từng câu lệnh của chương trình sang ngôn ngữ máy. Thông thường máy sẽ dịch ngôn ngữ đến đâu thi hành lệnh đến đó cho đến khi chương trình được thực hiện xong. + Biên dịch (Compiler): Dịch toàn bộ chương trình từ ngôn ngữ cấp cao sang ngôn ngữ máy thành một chương trình hoàn chỉnh rồi mới thi hành lệnh của chương trình. b). Phần mềm ứng dụng: Là chương trình đã được viết để giải quyết công việc cụ thể theo yêu cầu của người sử dụng máy tính: FoxPro, visual Foxpro, Pascal, C, Java, Visual Basic, SQL Sever,… Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều chương trình phần mềm khác nhau được thiết lập để phục vụ cho nhu cầu của nhiều công việc khác nhau như: Soạn thảo văn bản, Tính toán, Lập trình, Xử lý ảnh, Thiết kế, …. III- Đơn vị lưu trữ thông tin * Bit Đơn vị bé nhất để lưu trữ thông tin là bit. Máy tính được cấu tạo từ các linh kiện điện tử. Các linh kiện này chỉ có hai trạng thái: có điện hay không có điện, nhiễm từ hay không nhiễm từ. Để mô tả chi tiết, người ta dùng ký tự số 0 và 1 để diễn đạt. Mỗi ký tự số được gọi là bit. Bit là đơn vị thông tin cơ sở. Các bội số của bit: 1 Byte (B) = 2 3 = 8 bit 1 kilobyte (Kb) = 2 10 B = 1.024 B = 2 10 B 1 Mega byte (Mb) = 2 10 Kb = 1.024 Kb = 1.048.567 B = 2 20 B 1 Giga byte (Gb) = 2 10 Mb = 1.024 Mb = 2 20 Kb = 2 30 B 1 Tetrra byte (Tb) = 2 10 Gb = 2 20 Mb = 2 30 Kb = 2 40 B Để điều khiển 1 ký hiệu, người ta dùng tổ hợp 8 bits để mã hóa các ký tự, ta có 2 8 = 256 ký hiệu. nguyentan1981@ymail.com 4 Giáo trình Tin học căn bản Bộ mã ASCII đã mã hóa 256 ký hiệu thường sử dụng và gọi đó là Bảng mã ASCII. Mỗi ký tự trong bảng ASCII được mã hóa thành 1 chuỗi ký tự số 0,1 được gọi là mã nhị phân. Ví dụ: Ký tự A được mã hóa thành 0100 0001, tương ứng với số 65 trong hệ đếm thập phân. Khi nhập dữ liệu vào máy, máy sẽ chuyển ký tự A sang dạng nhị phân để xử lý rồi mới chuyển sang ký tự bình thường. * Word - Word là đơn vị xử lý các lệnh trong máy tính. - Số bit trong word có thể là 16 bit; 32 bit; hoặc 64 bit tùy vào loại phần cứng. IV- Mục đích sử dụng máy tính: Nhằm làm giảm bớt thời gian lao động và kiểm soát được các con số, lưu trữ thông tin, dữ liệu một cách chính xác. - Hỗ trợ các công việc văn phòng: Word, Excel, Power Piont; - Lưu trữ và xử lý thông tin (cơ sở dữ liệu); - Điều hành tác nghiệp (hệ thống thông tin quản lý), quản lý dữ liệu: Access; - Gửi và nhận thông tin (truyền thông); - Truy cập mạng nội bộ và mạng internet; - Âm nhạc và hội họa: Nghe nhạc, xem phim, ảnh,… - Giải trí: trò chơi điện tử,… BÀI 2. BẢO VỆ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU I. Khái quát chung: Dữ liệu và thông tin gọi chung là dữ liệu, được xem là những tài liệu quí giá cần phải được bảo vệ cẩn thận và chu đáo. Dữ liệu luôn được định vị trên đĩa theo địa chỉ, được xác định thông qua tên đĩa. CPU chỉ xử lí trực tiếp với các dữ liệu được lưu trữ ở bộ nhớ trong. Do vậy, trước khi được xử lí, các thông tin ở bộ nhớ ngoài cần được truyền vào bộ nhớ trong. CPU của máy tính gồm một đồng hồ phát xung, CU, ALU, một số thanh ghi. CPU có kích thước rất nhỏ, nằm gọn trong phần tử mạch điện thường được gọi là CHIP hay IC. Để đạt được hiệu quả cao khi xử lí, lưu trữ và truyền thông các thiết bị là phải tìm cách tổ chức và biểu diễn dữ liệu trong máy tính điện tử một cách hợp lý. Thiết bị lưu trữ thông tin trong máy tính chủ yếu là đĩa từ. Đĩa từ sử dụng kỹ thuật từ tính để ghi dữ liệu, tức là dữ liệu được ghi dưới dạng những chấm từ tính nhỏ li ti mà mắt thường không nhìn thấy được, giống như những hạt nam châm. Những hạt nam châm này sắp xếp theo hướng Nam - Bắc hoặc ngược lại để thể hiện bit hoặc bit 0. Khi truy - xuất dữ liệu, đầu từ không bao giờ chạm vào mặt đĩa mà mặt đĩa luôn giữ khoảng cách rất nhỏ đủ để đảm bảo an toàn cho đĩa. Nếu vì một lý do nào đó đầu từ chạm vào mặt đĩa sẽ làm trầy, sướt và như vậy dữ liệu sẽ không truy xuất được. Đối với đĩa cứng sẽ gây vỡ đầu từ và bao nhiêu dữ liệu đã lưu trữ sẽ biến mất. II. Virus Máy tính Virus máy tính là chương trình do con người tạo ra, và là một dạng chương trình mang tính xảo quyệt nhất. Một số loại được viết ra với ý đồ nguy hiểm là phá hủy dữ liệu, thông tin trên đĩa, một số khác mang tính vô hại nhưng cũng làm cho người sử dụng máy mất thời gian để tháo bỏ (diệt) chúng. Virus là chương trình hoạt động lặng lẽ , luôn tìm cách để ẩn mình trong hệ thống máy tính chờ cơ hội để phá hoại. Hiện nay đã có hàng ngàn loại virus khác nhau, có thể chi làm 3 chủng loại: nguyentan1981@ymail.com 5 Giáo trình Tin học căn bản 1. Boot sector & Partition table virus (B-virus): Virus cung mồi và virus bảng phân khu: Thường trú ẩn trong cung mồi đĩa mềm hoặc bảng phân khu đĩa cứng. Khi chúng khởi động từ đĩa có nhiễm virus loại này thì nó sẽ nhảy vào trú trong RAM và chờ thời cơ lây lan sang các đĩa khác. Các virus loại này như: Stoned, Loshi, Michelangelo,… 2. File infector virus Thường hay nhiễm và phá hoại các chương trình khả thi có đuôi .com, .exe. Loại virus này thường ngủ yên cho đến khi chương trình bị nhiễm virus được thực hiện. Khi đó nó tự tìm các chương trình khả thi khác để lây lan hoặc chui vào RAM để trực chờ lây qua các tập tin khả thi .com, .exe. Chương trình nhiễm virus loại này kích thước sẽ bị tăng lên. Điển hình virus loại này như: Jerusalem (ngày thứ 13); Trojan horses (ngựa thành Troie): Thực ra không phải virus, nhưng cũng rất nguy hiểm. Virus loại này không lây lan mà giả bộ như chương trình tiện ích hợp pháp và tìm cách phá dữ liệu trên đĩa cứng hoặc xóa sạch cấu hình trên CMOS, RAM. III. Một số cương trình diệt virus máy tính Một số chương trình diệt virus thông dụng: - SCAN: Là chương trình dò tìm virus trong bộ nhớ và trên đĩa từ. Nếu tìm thấy thì có thể diệt tùy thuộc vào sự chỉ định của các tùy chọn. - BKAV: Là chương trình luôn được cập nhật để có thể diệt những virus mới phát sinh. - D2: Có tác dụng dò tìm và diệt virus trong bộ nhớ máy tính, boot sector và trên các tập tin. - NortonAntivirus … IV. Làm thế nào đề phòng Virus bảo vệ dữ liệu - Những chương trình và dữ liệu quan trọng nên chép thêm ra đĩa mềm phòng khi đã cứng có trục trặc. - Khi mang một đĩa lạ vào sử dụng trên máy thì nên kiểm tra (test) cẩn thận bằng nhiều chương trình khác nhau trước khi sử dụng. - Cần thường xuyên kiểm tra virus trên máy vì có những virus chỉ hoạt động trong một thời gian nào đó hoặc trong một ngày nào đó. * Ngoài ra, cần lưu ý đến điểm sau: - Không để đĩa nơi có từ trường độ ẩm , nhiệt độ cao, nơi dể thấm nước. - Không bẻ cong đĩa hoặc để bụi lọt vào đĩa, không sờ tay vào khe đọc/viết của đĩa. - Nên dùng băng keo đen dán bảo vệ những đĩa có dữ liệu quan trọng để tránh nhiễm virus hoặc xóa nhầm đĩa. Khi máy bị nhiễm virus thì phải làm gì? Khi máy bị nhiễm virus, bạn nên thực hiện những việc sau: * Sử dụng đĩa hệ thống sạch để khởi động lại máy (đĩa hệ thống nên tạo trước, trên đĩa ngoài các tập tin hệ thống (CommanD.com, Io.sys, MS-DOS.sys) cần có chương trình diệt virus, nếu chạy chương trình diệt virus có sẵn trên đĩa cứng (của máy đã bị nhiễm) thì cũng không chắc chắn vì bản thân chương trình diệt virus này cũng có thể đã bị nhiễm virus. * Tiến hành cho chạy các chương trình diệt virus trên đĩa, nếu diệt bằng chương trình này không được thì sử dụng chương trình khác. * Trong trường hợp vẫn không thể diệt được bằng các chương trình, thì cần liên hệ các cửa hàng dịch vụ tin học hay các lập trình viên, các nhà nghiên cứu tin học để tìm một chương trình khác hoặc xin lời khuyên tốt nhất. nguyentan1981@ymail.com 6 Giáo trình Tin học căn bản Chương II: MICROSOFT WINDOWS BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH I- Hệ điều hành là gì? Hệ điều hành là một bộ chương trình quán xuyến toàn bộ các hoạt động của máy tính điện tử. Bộ chương trình gồm các nhóm chương trình thực hiện các chức năng sau: 1. Điều khiển việc thực hiện một chương trình đã được dịch ra ngôn ngữ máy. 2. Quản lý toàn bộ các thiết bị ngoại vi như: Bàn phím, màn hình, ổ cứng,… 3. Quản lý việc thực hiện các chương trình, phân phối miền nhớ, thời gian,… Hệ điều hành là những bộ chương trình rất lớn và phức tạp, chứa hàng vạn đến hàng trăm vạn câu lệnh và do những nhóm lập trình viên xuất sắc lập ra. II- Các đối tượng do hệ điều hành quản lý: 1. Tập tin (file): Tập tin là nơi lưu trữ thông tin bao gồm chương trình, dữ liệu, văn bản. Mỗi tập tin mang một tên gọi (file name) riêng biệt, gồm hai phần: phần tên (name) và phần mở rộng (extension). - Phần tên: là phần bắt phải có. Bao gồm các kí tự chữ từ A đến Z, kí tự số từ 0 ÷ 9 và một số kí tự khác: #, %, ~, ^, @, (,), !, _, khoảng trắng. - Phần mở rộng: không bắt buột phải có vì thông thường do chương trình ứng dụng tự động thêm vào. Thường chỉ dùng 3 ký tự trong các ký tự nêu trên. Giữa phần tên và phần mở rộng được ngăn cách bởi một dấu chấm (.). Ví dụ: baocao.doc winword.exe; autoexe.BAT * Tập tin có độ dài lên đến 255 kí tự. * Có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu file:  COM, EXE, BAT: Các file khả thi và lệnh batch chạy trực tiếp trên hệ điều hành.  TXT, DOC, …: Các file văn bản.  PAS, BAS, … : Các file chương trình là một loại ngôn ngữ lập trình.  WKI. XLS, … : Các bảng tính Lotus, Excel,…  DBF, DAT, …: Các file cơ sở dữ liệu. * Một số kí hiệu đại diện (Wildcard): - Dấu ? : đại diện cho một kí tự bất kì trong tên tập tin tại vị trí nó xuất hiện. - Dấu * : đại diện cho một chuỗi kí tự bất kỳ trong tập tin từ vị trí nó xuất hiện. Ví dụ: Bai?.doc → Bai1.doc, Bai2.doc, Bai7.doc, … Bai*.doc → Bai1.doc, Baihat.doc, Baitap.doc, … Baitap.* → Baitap.doc, Baitap.xls, Baitap.dat, … nguyentan1981@ymail.com 7 Phần tênPhần mở rộng Giáo trình Tin học căn bản 2. Thư mục (Folder) Mỗi thư mục đều được đặt tên riêng, nguyên tắc đặt tên thư mục cũng giống như nguyên tắc đặt tên tập tin. Trên mỗi đĩa đều có một thư mục chung gọi là thư mục gốc. Thư mục gốc không có tên riêng, được gọi là (backslash). Dưới mỗi thư mục gốc có các tập tin trực thuộc và các thư mục con. Thư mục chứa thư mục con (kí hiệu là [.]) gọi là thư mục cha (kí hiệu là [ ]). Hai thư mục cùng là con của một thư mục cha gọi là thư mục cùng cấp. Tập hợp các thư mục có mối liên hệ với nhau theo nhiều cấp gọi là cây thư mục. Trong cùng một thư mục không được chứa hai đối tượng cùng cấp có tên trùng nhau. 3. Ổ đĩa (Driver): Ổ đĩa là thiết bị truy xuất thông tin trên đĩa từ. Tại một thời điểm chỉ có thể làm việc trên một ổ đĩa gọi là đĩa hiện hành. 4. Đường dẫn Là lộ trình dẫn đến một thư mục trong một cây thư mục. Đường dẫn là một dãy các thư mục liên tiếp nhau và được phân cách bởi ký hiệu ( \ ). III- Hệ điều hành Windows XP Windows là hệ điều hành gồm một trương trình quản lý hai giao diện: - Giao diện giữa người sử dụng với những chương trình ứng dụng. - Giao diện giữa những chương trình ứng dụng với các thiết bị và hệ thống tập tin trên đĩa. 1. Khởi động và thoát khỏi Windows a - Khởi động Windows: Ấn nút Power trên CPU, máy sẽ tự động khởi động Windows. b - Thoát khỏi Windows: Click chuột chọn Start\ Turn Off Computer (hoặc Shut down), hoặc ấn vào phím  trên bàn phím\ chọn Turn Off Computer (hoặc Shut down) bằng cách dùng phím mũi tên trên bàn phím. * Turn Off: Thoát khỏi Windows và tắt máy. * Restart: Khởi động lại Windows. * Stand By: Thoát khỏi Windows về DOS. 2. Một số thuật ngữ thường dùng trong Windows: a). Các biểu tượng (icon): Là các hình vẽ nhỏ đặc trưng cho một đối tượng bất kì của Windows . Phía dưới biểu tượng là tên của biểu tượng được gán theo chức năng của biểu tượng: My Computer , My Document , … b). Sử dụng chuột (Mouse) trong Windows: Chuột là thiết bị không thể thiếu khi làm việc trong môi trường Windows. Con trỏ chuột (mouse pionter) cho biết vị trí tác động của chuột trên màn hình. Khi làm việc bằng chuột có các thao tác cơ bản sau: - Piont: Trỏ chuột trên mặt phẳng mà không nhấn nút nào cả; - Click: Ấn nhanh và thả nút chuột trái; - Double Click (D_Click): Ấn nhanht nút chuột trái hai lần liên tiếp; - Drag (Kéo thả): Ấn và giữ nút chuột trái khi di chuyển đến nơi khác và thả ra. - Right Click (R_Click): Ấn nhanh và thả nút chuột phải. nguyentan1981@ymail.com 8 Giáo trình Tin học căn bản 3. Thành phần Windows: a). Biểu tượng chương trình trên màn hình: + My Computer: Cửa sổ cho thấy tất cả những tài nguyên trên máy. + Recycle Bin: Chứa các dữ liệu đã bị xóa cho phép phục hồi. b). Thanh tác vụ (Task bar): Thanh tác vụ nằm ngang ở dưới màn hình nền, trên đó gồm có: Nút Start, tên của các chương trình ứng dụng đang mở và đồng hồ, … BÀI TẬP THỰC HÀNH 1: 1. Khởi động máy, mở các chương trình ứng dụng: Paint, Caculator, Microsoft Word. 2. Thu nhỏ cửa sổ WinWord, Caculator, di chuyển cửa Paint sang bên phải màn hình. 3. Đóng cửa sổ Paint. 4. Mở lại trình ứng dụng WinWord và nhập các phép tính sau: 52039 + 75123 - 64328 = 2537 * 6 - 6785 = 48976 * 5 / 8 = 399 / 3 + 9876 = 5. Lưu lại văn bản với tên gọi Baitap 1.doc 6. Sử dụng Caculator để tính và cho kết quả vào từng phép tính trên. 7. Chỉnh lại ngày, giờ cho máy. 8. Mở lại trình ứng dụng WinWord và nhập các nội dung sau: KHI EM TRÒN HAI MƯƠI     Sẽ có một mùa xuân Tôi được gặp trong đời Áo trắng nào chấp chới Thôi miên bay cuối trời !  Cho dù em không cười Cho dù em chẳng nói Cho dù em lánh tôi Cho dù em không đợi…  Mùa xuân rồi sẽ tới Dù còn xa vời vợi Buồn vui tôi vẫn đợi Khi em tròn hai mươi.  Nguyễn Minh b). Vai trò tin học trong GD&ĐT: “… Tin học được sử dụng như “Người phụ giảng”, tham gia trong các quá trình đào tạo và giáo dục. Tin học đang phát huy vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp đào tạo con người thông qua những sản phẩm thông minh về lao động tư duy, có khả năng kích thích sự sáng tạo của con người trong quá trình tiếp nhận thông tin và kiến thức. Với sự hỗ trợ đắc lực của tin học, nếu biết khai thác triệt để và đúng hướng, có thể tin chắc rằng con người trong tương lai không xa sẽ giải quyết những vấn đề phức tạp với những biện pháp thông minh hơn và trong mọi trường hợp sẽ thể hiện được năng lực sáng tạo phong phú và hoàn chỉnh hơn nhiều so với ngày nay”. nguyentan1981@ymail.com 9 Giáo trình Tin học căn bản 1. Khởi động chương trình: - Cách 1: Double Click vào biểu tượng chương trình trên màn hình. - Cách 2: Click chọn Start\Programs\Microsoft Office\Tên chương trình. - Cách 3: Nếu mở nhanh một tập văn bản đã soạn thảo và được lưu trên máy tính, ta có thể chọn: Double Click My Computer\Disk D\chọn tập văn bản (Word) cần mở\Ok. - Cách 4: Click phải chuột vào Start chọn Explore\Disk D\tập tin cần mở\Ok. * Các chương trình sẵn có trong Windows nằm trong Menu Accessories như: Paint (hình vẽ) … 2. Thành phần cửa sổ chương trình 2.1. Thanh tiêu đề: (Title Bar): Chứa tên của chương trình ứng dụng, cũng có thể là tên tài liệu, tên nhóm, tên tập tin,… 2.2. Thanh lệnh đơn: (Menu Bar): Chứa các lệnh của chương trình ứng dụng. 1. File: Các lệnh xử lí văn bản như: New, Open, Close, Save, Page Setup… 2. Edit: Các lệnh biên tập nội dung văn bản như: Copy, Cut, Paste, Undo Typing,… 3. View: Các lệnh hiển thị văn bản vàv thành công cụ như: Ruler, Toolbar,… 4. Insert: Các lệnh chèn đối tượng vào văn bản như: Page Number, Picture,… 5. Format: Các lệnh điạnh dạng: Font, Paragraph,… 6. Tools: Các lệnh thiết lập và kích hoạt các công cụ: Options,… 7. Table: Các lệnh thiết lập bảng biểu: Table Propertives,… 8. Window: Các lệnh liên quan đến hiển thị cửa sổ: New Windows,… 9. Help: Các hướng dẫn trợ giúp: Contact Us,… nguyentan1981@ymail.com 10 Control Menu Box Menu Bar Title Bar Minimize Close Vertical Scroll bar Horizontal Scroll bar Status bar Close Maximize or Restore Down bar Control Menu Box Menu Bar Title Bar Minimize Maximize or Restore Down Close 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [...]... GHI CHÚ Có thể thay đổi tùy theo tình hình nguyentan1981@ymail.com Giáo trình Tin học Căn Bản I- Thanh cơng cụ Drawing: - Click View\Toolbars\Drawing - Hoặc Click vào biểu tượng trên thanh Standard 1 2 3 STT Tên gọi 1 Draw: 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Cơng dụng Cơng cụ để chỉnh sửa hình ảnh, hình vẽ Giáo trình Tin học Căn Bản 2 Select Object: 3 Chọn một đối tượng Auto Shapes: 4 Line:... tập tin mới: Tiến hành soạn văn bản mới - Trước khi soạn văn bản mới nên lưu lại tập tin Vào Menu FileSave hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl+S hoặc Click biểu tượng trên thanh Standard, Khi đó xuất hiện hộp thoại như sau: Chọn thư mục lưu tập tin Đặt tên cho thư mục mới Click 2- Mở một tập tin Click File/Open hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl+O, xuất hiện hộp thoại sau: 18 nguyentan1981@ymail.com Giáo trình Tin học. .. hiển thị Nếu thanh cơng cụ nào đã được chọn thì sẽ có dấu ở ơ bên trái dòng tương ứng - Để đánh dẫu hiển thị hay khơng hiển thị thanh nào, hãy Click chuột vào ơ vng bên cạnh tên cơng cụ (tương ứng với mở/tắt thanh cơng cụ đó) 13 nguyentan1981@ymail.com Giáo trình Tin học căn bản 3 Sử dụng bộ gõ Tiếng Việt: 3.1 Chương trình VietKey 2000: D_Click biểu tượng hoặc Click hoặc Click phải vào Bật chế độ... chương trình ứng dụng nhằm biến máy tính thành một cơng cụ tạo, xử lý, lưu giữ và in ra các văn bản Một trong những hệ soạn thảo văn bản thơng dụng nhất hiện nay là Microsoft Word Soạn thảo văn bản là một q trình lặp Q trình này bắt đầu bằng việc khởi động Word, nhập nội dung văn bản vào máy tính từ bàn phím, định dạng, lưu giữ văn bản trên đĩa cứng của máy (hay trên đĩa mềm) dưới dạng tệp tin và kết... tán u thương Lấp lánh cười dun cùng bóng nắng Giờ học, mảng sân vng vắng lặng Chim chuyền cành bng tiếng bâng quơ  Chúng em nghe thầy giảng bình thơ Nắng ghé theo chồm lên bệ cửa Và cả gió cũng mê thơ nữa Thổi thoảng vào mát ngọt mơi ai?!      17 nguyentan1981@ymail.com Giáo trình Tin học căn bản 4/1999 Nguyễn Minh I TẠO TẬP TIN 1 Tạo tập tin mới - Vào (Click) Menu FileNew, hoặc ấn tổ hợp.. .Giáo trình Tin học căn bản 10 VietKeyO2.1: Các lệnh thiết lập bảng mã, kiểm tra lỗi chính tả,… (Tuỳ máy) 2.3 Các thanh cuộn ngang - dọc: (Scroll Bar): Dùng để cuộn màn hình khi giao diện chương trình khơng đủ để trình diễn 2.4 Các nút điều khiển: - Minimize: .Thu nhỏ cửa sổ chương trình về dưới thanh tác vụ (Task bar); - Maximize: .Phóng... văn bản là một chương trình ứng dụng nhằm biến máy tính thành một cơng cụ tạo, xử lý, lưu giữ và in ra các văn bản Một trong những hệ soạn thảo văn bản thơng dụng nhất hiện nay là Microsoft Word Bài 9 Tạo chữ nghệ thuật: Soạn thảo văn bản là một q trình lặp Q trình này bắt đầu bằng việc khởi động Word, nhập nội dung văn bản vào máy từ bàn phím, định dạng, lưu giữ văn bản trên đĩa cứng của máy (hay trên... Insert\Symbol  Font: Danh sách các bộ chữ đặc biệt Có 2 Font thường sử dụng  Font Symbol: Cứa các ký tự tốn học: α, φ, ϕ, ⊥, ≅,…  Font Wingdings: Chứa các ký tự trang trí: , , , , ,…  Insert: Chèn Symbol tại vị trí đặt con trỏ  Shorcut Key: Tạo phím gõ tắt (Alt hoặc Ctrl) và các ký tự 22 nguyentan1981@ymail.com Giáo trình Tin học căn bản  AutoCorrect: Tạo gõ tắt III DROP CAP: Tạo chữ in hoa (to)... xin phép cha gấp đơi thì thời gian thành tài là bao lâu? cho anh theo học với Võ sư Hồng Thuận - “Ba mươi năm” - Võ sư Hồng - một Võ sư đa tài, và chàng được cha Thuận bình thản đáp chấp thuận - “… Sao như thế được - thưa đại sư?” Minh Trí đến bái kiến Hồng Thuận: Minh Trí kinh ngạc hỏi 24 nguyentan1981@ymail.com Giáo trình Tin học căn bản … Võ sư Hồng Thuận vẫn trầm mặt Nếu tơi xã thân phụng sự đại... chàng muốn khụy, trơng thật đáng thương LỚP GIỜ HỌC SÁNG CHIỀU TỐI 7h - 9h 9h - 11h 13h - 15h 15h - 17h 18h - 20h Võ sư Hồng Thuận ơn tồn giải thích cho Minh Trí nghe: - “Dục tốt bất đạt”, người hấp tấp làm việc gì cũng khơng thành cơng Minh Trí phần nào đã hiểu được điều ấy Chàng quyết tâm ở lại theo học với Võ sư Hồng Thuận NXB-TÀI HOA LỊCH HỌC TẬP TIN HỌC THCB ACCESS LT TH LT TH          . Giáo trình Tin học căn bản LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình này được biên soạn làm giáo trình Tin học ứng dụng. Giúp cho những người yêu thích môn Tin Học nghiên cứu, tham khảo và học tập. Giáo trình. nguyentan1981@ymail.com Giáo trình Tin học căn bản nguyentan1981@ymail.com 2 Giáo trình Tin học căn bản Chương I: TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH BÀI 1. CẤU TRÚC CỦA MÁY TÍNH I- Tin học là gì? Tin học là khoa học nghiên. trình Microsoft Excel. Những tính năng, tác dụng của Excel trong tính toán, lập trình, Qua quá trình nghiên cứu, biên soạn giáo trình Tin Học ứng dụng, mặc dù đã nghiên cứu tỉ mỉ, cân nhắc

Ngày đăng: 13/07/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan