GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 26

7 1.2K 0
GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Chuẩn bị: Chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: “Viếng lăng Bác” ? Đọc thuộc bài thơ và nêu cảm xúc chính của tác giả thể hiện qua thơ. ? Phân tích hình ảnh hàng tre trước lăng bác. ? Phân tích hình ảnh lãnh tụ được nêu trong thơ. - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài + Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người & cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ mùa thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. + Bài thơ ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời điểm giao mùa từ hạ sang thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. + Tìm hiểu chú thích (SGK/71). HĐ2: Đọc-hiểu văn bản Đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng ở những tính từ. ? Câu hỏi 1/SGK/71 : + Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) và mang theo hương ổi (ổi đang vào độ chín). + Tâm trạng tác giả ngỡ ngàng & cảm xúc bâng khuâng qua các từ: bỗng, hình như. ? Câu hỏi 2/SGK/71 : Nhà thơ cảm nhận được một cách tinh tế sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan & sự rung động thật tinh tế: + Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se. + Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. I. TÌM HIỂU CHUNG: + Tác giả: Hữu Thỉnh (1942) (SGK/71). + Tác phẩm: viết cuối năm 1977. + Thể thơ: tự do (5 chữ). + Giải nghĩa từ: SGK/71. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. Sự biến đổi của đất trời sang thu: - Tín hiệu: hương ổi, gió se. - Tâm trạng tác giả: ngữ ngàng,cảm xúc bâng khuâng (bỗng, hình như). 2. Cảm nhận của nhà thơ: - Quan sát chăm chú, tinh tế. - Thả hồn mình cùng sự chuyển mùa của thiên nhiên với chút ngỡ ngàng, bâng khuâng, bao trùm là niềm vui trước tạo vật. - Từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái tinh tế. 1 TUẦN 26 TUẦN 26 MTCĐ: - Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đát trời từ hạ sang thu. - Cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương trong bài “Nói với con”. - Hiểu rõ yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), biết cách làm bài văn đúng với yêu cầu ấy. - Viết được một bài văn nghị luận văn học đạt yêu cầu qua bài viết số 6 (làm ở nhà). VĂN BẢN: SANG THU (HỮU THỈNH) TIẾT 116 + Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên, những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn. + Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”. + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. + Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mà mùa hạ thường có  từ ngữ diễn tả cảm xúc và trạng thái tinh tế: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình,… ? Câu hỏi 3/SGK/71 : + HS có thể nêu hình ảnh, câu thơ nào đó thể hiện đặc sắc nhất thời điểm giao mùa hạ-thu theo cảm nhận của mình với điều kiện HS biết trình bày một cách rõ ràng, chững minh một cách thuyết phục cảm nhận, ý kiến ấy. + Hai dòng thơ cuối có 2 tầng nghĩa: - Lúc sang thu đã bớt đi những tiếng sấm bất ngờ. - Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nửa. Với tác giả, hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông muốn gởi gấm suy nghĩ của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. HĐ3: Luyện tập (Gợi ý HS về nhà viết đoạn văn ngắn diễn tả cảm nhận của tác giả trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu. 3. Ý nghĩa 2 dòng thơ cuối: - Hình ảnh có giá trị nghệ thuật về hiện tượng thiên nhiên. - Con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường. GHI NHỚ : SGK /71. II. LUYỆN TẬP: III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc bài thơ, thuộc ghi nhớ. - Nắm vững giá trị nội dung & nghệ thuật của bài thơ. - Soạn bài: Nói với con (Hữu Thỉnh) - Chú ý: tiểu sử tác giả, nội dung lời người cha nói với con những gì, ý nghĩa của lời nói đó. - Làm bài luyện tập ở nhà: Diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu. 2 - Chuẩn bị: Chân dung nhà thơ Y Phương. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: “Sang thu” ? Đọc thuộc bài thơ và cho biết cảm nhận tinh tế của tác giả khi giao mùa như thế nào. ? Phân tích ý nghĩa 2 dòng thơ cuối. ? Chấm bài luyện tập về nhà. - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài + Tác giả Y Phương là người dân tộc Tày (Cao Bằng), thơ ông chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, giàu hình ảnh. + Tác phẩm nói về lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của người Việt Nam suốt bao đời nay. HĐ2: Đọc-hiểu văn bản ? Câu hỏi 1/SGK/73 : Bố cục bài thơ chia làm 2 đoạn: - [I] “Chân phải bước tới cha … đẹp nhất trên đời”: con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. - [II] “Người đồng mình thương lắm … nghe con”: tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương, về truyền thống cao đẹp & mong con ước hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.  đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía. ? Câu hỏi 2/SGK/73 : - Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, nâng đón & mong chờ của cha mẹ. Bốn câu thơ đầu có hình ảnh cụ thể tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, tiếng nói, tiếng cười của con được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. - Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng & nghĩa tình của quê hương: + Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp: đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát  vừa miêu tả cụ thể (cài, ken) vừa nói lên sự gắn bó. + Rừng núi quê hương thật thơ mộng & nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, nuôi dưỡng con người cả tâm hồn & lối sống: rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng. ? Câu hỏi 3/SGK/73 : + “Người đồng mình thương lắm … không lo cực nhọc”: người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo  người cha mong con phải sống có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, biết chấp I. TÌM HIỂU CHUNG: + Tác giả: Y Phương (SGK/73) + Tác phẩm: trích từ “Thơ Việt Nam 1945-1985). + Thể loại: thơ tự do. + Giải nghĩa từ: SGK/73. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. Bố cục: 2 phần + Tình cảm cha mẹ dành cho con. + Truyền thống quê hương, dân tộc. 2. Lời cha nói với con: + Tình gia đình: tình cảm cha mẹ dành cho con thật ngọt ngào êm ái. + Truyền thống quê hương: con trưởng thành trogn cuộc sống lao động, được thiên nhiên che chở & nuôi dưỡng về tâm hồn, lối sống. 3. Đức tính cao đẹp của người đồng mình & lời dặn dò: + Người đồng mình vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương, giàu chí khí, tự tin, cần cù & nhẫn nại đã làm nên quê hương với truyền thống tốt đẹp. 3 VĂN BẢN: NÓI VỚI CON (Y PHƯƠNG) TIẾT 117 nhận & vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí & niềm tin của mình. + “Người đồng mình tuy thô sơ da thịt … nghe con”: người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí & ước mơ xây dựng quê hương. Chính họ làm nên quê hương với truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp  cha mong con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con tự tin vững bước trên đường đời. ? Câu hỏi 4/SGK/74 : + Tình cảm yêu thương, trìu mến thiết tha & niềm tin tưởng của cha qua lời nói với con. + Điều lớn lao nhất mà cha muốn truyền cho con là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương & lòng tự tin khi bước vào đời. ? Câu hỏi 5/SGK/74 : + Giọng điệu tha thiết, trìu mến (lời gọi mạng ngữ điệu cảm thán: người đồng mình yêu lắm con ơi, thương lắm con ơi; Ở lời dặn dò: dẫu làm sao thì cha vẫn muốn, chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con, không bao giờ được nhỏ bé nghe con). + Xây dựng hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. + Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. HĐ3: Tổng kết HS đọc ghi nhớ. HĐ4: Luyện tập. Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, soạn một bài nói ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con. (HS tự làm ở nhà). + Con phải chung thủy với quê hương, vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí & niềm tin. Phải tự hào với truyền thống tốt đẹp của quê hương.  Tình thương con trìu mến thiết tha & tin tưởng con. 4. Nghệ thuật: + Giọng điệu trìu mến, tha thiết. + Cách nói nhiều hình ảnh của dân tộc miền núi. GHI NHỚ : SGK / 74. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng bài thơ, thuộc ghi nhớ & nội dung bài học. - Làm bài luyện tập ở nhà (chú ý những suy nghĩ cảm nhận là của chính bản thân mình, phải chân thực & biểu cảm). - Soạn bài: Mây và sóng (Ta-go) - Tìm hiểu bài thơ, tiểu sử tác giả & tư tưởng chủ đề. - Chuẩn bị tiết tiếp theo: Nghi luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 4 - Chuẩn bị: Bảng phụ - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. ? Muốn làm tốt bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý cần chú ý điều gì. (Chú ý vận dụng các phép lập luận : giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp. Cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá & đưa ra được ý kiến của người viết). ? Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý.(Ghi nhớ/SGK/54) ? Chấm bài luyện tập về nhà (làm dàn bài cho đề 7, mục I, SGK/51,52): Tinh thần tự học. - Bài mới: HĐ1: Giới thệu bài. HĐ2: Tìm hiểu chung. Đọc văn bản: SGK/61,62,63. ? Câu hỏi (a)/SGK/63 : + Vấn đề nghị luận của văn bản: Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trogn truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long. + Đặt một nhan đề: Một vẻ đẹp nơi SaPa lặng lẽ. ? Câu hỏi (b)/SGK/63 : Các luận điểm được triển khai: + “Dù được miêu tả nhiều hay ít … khó phai mờ”: nêu vấn đề nghị luận. + “Trước tiên, nhân vật anh thanh niên … gian khổ của mình”: câu chủ đề, nêu luận điểm. + “Nhưng anh thanh niên này … một cách chu đáo”: câu chủ đề, nêu luận điểm. + “Công việc vất vả … rất khiêm tốn”: câu chủ đề, nêu luận điểm. + “Cuộc sống của chúng ta … thật đáng tin yêu”: cô đúc vấn đề nghị luận. ? Câu hỏi (c)/SGK/63 : + Các luận điểm được nêu lên rõ ràng, ngắn gọn, gợi được ở người đọc sự chú ý. + Từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm. Các luận cứ đều xác đáng, sinh động bởi đó là những chi tiết & hình ảnh đặc sắc của tác phẩm. + Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, bố cục chặt chẽ. Từ nêu vấn đề, người viết đi vào phân tích, diễn giải rồi sau đó khẳng định & nâng cao vấn đề vừa nghị luận. HĐ3: Ghi nhớ. HĐ4: Luyện tập. Câu hỏi/SGK/63,64. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đọc văn bản: SGK/61,62,63. 2. Nhận xét: a) + Vấn đề ghị luận: Vẻ đẹp của cuộc sống mới, con người lao động mới trên miền Bắc những năm đầu xây dựng CNXH. + Đặt nhan đề: Vẻ đẹp của lối sống & tình người trong “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long. b) Các luận điểm: + Dù được … khó phai mờ. + Trước tiên … của mình. + Nhưng anh … chu đáo. + Công việc … khiêm tốn. + Cuộc sống … tin yêu. c) Cách lập luận: + Luận điểm rõ ràng, ngắn gọn. + Vừa phân tích, giải thích vừa chứng minh một cách thuyết phục. + Các luận cứ xác đáng, dinh động + Dẫn dắt tự nhiên, bố cục chặt chẽ: Nêu vấn đề  phân tích, diễn giải  khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận.  GHI NHỚ : SGK / 63. II. LUYỆN TẬP: 5 NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) TIẾT 118 Gợi ý trả lời: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc & vẻ đẹp của nhân vật này. Bằng sự phân tích cụ thể nội tâm, hành động của nhân vật lão Hạc, bài viết đã làm sáng tỏ một nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hy sinh cao quý. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc ghi nhớ. - Làm tiếp bài tập về nhà. - Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Tìm hiểu các đề bài & cách làm bài. - Làm bài luyện tập theo nhóm. - Chuẩn bị: Bảng phụ - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). ? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). ? Những nhận xét, đánh giá tác phẩm phải xuất phát từ đâu & cách trình bày như thế nào. ? Chấm bài luyện tập về nhà. - Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu chung. Giới thiệu các đề bài trong SGK/64,65. ? Câu hỏi (a) & (b)/SGK/65 : Các đề bài cùng nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nhưng đề yêu cầu phân tích & trình bày suy nghĩ có cách làm khác nhau (có thể nhắc lại ghi nhớ ở tiết trước). HĐ2: Cách làm bài. + HS đọc kỹ từng phần: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý (SGK/65- 67)  rút ra nhận xét khái quát về phương pháp lý thuyết yêu cầu cơ bản của từng phần trong một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). + Mục đích không chỉ trình bày cảm nhận, đánh giá nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”, vấn đề là qua đó (từ một trường hợp cụ thể) giúp HS nắm được yêu cầu & các bước khi làm bài. HĐ3: HS đọc phần viết bài trong SGK/66,67. GV cần nhấn mạnh: bài văn cần có những cảm nhận, đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật, về đặc sắc trong cách thể hiện của nhà văn. Các luận điểm của bài văn phải được phân tích, chứng minh (trình bày có căn cứ) bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động trong tác phẩm. HĐ4: Ghi nhớ, nắm vững các bước làm bài. HĐ5: Luyện tập. + GV có thể chọn một đề khác về một tác phẩm nào đó đã học. + Mục đích luyện tập: HS biết viết phần mở bài & một đoạn thân bài. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tìm hiểu đề bài: a) Các đề bài nêu yêu cầu phân tích & trình bày suy nghĩ. b) + Đề phân tích: từ yêu cầu phân tích  nêu nhận xét. + Đề trình bày suy nghĩ: nêu nhận xét tác phẩm trên một tư tưởng, góc nhìn nào đó. 2. Các bước làm bài: a) Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. b) Có 4 bước làm bài: + Tìm hiểu đề 7 tìm ý (SGK/65). + Lập dàn ý (SGK/66). + Viết bài (SGK/66,67). + Đọc lại bài & sửa chữa (SGK/67).  GHI NHỚ : SGK / 68. II. LUYỆN TẬP: 6 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) TIẾT 119 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc ghi nhớ. - Xem lại kỹ các bước làm bài. - Chuẩn bị: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) & viết bài TLV số 6 - Xem trước khâu chuẩn bị ở nhà (SGK/68) để chuẩn bị làm bài tập trên lớp đạt hiệu quả. - Mang theo sách Ngữ văn 9, tập 1 để luyện tập. - Tham khảo các đề bài TLV số 6 (SGK/69). - Chuẩn bị: Bảng phụ - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). ? Nêu bố cục 3 phần của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). ? Chấm bài luyện tập về nhà. - Bài mới: HĐ1: Nhắc lại ghi nhớ về bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) & cách làm bài. HĐ2: + GV gợi ý cho HS tìm ý rồi tổng hợp, đúc kết lại. + Rèn HS cách nêu nhận định, luận điểm rõ ràng, chính xác  lập dàn ý & luyện viết bài nghị luận. + Cần tập trung vào các luận điểm nổi bật, đặc sắc nhất. Ví dụ: - Trình bày cảm nhận về tình cảm cha con sâu nặng, cảm động ở các nhân vật: ông Sáu, bé Thu trong những tình cảnh éo le. - Có thể tập trung phân tích, đánh giá các hành động gây ấn tượng mạnh mẽ ở từng nhân vật. HĐ3: HS lập dàn ý từ khái quát đến chi tiết. Cần thực hiện đúng yêu cầu cơ bản ở mỗi phần, bằng cảm thụ sâu sắc về tác phẩm mà tìm ra & sắp xếp các ý thành hệ thống luận cứ mạch lạc, sinh động để làm sáng tỏ ý kiến, nhận xét của mình. HĐ4: HS đọc phần luyện tập của mình & nhận xét, sửa chữa, đánh giá (theo nhóm). I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ: + Ôn lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). + Đọc lại truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập 1). II. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP: + Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. + Lập dàn ý chi tiết. + Đọc phần luyện tập. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Làm bài viết số 6 ở nhà: chọn 1 trong 2 đề (SGK/69). - Chuẩn bị: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Xem kỹ lý thuyết, luyện tập theo nhóm (SGK/79), tuần sau nộp bài. - Chuẩn bị tiết tiếp theo: Văn bản “Mây và sóng”. 7 LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) TIẾT 120 . bao trùm là niềm vui trước tạo vật. - Từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái tinh tế. 1 TUẦN 26 TUẦN 26 MTCĐ: - Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đát. truyện (hoặc đoạn trích), biết cách làm bài văn đúng với yêu cầu ấy. - Viết được một bài văn nghị luận văn học đạt yêu cầu qua bài viết số 6 (làm ở nhà). VĂN BẢN: SANG THU (HỮU THỈNH) TIẾT 116 . SGK/66,67. GV cần nhấn mạnh: bài văn cần có những cảm nhận, đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật, về đặc sắc trong cách thể hiện của nhà văn. Các luận điểm của bài văn phải được phân tích, chứng

Ngày đăng: 12/07/2014, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan