giáo án chí khí anh hùng

7 28K 365
giáo án chí khí anh hùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

giáo án giúp thầy cô tham khảo. đây là một đoạn trích không hề dễ giảng trong Truyện Kiều. giảng được thì dễ nhưng giảng hay thì không phải ai cũng làm được. qua đây sẽ giúp học hiểu sâu sắc hơn về người anh hung Từ Hải.

CHÍ KHÍ ANH HÙNG Tiết (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) Ngày soạn: Ngày dạy A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:- Hiểu được chí khí anh hùng cua nhân vật Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Du. - Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bút pháp tả nhân vật anh hùng lí tưởng. - Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình và phân tích nhân vật trong thơ trữ tình. B. Sự chuẩn bị của thầy trò: - Sgk, sgv. - Truyện Kiều và các tài liệu tham khảo. - Thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức đọc diễn cảm, trao đổi thảo luận, phát vấn- đàm thoại, so sánh. D. Tiến trình dạy- học: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu khái niệm luận điểm, luận cứ? Tìm luận cứ cho luận điểm: Đọc sách đem lại cho ta nhiều bổ ích? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Trong suốt đêm trường 15 năm lưu lạc đầy khổ nhục, đắng cay của Thúy Kiều, Từ Hải bỗng đột ngột xuất hiện rồi lại biến mất. Nhưng ở khoảnh khắc ngôi sao ấy tỏa sáng, Kiều đã nhờ oai hùm của Từ để thực hiện mơ ước công lí “báo oán trả ân” phân minh. Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân giới thiệu Từ Hải có hiệu là Minh Sơn, vốn người đất Việt, là một tay hảo hán, tâm tính khoáng đạt, độ lượng lớn lao, anh hùng rất mực tinh thông lược thao nhưng lại xuất thân từ một nho sinh thi hỏng, bỏ đi làm nghề buôn bán có vẻ tầm thường. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã lược bỏ những chi tiết tầm thường ấy, sử dụng bút pháp lãng mạn với những hình ảnh tượng trưng ước lệ để xây dựng nhân vật Từ Hải vừa là 1 bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, 1 tráng sĩ tung hoành thiên hạ vừa là 1 người có tấm lòng độ lượng. Khi tả cảnh chia tay của Từ Hải với Thúy Kiều, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói trong một câu (Vợ chồng đoàn tụ chừng nửa năm, Từ Hải liên từ biệt Thúy Kiều ra đi) nhưng Nguyễn Du lại sử dụng tới 18 câu lục bát diễn tả sinh động tâm trạng của Thúy Kiều, đặc biệt là chí khí anh hùng của Từ Hải. Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt - Nêu vị trí đoạn trích? Kể vắn tắt các sự việc trước đoạn trích này? Đọc các câu miêu tả Từ Hải? Hs phát biểu. Gv nhận xét, bổ sung. Hs đọc đoạn trích. Gv nhận xét, hướng dẫn giọng đọc: Đoạn trích gồm giọng kể - tả của tác giả và lời nói trực tiếp của các nhân vật. + Giọng kể-tả: chậm rãi, khâm phục, ngợi ca. + Giọng Kiều: nhỏ nhẹ, tha thiết. + Giọng Từ Hải: đĩnh đạc, hào hùng. - Tìm bố cục của đoạn trích? Gv dẫn dắt: Những kẻ tầm thường tìm đến lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh chỉ để thỏa thú gió trăng. Còn Từ I.Vị trí đoạn trích: - Thuộc phần: Gia biến và lưu lạc. - Từ câu 2213- 2230/ 3254 câu. Rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh ở Châu Thai, Kiều tình cờ gặp 1 vị khách đặc biệt, phi phàm từ ngoại hình, điệu bộ, cử chỉ hào hiệp đến tài năng, chí khí tung hoành thiên hạ: “Lần thâu gió mát trăng thanh Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”. Sau nửa năm chung sống hạnh phúc, Từ Hải từ biệt Kiều ra đi thực hiện chí lớn II. Đọc- hiểu văn bản: 1.Đọc. 2.Bố cục: 3 phần. - P1: 4 câu đầu  bối cảnh dẫn đến cuộc chia li giữa Thúy Kiều và Từ Hải; chí khí và tư thế oai hùng của Từ Hải. - P2: 12 câu tiếp  cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải. - P3: 2 câu còn lại  Từ Hải dứt áo ra đi 2. Tìm hiểu đoạn trích: a. 4 câu đầu: - Nửa năm: khoảng thời gian Thúy Kiều và Từ Hải chung sống. - Hương lửa: hình ảnh ước lệ  tình yêu. Hải, người anh hùng ấy tìm gặp Thúy Kiều là để tìm người tri âm tri kỉ. Vậy nên, sau khi chuộc nàng ra khỏi lầu xanh, kẻ anh hùng và người con gái tài sắc đó đã chung sống thật yên ấm, hạnh phúc. Tình cảm của họ trải qua nửa năm, vẫn đang ở độ nồng nàn, say đắm “nửa năm hương lửa đương nồng”. Nhưng tình yêu dù có mãnh liệt, tình tri kỉ dù có mặn mà song chúng có đủ sức kìm giữ bước chân của Từ Hải? - Em hiểu ntn về từ “trượng phu”, cụm từ “lòng bốn phương”, đặc biệt là từ “thoắt” cho thấy cách nghĩ, cách xử sự của Từ Hải ntn? Hs thảo luận, phát biểu. Gv nhận xét, bổ sung. - “Bốn phương”- nam, bắc, tây, đông  chỉ thiên hạ, thế giới. Theo Kinh Lễ, người xưa khi sinh con trai, người ta làm 1 cái cung bằng cây dâu, mũi tên bằng cỏ bồng (nói tắt: tang bồng) bắn tên ra 4 hướng, tượng trưng cho mong muốn sau này người con trai ấy sẽ làm nên sự nghiệp lớn. - “Lòng bốn phương”  Hương lửa đang nồng  tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều- Từ Hải. - Trượng phu (đại trượng phu): người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi. - Lòng bốn phương  cụm từ ước lệ.  chí nguyện lập công danh, sự nghiệp lớn (mưu đồ bá vương), chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ.  là lí tưởng anh hùng thời trung đại. - Thoắt (tính từ): dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết, chỉ sự nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ.  Cách xử sự dứt khoát, khác thường của Từ Hải.  Bối cảnh dẫn đến cuộc chia li giữa Từ Hải và Thúy Kiều: người anh hùng gặp người đẹp tri kỉ, đang say đắm trong hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, dứt áo ra đi theo tiếng gọi của ý chí. - Tư thế: + Thanh gươm yên ngựa: 1 mình, 1 gươm, 1 ngựa. + Thẳng rong: đi liền 1 mạch.  tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất - Cách miêu tả: đặt nhân vật sánh ngang với ko gian trời bể mênh mang.  Cảm hứng vũ trụ. khát vọng bá vương, làm nên sự nghiệp phi phàm. -“Động lòng bốn phương”  chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ. Đó cũng là lí tưởng của người anh hùng thời trung đại. Kẻ làm trai phải lập công giương danh, chí hướng để ở bốn phương, quyết mưu sự nghiệp phi thường chứ ko khuôn cuộc đời, chí hướng của mình trong khuôn khổ gia đình tù túng. Liên hệ: Công danh nam tử còn vương nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu (Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão); Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao (Chinh phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm); Chí làm trai nam bắc đông tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể (Chí anh hùng- Nguyễn Công Trứ) Từ Hải “quả ko phải là người của 1 họ, một nhà, 1 xóm hay 1 làng. Con người này là của trời đất, của bốn phương. Một con người như thế lúc ra đi ko thể đi một cách tầm thường được”. Chàng ra đi lúc hạnh phúc “đương nồng”. Vậy chí nguyện lập công danh sự  Ngợi ca người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ.  4 câu đầu miêu tả: + Bối cảnh chia li giữa Thúy Kiều và Từ Hải. + Giới thiệu chí khí anh hùng của Từ Hải. + Tư thế oai phong, hào hùng của 1 con người mang tầm vóc vũ trụ. b. 12 câu tiếp: - Thúy Kiều muốn đi theo Từ Hải. Vì: + Theo quy định của lễ giáo phong kiến: phận gái thì phải theo chồng. + Do tâm lí của nàng lúc này. + Có thể nàng muốn ra đi để cùng chia sẻ, tiếp sức và cùng gánh vác khó khăn cùng Từ Hải.  Đó là mong muốn chính đáng, hợp lí, thuận tình. Thúy Kiều ko những là 1 người vợ mà còn là 1 tri kỉ của Từ Hải. Nàng ko chỉ yêu mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng chàng. Trong lời nàng nói với chàng, nàng chỉ viện đến lễ giáo PK. Song có lẽ sâu thẳm trong ý nguyện ấy còn rất nhiều nguyên do. Sau những năm tháng khổ nhục, phiêu bạt trong cảnh đoạn trường, thời gian được sống bên chàng là thời gian hạnh phúc như trong mơ của nàng. Chàng là chỗ dựa vững chắc nhất của nàng. Nàng ko muốn xa người chồng yêu quý, người bạn tri âm tri kỉ, ko muốn sống trong cô đơn nơi đất khách quê người đầy cạm bẫy hiểm nguy. Đó là tâm lí bình thường, dễ hiểu. nghiệp lớn là tâm nguyện thường trực của Từ Hải. - Ở hai câu tiếp, Nguyễn Du đã miêu tả hành động, tư thế của Từ Hải ntn? Hình ảnh Từ được xây dựng mang cảm hứng gì? Tầm vóc của chàng ntn? Hs thảo luận, trả lời. Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý. - Thúy Kiều xin được đi theo Từ Hải liệu có phải chỉ vì nàng muốn tuân thủ đúng quy định của lễ giáo phong kiến- quy định “tam tòng”? Hs phát biểu, thảo luận. Gv nhận xét, bổ sung. - Từ Hải là người tri kỉ- thấu hiểu sâu sắc tâm sự của Thúy Kiều. Trước sự thuyết phục hợp lí thấu tình của - Từ Hải chối từ mong muốn của Thúy Kiều. đó là phản ứng tất yếu của người anh hùng chân chính. - Lời từ chối đặc biệt: + Hỏi lại  hàm ý trách Kiều: Sao nàng lại có thể thường tình nhi nữ làm vậy? Bởi chàng coi nàng là tri kỉ của mình. + Khẳng định niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai, sự nghiệp. Những hình ảnh thuộc phạm trù ko gian: mười vạn tinh binh, bóng cờ rợp đường; âm thanh hào hùng: tiếng chiêng dậy đất  khát vọng lớn lao, mưu đồ vương bá, tầm vóc vũ trụ lớn lao của người anh hùng Từ Hải. + Mục đích ra đi: làm cho rõ mặt phi thường - chứng tỏ khả năng, ý chí phi phàm của mình.  Hình ảnh người anh hùng oai hùng, kì vĩ, bản lĩnh với lí tưởng cao cả, ý chí và hoài bão lớn lao  tính chất lí tưởng hóa. + Những lời giãi bày, phân trần về hoàn cảnh hiện tại (bốn bể ko nhà, theo càng thêm bận)  những khó khăn ban đầu. + Lời an ủi chân tình  tâm lí, sâu sắc và gần gũi. + Lời hứa hẹn tính dứt khoát, quyết tâm sắt đá của Từ.  1 con người bình thường, tâm lí sâu sắc và gần gũi, chân thực hơn. Từ Hải chối từ mong muốn của Thúy Kiều. Đó là phản ứng tất yếu của người anh hùng chân chính ko bị siêu lòng trước nữ sắc, vướng bận gia đình- “Người ra đi nàng Kiều, Từ Hải có chấp nhận ko? Vì sao? - Lời đáp của chàng vừa là lời thuyết phục vừa là lời bộc bạch chí khí. Em có đồng ý với ý kiến đó ko? Vì sao? - Có người nói chàng đã biểu hiện tư cách 1 người anh hùng, 1 con người bình thường, tâm lí, sâu sắc và gần gũi, chân thực ở 4 câu: “Rằng nay vội gì” . Em có chia sẻ với ý kiến đó ko? Vì sao? Hs thảo luận, trả lời. Gv nhận xét, bổ sung. Gv dẫn dắt: 2 câu cuối lại là lời kể của tác giả. Cảm hứng và cách miêu tả người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du trong 2 câu cuối này ntn? Gợi mở: Thái độ và cử chỉ của Từ Hải được miêu tả ntn? Nguyễn Du gửi mơ ước gì vào hình ảnh người anh hùng Từ Hải? - Nêu những vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải qua đoạn đầu ko ngoảnh lại”( liên hệ tư thế của Kinh Kha bên bờ Dịch Thủy, người chiến sĩ trong tư duy lãng mạn cách mạng của Nguyễn Đình Thi sau này). Điều đáng nói ở đây là cách nói đặc biệt của Từ Hải. Chàng hỏi lại, hàm ý trách Kiều bởi ngay trong buổi đầu gặp gỡ chàng đã luôn xem nàng là tri kỉ, hiểu mình hơn ai hết: “Nghe lời vừa ý, gật đầu/ Cười rằng: “Tri kỉ trước sau mấy người!/ Khen cho con mắt tinh đời/ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. Đồng thời, tương lai mà chàng vẽ ra mới chỉ là những hình ảnh tưởng tượng. Nhưng cách nói của chàng chan chứa niềm tin sắt đá vào sự thành công. Đó cũng là lí tưởng cao cả của chàng. c. 2 câu cuối: - Thái độ, cử chỉ: kiên quyết, dứt khoát, ko chần chừ, do dự, ko để tình cảm yếu đuối lung lạc, cản bước. - Hình ảnh chim bằng- hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ.  Cảm hứng: ngợi ca, khẳng định, lí tưởng hóa.  Ước mơ công lí của Nguyễn Du. III. Tổng kết: - Vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải: + Chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn lẫy lừng. + Tự tin, bản lĩnh. + Dứt khoát, kiên quyết mà lại rất tâm lí, trích? - Bút pháp xây dựng nhân vật Từ Hải (nhân vật anh hùng) của Nguyễn Du? sâu sắc và gần gũi. - Bút pháp xây dựng nhân vật: + Lí tưởng hóa với cảm hứng vũ trụ. + Sử dụng những hình ảnh ước lệ kì vĩ. + Lời thoại trực tiếp thể hiện tính cách tự tin, bản lĩnh của nhân vật. E. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu hs:- Học thuộc đoạn trích. - Soạn bài: Thề nguyền (Truyện Kiều). (Sưu tầm) . người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi. - Lòng bốn phương  cụm từ ước lệ.  chí nguyện lập công danh, sự nghiệp lớn (mưu đồ bá vương), chí khí anh hùng tung hoành. CHÍ KHÍ ANH HÙNG Tiết (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) Ngày soạn: Ngày dạy A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:- Hiểu được chí khí anh hùng cua nhân vật Từ Hải dưới ngòi bút. phàm. -“Động lòng bốn phương”  chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ. Đó cũng là lí tưởng của người anh hùng thời trung đại. Kẻ làm trai phải lập công giương danh, chí hướng để ở bốn phương, quyết

Ngày đăng: 13/07/2014, 17:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan