dề thi tieng viet 5

7 1K 2
dề thi tieng viet 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày …… / ……/ 2010 Họ và tên:………………………………… Lớp : 5 4 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – LỚP 5 ĐỀ SỐ 1 : Thời gian 20 phút Điểm Lời phê của cô giáo ĐỌC THẦM : HAI BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong. Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ. Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng. Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn. Ông ta gọi cô y tá hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp: -Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi ! Theo N.V.D Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng? a. Vì họ phải ở trong phòng để chữa bệnh. b. Vì họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm. c. Vì cả hai người đều bị mắc bệnh rất nặng. d. Vì cả hai người đều cao tuổi và ốm nặng. 2. Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ như thế nào? a. Cuộc sống thật ồn ào, náo nhiệt. b. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình. c. Cuộc sống thật yên ả, tĩnh lặng. d. Cuộc sống thật nhộn nhịp, tấp nập. 3. Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong lại cảm thấy rất vui? a. Vì ông được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động. b. Vì ông được nghe giọng nói dịu dàng, tràn đầy tình cảm của bạn. c. Vì ông cảm thấy đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. d. Vì ông cảm thấy đang được động viên để mau chóng khỏi bệnh. 4. Khi được chuyển ra nằm gần cửa sổ, người bệnh nằm giường phía trong thấy ngạc nhiên về điều gì ? a. Ngoài cửa sổ chỉ là một bức tường chắn, không có gì khác. b. Cảnh tượng bên ngoài còn đẹp hơn lời người bạn miêu tả. c. Cảnh tượng bên ngoài không đẹp như lời người bạn miêu tả. d. Ngoài cửa sổ chỉ là khoảng đất trống không có bóng người. 5. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của người bị bệnh mù trong câu chuyện? a. Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở. b. Có tâm hồn bao la rộng mở, thiết tha yêu quý cuộc sống. c. Yêu quý bạn, muốn đem niềm vui đến cho bạn cùng phòng. d. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác. 6. Câu thứ ba của đoạn 2 (“ Người nằm trên giường kia….dạo mát quanh hồ.”) là câu ghép có các vế câu được nối theo cách nào? a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). b. Nối bằng một quan hệ từ. c. Nối bằng một cặp quan hệ từ. d. Nối bằng một cặp từ hô ứng. 7. Các vế trong câu ghép “Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời.” được nối theo cách nào? a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). b. Nối bằng một quan hệ từ. c. Nối bằng một cặp quan hệ từ. d. Nối bằng một cặp từ hô ứng. 8. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ tuyệt vời? a. tuyệt trần, tuyệt mĩ, tuyệt đối. b. tuyệt mĩ, tuyệt diệu, kì lạ. c. tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt tác. d. tuyệt trần, tuyệt diệu, đẹp đẽ. 9. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm? a. mái chèo / chèo thuyền. b. chèo thuyền / hát chèo. c. cầm tay / tay ghế. d. nhắm mắt / mắt lưới. 10. Câu thứ hai của bài văn “Họ không được phép ra khỏi phòng của mình.” liên kết với câu thứ nhất bằng cách nào? a. Bằng cách lặp từ ngữ. b. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ). c. Bằn cách thay thế từ ngữ (dùng từ ngữ đồng nghĩa). d. Bằng từ ngữ nối. Ngày …… / ……/ 2010 Họ và tên:………………………………… Lớp : 5 4 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – LỚP 5 ĐỀ SỐ 2: Thời gian 20 phút Điểm Lời phê của cô giáo ĐỌC THẦM : RỪNG GỖ QUÝ Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì ? - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá ! - Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra ! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống sông suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra! Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn… Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ lả giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo giống. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. TRUYỆN CỔ TÀY – NÙNG Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì? a. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc. b. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc. c. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc. d. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc. 2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh? a. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát. b. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông. c. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau. d. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc. 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì? a. Hoa quả chín thơm ngào ngạt. b. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ. c. Rất nhiều hạt cây gỗ quý. d. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý. 4.Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý? a. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước. b. Tỏa mụi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. c. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. d. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước. 5. Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất? a. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn hộp trước. b. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước. c. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng. d. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý. 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện? a. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn dò trong mơ. b. Muốn có rừng gỗ quý, phải cải tạo những đồi cỏ tranh, tre nứa. c. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. d. Muốn có rừng gỗ quý, phải đi thật xa để tìm cây giống thật tốt. 7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ bền chắc? a. bền chí. b. bền vững. c. bền bỉ. d. bền chặt. 8. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm? a. gian lều cỏ tranh / ăn gian nói dối b. cánh rừng gỗ quý / cánh cửa hé mở c. hạt đỗ nảy mầm / xe đỗ dọc đường d. một giấc mơ đẹp / rừng mơ sai quả. 9. Các vế trong câu “ Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra.” được nối với nhau bằng cách nào? a. Nối bằng một từ quan hệ. b. Nối bằng một cặp từ quan hệ. c. Nối bằng một cặp từ hô ứng. d. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). 10. Hai câu cuối bài(“Chẳng bao lâu,… như xưa.”) được liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp từ ngữ. b. Dùng từ ngữ nối. c. Thay thế từ ngữ. TẬP LÀM VĂN 1. Tả cơn mưa rào Hồi này, chiều nào cũng vậy, trên mảnh đất Gia Lai quê em cũng ào xuống cơn mưa. Từ phía đông, lúc đầu chỉ là đôi ba mảng mây đen mọng nước xuất hiện. Rồi loáng cái, mây đen từ đâu ùn ùn dồn tới, che kín bầu trời. Cả một khối mây khổng lồ vần vũ, vần vũ lao tới như muốn úp chụp xuống mặt đất. Những tia chớp loằng ngoằng kéo theo từng tràng dài lẹt sẹt, đùng đoàng vang dội. Từng bầy chim táo tác bay đi tìm nơi trú mưa. Mấy chú chó đang thơ thẩn ngoài vườn chạy vội vào nhà. Gió thổi thốc tới từng đợt, từng đợt mang theo hơi lạnh. Từ xa, mưa bắt đầu giăng hàng đổ xuống như một tấm phông khổng lồ mỏng và sẫm đục chắn ngang cả một vùng trời đất. Tiếng mưa rào rào lúc đầu còn nhỏ sau rõ dần, rõ dần rồi ào ào ngay trước mặt. Những cọc tiêu gỗ đung đưa, những cành cà phê vật vờ trong gió trong mưa. Cành lá xùm xòa của cây bơ như cái ô khổng lồ sừng sững che cho thân cây. Mưa hòa cùng gió, tung hoành khắp nơi. Những sợi mưa trắng ràn rạt quất chéo. Mưa tuôn xối xả. Mưa gõ lộp độp trên tầu ngập băng cả vườn. Sấm và chớp hòa nhau đốc thúc cho mưa rơi mau hơn, dày hơn. Mưa đến đột ngột và tạnh cũng đột ngột. Đang ào ạt đấy, mưa bỗng thưa đi rồi tắt luôn. Sau mưa, cây cối như sáng bóng ra. Cỏ cây tươi tỉnh như con người ngày nào cũng dược tắm gội một lần. Nước rút rất nhanh trong lòng đất đem lại cái mát cho gốc rễ. Mưa đem nguồn nước và cái mát dịu đến cho cây cối. cho muôn vật, cho mọi người để xua đi cái oi nồng. ======================================= 2. TẢ NGÔI NHÀ EM Ôi! Mệt quá! Nhưng tôi cũng sắp tới nhà rồi! Em nhủ thầm với mình như vậy và rảo bước trên đường Hùng Vương. Nhà em ở góc phố này. Tới nhà em rồi! Em reo lên khẽ rút chiếc khăn trong túi áo ra chùm chìa khóa cửa tra vào ổ. Chiếc khóa cũng lanh canh reo vui và kêu tách một cái. Em thở ra nhẹ nhõm khoan khoái. Cánh cửa đã nhận ra từ từ hé mở để lộ một căn buồng ngăn nắp sạch sẽ. Chính giữa ngôi nhà, ngồi bệ vệ chiếc bàn hình chữ nhật với tấm áo quàng dầu làng đỏ. Trên bàn một anh đồng hồ Liên Xô mặt kền óng ánh, đang tích tắc đếm giờ. Ngày nào anh ta cũng đều đặn đánh thức em dậy đi học đúng giờ. Hai bên bàn, có đủ bốn chiếc ghế dựa cùng màu đỏ tía như bàn. Bên trong đứng áp lưng vào tường là cái tủ đứng cao lớn chững chạc. Tủ giữ hộ em quần áo, ngăn mọi tên kẻ thù, chuột và gián khỏi vào cắn phá. Phía tay phải nằm đàng hoàng một chiếc giường to. Trên giường hai tấm chăn dày xụ vải hoa, màu đen rất thích , xếp chồng lên nhau. Người lớn đứng trên giường đầu vẫn chưa chạm tới đỉnh màn. Cỗ màn thơm tho mùi vải mới, trắng nõn như một đám mây, ban ngày được bàn tay người gấp lại gọn gàng. Ngước mắt lên trần, em bắt gặp ngay bác bóng đèn điện tinh nhanh đội cái nón sắt trắng men tròn xoe, sơn trắng viền xanh lam. Tối tới, bác đèn dồn hết sức lực tỏa sáng thêm, cho em đi tới những điểm mười đỏ chói. Nhà em tường quét vôi trắng toát. Nổi bật trên nền vôi là những cánh cửa màu xanh. Nhà em chỉ rộng bốn mét dài sáu mét nhưng chứa tình thương mến bao la. Mỗi khi về nhà em thấy mình như chú chim non bay về tổ ấm. ===================================== 3. TẢ CÁNH ĐỒNG LÚA CHÍN QUÊ EM. Hè vừa rồi em được mẹ cho về thăm quê ngoại. Nhà ngoại em ở cuối làng, nhìn thẳng ra cánh đồng lúa mênh mông, chạy dài tít tắp. Ngoại em nói rằng cánh đồng này đẹp nhất vùng. Đất phù sa màu mỡ khiến cây lúa mọc tốt hơn nơi khác. Cánh đồng bằng phẳng, những thửa ruộng lớn nhỏ nối liền nhau, chạy xa tít. Dọc hai bờ kênh, hàng cây bạch đàn mới trồng năm nào giờ đã cao vút, soi bóng dưới mặt nước trong veo. Nắng trưa chiếu láp lánh trên thảm lúa vàng dập dờn như sóng biển. Không gian khoáng đãng, thoang thoảng hương lúa chín. Dưới bóng mát rặng phi lao ven con đường chạy ngang cánh đồng, đám trẻ chăn trâu túm năm tụm ba chơi đánh bi, đánh đáo. Tiếng nói, tiếng cười trong trẻo, giòn giã vang xa trong không khí tĩnh mịch của buổi trưa hè nơi thôn dã. Cách đó không xa, mấy bác nông dân đang bàn tán sôi nổi về vụ lúa bội thu. Nét mặt ai cũng vui tươi, hể hả. Trưa hè, bầu trời xanh ngắt, cao vời vợi. Gió nam lồng lộng thổi qua cánh đồng làng. Em ngồi dưới gốc nhãn, mắt dõi theo những cánh cò trắng toát bay về phía trời xa. Cánh đồng lúa trước mắt em bát ngát màu vàng của cuộc sống bình yên, no ấm. Em yêu biết mấy cánh đồng quê em. ===================================== Hè vừa rồi, em được bố mẹ cho về quê thăm ông bà nội. Một buổi sáng, em được ông dẫn ra thăm đồng. Trong làn gió se se lạnh của buổi sớm, không khí đã thoang thoảng một mùi thơm lạ lùng không giống cái không khí quen thuộc đầy mùi dầu, mùi khói nồng khét của đường phố. Thơm quá ! Đúng là mùi của lúa chín. Trước mắt em, cánh đồng trải ra mênh mông im lìm như còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình của buổi sớm. Trong ánh sáng còn mờ mờ trăng trắng, em chỉ nhìn thấy một mặt phẳng với những gợn sóng nhỏ. Những tia nắng bình minh phớt nhẹ đây đó trên cánh đồng. Mặt trời lên hẳn trên các rặng cây xanh, tỏa ánh nắng chói chang biến biển lúa màu vàng sậm của cánh đồng lúa thành màu vàng tươi. Gió đùa vui cùng cây lúa. ========================================= Cánh đồng quê hương em được bao phủ bởi một màu xanh non. Những làn gió thổi nhẹ làm cho cây lúa lao xao gợn sóng và những hạt sương nhỏ rung rinh trên những lá lúa mỏng manh. Khi ông mặt trời nhô lên khỏi ngọn núi, nắng vàng trải khắp nơi. Quang cảnh đồng quê em trở nên nhộn nhịp, những giọt sương sớm vui mừng hứng ánh nắng lung linh. Từng hàng phi lao rì rào trong gió, soi bóng lên dòng nước trong veo. Những con bò, con trâu thủng thẳng theo chân các bác nông dân ra đồng cày ruộng, những cánh cò lặn lội kiếm ăn. Những chiếc nón lá nhấp nhô của mấy chị làm cỏ lúa trông xa như những bông hoa trắng nổi bật trên nền thảm xanh mượt. Mấy chú cò bay ngang, màu trắng lấp lóa trong nắng.` . Ngày …… / ……/ 2010 Họ và tên:………………………………… Lớp : 5 4 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – LỚP 5 ĐỀ SỐ 1 : Thời gian 20 phút Điểm Lời phê của cô giáo ĐỌC THẦM : HAI BỆNH NHÂN TRONG. bóng người. 5. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của người bị bệnh mù trong câu chuyện? a. Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở. b. Có tâm hồn bao la rộng mở, thi t tha. đồng nghĩa). d. Bằng từ ngữ nối. Ngày …… / ……/ 2010 Họ và tên:………………………………… Lớp : 5 4 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – LỚP 5 ĐỀ SỐ 2: Thời gian 20 phút Điểm Lời phê của cô giáo ĐỌC THẦM : RỪNG GỖ QUÝ Xưa

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan