Phong cách "không uỷ quyền quản lý" docx

5 442 0
Phong cách "không uỷ quyền quản lý" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phong cách "không uỷ quyền quản lý" Một khi các tính toán được đưa vào, Bezos muốn thực thi theo cách của riêng mình. Tất cả các thông cáo báo chí có trích dẫn lời của ông đều phải được ông đọc duyệt kỹ lưỡng. Nếu Bezos không nhận được câu trả lời của một nhà quản lý cấp cao dưới quyền, ông sẽ vượt qua 4 cấp quản trị để đối thoại với cấp thấp nhất. Theo ông thì một nhà lãnh đạo hiệu quả mà không dành thời gian cho cấp cơ sở thì sẽ không thể nào theo kịp thực tế, và do đó các tư duy và quá trình quản lý sẽ xa rời thực tế. Phong cách của Amazon là không uỷ quyền quản lý ở mức độ cao mà Bezos sẽ tham gia vào hầu như tất cả các công đoạn. Một nhân viên của Amazon cho biết về trường hợp công ty này từng ký hợp đồng dài tới 110 trang về việc Amazon phân phối sản phẩm đồ chơi của hãng đồ chơi số 1 thế giới Toys R Us năm 2001, trong đó Bezos tham gia đóng góp ý kiến vào mọi vấn đề trong hợp đồng từ các điều khoản kinh doanh, dịch vụ đi kèm, giá cả, và thậm chí cả quyền ưu tiên Amazon phải có đối với các loại đồ chơi mới nhất của hãng Toys R Us. Dĩ nhiên phong cách quản lý này cũng phải trả giá: Bezos đã gặp khó khăn trong việc giữ chân các nhân tài chủ chốt. Tỷ lệ bỏ việc 15% /năm của Amazon là tương đương với các công ty thương mại điện tử khác, nhưng các nhà quản lý cao cấp của Amazon có tỷ lệ bỏ việc cao hơn. Amazon lý giải đây là do ngành công nghệ tăng trưởng nóng và khi bong bóng công nghệ nổ tung thì nhiều người ra đi, nhưng ngay cả như vậy thì chỉ trong vòng 2 năm qua đã có tới 20 trong số 50 nhà quản trị cao cấp nhất của tập đoàn dứt áo ra đi. Năm ngoái, 3 giám đốc cao cấp của Bezos công bố kế hoạch ra đi của mình: Risher đi dạy học ở trường Đại học Washington; Tổng quản lý tài chính Warren Jenson sang tập đoàn Electronics Arts; và Mark Britto, Phó Tổng giám đốc Phát triển kinh doanh trở thành CEO của công ty Keen.com". Một nhà quản lý cấp cao của Amazon nhận định rằng lý do khiến nhân tài ở đây liên tục ra đi là vì ai cũng biết đây là công ty một chủ của Bezos và rốt cục dù giỏi giang đến đâu họ cũng chỉ là người làm thuê. Họ có thể được trả lương cao và được thăng chức, nhưng họ biết chắc là có ở lâu đến đâu thì họ cũng không thể mơ tới chức CEO được. Việc nhiều nhà quản trị cao cấp ra đi không làm Bezos phiền lòng nhiều. Ông là một người tuyển dụng tích cực. Chẳng hạn khi Jenson ra đi, Bezos thuê CFO của đơn vị kinh doanh thiết bị chiếu sáng của GE là Thomas Szkutak. Mặc dù Bezos là một nhà quản lý yêu cầu cao, ông thích thuê những con người thông minh và sau đó kích thích mong muốn vượt lên mọi thử thách của họ. Mới đây, ông mời nhà nghiên cứu Neil Gershenfeld của ĐH MIT tới giảng bài cho 400 nhân viên Amazon về xu hướng kinh doanh. Ông này đã giảng giải về tương lai Amazon có thể không chỉ bán mọi thứ hàng hoá trên mạng mà còn có thể sản xuất và thiết kế các sản phẩm được cá biệt hoá theo sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Những khoá đào tạo này không thể giúp Amazon nhanh chóng tăng doanh số sách bán qua mạng, nhưng Bezos sử dụng các khoá đào tạo này để giúp nhân viên biết "nghĩ lớn", biết đổi mới không ngừng. Mối quan tâm của Bezos với đổi mới là một thế mạnh đặc biệt của vị CEO này. Amazon thiết lập một giải thưởng cho các nhân viên thi đua mang tên "Just do it" (tạm dịch là "Cứ làm đi"), theo đó người đoạt giải là những nhân viên có thành tích đóng góp với tập đoàn mà không cần sự chấp thuận của CEO. Mục đích của Bezos là khuyến khích mọi người chủ động với công việc của mình. Vào cuối thập niên 90, khi cơn sốt tìm nhân viên giỏi lên đỉnh điểm, Amazon nổi tiếng về việc đưa ra các bài thi phức tạp về chỉ số thông minh khi tuyển dụng nhân viên, và nhiều người cho rằng Amazon mất nhiều thời gian vô ích. Tuy nhiên quan điểm của Bezos là ông cần những con người có đầu óc đổi mới và cách mạng, mà theo Bezos thì những người có chỉ số thông minh cao, dù làm việc gì, cũng luôn là những người có tinh thần đổi mới cao. Vì thế, Bezos thường đặt ra các câu hỏi để kiểm tra trí thông minh của ứng viên, kiểu như: "Có bao nhiêu cửa sổ trong thành phố San Francisco?" hay "Có bao nhiêu cây xanh trong công viên New York?". Sau 8 năm hoạt động, Amazon vẫn sử dụng bảng 23 câu hỏi kiểm tra mà Bezos sử dụng khi khởi sự công ty. Phong cách quản lý Amazon thực ra không phải ra đời ở Amazon. Từ khi Bezos còn trẻ, ông đã đặc biệt quan tâm tới các trò chơi thử sức thông minh và các con số. Khi đi học đại học, Bezos nghiên cứu ngành kỹ sư điện và khoa học máy tính. Ông từ chối lời mời làm việc của Bell Labs và Intel để tham gia vào một công ty nhỏ mới thành lập do 2 giáo sư ở trường Đại học Columbia quản lý. Sau đó Bezos rời công ty này sang làm việc cho một công ty phần mềm, rồi một quỹ tự bảo hiểm trước khi khởi sự Amazon.com. . Phong cách "không uỷ quyền quản lý" Một khi các tính toán được đưa vào, Bezos muốn thực thi theo cách của riêng mình. Tất cả các thông cáo. không thể nào theo kịp thực tế, và do đó các tư duy và quá trình quản lý sẽ xa rời thực tế. Phong cách của Amazon là không uỷ quyền quản lý ở mức độ cao mà Bezos sẽ tham gia vào hầu như tất cả. doanh, dịch vụ đi kèm, giá cả, và thậm chí cả quyền ưu tiên Amazon phải có đối với các loại đồ chơi mới nhất của hãng Toys R Us. Dĩ nhiên phong cách quản lý này cũng phải trả giá: Bezos đã gặp

Ngày đăng: 12/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan