Những nguyên nhân làm cho PPP và IFE không đúng trong thực tế ppt

30 1.8K 11
Những nguyên nhân làm cho PPP và IFE không đúng trong thực tế ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG III – NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM CHO PPP và IFE KHÔNG ĐÚNG TRONG THỰC TẾ 1. Những lý do khiến cho PPP không đúng trong thực tế Có thể nêu những lý do tại sao PPP khó xuất hiện trong thực tế như sau: Chi phí vận chuyện và những hạn chế mậu dich: Lý thuyết ngang giá sức mua giả định là không có thuế và chi phí vận chuyển giữa 2 thị trường là bằng 0. Điều này có nghĩa là sẽ không có bất kỳ biểu thuế quan nào cho hàng nhập khẩu và hàng xuất khấu. Tuy nhiên trên thực tế, điều này lại không xảy ra. Chi phí vận chuyển có thể làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên mắc hơn so với hàng hóa trong nước. Thêm vào đó, những hàng rào mậu dịch như hạn ngạch và thuế quan cũng là những thứ khiến cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắc đỏ. Vậy, cho dù là hàng hóa nước ngoài có rẻ hơn hàng hóa trong nước cách mấy thì khi nhập khẩu vào trong nước, với chi phí vận chuyển và hàng rào mậu dịch phát sinh, những thứ hàng hóa đó cuối cùng cũng sẽ có giá sấp xỉ trong nước. Điều này không làm cho người dân trong nước mua hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn. Lý thuyết PPP không thể áp dụng được. Do mức giá chênh lệch của cùng một món hàng ở cùng 1 quốc gia: Để minh họa dễ hiểu cho điều này, tôi xin lấy một ví dụ đơn giãn: đó là việc bạn đi ăn một tô hủ tiếu ở TP.HCM và ăn một tô hủ tiếu ở vùng quê. Tôi không biết rõ giá cả của nó ra sao nhưng tôi có thể nói chính xác một điều: giá của tô hủ tiếu ở TP. HCM cao hơn ở quê (ở đây tôi giả định là bạn vào ăn ở cùng một cửa tiệm và cửa tiệm này có 2 chi nhánh: một cái ở TP. HCM và một cái ở quê). Tại sao lại có sự khác biệt đó? Để làm một tô hủ tiếu ở TP. HCM ta phải tốn chi phí cao hơn, chi phí đó là bao gồm: tiền thuê mướn nhân viên, mặt bằng, nguyên liệu, vân và vân. Do đó mặc dù là cùng một cửa tiệm với cùng một món hàng (ở đây là tô hủ tiếu), giá cả của nó lại chênh lệch nhau. Vậy nên lấy tô hủ tiếu ở TP. HCM hay tô hủ tiếu ở vùng quê để bỏ vào rổ hàng hóa khi so sánh với nước khác? Đó chính là vấn đề khiến cho lý thuyết ngang giá sức mua gặp khó khăn. Ngay chính trong cùng quốc gia, giá cả của cùng một món hàng cũng khác nhau. Thông tin bất cân xứng: Ngang giá sức mua cũng dựa trên nền tảng là thông tin hoàn hảo với mọi người, nghĩa là nhà xuất khấu sẽ biết xuất khẩu hàng của họ đến nơi giá cao và ngược lại, nhà nhập khẩu biết nhập khẩu hàng từ nơi có gia thấp. Tuy nhiên trên thực tế thì thông tin không cân xứng. Liệu toàn bộ nhà xuất khẩu có biết rõ nơi nào có giá cao để họ đưa hàng đến đó hay tất cả những nhà nhập khẩu đều biết nơi nào đang có giá thấp để họ nhập hàng. Thực tế chỉ có 1 số hay 1 nhóm người biết. Chính vì vậy mà ngang giá sức mua không thiết lập. Có sự tham gia của thị trường tiền tệ: Ở đây, để cho đơn giản, tôi sẽ chỉ lấy ví dụ sau: lạm phát ở Việt Nam cao hơn và do đó hàng ở Mỹ rẻ hơn. Theo tình huống này, sẽ xuất hiện 2 hình thức kinh doanh. Hình thức thứ nhất, nhà nhập khẩu Việt Nam sẽ nhập khẩu hàng từ Mỹ về. Do phải nhập khẩu hàng của Mỹ nên cầu USD ở VN sẽ tăng lên. Hình thức thứ hai, do lãi suất ở Việt Nam cao hơn nên nhà đầu tư ở Mỹ sẽ quyết định đầu tư ở Việt Nam, dẫn đến cung USD cũng tăng lên. Vậy, rõ ràng một điều là cả cung và cầu USD đều tăng, do đó tỷ giá hối đoái sẽ không thể xác định được theo ngang giá sức mua. Lúc này, tùy thuộc vào mức tăng của cung và cầu USD, độ dóc của cung và cầu USD mà tỷ giá USD/VND sẽ thay đổi ra sao. Lý thuyết ngang giá sức mua lại một lần nữa không thể áp dụng được trên thực tế. Rỗ hàng hóa ở mỗi nước là khác nhau: Tùy thuộc vào điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị mà ở mỗi nước sẽ có mỗi rỗ hàng hóa khác nhau. Như ta đã biết, ngang giá sức mua được thực hiện dựa trên ý tưởng rỗ hàng hóa giống nhau giữa các nước. Nhưng thức tế, mỗi nước lại chọn cho mình một rỗ hàng hóa khác nhau. Điều này đã gây khó khăn khi muốn so sánh sức mua ở mỗi nước và chính nó đã làm cho việc xác định PPP gặp khó khăn trong thực tế. Chất lượng của cùng một món hàng ở mỗi nước là khác nhau: Tôi nghĩ bạn sẽ không mua một chiếc máy Ipod Trung Quốc dởm dù nó có rẻ hơn bao nhiêu đi nữa. Đó là 1 lý do khác khiến cho PPP ít khi xuất hiện trong thực tế. Hãy tượng tượng bạn là người Mỹ, bạn thấy 2 chiếc máy Ipod: một cái sản xuất trong nước với giá cao hơn và một cái sản xuất ở Trung Quốc với giá rẻ hơn. Nhưng bạn vẫn mua cái sản xuất ở Mỹ (trong nước)! Tại sao vậy? Vì Ipod sản xuất ở Mỹ có chất lượng cao hơn. Vậy rõ ràng dù hàng nước ngoài dù có rẻ hơn nhưng lại kém chất lượng thì cũng không thể khuyến khích người tiêu dùng trong nước mua chúng. Yếu tố cuối cùng – Không có hàng hóa thay thế: Lại tiếp tục lấy ví dụ về Ipod. Tại sao ở Việt Nam, một chiếc máy nghe nhạc Ipod có giá khá cao nhưng người ta vẫn mua nó? “Tại không ai ở Việt Nam sản xuất máy nghe nhạc nên tôi phải mua nó về xài.” Đó là lý do tại sao dù giá cao nhưng người trong nước vẫn tiếp tục tiêu dùng hàng nước ngoài. Ngoài ra, còn có thể xuất phát từ lý do chuộng hàng ngoại của những người tiêu dùng trong nước. Tất cả những lý do đó đã làm cho PPP khó ứng dụng trong thực tế. 2. Những lý do làm cho IFE không đúng trong thực tế Còn những lý do nào khiến cho IFE xuất hiện trong thực tiễn? Đầu tiên, cần phải nhắc lại rằng hiệu ứng Fisher quốc tế dựa trên 2 giả định: • Thứ nhất, các nhà đầu tư ở các nước khác nhau đòi hỏi một tỉ suất sinh lợi thực giống nhau. • Thứ hai, chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa các quốc gia là do chênh lệch lam phát. Ví dụ: Mỹ Anh TSSL thực 2% 2% Lạm phát 6% 3% Ls danh nghĩa 8% 5% Dựa vào ví dụ trên, nếu đứng ở gốc độ người tiêu dùng: người tiêu dùng Mỹ sẽ mua hàng hóa của Anh do chênh lệch lạm phát giữa Anh và Mỹ, làm cho tỷ giá GBP/USD tăng giá 3%. Còn ở gốc độ nhà đầu tư: nếu nhà đầu tư Anh đầu tư vào Mỹ thì sẽ hưởng lãi suất 8%, cao hơn là đi đầu ở Anh (chỉ có 5%). Đến cuối kì, nhà đầu tư Anh hưởng lãi suất 8% nhưng do đồng GBP tăng giá 3% nên đã làm cho tỳ suất sinh lợi mà nhà đầu tư Anh nhận được chỉ còn 5%, bằng với khi đầu tư ở Anh. Hiệu ứng Fisher quốc tế tồn tại. Trên thực tế thì hiệu ứng Fisher quốc tế có đúng hay không khi mà hiệu ứng này dựa vào ngang giá sức mua. Mà trên thực tế thì ngang giá sức mua không luôn luôn đúng. Và thêm vào đó nữa là các nhà đầu tư trên thực tế có đòi hỏi tỷ suất sinh lợi thực có giống nha? Điều này còn tùy thuộc vào mức độ rủi ro ở mỗi quốc gia. Thường thì rủi ro là khác nhau ở mỗi quốc gia nên tỷ suất sinh lợi thực trên thực tế cũng không giống nhau Một ví dụ khác cho trường hợp tỷ suất sinh lợi thực là khác nhau: Mỹ Anh TSSL thực 3% 2% Lạm phát 6% 3% Ls danh nghĩa 9% 5% Trong trường hợp này chênh lệch lạm phát là 3%. Do đó, theo ngang giá sức mua thì cuối kì, tỷ giá GBP/USD sẽ tăng lên là 3%. Nhà đầu tư Anh khi đầu tư ở Mỹ sẽ nhận được tỷ suất sinh lợi là 9%, tuy nhiên do GBP/USD tăng 3% nên tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư Anh thực sự nhận được vào cuối kỳ là 6%. Điều này làm cho hiệu ứng Fisher quốc tế không còn đúng nữa. Chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa các quốc gia không do chênh lệch lạm phát gây ra mà do chênh lệch tỷ suất sinh lợi thực. Ví dụ: Mỹ Anh TSSL thực 3% 2% Lạm phát 3% 3% Lsdanh nghĩa 6% 5% Trong trường hợp này, ngang giá sức mua không xuất hiện, nên không có sự thay đổi tỷ giá hối đoái vào cuối kì. Vậy khi nhà đầu tư Anh đầu tư sang Mỹ, họ sẽ nhận được đúng lãi suất danh nghĩa là 6% (cao hơn so với Anh là 5%) mà không cần phải lo lắng gì về sự biết động của tỷ giá. Mặt khác, ngoài nhân tố lãi suất, tỉ giá hối đoái cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác, như: lạm phát, lãi suất, thu nhập của người dân, chính sách kiểm soát tỷ giá của chính phủ, sự đầu cơ của các nhà đầu tư, kỳ vọng lãi suất tương lai của nhà đầu tư, … Các yếu tố này cũng góp phần làm cho hiệu ứng Fisher khó lòng hiện hữu. Chúng ta hãy lấy nhân tố chính phủ để phân tích: Mặc dù những giả thuyết đưa ra về hiệu ứng Fisher là đúng đi chăng nữa thì liệu trên thực tế có xảy ra như những gì chúng ta dự định nếu có sự can thiệp của chính phủ, phải nói là đây là một nhân tố quan trọng, bởi vì thị trường không bao giờ thiếu bàn tay của chính phủ. Ví dụ: Mỹ Anh TSSL thực 2% 2% Lạm phát 6% 3% Lsdanh nghĩa 8% 5% Theo ngang giá sức mua: ở gốc độ người tiêu dùng Mỹ, họ sẽ mua hàng hóa của Anh do chênh lệch lạm phát, làm cho tỷ giá GBP/USD tăng giá 3%. Nếu như trong trường hợp này, tỉ giá GBP/USD lại giảm thì sao, có thể chính phủ Anh muốn tăng cường xuất khẩu và họ làm cho GBP/USD không tăng đến mức 3% bằng cách mua USD vào. Vậy là cuối cùng không tồn tại hiệu ứng Fisher quốc tế. Ngoài ra, ở nhiều nước, chính phủ thường cố định tỉ giá trong một biên độ hẹp. Khi đó, mức tỷ giá đúng là có tăng hoặc giảm, nhưng không thể bằng mức chênh lệch lạm phát được. KẾT LUẬN “Hãy dẹp bỏ lý thuyết ngang giá sức mua và hiệu ứng Fisher quốc tế đi. Nó chẳng đúng gì cả.” Ta có nên nói vậy không? Chúng tôi nghĩ vẫn còn quá sớm để kết luận rằng PPP và IFE là sai. Thật sự thì ngang giá sức mua và hiệu ứng Fisher quốc tế vẫn có những điểm đúng của nó. Nguyên nhân dẫn đến việc bác bỏ chúng là vì chúng ta đang sống trong một thị trường bất hoàn thảo. Sự bất hoàn thảo này đã làm cho lý thuyết PPP và IFE không thể áp dụng được. Mặc dù vậy, trong dài hạn, một vài kiểm định vẫn cho thấy 2 lý thuyết trên là đúng. Cuối cùng, chúng tôi muốn kết luận một điều rằng: “Hãy vẫn dụng cả lý thuyết lẫn thực tiễn để tìm ra cốt lõi của vấn đề”. PPP và IFE là 2 ví dụ điển hình của câu nói đó mà chúng tôi muốn đưa đến cho cách bạn. Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Đo lường Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: * Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung). * Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra). * Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ. * Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI. * Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc. * Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình. Các loại lạm phát phân theo mức độ Lạm phát thấp Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến dưới 10 phần trăm một năm. Lạm phát cao (Lạm phát phi mã) Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách. Nhìn chung lạm phát thì phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải. Siêu lạm phát Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát. Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau Thế chiến thứ nhất. Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mark vào tháng 1 năm 1922 lên đến 70.000.000 mark chỉ trong chưa đầy hai năm sau. Giá cả của các thứ khác cũng tăng tương tự. Từ tháng 1 năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Đức đến mức nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và Thế chiến thứ hai. Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Vào thập niên 1980, các cú sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của Thế giới thứ ba đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra siêu lạm phát ở một số [...]... các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế * Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong. .. 16,8%/năm trong khi tỷ lệ lạm phát trong những năm này đã giảm đáng kể nên lãi suất thực dương năm 1992 là 16,6%, năm 1993: 15,2%, năm 1994: 2,4%, năm 1995: 4,1% Qua thực tế điều hành cho thấy áp dụng lãi suất thực dương là một chính sách đúng đắn để chống lạm phát Nhưng nếu duy trì lãi suất thực dương quá cao sẽ đẩy đến đầu tư có thể bị sút giảm trong đỉnh điểm của lãi suất dương và hiệu quả kinh tế có... hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội: * Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền Khi đó họ cần phải thường xuyên... tỷ đồng nợ xấu không thu được phải xử lý của các NHTMNN trước đây vẫn còn trước mắt Việc NHNN tái cấp vốn với lãi suất 0,9%/tháng cho các NHTM cổ phần thiếu vốn cho vay thực tế là làm cho tiền trong lưu thông lại tăng lên và vòng tiếp theo là lạm phát tăng cao Hành động này cũng khuyến khích các NHTM cổ phần cứ cho vay ra với lãi suất cao mà không có điểm dừng, hậu quả lạm phát cao và mất ổn định hệ... nền kinh tế? Đầu tư để mà nâng cao chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng là một đầu tư cần thiết và để nâng cao hiệu quả nền kinh tế Nhưng nếu đó là đầu tư đúng hướng, đầu tư vào giải quyết đúng những vấn đề tắc nghẽn của nền kinh tế Nếu đầu tư dàn trải, ở đâu cũng cầu, ở đâu cũng cảng, ở đâu cũng sân bay, ở đâu cũng khu công nghiệp, hiệu quả của đồng vốn sẽ giảm xuống và đồng thời, lại không giải... sự bảo đảm có lợi nhuận lớn cho các ngân hàng này vì chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động là quá lớn 6-7%, trước đây ta chỉ cho mức chênh lệch này ở mức không quá 0,35% Lãi suất cho vay lên cao đã tạo ra gánh nặng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì không có mấy hoạt động có thể có lãi trên 20%, tức là đủ trả lãi cho NHTM cổ phần và một phần để cho doanh nghiệp Tuy vậy, tại... hơn Trong khi nếu không giải quyết được những điểm ách tắc của nền kinh tế, nhất là ách tắc trong cơ sở hạ tầng, vận chuyển hàng hóa, những điểm kết nối hàng hóa của nước ta với thị trường bên ngoài, toàn bộ nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng và khu vực kinh tế tư nhân chịu ảnh hưởng, chịu thiệt thòi Thời gian vừa rồi, dư luận cũng nói rất nhiều về chính sách tiền tệ như cung tiền, lãi suất, tỉ giá… Và thị... lãi suất thực dương từ năm 1992, đây là sự tuân thủ nguyên tắc lãi suất thực dương Trong giai đoạn này chính sách trần và sàn lãi suất đã có tác dụng nhất định trong thúc đẩy kinh tế phát triển và hạn chế bớt rủi ro lãi suất gây ra như giai đoạn trước đó Lãi suất liền gửi tiết kiệm VNĐ trong giai đoạn 1991-1995 là rất cao: năm 1992 là 34,1%/năm, năm 1993 là 20,4%/năm, năm 1994 là 16,8%/năm và năm 1995... dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; (4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm Vai trò trong kinh tế Các hiệu ứng tích cực Nhà kinh tế. .. đề như trên không và họ đã xử lý như thế nào? Chúng ta cũng bàn nhiều và cũng đã nhìn đến kinh nghiệm các nước trong thập kỉ 90 của thế kỉ trước dẫn tới cuộc khủng hoảng năm 1997 Những vấn đề VN gặp phải hiện nay, các nước họ cũng đã gặp phải Sau khủng hoảng như thế, họ tái cơ cấu lại nền kinh tế và nhấn mạnh đến cái hiệu quả và cái năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Tại thời . CHƯƠNG III – NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM CHO PPP và IFE KHÔNG ĐÚNG TRONG THỰC TẾ 1. Những lý do khiến cho PPP không đúng trong thực tế Có thể nêu những lý do tại sao PPP khó xuất hiện trong thực tế như. của những người tiêu dùng trong nước. Tất cả những lý do đó đã làm cho PPP khó ứng dụng trong thực tế. 2. Những lý do làm cho IFE không đúng trong thực tế Còn những lý do nào khiến cho IFE xuất. quốc tế tồn tại. Trên thực tế thì hiệu ứng Fisher quốc tế có đúng hay không khi mà hiệu ứng này dựa vào ngang giá sức mua. Mà trên thực tế thì ngang giá sức mua không luôn luôn đúng. Và thêm vào

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan