Tiểu luận:Môi trường đầu tư ở Singapore ppsx

10 1K 9
Tiểu luận:Môi trường đầu tư ở Singapore ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở SINGAPORE TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Giảng viên: Phan Thị Vân Sinh viên : Phạm Thanh Hải Mã SV: 0851050064 SPRING - 2011 – TRƯ Ờ NG Đ Ạ I H Ọ C NGO Ạ I THƯƠNG HÀ N Ộ I MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA SINGAPORE – NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT SO VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM Singapore là đất nước có nền kinh tế phát triển nhất của Đông Nam Á, được mệnh danh là con hổ của Châu Á, là đầu mối giao thông quan trọng liên kết giữa Châu Á và Châu Đại Dương. Singapore, đất nước mà số dân xấp xỉ thủ đô Hà Nội (vỏn vẹn 5 triệu người theo số liệu điều tra năm 2009) và diện tích chỉ gần 700 km 2 đã phát triển đến mức độ mà ngay cả người Tây Âu và Bắc Mỹ cũng ao ước được sinh sống ở nơi đây. Ngoài ra, Singapore cũng được biết tới như là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới với lượng vốn đầu tư trung bình đổ vào đây hàng năm là hơn 15 tỉ đô la Mỹ, cao gấp 7 lần so với Việt Nam và gấp rưỡi so với Thái Lan. Những thành tựu to lớn như vậy trong lĩnh vực đầu tư đều bắt nguồn từ một khung chính sách đầu tư hợp lý, hấp dẫn của Singapore, bên cạnh những yếu tố về môi trường, đất đai và vị trí địa lý. 1 KHUNG PHÁP LÝ CHO FDI 1.1 MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI Việc một quốc gia có ổn định về mặt chính trị hay không ảnh hưởng khá nhiều đến nguồn vốn FDI đổ vào nước đó. Không một nhà đầu tư nào muốn đưa nguồn vốn hay công nghệ của mình sang một đất nước đang có chiến tranh hoặc xung đột giữa các Đảng. Xét trên khía cạnh này, Singapore là đất nước khá ổn định, đạt số điểm 75/100 theo đánh giá của UNCTAD vào năm 2002, trong khi đó con số này của Việt Nam là 60. 1.2 CÁC QUY ĐỊNH QUỐC GIA VỀ FDI Singapore luôn tìm cách tạo điều kiện thuận lợi ở mức cao nhất cho các nhà đầu tư. Dưới đây là các chỉ số về quy định pháp lý của Singapore trong sự so sánh với Việt Nam theo báo cáo điều tra của tổ chức JETRO tháng 5/2005 Chỉ tiêu đánh giá Singapore Việt Nam Lĩnh vực hạn chế và cấm đầu tư 80 40 Tỷ lệ góp vốn 90 70 Quy định đất đai 50 70 Quy định về vốn đầu tư 90 70 Hình thức khuyến khích đầu tư 80 70 Thuế thu nhập doanh nghiệp 90 90 Huy động vốn tại chỗ 100 75 Quản lý ngoại hối 100 70 Tổng điểm 680 555 Theo số liệu này, Singapore đang ưu đãi hơn Việt Nam khá nhiều ở việc hạn chế và cấm đầu tư cũng như hình thức khuyến khích đầu tư. Điều này cũng dễ hiểu vì Singapore là nước phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa, rất ít hạn chế đầu tư; trong khi đó, Việt Nam thực hiện chính sách hạn chế, cấm đầu tư nước ngoài ở khá nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng (hạn chế đầu tư), dịch vụ giải trí, kinh doanh bất động sản (hạn chế đầu tư), phát triển giáo dục đào tạo (hạn chết đầu tư)… Ở việc huy động vốn tại chỗ và quản lý ngoại hối, Singapore làm gần như hoàn hảo, Singapore có nguồn vốn dồi dào để huy động ngay khi cần. Về đất đai, dễ hiểu khi diện tích của Singapore rất ít nên không có quy định tốt như Việt Nam. Với khung pháp lý này, sự hiệu quả trong bộ máy quản lý FDI của Singapore cao hơn hẳn Việt Nam. Dưới đây là bảng đánh giá tính hiệu quả của các chỉ tiêu về khung pháp lý FDI của một số quốc gia Châu Á năm 2004 Chỉ tiêu Việt Nam Singapore Quy định tham gia 72 96 Quy định hoạt động 47 73 Quy định bảo vệ nhà đầu tư và chất dứt hoạt động 66 78 Tính hiệu quả của các quy định về khung pháp lý FDI của Singapore cao hơn hẳn Việt Nam mà cụ thể là ở 3 chỉ tiêu : tham gia, hoạt động và bảo vệ các nhà đầu tư. Tính hiệu quả ở quy định tham gia và quy định hoạt động cho thấy Singapore tạo điều kiện rất thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư cũng như hoạt động ở nước mình. 2 CÁC YẾU TỐ KINH TẾ 2.1 QUY MÔ VÀ TĂNG TRƯỞNG THỊ TRƯỜNG Về các chỉ tiêu quyết định dung lượng thị trường, tính đến năm 2006, Singapore có số dân xấp xỉ 4.5 triệu người, tốc độ tăng dân số là 3.3 % và GDP là 132273 triệu đô la Mỹ; trong khi đó các con số này của Việt Nam lần lượt là 85 triệu người, 1.3% và 60965 triệu đô la Mỹ. Dưới đây là các con số chi tiết hơn về quy mô và độ mở của thị trường Chỉ số Indonesia Việt Nam 1. Quy mô và tăng trường GDP (2005) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 5,6 8,5 GDP giá hiện tại (triệu USD) 280265 52809 GDP/người (USD) 1275 635 Tỷ lệ lạm phát (%) 10,5 7,7 Tỷ giá hối đoái (/USD) 9,830 15,915 Lãi suất (%) 16,2 10,4 2. Độ mở của nền kinh tế 2.1 Tổng thương mại (triệu USD) 2006 161864,1 77270,5 Xuất khẩu 100789,6 37033,7 Nhập khẩu 61065,5 40236,6 2.2 Đầu tư (triệu USD) FDI 2005 8336 2020,8 FDI 2006 5556,2 2360 Tỷ lệ FDI/GDP (2005) (%) 2,97 3,82 Qua các con số trên, ta có thể thấy Singapore vượt trội so với Việt Nam về các chỉ số kinh tế, dẫn đến việc tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Singapore. 2.2 CÁC NGUỒN LỰC a. Nguồn lực tự nhiên Với việc Singapore chỉ là một quốc đảo với diện tích vỏn vẹn 700km 2 thì nguồn lực tự nhiên của Singapore là hầu như không có, đối lập hẳn so với Việt Nam, vốn được biết đến là đất nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên như khoảng sản, đất đai để cày cấy … b. Nguồn nhân lực Về chỉ số phát triển con người, dựa theo đánh giá của Asean Statistical book năm 2006, Singapore có chỉ số phát triển con người là 0,907 trong khi của Việt Nam là 0,704. Điều này có nghĩa là công dân Singapore có trình độ giáo dụ, ngôn ngữ sức khỏe tốt hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam với số dân đông sẽ tận dụng được nguồn nhân lực giá rẻ để thu hút đầu tư nước ngoài, điều mà Singapore không làm được. 2.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG a. Chất lượng cơ sở hạ tầng Cũng theo số liệu của Asean statistical pocketbook năm 2006, Việt Nam vượt trội so với Singapore về chiều dài của các tuyến đường có thể lưu thông ( đường bộ, đường sắt ). Điều này dễ hiểu vì Việt Nam là đất nước tương đối rộng lớn (so với Singapore). Tuy nhiên, Việt Nam còn kém Singapore về mức độ phổ biến của công nghệ viễn thông. Chỉ tiêu Singapore Việt Nam Đường bộ (km) 3188 15571 Đường sắt (km) 1279 2600 Số điện thoại cố định/1000 dân 439 66 Số điện thoại di động/1000 dân 910 55 Số máy tính cá nhân/1000 dân 62,2 1,27 Số thuê bao Internet/1000 dân 539,7 18,5 b. Chi phí cho cơ sở hạ tầng Loại chi phí Singapore Hà Nội Tp.HCM Thuê văn phòng (USD/m2/tháng) 53 45 36 Nhà cho người nước ngoài thuê (USD/tháng) 2900 3250 2500 Cước vận tải 850 1100 750 Giá xăng dầu (USD/lit) 1,05 0,65 0,65 Cước thuê bao điện thoại cố định(USD/tháng) 8 1,8 1,8 3 CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ KINH DOANH 3.1 TÍNH MINH BẠCH VÀ MỨC ĐỘ TRONG SẠCH CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Tham nhũng là vấn nạn lớn đối với tất cả các quốc gia. Xét về phương diện này, Singapore vượt trội so với Việt Nam : trong khi Singapore đứng thứ 5 thế giới về mức độ tham nhũng thì Việt Nam xếp thứ 111. Singapore cũng là nước có chỉ số về mức độ bảo hộ đầu tư rất cao so với Việt Nam Chỉ tiêu Singapore Việt Nam Mức độ công khai thông tin 10 6 Mức độ trách nhiệm của giám đốc 9 0 Chỉ số độ dễ dàng các cổ đông có thể kiện 9 2 Chỉ số bảo hộ đầu tư 9,3 2,7 3.2 ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ Mức thuế thu nhập doanh nghiệp tại Singapore và Việt Nam là xấp xỉ nhau trong khi mức chi phí cho đóng thuế tại Việt Nam rắc rối và cao hơn nhiều so với tại Singapore Chỉ số Việt Nam Singapore Thuế thu nhập 28% 20% Số thanh toán 32 5 Thời gian 1050 49 Tổng thuế 41,1 6,3 Theo World Bank. 4 TỔNG HỢP Dưới đây là bảng tổng hợp môi trường đầu tư ở Singapore và Việt Nam Chỉ tiêu Singapore Việt Nam 1. Các tài sản nguồn lực Nguồn nhân lực 78 48 Sự sẵn có của nguyên vật liệu đầu vào 1 12 Quy mô thị trường 28 23 2. Cơ sở hạ tầng ICT 97 7 Thông tin cơ bản 23 30 3. Chi phí hoạt động Chi phí lao động 1 91 Chi phí kinh doanh 56 62 4. Điều hành và thực hiện nền kinh tế vĩ mô Thực hiện nền kinh tế vĩ mô 82 57 Điều hành 85 46 5. Khung pháp lý Việc gia nhập 96 72 Việc hoạt động 73 47 Mức độ bảo hộ và chấm dứt hoạt động 78 66 Tóm lại, môi trường đầu tư ở Singapore vượt trội hơn nhiều so với ở Việt Nam, điều này khiến lượng vốn FDI đổ vào Singapore mỗi năm một tăng. Biết được điều đó, Việt Nam cần tiếp thu và học tập chính sách FDI của Singapore cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng để kích thích nguồn vốn FDI vào Việt Nam ngày một gia tăng. Nguồn  UNCTAD FDI scoreboard  Worldbank  JETRO . Đ Ạ I H Ọ C NGO Ạ I THƯƠNG HÀ N Ộ I MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA SINGAPORE – NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT SO VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM Singapore là đất nước có nền kinh tế. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở SINGAPORE TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Giảng viên: Phan Thị Vân Sinh viên : Phạm Thanh Hải Mã SV:. con đường tư bản chủ nghĩa, rất ít hạn chế đầu tư; trong khi đó, Việt Nam thực hiện chính sách hạn chế, cấm đầu tư nước ngoài ở khá nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng (hạn chế đầu tư) , dịch

Ngày đăng: 13/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan