Đề thi LÝ THUYẾT ĐỒ HỌA K27 (lần 2) potx

12 646 0
Đề thi LÝ THUYẾT ĐỒ HỌA K27 (lần 2) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề thi LÝ THUYẾT ĐỒ HỌA K27 (lần 2) Câu 1. Trình bày giải thuật vẽ đường tròn theo thuật toán MidPoint. Viết thủ tục cài đặt Câu 2. Trong thuật toán xén đoạn thẳng AB vào hình chữ nhật theo thuật toán chia nhị phân có đoạn: P:=A; Q:=B; M.x:=(P.x+Q.x) div 2; M.y:=(P.y+Q.y) div 2; While (ma(M)<>0) and (ma(P) and Ma(Q) = 0) do Begin If (ma(P) and ma(M)) <>0 then P:=M Else Q:=M; M.x:=(P.x+Q.x) div 2; M.y:=(P.y+Q.y) div 2; End; Giải thích ý nghĩa và cho biết đoạn chương trình trên làm công việc gì? Câu 3. a. Phát biểu công thức tính diện tích của đa giác lồi có n đỉnh. Hãy xây dựng một cấu trúc dữ liệu để lưu trữ các đỉnh của đa giác. b. Hãy viết hàm để tính diện tích của đa giác lồi có n đỉnh c. Hãy viết hàm để kiểm tra điểm P nằm trong hay ngoài đa giác lồi có n đỉnh d. Viết thủ tục để tô đa giác lồi có n đỉnh với màu là color. Câu 4. Viết chương trình thực hiện các công việc sau: - Vẽ một đoạn thẳng AB có độ dài 100 với điểm A nằm ở gốc tọa độ - Điều khiển các phím   để đoạn thẳng AB quay quanh gốc tọa độ ( mỗi lần nhấn phím thì quay 5 0 ). - Lần 1. Câu 2 Trong thuật toán xén đoạn thẳng AB vào hình chữ nhật theo thuật toán chia nhị phân có đoạn: P:=B; Q:=A; While abs(P.x +Q.x) + abs(P.y-Q.y) >2 do Begin M.x:=(P.x +Q.x) div 2; M.y:=(P.y+Q.y) div 2; If ma(M)= 0 then P:=M Else Q:=M; End; Line( B.x,B.y,P.x,P.y); Giải thích ý nghĩa và cho biết đoạn chương trình trên làm công việc gì? Câu 3 Cho tam giác ABC với A(10,10), B(10,40),C(30,10). Viết chương trình điều khiển các phím  để di chuyển tam giác ABC trên màn hình Câu 4. Hãy chứng tỏ rằng phép chiếu phối cảnh khong bảo toàn được hình dáng của vật thể. ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN LÝ THUYẾT ĐỒ HỌA Câu 1 Cho ellipse có tâm (x0,y0) và bán kính theo trục X là Rx, bán kính theo trục Y là Ry. Hãy viết thủ tục ARC (x0,y0,g1,g2,Rx,Ry) để thực hiện giải thuật vẽ một cung Ellipse với tâm, bán kính và góc g1, g2 như trên (góc được truyền vào theo độ) Cho biết phương trình tham số của Ellipse có dạng X=x0+Rx.cos(alpha) Y= y0+Ry.sin(alpha) với alpha tính theo radian. Câu 2. Cho hình chữ nhật giới hạn bởi Xmin-2, Xmax -6, Ymin-2, Ymax-5 và đoạn thẳng AB với A(0,1), B(5,6). Hãy tìm đoạn PQ được xén bởi đoạn thẳng AB vào trong hình chữ nhật trên theo thuật toán Liang - Barsky. Câu 3. Cho ellipse có tâm O(x0,y0) bán kính theo trục X là Rx, bán kính theo trục Y là Ry và hình chữ nhật giới hạn bởi Xmin, Xmax, Ymin, Ymax. Giả sử rằng hình chữ nhật hoàn toàn nằm trong hình Ellipse. Hãy viết một thủ tục để xây dựng giải thuật tô màu cho vùng nằm trong Ellipse và vùng nằm ngoài hình chữ nhật.(Xem hình) Câu 4. Trong mặt phẳng cho 2 tam giác ABC, MNP với tọa độ các đỉnh như sau: A(10,10), B(10,50), C(30,10) M(30,50), N(30,10), P(10,50) Tìm ma trận biến đổi để biến tam giác ABC thành tam giác MNP Câu 5 Cho file text OBJECT.DAT chứa các đỉnh và cạnh của khối đa diện được lưu trữ như sau: Dòng đầu lưu 2 số nguyên n và m. Trong đó, n là số đỉnh và m là số cạnh của khối đa diện N dòng tiếp theo mỗi dòng chứa tọa độ x,y,z của tung đỉnh. M dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa số thứ tự của đỉnh đầu và đỉnh cuối của từng cạnh. a. Hãy tổ chức một cấu trúc dữ liệu cho mô hình Wireframe và viết một thủ tục để đọc dữ liệu từ file OBJECT.DAT vào trong mô hình Wireframe. b. Từ mô hình Wireframe nói trên, hãy viết một thủ tục để vẽ đối tượng được lưu trữ trong mô hình. ĐỀ THI HỢP NGỮ Câu 1. Viết thủ tục đảo ngược các từ trong xâu cho trước. Yêu cầu: Vào: DS:SI = địa chỉ của xâu đảo ngược CX = số ký tự trong xâu Ra: DS:SI = địa chỉ của xâu đảo ngược Câu 2. a. Viết chương trình thường trú để vô hiệu hóa chức năng đổi tên File(56h) của ngắt 21h DOS. Yêu cầu gọi lại chương trình để giải phóng chương trình. b. Nêu cách kiểm tra sự thường trú của chương trình và cách thử tác dụng của chương trình Câu 3. a. Hai byte đầu tiên của các file chương trình exe có chứa hai ký tự MZ hoặc ZM, đây là dấu hiệu nhận biết các file này. Viết thủ tục để kiểm tra có phải là exe hay không? Yêu cầu: Vào: DS:SI=địa chỉ của xâu ký tự chứa tên file Ra: AX=0 nếu là file exe AX=0FFFFh, không phải là file exe b. Dùng thủ tục trên để viết chương trình kiểm tra file exe. Yêu cầu: i. Tên file cần kiểm tra cho trước trong chương trình ii. Phải hiện thông báo trả lời lên màn hình. Câu 4. Giả sử trong Boot sector, word tại offset 0Bh cho biết số byte trên một sector, word tại offset 13h cho biết số sector trên đĩa. Dùng ngắt 25h để viết thủ tục trả về kích thước của đĩa (tính bằng byte) từ thông tin trong boot sector. Yêu cầu: Vào: AL=số hiệu đĩa Ra: AX=0 nếu có lỗi khi đọc đĩa sector DX:AX=kích thước đĩa. Câu 5. Dùng hàm 36h/21h để viết thủ tục kiểm tra không gian trống trên đĩa, với yêu cầu sau: Vào: CL=số hiệu đĩa Ra: Cờ CF=0 nếu không có lỗi CF=1 nếu có lỗi BX = số byte còn trống trên đĩa (nếu không có lỗi) DX:AX = số byte của đĩa (nếu không có lỗi) CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT I. Phần câu hỏi. 1. Xác định độ phức tạp tính toán của đoạn chương trình con sau: Function Tong(n:word): longint; Var i:word; S:longint; Begin I:=1; S:=0; While i<=n do Begin S:=S+sqr(i); i:=2*i; end; Tong:=S; End; 2. Cho cây nhị phân hoàn chỉnh được lưu trữ kế tiếp bởi mảng A gồm 10 phần tử, với giá trị A[1], A[2],…,A[10] lần lượt là: 7, 5, 10, 3, 6, 8, 12, 1, 4, 2. Vẽ cây này và cho biết đây có phải là cây nhị phân tìm kiếm hay không? Tại sao? II. Phần lập trình Câu 1. Tại một công ty, người ta quản lý các thành phố trên toàn quốc có mở đại lý cho công ty bằng cách sử dụng một danh sách liên kết đơn (mà người ta gọi là danh sách thành phố) với nút đầu được trỏ bởi con trỏ First. Mọi nút của danh sách thành phố là một bản ghi gồm 3 trường: trường TenThanhPho để lưu tên thành phố, trường Down lưu địa chỉ nút tiếp theo, và trường DSDaiLy lưu địa chỉ nút đầu của một danh sách khác chứa thông tin các đại lý trong thành phố đó (gọi là danh sách đại lý). Mỗi nút của danh sách đại lý là một bản ghi gồm 4 trường: TenDaiLy (tên đại lý), SDT (số điện thoại), DoanhThu (doanh thu) và con trỏ Tiep trỏ đến đại lý tiếp theo. Lưu ý rằng: - Danh sách thành phố được sắp theo thứ tự tăng dần của TenThanhPho - Cho biết khai báo của cấu trúc dữ liệu nói trên như sau: Type st25 = string[25]; St8 = string[8]; troDL = ^DaiLy; DaiLy = record TenDaiLy: st25; SDT: st8; DoanhThu: longint; Tiep: troDL; End; TroTP = ^ThanhPho; ThanhPho = record TenThanhPho: st25; Down: TroTp; DSDaiLy: troDL; End; Var First: troTP; a. Viết thủ tục Procedure Xoa(Var first: troTP; Bthanhpho,Bdaily: st25); cho phép xóa một nút thuộc danh sách đại lý có tên đại lý bằng Bdaily thuộc thành phố Bthanhpho. Trong trường hợp, sau khi xóa xong, thành phố Bthanhpho không còn đại lý nào thì xóa tiếp thành phố đó khỏi danh sách thành phố. b. Viết hàm Function MaxDoanhThu (first:troTP; Bthanhpho: st25): longint; trả về doanh thu cao nhất trong số các doanh thu của các đại lý thuộc thành phố Bthanhpho. Nếu không tìm thấy thành phố Bthanhpho thì trả về giá trị 0. c. Viết thủ tục Procedure InDSDaiLy(first: troTP); thực hiện việc in tên đại lý và số điện thoại tất cả các đại lý trên toàn quốc, theo mẫu: DANH SACH CAC DAI LY 1. HA NOI: Daily1 (812562), Daily2 (826956), Daily3 (889712) 2. HUE: Duynhat(586956) …………. Câu 2. Cho trước cây nhị phân Top (nút gốc trỏ bởi Top) có khai báo như sau: Type TroNutTrenCay = ^NutTrenCay; NutTrenCay = Record GiaTri: integer; Left, right: TroNutTrenCay; End; Var Top: TroNutTrenCay; a. Viết hàm Function Chieucao(top:TroNutTrenCay): word; trả về giá trị là chiều cao của cây nhị phân Top. b. Để biểu diễn một hàng đợi người ta có thể sử dụng một danh sách liên kết kép với nút đầu (lối trước) và nút cuối (lối sau) lần lượt bởi trỏ First và Last. Ngoài ra mỗi nút trên danh sách này còn có thể lưu thông tin của một nút trên cây nhị phân Top. Cụ thể ta có khai báo bổ sung như sau: Type TroNutTrenDS = ^NutTrenDS; NutTrenDS = record Info: NutTrenCay; Before, next: TroNutTrenDS; End; Var First, last: TroNutTrenDS; Viết hai thủ tục: Procedure ChenQ(var first, last: troNutTrenDS; X: NutTrenCay;); để bổ sung một nút mà trường info có giá trị bằng X tại vị trí lối sau Last Procedure DelQ(var first, last: TroNutTrenDS; var X: nutTrenCay); để loại bỏ một nút tại vị trí lối trước first và gán giá trị trường info của nút này cho tham biến X. c. Viết thủ tục Procedure LietKe(Top: TroNutTrenCay); nhằm liệt kê giá trị của info.giatri tại mỗi nút trên cây nhị phân Top với yêu cầu: - Thứ tự các nút được liệt kê giá trị là theo thứ tự tăng dần của mức các nút trên cây. - Các nút có cùng mức sẽ được liệt kê theo thứ tự từ trái sang phải. CẤU TRÚC DỮ LIỆU & GIẢI THUẬT K25 (Đề lẻ). Phần câu hỏi: 1. Xác định độ phức tạp tính toán của đoạn chương trình sau theo n và p; I:=1; S:=0; While i<=sqrt(n) do Begin For j:=1 to p do S:= s+i*j; I:=i+1; End; 2. Viết biểu thức trung tố và hậu tố tương ứng với biểu thức tiền tố sau: - / A + B C * A D Phần lập trình Câu1. Giả sử một người có thể có nhiều số điện thoại khác nhau, vì vậy việc lưu số điện thoại của một số người có thể tổ chức bởi một danh sách liên kết có nút đầu trỏ bởi con trỏ List kiểu TROTEN; Ngoài trường Next để trỏ sang nút tiếp, mỗi nút trong danh sách còn có trường Ten (được sắp xếp thứ tự tăng dần) là trường khóa để lưu tên của một người, và trường DSSDT có kiểu TroSdt dùng để trỏ đến nút đâu một danh sách liên kết khác lưu số điện thoại của người này. Cụ thể cho sẵn khai báo như sau: Type str10 = string[10]; TroSdt: SDT; SDT = record Sodienthoai: str10; Tiep: TroSdt; End; TROTEN= BANGHI; BANGHI= record Next: troten; Ten: str10; DSSDT: troSdt; End; Var List: TROTEN; a. Viết thủ tục Edit_tel(name, oldnum, newnum: str10); để sửa số điện thoại của người có tên được chỉ ra trong name với số cũ là oldnum thành số mới là newnum. b. Viết thủ tục Del_tel(P:TROTEN); để xóa tất cả các nút của danh sách các số điện thoại được trỏ bởi p^.dssdt, trong đó P là trỏ vào một nút thuộc danh sách List. c. Viết thủ tục Del_Node(name: str10); để xóa nút thuộc danh sách list có tên được chỉ trong biến name. Câu 2. Xét cây nhị phân tìm kiếm, mỗi nút trong cây có dữ liệu kiểu Banghi có khai báo: Type contro: banghi; Banghi= record Left, right: contro; Info: real; End; a. Viết hàm GTLN(T: contro); cho kết quả là giá trị lớn nhất của trường info của tất cả các nút trong cây T (nút gốc trỏ bởi T), biết rằng T khác nil. b. Xét một danh sách nối kép có nút đầu và nút cuối trỏ bởi con trỏ first và last cùng có kiểu CONTRO (trường Left trỏ đến nút trước và trường Right trỏ đến nút sau). Viết thủ tục Bosungdau(X: real; var first, last: contro); để bổ sung vào đầu danh sách này một nút mới sao cho trường Info có giá trị bằng X. c. Từ cây T ở trên, hãy viết thủ tục Tao_DS_Noikep(T: contro; Var first, Last: contro); để tạo mới một danh sách nối kép có nút đầu trỏ bởi con trỏ First, nút cuối trỏ bởi con trỏ Last, và trường Info của các nút trong danh sách này phải được sắp xếp theo thứ từ giảm dần. CẤU TRÚC DỮ LIỆU & GIẢI THUẬT K25 (Đề 1). Câu 1. Tính độ phức tạp tính toán của giải thuật sau: Function NguyenTo(n:word): boolean; Var j,k: word; Begin K:=trunc(sqrt(n)); J:=2; While (j<=k) and(n mod j <>0) do Inc(j); Nguyento:=j; End; Câu 2. Ban tổ chức Sea Games 22 lưu trữ thành tích của các đoàn có huy chương bằng một danh sách liên kết theo từng môn thi đấu (mỗi môn thi có thể gồm nhiều nội dung và vì vậy sẽ có nhiều bộ huy chương cho mỗi môn). Danh sách này được quản lý thông qua con trỏ đầu danh sách là first. Cấu trúc của danh sách này được khai báo như sau: Type st20 = string[20]; TroTTich = ^Thanhtich; Thanhtich = record Tendoan: st20; Vang, bac, dong: byte; Tiep: troTTich; End; troMThi = ^Monthi; Monthi = record Ten: st20; Next: troTTich; Down: troMThi; End; Var first: TroMThi; Chú ý: danh sách các môn thi được sắp theo thứ tự tăng dần của tên môn thi. Viết các hàm và thủ tục sau: a. Function HCVang(first: troMThi; Bdoan:st20): byte; trả về số lượng huy chương vàng trong tất cả các môn thi của đoàn Bđoàn. b. Procedure Thanhtich( first:troMThi; Bmon: st20); in ra màn hình bảng thành tích của các đoàn có huy chương trong môn thi Bmon; c. Procedure Bosung (var first: TroMThi; Bmon, Bdoan: st20; ch: char); thực hiện việc bổ sung một huy chương loại Ch của đoàn Bdoan đối với các môn thi Bmon theo yêu cầu: - Ch là ‘V’,’B’,’D’ tương ứng là huy chương vàng, bạc, đồng. - Nếu môn thi Bmon chưa có trong danh sách thì bổ sung môn thi trước rồi mới bổ sung thành tích của đoàn sau này. CẤU TRÚC DỮ LIỆU TINK26 Câu 1. Ban chủ nhiệm khoa CNTT quản lý các lớp sinh viên bằng một danh sách liên kết có nút đầu được trỏ bởi first. Cấu trúc danh sách khai báo như sau: Type st4 = string[4]; St6 = string[6]; St20 = string[20]; troSV= ^Sinhvien; sinhvien = record hoten: st20; email: string; tiep: troSV; end; troLop=^Lop; lop =record malop: st4; loptruong: st20; sdt: byte; next: troSV; down: troLop; end; Var first: troLop; Chú ý: các lớp sinh viên trong một lớp được sắp theo thứ tự họ tên (giả thiết trong lớp không có hai sinh viên cùng tên) và danh sách này luôn khác rỗng. Viết các thủ tục sau: a. Procedure Loaibo(bma: st4; bhten:st20); thực hiện việc xóa một sinh viên ở lớp có mã là bma với họ tên là bhten ra khỏi danh sách lớp. b. Procedure DSLoptruong; thực hiện in thông tin lớp trưởng của tất cả các lớp trong Khoa (gồm mã lớp, họ tên lớp trưởng, số điện thoại). c. Procedure DSSVien(bma: st4); in ra danh sách các sinh viên của lớp có mã là Bma, kể cả lớp trưởng (họ tên, số điện thoại hoặc email). Câu 2. Tại một bệnh viện người ta lưu thông tin về các bệnh nhân đang điều trị theo các khoa của bệnh viện bằng một cây nhị phân tìm kiếm theo khóa MaKhoa (mã khoa điều trị) và gốc của cây có địa chỉ là Top. Mỗi nút trong cây có cấu trúc như sau: First là địa chỉ đầu của một danh sách khác (luôn khác rỗng), danh sách này lưu thông tin của các bệnh nhân đang điều trị tại khoa đó. Cấu trúc của cây này có thể khai báo như sau: Type st4 = string[4]; St20 = string[20]; troBN= ^BenhNhan; BenhNhan = record hoten: st20; tuoi: byte; next: troBN; end; Left Makhoa First Right troKhoa = ^Khoa; Khoa = record Makhoa: st4; First: troBN; Left, right: troKhoa; end; Var Top: troKhoa; Viết các hàm và thủ tục sau: a. Procedure Xuatvien(bma: st4; bhoten: st20); thực hiện việc loại bệnh nhân có tên bhoten ra khỏi danh sách bệnh nhân của khoa có mã bma (khi bệnh nhân này xuất viện). b. Procedure Nhapvien(bma: st4; bhoten: st20; tuoi: byte); thực hiện việc bổ sung một bệnh nhân. c. Function SoBN(bma: st4): word; trả về số lượng bệnh nhân đang điều trị tại khoa có bma. d. Function TongBN: longint; trả về tổng số bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Tin K25. Bài 1. Một ma trận vuông gồm các phần tử thực được biẻu diễn bằng các thuộc tính sau: - Chiều của ma trận là m (unsigned int m) - Ma trận vuông này sẽ được lưu trữ trong máy tính dạng mảng một chiều, mảng một chiều này được khai báo dưới dạng một con trỏ (double *matran) trong đó phần tử ở hàng i cột j của ma trận là A ij sẽ được tính theo công thức A ij =matran[i*m+j],0<=i, j<m. Hãy xây dựng lớp có tên là Matran với các yêu cầu sau: a. Các thuộc tính để khai báo ma trận vuông theo yêu cầu ở trên b. Hàm dựng không tham số và có tham số (unsigned int m) để cấp phát bộ nhớ cho các phần tử của ma trận vuông. c. Hàm nhập dữ liệu cho các phần tử mảng d. Hàm hiền thị dữ liệu ra màn hình e. Toán tử tải bội + và * dùng để cộng và nhân hai ma trận là hai đối tượng thuộc lớp Matran. Bài 2. Giả sử một công ty có số nhân sự không quá 50 và cần quản lý giờ làm việc của công nhân, tính lưông cho công nhân và các nhân sự khác vào cuối tháng. Các nhân sự (mã số, tên, địa chỉ) trong công ty có thể chia ra thành các nhóm người như sau: - Các công nhân làm việc hưởng lương theo giờ ( giờ làm việc trong tháng và bậc thợ). Quy định: có 3 bậc thợ và đơn giá tính theo bậc thợ (bậc 1: 20000đ, bậc 2: 30000đ, bậc 3: 40000đ). Lương công nhân được tính bằng công thức: lương = giờ làm việc * đơn giá. - Các công nhân làm việc hưởng lương theo hệ số lương nhà nước (hệ số lương). Lương công nhân được tính bằng công thức: lương = hệ số lương *290.000đ - Một số người làm công tác quản lý, hưởng lương theo hệ số lương nhà nước (hệ số lương *290.000đ) cộng thêm phụ cấp giờ làm việc ( giờ làm việc *5000đ). Lương được tính bằng công thức: lương = hệ số lương *290000+giờ làm việc*5000. Viết chương trình thực hiện các công việc sau: a. Định nghĩa và cài đặt các lớp cho các lớp người ở trên theo quan hệ kế thừa Trong đó có: i. Hàm nhập dữ liệu cho không quá 50 người ii. Hàm hiển thị dữ liệu iii. Hàm tính lương được thiết kế dưới dạng hàm ảo (tính đa hình) cho tập các lớp người trên. b. Xây dựng một menu chọn với 3 mục chọn là: a. Nhập, tính lương và in ra màn hình cho công nhân theo giờ. b. Nhập, Tính lương và in ra màn hình cho công nhân theo lương nhà nước. c. Nhập, Tính lương và in ra màn hình cho người quản lý. Câu 1. Xây dựng lớp phân số với dữ liệu thành phần là tử số và mẫu số. Các hàm thành phần bao gồm: - Hàm nhập và hiển thị dữ liệu. - Các toán tử tải bội = , = = trên lớp phân số Viết chương trình minh họa. Câu 2. Giả sử ta có các lớp theo sơ đồ kế thừa sau: Yêu cầu: Thiết kế các lớp để có thể in ra các thông tin của các hình (tròn, chữ nhật, lập phương) bao gồm diện tích, chu vi, thể tích. Viết chương trình minh họa. LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG TIN K10 Bài 1. Xây dựng lớp DIEM có dữ liệu thành phần là tọa độ của một điểm trong mặt phẳng. Các hàm thành phần bao gồm - Hàm khởi tạo tọa độ một điểm - Hàm hiển thị tọa đọ - Toán tử tải bội ++, =, = = Bài 2: Để quản lý điểm thi của các học sinh trong một lớp Kỹ thuật viên, ta xây dựng lớp HS bao gồm các thuộc tính và các phương thức sau đây: - Họ tên học sinh - Điểm các môn thi: DOS, WIN, EXCEL - Nhập thông tin các học sinh bao gồm: họ tên, điểm 3 môn thi - In thông tin họ tên, điểm, tổng điểm 3 môn thi. Trên cơ sở các lớp đã xây dựng, viết các chương trình thực hiện yêu cầu: - Nhập danh sách những học sinh có tổng điểm 3 môn thi >18 và sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Bài 3. Xây dựng lớp HVUONG với các dữ liệu thành phần như sau: độ dài cạnh. Các hàm thành phần để nhập dữ liệu, hiển thị dữ liệu, tính diện tích, chu vi hình vuông. Từ lớp HVUONG, xây dựng lớp dẫn xuất HINHHOC HAICHIEU CHUNHAT LAPPHUONGTRON BACHIEU [...]... đồ quan hệ R thành dạng chuẩn 3 bao toàn thông tin và bảo toàn phụ thuộc hàm Câu 7 Cho K là một khóa của lược đồ quan hệ R= Chứng minh rằng với mọi tập con X của K ta có: X*∩K=X Đề thi NHẬN DẠNG VÀ XỬ LÝ ẢNH TIN K26 1 Thế nào là xử lý ảnh? So sánh xử lý ảnh với các môn học khác như đồ họa, thị giác máy 2 Cho ảnh đa cấp xám sau: 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 1 4 2 8 5 7 4 4 4 2 8 5 7 1 4 4 2 8 5 7 1 4 4... khóa); TIEUDE( tiều đề) và NOIDUNG( nội dung) - CHUDE: tập các chủ đề của các bài viết, có các thuộc tính MACD( mã chủ đề, thuộc tính khóa) và TENCD (tên chủ đề) Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ việc quản lý các mối quan hệ sau: - (t,b) ∈ GOI: thành viên t có gởi bài viết b - (b,c) ∈ THUOC: bài viết b thuộc chủ đề c - (b,b’) ∈ THAOLUAN: bài viết b thảo luận về bài viết b’ a Vẽ sơ đồ thực thể - mối quan... Lucchensi - Osborn để tìm tất cả các khóa của lược đồ quan hệ R Câu 5 Cho lược đồ quan hệ R= với U= ABCD, F={CDB, AC, BACD} Xác định dạng chuẩn cao nhất của R Giải thích Câu 6 Cho lược đồ quan hệ R= với U=ABCDEGH, F={CDE,EAB, CGH} a Kiểm tra phép tách p=(ABCD, ABCE, CGH) của lược đồ R có bảo toàn thông tin hay không? b Tìm một phép tách lược đồ quan hệ R thành dạng chuẩn 3 bao toàn thông... cạnh thứ hai Các hàm thành phần để nhập dữ liệu, hiển thị dữ liệu để tính diện tích và chu vi hình chữ nhật Viết chương trình minh họa ĐỀ THI CƠ SỞ DỮ LIỆU TIN K26 Câu 1 Để quản lý thông tin về một diễn đàn (forum) trên một website, người ta tổ chức một cơ sở dữ liệu nhằm quản lý các tập thực thể sau: - THANHVIEN: tập các thành viên tham gia diễn đàn, có các thuộc tính MATV ( mã thành viên, thuộc tính... 4 2 2 2 4 4 4 2 2 2 1 1 1 2 2 2 1 1 1 2 2 2 5 Trình bày thuật toán phân loại theo K-MEAN và áp dụng phân loại tập các đối tượng sau với k=3 X1=(2 ,2) X2=(3,3) X3=(4 ,2) X4=(4,4) X6=(8 ,2) X5=(2,4) X7=(9,3) X10=(12,6) X8=(10,4) X11=(11,3 ) X9=(11,5) X12=(12 ,2) X13=(9,5) X17=(7,11) X14=(8,6) X18=(7,9) X15=(7,10) X19=(8,10) X16=(6,10 ) ... thuộc một chủ đề nào đó, và cũng có những chủ đề có thể không có bất kỳ bài viết nào - Mỗi một bài viết có thể là một bài thảo luận cho một bài viết đã được gởi trứoc đó hoặc cũng có thể là không ( tức là một bài viết được gởi lên để các thành viên khác tham gia thảo luận) Hiển nhiên, có thể có những bài viết được gởi lên diễn đàn nhưng không có ai tham gia thảo luận b Hãy chuyển sơ đồ thực thể - mối... tách quan hệ này thành các quan hệ có lược đồ lần lượt và ABC, CD và AEF có bảo toàn thông tin đối với quan hệ này hay không? Giải thích A 1 2 1 0 B 2 1 2 0 C 0 0 0 1 D 1 1 1 0 E 1 1 2 2 F 2 0 0 2 Câu 3 Gọi r, s, u là các quan hệ trên cùng một lược đò Hãy chỉ ra một ví dụ chứng tỏ rằng phép trừ không có tính kết hợp tức: (r-s) - u ≠ r-(s-u) Câu 4 Cho lược đồ quan hệ R = với U=ABCDEGH và F={ABC, . Đề thi LÝ THUYẾT ĐỒ HỌA K27 (lần 2) Câu 1. Trình bày giải thuật vẽ đường tròn theo thuật toán MidPoint. Viết thủ. troTTich; End; troMThi = ^Monthi; Monthi = record Ten: st20; Next: troTTich; Down: troMThi; End; Var first: TroMThi; Chú ý: danh sách các môn thi được sắp theo thứ tự tăng dần của tên môn thi. Viết các. rằng với mọi tập con X của K ta có: X*∩K=X. Đề thi NHẬN DẠNG VÀ XỬ LÝ ẢNH TIN K26 1. Thế nào là xử lý ảnh? So sánh xử lý ảnh với các môn học khác như đồ họa, thị giác máy. 2. Cho ảnh đa cấp xám

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan