Cuộc đời sự nghiệp Hồ Xuân Hương !

44 2.6K 2
Cuộc đời sự nghiệp Hồ Xuân Hương !

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC HỒ XUÂN HƯƠNG I. Những khó khăn trong việc nghiên cứu Hồ Xuân hương Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự chia rẽ ý kiến, không phải giữa những nhà nghiên cứu có quan điểm khác nhau, mà ngay trong những nhà nghiên cứu có cùng một quan điểm là vấn đề tư liệu về sáng tác cũng như tư liệu về cuộc đời của nhà thơ này, Thơ Xuân Hương còn lại đến nay đều do người đời sau ghi chép, không một tài liệu nào có thể tin cậy hoàn toàn, Không kể bản Lưu Hương ký ông Trần Thanh Mại mới tìm được và công bố trên tạp chí Văn học lăm 1964, góp nhặt đây đó số thơ thường được coi là của Hồ Xuân Hương có đến trên một trăm bài, Chắc chưa hết, Nhưng điều cần giải quyết trước tiên ở đây là số trên một trăm bài thơ ấy, có phải tất cả của Xuân Hương không? Bởi vì rất dễ hiểu là nếu đánh giá Xuân hương mà dựa vào những bài thơ không phải của bà thì làm sao đánh giá chính xác được? Khảo sát trên một trăm bài thơ lâu nay được coi là của Hồ Xuân Hương, thực tế ta thấy khoảng 40 bài phong cách rất thống nhất, Còn số bài còn lại thì có khía cạnh này, khía cạnh khác giống với những bài trên, nhưng nhìn chung không thuộc phong cách của những bài trên, mà rất hỗn tạp, Thực tế đó cho thấy chúng ta nghĩ trong số bợn mươi bài có phong cách thống nhất kia có nhiều khả năng là của một người sáng tác và đó là sáng tác của Xuân Hương, Còn những bài khác vì có TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC khía cạnh này, khía cạnh nọ giống với sáng tác của Xuân Hương, nên người ta mới nhầm lẫn, cho là của Xuân Hương chứ không phải của bà, Căn cứ vào tính thống nhất của phong cách, chúng ta làm một sự đối chiếu so sánh để loại trừ, như thế có khả năng tìm ra những bài thơ của Xuân Hương, Tuy nhiên một vấn đề hoàn toàn có thể đặt ra là: phong cách của một nhà văn không phải đứng yên mà có thay đổi, Nghiên cứu phong cách trong tính thống nhất tĩnh tại, có khả năng bỏ sót một số bài của Xuân Hương, Và ngay trong những bài phong cách thống nhất chắc gì không có khả năng lẫn lộn? Đúng nhu vậy, Về trường hợp thứ nhất, cần nói thêm rằng phong cách của một nhà thơ có thể thay đổi, nhưng phổ biến là sự thay đổi ấy không phá vỡ tính thống nhất của nó, Riêng đối với những nhà văn sống trong xã hội phong kiến, cuộc sống không có những biến động lớn về xã hội, về thế giới quan và ý thức hệ thì khả năng thay đổi phong cách rất hạn chế, Do đó nếu căn cứ vào tiêu chuẩn tính thống nhất phong cách để xác định sáng tác của Hồ Xuân Hương, nếu ta có bỏ sót một số bài nào, thì chắc con số ấy không nhiều, không ảnh hưởng đáng kể đến sự đánh giá chung đối với nhà thơ, Có thể với cách xác định như thế, chúng ta chưa đánh giá triệt để Hồ Xuân Hương, nhưng tránh được khả năng đánh giá sai Hồ Xuân Hương, Còn trường hợp thứ hai, về sự nhầm lẫn trong những bài có phong cách thống nhất, Thực tế thơ Hồ Xuân Hương cho thấy có khả năng này, Bài Đánh đu ngày tết là một bài mang đầy đủ phong cách Xuân TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC Hương theo tiêu chuẩn xác định trên thì chính nó lại thoát thai từ bài thơ Cây đánh đu trong Hồng Đức quốc âm thi tập,(1 ) Hai bài Động Hương Tích và Hang Cắc Cớ mang nhiều nét phong cách Xuân Hương, thì cả hai lại có nhiều câu rất giống nhau, Lẽ nào Xuân Hương bất lực đến nỗi phải tự lặp lại mình thô thiển đến thế, Đây quả là những trường hợp phức tạp, Dù sao cũng có thể khẳng định trường hợp nhầm lẫn này không nhiều, Bởi vì hiện tượng nhại phong cách trong văn học nói chung có thể phân biệt được, và Xuân Hương, một nhà thơ có cá tính độc đáo như thế không dễ gì nhại được hoàn toàn, Và lại do dù có đôi ba bài bắt chước phong cách Hồ Xuân Hương lẫn lộn trong số thơ của bà mà ta không có cách gì phân biệt, thì những bài ấy cũng không thể làm phá vỡ sự đánh giá chung về nhà thơ được, Tóm lại, theo chúng tôi vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận hàng đầu trong việc nghiên cứu Hồ Xuân Hương chính là vấn đề xác định văn bản thơ Xuân Hương, Cái khó ở đây là phải xác định như thế nào cho chính xác, * * * Nhưng sự phức tạp về văn bản thơ Xuân Hương lại thêm một lần phức tạp nữa với sự xuất hiện của tập Lưu Hương ký, l xem Hồng Đức quốc âm thi tập, Phan Trọng Điềm và Bùi Văn Nguyên phiên âm, chú thích, NXB Văn hóa, Hà Nội 1962, TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC Tháng 10 năm 1964, trên tạp chí Văn học, trong bài Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương, ông Trần Thanh Mại giới thiệu một bài tựa của Nham Giác Phu viết cho tập Lưu Hương ký vào tháng 3 năm 1814, Bài này ghi trong một tập thơ chép tay Du Hương Tích động ký, Theo bài tựa, Nham Giác Phu người họ Phan, cùng quận với Hồ Xuân Hương và Lưu hương ký là tập thơ của Hồ Xuân Hương, Kèm theo bài tựa có hơn ba mươi bài thơ toàn nói về mối tình của ông ta đối với Hồ Xuân Hương, Sau đó Trần Thanh Mại lại tìm được bản Lư hương ký do ông Nguyễn Văn Tú cử nhân Hán học, người xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Hà cung cấp, Ông Trần Thanh Mại giới thiệu tập Lưu hương ký này như sau: ''Có phần chắc bản chép tập Lưu hương ký mà ông Nguyễn Văn Tú đã trao cho chúng tôi là phần còn lại của tập thơ mà Nham Giác Phu đã đọc và đã đề tựa, hay ít nhất nó cũng thiếu nhiều tờ, Bản này chỉ có 22 trang giấy viết hàng tám, tổng cộng 30 đầu đề có 52 bài ,trong 52 bài này có 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm, Trang đầu có đề rõ: Lưu hương ký - Hoan trung Cổ Nguyệt đường Xuân Hương nữ sử tập, Hoan Trung tức là tỉnh Nghệ An; Cổ Nguyệt đường là tên nhà ở của Xuân Hương , đồng thời là chiết tự chữ Hồ chỉ họ của tác giả''(l ), Nhìn chung, những bài thơ chữ Nôm và chữ Hán trong Lưu hương ký có nghệ thuật khá điêu luyện, Nhà thơ không viết về một đề tài nào khác ngoài tâm sự và mối tình của mình đối với những người bạn trai, Có khi đó là một tình bạn thắm thiết gần như một tình yêu, có khi đó là một tình yêu thật sự, Trong số những người quan hệ với Hồ Xuân Hương có ông Tốn Phong thị, ông hiệp trấn Sơn Nam Thượng họ Trần, TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC ông Sơn Phủ, ông Thanh Liên, ông Chí Hiên, và đặc biệt có cả một ''ngưởi cũ'' là ông Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu tức Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều, Qua những bài thơ chép trong Lưu hương ký, thấy rõ tình cảm của nhà thơ đối với những người bạn trai của mình rất chân thành, và nhiều bài bên cái đằm thắm dịu dàng có thêm một chút ngậm ngùi của những mối tình không trọn vẹn, Chẳng hạn đây là bài Nhớ người cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu: Dặm khách muôn nghìn nỡi nhớ nhung, Mượn ai tới đấy gửi cho cùng, Chữ tình chốc đã ba năm vẹn, Giấc mộng rồi ra nửa khắc không, Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập, Phấn sơn càng tủi phận long đong Biết còn mảy chút sương sim mấy, Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong ! Trần Thanh Mại, Bản Lưu hương ký và lai lịch phát hiện nó, tạp chí Văn học số 11 - 1964, , Những bài chữ Hán cũng cùng một cảm hứng như thế, Nhà thơ không ngượng ngùng gì khi nói lên một cách công khai tình cảm yêu đương TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC của mình, Điều đó đối với một phụ nữ sống trong xã hội phong kiến, phải nói là hết sức táo bạo, Bài Nguyệt dạ ca là một thí dụ, Nhà thơ viết: Lộ như châu hề nguyệt như sai (sa), Thúc vãng lai hề chiếu dư hoài, Uyển cô nhân hề thiên nhai, ái bất kiến hề tâm bồi hồi, Đài hoang thần nữ miếu, Vân tác Sở vương đài, Minh nguyệt quang như thử, Ngã tư chi nhân hề an tại tai! (sương như hạt châu, trăng như ngọc sáng, Trăng qua qua lại lại chiếu rọi xuống tấm lòng tôi, ấm ức thay, người bạn cũ mãi còn ở ngoài ven trời, Yêu mà không thấy mặt, dạ bao xiết bồi hồi, Miếu nữ thần rêu đã phủ khắp, Đài vua Sở mây đã tan rồi, trăng sáng rực rỡ như kia, Mà con người mình nhớ nhung còn mãi nơi đâu,) Đánh giá chung Lưu hương ký, ông Trần Thanh Mại, người đầu tiên giới thiệu tập thơ này viết: ''Nhìn chung lại thơ chữ Hán và chữ TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC Nôm của Hồ Xuân Hương như được ghi chép trong Lưu hương ký không trực tiếp nêu lên được những vấn đề xã hội lớn lao và cấp thiết, Dù thế nào mặc lòng, chúng ta vẫn có thể tìm thấy trong thơ này những giọng chân thành tha thiết để đấu tranh cho một tình yêu bình đẳng, Lưu hương ký là tiếng kêu thất vọng để có một tình yêu thành thực,chung thúy '' Như thế phải chăng ngoài những bài thơ Nôm của Xuân Hương mà lâu nay chúng ta biết, Xuân Hương còn là tác giả của tập Lưu hương ký này nữa? Trong tình hình tư liệu hiện nay, chúng tôi cho rằng một sự khẳng định nhu thế có lẽ chưa được thận trọng mà cần phải tiếp tục khảo sát thêm, Về nội dung, Lưu hương ký không phải không có chỗ giống với thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Trong Lưu hương ký chúng ta thấy tác giả như Hồ Xuân Hương (hay chính là Hồ Xuân Hương) là một phụ nữ giầu nhiệt tình, yêu đời, bất chấp tất cả lễ giáo phong kiến, lúc nào cũng tha thiết muốn yêu và không bao giờ có được một tình yêu toại nguyện, Có lẽ vì thế mà Trần Thanh Mại nhận xét Lưu hương ký ''khá gần gũi với những bài trữ tình trong ''thơ Hồ Xuân Hương'' quen thuộc như Chiếc bách, Hờn duyên, Cái hồng nhan v,v,,, '', Nhưng đọc kỹ chúng tôi vẫn thấy có một khoảng cách giữa thơ Nôm của Hồ Xuân Hương với Lưu hương ký, chủ yếu là về phong cách biểu hiện, Trong Lưu hương ký có cả thơ chữ Hán, lẫn thơ chữ Nôm, Riêng phần thơ Nôm trong Lưu hương ký nếu so sánh với thơ Nôm lâu nay được coi là của Hồ Xuân Hương, thì hai bên vẫn khác TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC nhau nhiều lắm, Thơ Nôm trong Lưu hương ký có rất nhiều từ Hán Việt, và từ Hán Việt được sử dụng với phong cách trang nhã, Giọng thơ lại hiền lành, chữ không góc cạnh, gân guốc như ở thơ Hồ Xuân Hương, Thơ Hồ Xuân Hương có bài trữ tình, có bài trào phúng, nhưng phong cách của nhà thơ vẫn thống nhất rõ nét qua cả hai thể loại; trong khi đó giữa thơ trữ tình của Hồ Xuân Hương với thơ trữ tình trong Lưu hương ký thì tuy cùng một loại, mà phong cách khác nhau rất nhiều, Vì những lý do như thế, để đảm bảo tính chất khoa học của vấn đề trong cuốn sách này chúng tôi sẽ không đề cập đến Lưu hương ký trong khi phân tích đánh giá Hồ Xuân Hương, Điều đó không có nghĩa chúng tôi phú nhận Lưu hương ký không phải của Hồ Xuân Hương, mà chỉ có nghĩa là trong khi chờ đợi một sự xác minh khoa học, Cách làm như thế là thận trọng hơn cả, Tư liệu về Hồ Xuân Hương có nhiều rắc rối mà tư liệu về cuộc đời của Hồ Xuân Hương cũng có nhiều rắc rối, không rõ ràng gì, Cho đến nay, không có một tài liệu gốc nào về cuộc đời của Xuân Hương còn giữ lại, Theo những tài liệu lưu truyền về tiểu sử Xuân Hương trước nay thì Hồ Xuân Hương quê ở làng Quýnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, Họ Hồ ở Quỳnh Lưu là một họ tương đối lớn, từng có người đậu đạt và làm quan, nhưng đến đời Hồ Phi Diễn thì họ này suy tàn, Hồ Phi Diễn, tương truyền là ông thân sinh của Hồ Xuân Hương sinh năm 1704 đậu tú tài năm hai mươi bốn tuổi dưới triều Lê Bảo Thái, Nhà nghèo, Hồ Phi Diễn không có tiền để tiếp tục học thêm, ông ra TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC Bắc dạy học kiếm sống, Ông đồ Diễn thường dạy ở hai tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, về sau ông lấy một cô gái Bắc Ninh họ Hà làm vợ lẽ, Hồ Xuân Hương là kết quả của cuộc tình duyên ấy, Trước khi sinh Hồ Xuân Hương, gia đình ông đồ Diễn có một thời sống ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, gần hồ Tây, Thăng Long, Lúc Hồ Xuân Hương lớn lên, gia đình một dạo cũng dọn về thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư, Hà Nội), và khi trưởng thành, bà có làm một ngôi nhà ở gần hồ Tây, lấy tên là Cổ Nguyệt đường. Các bài thơ Chơi chùa Quán Sứ, Đề đền Sầm Nghi Đống còn ghi lại dấu vết những ngày nhà thơ sống ở đế đô này, Không rõ vì lẽ gì từ bê Hồ Xuân Hương vẫn thường sống với mẹ. Xuân Hương có đi học, thông minh, nhưng không học được nhiều. Lúc lớn lên, cô gái ấy lại thích làm thơ, và trong cuộc đời thơ văn của mình, Xuân Hương có một người bạn trai rất đỗi tri âm là Chiêu Hổ. Nhiều người nói Chiêu Hổ chính là Phạm Đình Hổ, tác giả Vũ trung tuỳ bút và Đông Dã học ngôn thi ộâp., Chắc không đúng vì Chiêu Hổ của Hồ Xuân Hương nghịch ngợm không kém gì bà, còn Phạm Đình Hổ là một nhà thơ mực thước. Về cuộc đời riêng của Xuân Hương, có lẽ điều đau nhất còn dấu vết khắc sâu trong thơ văn là con đường tình duyên trắc trở của bà. Xuân Hương muộn chồng, đến khi lấy chồng cũng chẳng ra gì, Một lần bà lấy lẽ tổng Cóc và một lần lấy lẽ ông phú Vĩnh Tường. Trong số thơ Xuân Hương còn để lại, một nét khá nổi bật mà chúng ta biết được là nhà thơ đi rất nhiều, Lần theo dấu vết bàn chân của Xuân Hương khi ở Chùa Quán Sứ khi ở Động Hương Tích, ở núi ông TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC Chồng bà Chồng, đèo Ba Dội v,v,,, chúng ta có thể hình dung ra cuộc du lãm của nhà thơ kéo dài qua nhiều tỉnh miền Bắc và miền, Trung, bao gồm cả đồng bằng lẫn miền núi: Hà Đông, Ninh Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang: Sơn La . Đấy là chưa kể Nghệ,An, quê cha và Bắc Ninh, quê mẹ, thế nào Xuân Hương lại chẳng đi về, Một con người đi nhiều, người ấy lại là phụ nữ. Điều đó quả là hiếm thấy trong xã hội phong kiến ngày trước, Tóm lại, về cuộc đời Hồ Xuân Hương, còn nhiều chi tiết cần xác minh lại, cần phải tìm tòi thêm (l ) Dù sao, một số vấn đề sơ bộ có thể kết luận được, Đó là nhà thơ có một cuộc đời hoàn toàn bất như ý,Xuân Hương sống vào một thời kỳ chế độ phong kiến đã mục rỗng,thối nát và bà là nạn nhân của cái chế độ ấy. Là người phụ nữ xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, cuộc sống đã đẩy Xuân Hương xuống tầng lớp tận cùng của xã hội. Quằn quại và đau đớn, lòng căm phẫn đối với xã hội bất công, một cái gì tha thiết của cuộc sống riêng tây và sự lăn lộn tiếp xúc với những người phụ nữ cùng bị áp bức trong xã hội, tất cả đã hun đúc nên con người và tài năng của Xuân Hương, thôi thúc Xuân Hương viết lên những vần thơ nhọn sắc và cháy bỏng, những vần thơ thông minh và tình tứ, những vần thơ rất quần chúng mà cũng rất độc đáo, rất Xuân Hương, II HỒ XUÂN HƯƠNG, NHÀ THƠ CỦA PHỤ NỮ Trong văn học Việt nam nửa cuối thế kỷ XVIII - lửa đầu thế kỷ XIX, Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ TÀI LIỆU THAM KHẢO [...]... KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC ốc nhồi, chiếc quạt đến cái đầu trọc của nhà sư; từ cảnh dệt cửi ban đêm, cảnh đánh đu ngày tết, cảnh tát nước, đến bòn đá Ông Chồng Bà Chồng, đèo Ba Dội v,v,,, Xuân Hương như muốn nói đếnnhững chuyện khác nữa, chuyện của đàn bà, và chuyện riêng trong buồng kín của vợ chồng Chúng ta biết Hồ Xuân Hương là một con người tài hoa, yêu đời và giàu sức sống mà cuộc đời luôn... cái hồng nhan, với nước non, Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn,, Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, , Mảnh tình san sẻ tý con con: Bài tự tình thứ ba có thể Xuân Hương làm ra quãng giữa hai đời chồng Cuộc đời ngang trái diễn ra trước mắt làm cho Xuân Hương. .. nói lên tính chất đa diện của cuộc sống cũng như của tâm hồn tác giả, Trường hợp Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC Công Trứ ở giai đoạn này và trường hợp của Tú Xương, Nguyễn Khuyến ở giai đoạn kế tiếp là như thế Hồ Xuân Hương, nhà thơ trữ tình biểu hiện trước hết ở lòng yêu mến thiên thiên của bà Ở trên có nói Hồ Xuân Hương ghét cay ghét đắng cảnh... được! Cái buồn ở đây, vì vậy mà có ý nghĩa tố cáo nhất định của nó, V PHONG CÁCH THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG sáng tác thơ Nôm của Xuân Hương chắc chắn đã thất lạc đi nhiều, nhưng qua mấy chục bài còn lại, Xuân Hương vẫn có thể liệt vào TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC những nhà thơ Nôm xuất sắc nhất và có cá tính độc đáo nhất trong văn học dân tộc Khác với nhiều nhà thơ đương thời, Xuân Hương ! ... nguyên Bức tranh không hề khiêu gợi một sự thèm khát nào của dục vọng thấp hèn, mà chỉ đem đến cho người đọc những rung động thẩm mỹ thanh cao, TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC III HỒ XUÂN HƯƠNG, NHÀ THƠ TRÀO PHÚNG Trước kia Xuân Hương thường bị giai cặp phong kiến thống trị coi là người đàn bà lăng loàn, đĩ thõa Họ căm ghét Xuân Hương, bởi vì Xuân Hương dám nói những điều bọn mũ cao... thơ trữ tình viết về thân phận mình của Xuân, Hương thường đượm một màu buồn, Xuân Hương không úy mị khóc lóc cái buồn trong thơ Xuân Hương bình tĩnh mà thắm thía, kín đáo, nó toát lên từ đáy lòng của nhà thơ Có thể nói ba bài tự tình của Xuân Hương tiêu biểu hơn cả cho thơ trữ tình của bà TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC Bài thứ nhất có lẽ Xuân Hương làm vào lúc tuổi đã nhiều, nhưng... nhiều khi còn day dứt đau đớn hơn nhiều lần cái đau khổ về thể chất! Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ, và nhà thơ của phụ nữ, bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung, và,kinh nghiệm của cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình, nhà thơ đứng về phía những người phụ nữ bị áp bức Trong thơ mình, Xuân Hương không nói đến toàn bộ nổi khổ của phụ nữ Xuân Hương hình như chỉ muốn nói đến nỗi đau khổ riêng có tính chất giới... này nhỉ, Thà trước thôi đành ở vậy xong ! Nhà thơ không thể vuợt lên trên hoàn cảnh xã hội Bất mãn với thực tại, Xuân Hương nghĩ giá gì ngày trước, dừng đi lấy chồng! Đó là một cách nói chứ không phải một giải pháp, và tiếng thở dài của Xuân Hương chỉ làm đậm thêm cái mỉa mai của thực tại, TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC Đặc điểm của thơ Xuân Hương là không bao giở dửng dưng, lạnh... Xuân Hương sẽ không viết về bất cứ hiện tượng nào, mà viết về cảnh chồng chung, cảnh không chồng mà chửa, cảnh chồng chết, hay cảnh dệt cửi, đánh đu, hòn đá Ông Chồng bà Chồng TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC Về ngôn ngữ, có thể nói trong văn học cổ không ai giản dị, dễ hiểu và mộc mạc như Xuân Hương Ngôn ngữ của Xuân Hương không khác gì ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ Thỉnh thoảng trong... tênh ! Con người viết những dòng thơ chua chát ấy vốn là một người rất tin ở mình: ví đây đổi phận làm trai được, TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC Thì sự anh hùng há bấy nhiêu! Vốn là một con người rất mực lạc quan cởi mở Dễ có vế câu đối tết nào độc đáo, sắc sảo như về câu đối tết sau đây của Xuân Hương: Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra, cho thiếu nữ đón xuân vào! Mùa xuân . liệu về Hồ Xuân Hương có nhiều rắc rối mà tư liệu về cuộc đời của Hồ Xuân Hương cũng có nhiều rắc rối, không rõ ràng gì, Cho đến nay, không có một tài liệu gốc nào về cuộc đời của Xuân Hương còn giữ. chỗ giống với thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Trong Lưu hương ký chúng ta thấy tác giả như Hồ Xuân Hương (hay chính là Hồ Xuân Hương) là một phụ nữ giầu nhiệt tình, yêu đời, bất chấp tất cả lễ giáo. VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG- GS NGUYỄN LỘC HỒ XUÂN HƯƠNG I. Những khó khăn trong việc nghiên cứu Hồ Xuân hương Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự chia rẽ ý kiến, không

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan