Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 1 pot

5 325 0
Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 1 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 1 1.Có cần nhổ bỏ răng sún cho trẻ? Sún răng là bệnh làm tiêu dần răng sữa của trẻ thường từ 1 - 3 tuổi. Răng cửa hàm trên hay mắc hơn cả. Bắt đầu là một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài. Răng dần dần mủn và tiêu đi, không đau nhức, chỗ bị sún chỉ nông chứ không sâu như lỗ răng sâu, lâu dần chỉ còn những mỏm răng gần tụt xuống lợi làm chân răng nằm sát với lợi, rất cứng, đen bóng. Nguyên nhân sún răng chưa thật rõ ràng. Người ta cho rằng phần lớn do thiếu vitamin C hoặc những thành phần dinh dưỡng khác. Thường trẻ sún răng không kêu đau và chân răng còn lại có thể giữ mãi như thế cho đến lúc răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Một điều yên tâm là bệnh sún răng không bao giờ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Vì vậy không cần nhổ răng sún mà chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng, ngậm và súc miệng nước muối loãng. Nên chú ý cho trẻ ăn đủ chất và uống thêm nước quả tươi hoặc vitamin C để giúp răng trẻ khỏi bị sún. Những trẻ răng sún nếu nhổ bỏ sớm sau này răng vĩnh viễn mọc sẽ bị xô lệch khểnh hoặc vẩu răng. 2. Nguyên nhân khiến bé hay gãi tai Trong thực tế, nhiều trẻ thường có “tật” gãi tai. Có trẻ gãi tai mà không quấy khóc nhưng ngược lại, có trẻ vừa gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng lại bị viêm… cha mẹ và những người giữ trẻ nên lưu ý, đừng nghĩ đơn giản chỉ là “ngứa rồi gãi mà thôi!”. Bé hay gãi tai thường có một số nguyên nhân sau: Nếu chỉ hay gãi tai mà không quấy khóc thì hầu hết là do trong tai có ráy tai, nhất là ráy tai nằm sâu trong tai ba mẹ nhìn không thấy. Đối với những bé này, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ tai mũi họng để lấy ráy tai, không nên cố lấy ở nhà vì dễ làm chấn thương tai bé. Nếu bé gãi tai kèm quấy khóc, nên đưa bé đi khám Một số ít là do bé có cơ địa dị ứng, những bé này khi khám tai không phát hiện gì nhưng vì bị dị ứng gì đó có thể bụi nhà, có thể do xà bông tắm gội hay giặt đồ… Bé có thể bị dị ứng thấy ngứa tai. Thường thì những bé này hay bị hắt hơi sổ mũi. Đối với trường hợp này, không nên cho bé nằm phòng máy lạnh, thử thay xà bông tắm gội cũng như xà bông giặt đồ, để ý thức ăn nào ăn xong ngày đó bé hay gãi tai thì nên tránh… Nếu hay đưa tay lên gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng bé bị viêm thì coi chừng, vi trùng gây viêm mũi họng đã lên tai gây viêm tai giữa. Những bé này thường hay kèm sốt cao. Nên đưa đi khám bác sĩ tai mũi họng. Ngoài soi tai, bác sĩ sẽ cho bé đi đo nhĩ lượng đồ. Tùy theo kết quả nhĩ lượng đồ, bác sĩ sẽ biết bé mới bị tắc vòi nhĩ hay đã viêm tai giữa, nếu viêm tai giữa thì viêm ở mức độ nào, tai giữa có nhiều hay ít dịch… từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác. 3. Táo bón ở bé sơ sinh Bé sơ sinh có lúc trông như đang bị ‘táo’ nhưng thực ra không phải vậy. Bởi vì cha mẹ rất dễ nhầm lẫn cử chỉ khi ‘rặn’ với một bé bị táo bón. Các bé sơ sinh cũng khác nhau trong số lần đi tiêu và hiếm khi bé mắc táo bón nếu bé bú mẹ hoàn toàn. Nếu bé đang đi tiêu vài lần một ngày mà chuyển sang chỉ “đi” mỗi 3-4 ngày một lần thì cũng chưa được xem là bất thường; trừ khi bé “đi” phân cứng và gây đau khi “đi”. Khi bác sĩ xác định bé bị táo, cần cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt. Hoặc cho bé uống thêm một thìa nước cam ép pha loãng nếu bé trên 6 tuần tuổi. Ngoài ra, có thể cho bé dùng một liều lượng nhỏ lactulose (một dạng sirô nhuận tràng), nhưng không mua nó mà chưa cần lời khuyên của bác sĩ. 4. Bài thuốc chữa ho cho bé Bài thuốc này do cụ nội tôi truyền lại cho bà và bà thường làm để chữa cho con cháu trong nhà và người quen. Mình là mẹ của hai bé rồi, bé lớn nhà mình năm nay đã bắt đầu vào lớp 1 và bé thứ hai được 20 tháng tuổi. Mỗi khi chuyển mùa (đặc biệt là mùa thu - đông) bé thường hay bị viêm họng, ho, thở khò khè khi ngủ dẫn đến giấc ngủ không sâu, bé hay giật mình do thiếu không khí. Bé đầu nhà mình cũng bị như vậy khi bé được hơn 1 tuổi. Bà ngoại đến thăm cháu thấy tôi cho bé uống kháng sinh theo đơn của bác sỹ, bà bảo để bà làm thuốc nam cho uống, không hại sức khỏe lại rẻ tiền và hiệu quả. Bài thuốc này do cụ nội tôi truyền lại cho bà và bà thường làm để chữa cho con cháu trong nhà và người quen. Sau khi cho bé uống thuốc của bà, từ đó đến nay cháu không bị như vậy nữa. Tôi xin được chia sẻ bài thuốc quý của bà để các bạn có thêm những kinh nghiệm quý: - Nguyên liệu: 5-7 quả chanh (nếu là chanh đào càng tốt), một ít hạt bồ kết, đất sét. - Cách làm: lấy một chiếc que nhọn châm xung quanh quả chanh, nhét hạt bồ kết vào các lỗ đã châm (khoảng 7-9 hạt). Lấy đất sét bọc quả chanh đó lại đem đặt lên bếp nung đến khi quả chanh bên trong cháy thành than, để nguội, đập vỏ lấy quả chanh đã cháy đem tán nhỏ thành bột. - Liều dùng: Mỗi ngày 1 quả chia 2 lần. Bài thuốc này hất hiệu nghiệm với trẻ nhỏ, chúc các bạn thành công. 5. Dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài, nên không? Sổ mũi là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong thời tiết lạnh và ẩm. Trẻ bị sổ mũi chứng tỏ mũi đang bị viêm. Việc đánh giá dịch chảy ra từ mũi có giá trị nhất định trong việc điều trị bệnh. Nước mũi của cháu chỉ có màu trắng, mùi tanh thì việc điều trị sẽ khác hẳn khi nước mũi có màu vàng xanh, mũi hôi, thối. Thuốc nhỏ mũi trên chỉ là một thuốc nằm trong nhóm thuốc co mạch với mục đích làm giảm hoặc hết triệu chứng ngạt tạm thời do thuốc có tác dụng làm tổ chức cương của cuốn mũi co nhỏ lại. Thuốc có thành phần chính là xylomethazoline, nồng độ 0,05% đến 0,1%. Thuốc chỉ nên sử dụng dưới 5 ngày, nếu cần thiết phải sử dụng kéo dài cần trao đổi với thầy thuốc điều trị để có một nồng độ hợp lý, tránh hiện tượng viêm mũi do thuốc hoặc “nghiện” thuốc nhỏ mũi. Để điều trị hiện tượng sổ mũi cần điều trị nguyên nhân gây bệnh mới khỏi hoàn toàn được. Bạn cần đưa cháu đến cơ sở y tế để điều trị. Chúc con bạn chóng khỏe . Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 1 1. Có cần nhổ bỏ răng sún cho trẻ? Sún răng là bệnh làm tiêu dần răng sữa của trẻ thường từ 1 - 3 tuổi. Răng cửa. những kinh nghiệm quý: - Nguyên liệu: 5-7 quả chanh (nếu là chanh đào càng tốt), một ít hạt bồ kết, đất sét. - Cách làm: lấy một chiếc que nhọn châm xung quanh quả chanh, nhét hạt bồ kết vào. ngày 1 quả chia 2 lần. Bài thuốc này hất hiệu nghiệm với trẻ nhỏ, chúc các bạn thành công. 5. Dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài, nên không? Sổ mũi là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong

Ngày đăng: 13/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan