Tham khảo một số nội dung môn KTPT

7 326 0
Tham khảo một số nội dung môn KTPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MÔN KTPT CÂU HỎI 1: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. LIÊN HỆ VÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM Tất cả các quốc gia trên TG, không phân biệt khuynh hướng chính trị khi đã giành được độc lập có chủ quyền, đều xác lập cho mình chiến lược phát triển kinh tế XH. Những mục tiêu phát triển đều dựa vào khả năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài. mỗi quốc gia trên TG đều có sự kết hợp và khả năng khai thác các nguồn lực khác nhau. Song, quan niệm chung nhất là phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế và xh, nhưng coi tăng trưởng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài. Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống dân cư, giảm bớt đói nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư, bảo đảm công bằng xã hội. Sự phát triển là quy luật tiến hóa, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng. Phát triển kinh tế phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện bao gồm cả số lượng và chất lượng. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng về qui mô, sản lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nếu tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế . Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho phát triển. Bởi vì, nền kinh tế có tăng trưởng thì mới có khả năng tăng ngân sách nhà nước; tăng thu nhập của dân cư. Nhờ có tăng trưởng kinh tế, Nhà nước mới có thể tăng đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải phóng sức sản xuất và có điều kiện giải quyết các chính sách xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế. Ngược lại sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế sẽ là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Như vậy, tăng trưởng có thể là điều kiện cần đối với sự phát triển, nhưng nó chưa phải là điều kiện đủ. Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn đến suy thoái cả về kinh tế và xã hội, ngược lại phát triển mà không tăng trưởng là không tồn tại trong thực tế. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển bao gồm nhóm các nhân tố kinh tế và nhóm các nhân tố phi kinh tế. Nhóm các nhân tố kinh tế bao gồm : Thứ nhất là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (nguồn lực sản xuất) theo các cách thức nhất định để tạo ra các đầu ra (đó là tổng sản phẩm trong nước – GDP hay tổng thu nhập quốc dân – GNP) theo nhu cầu của xã hội. Nếu ta gọi các biến số đầu vào là X, hàm số đầu ra là Y, thì sự tăng trưởng có mối quan hệ hàm số sau : Y=f(Xi) , trong đó : Xi là các yếu tố đầu vào như : nguồn vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực khoa học và công nghệ. Vốn sản xuất là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, kho tàng, kết cấu hạ tầng và kỹ thuật… Vốn đối với sản xuất là yếu vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tất nhiên, trong thực tế sự tăng thêm giá trị sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật… Xét trong phạm vi nền kinh tế, ở các nước đang phát triển có một vấn đề là : do tích lũy thấp nên đầu tư thấp, điều đó làm cho kỹ thuật và công nghệ thấp dẫn đến năng suất lao động thấp, điều này lại dẫn đến tích lũy thấp và cứ trong vòng lẩn quẩn như vậy. Nhân tố phá vỡ cái vòng lẩn quẩn này là vốn. Vốn là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, vốn đầu tư vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra vốn sản xuất làm tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, của nền kinh tế, là điều kiện góp phần đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa nền kinh tế. Việc tăng vốn đầu tư đã mở rộng qui mô sản xuất phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Việc bố trí cơ cấu đầu tư đúng đắn và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ có tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ở nước ta tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP năm 1995 là 33% đến năm 1999 là 39%, năm 2002 là 44%. Trong giai đoạn 2001-2005 huy động được nguồn vốn đầu tư 59-61 triệu USD. Trong vòng 20 năm, GDP tăng 4 lần, hơn 40 triệu người dân thoát khỏi đói, nghèo. Với việc trở thành thành viên WTO, nền kinh tế nước ta được xác lập một vị thế mới, ngày càng vững chắc trong hệ thống kinh tế thế giới, sức hấp dẫn đầu tư tăng lên mạnh mẽ. Dự kiến năm 2010 phải huy động được khoảng 114 triệu USD để đạt được tốc độ tăng trưởng 7,5-8% GDP. Để huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cần thực hiện các giải pháp : tạo môi trường khuyến khích và nâng cao hiệu quả đầu tư ; phát triển thị trường tài chính, tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ; nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, phân bổ vốn đầu tư đúng hướng, đúng đối tượng. Lực lượng lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó, chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất. Không dựa trên nền tảng phát triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hóa, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và lòng nhiệt tình… thì không thể sử dụng hợp lý các nguồn lực khác. Thậm chí, thiếu một nguồn lực lao động chất lượng cao có thể làm lãng phí, cạn kiệt và hủy hoại các nguồn lực khác. Trong nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, nguồn lao động chất lượng cao là nhân tố quyết định.Lao động là tiềm năng đặc biệt của mỗi quốc gia. Nó là chủ thể sản xuất và là lực lượng sản xuất hàng đầu của XH. Lao động là một bộ phận của các yếu tố “đầu vào “ của quá trình sản xuất. Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của nguồn lực lao động trong hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, chi phí nguồn lực lao động trở thành nhân tố cấu thành mức tăng trưởng của nền kinh tế. Hơn nữa, là bộ phận của dân số, nguồn lao động tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ XH. Như vậy, với tư cách là bộ phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng, nguồn lao động trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế. Điểm khác biệt cơ bản giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung, tạo cầu của nền kinh tế, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ đó gắn với các thể chế KT-XH do con người tạo nên. Nguồn lực lao động vừa có nhu cầu tự thân để phát triển với yêu cầu ngày càng cao và phong phú, vừa là chủ thể sáng tạo công nghệ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu đó. Để sử dụng nguồn lao động có hiệu quả, cần quán triệt quan điểm : Phải thực sự coi nguồn lực con người là nguồn vốn quan trọng và cơ bản nhất để tiến hành CNH,HĐH ở nước ta; phải lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn và thước đo để đưa ra các chính sách về sử dụng nguồn lao động; quá trình sử dụng lao động phải đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa yêu cầu nâng cao chất lượng việc làm và toàn dụng lao động; quá trình sử dụng lao động phải đồng thời nâng cao chất lượng nguồn lao động. Sử dụng và phát triển nguồn lao động của nền kinh tế là việc làm lâu dài và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố. Để làm tốt điều đó, đối với nước ta trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần thực hiện những biện pháp chủ yếu sau đây :nâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục và đào tạo; khuyến khích phát triển kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo thêm nhiều việc làm để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động; tạo lập và quản lý thị trường lao động; nâng cao thể chất và thu nhập của người lao động; hạ thấp tỷ suất sinh để giảm dần sức ép tăng lao động quá nhanh; mở rộng xuất khẩu lao động; tăng cường các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục và động viên để nâng cao đạo đức, thái độ lao động mới. Tài nguyên thiên nhiên là một trong các yếu tố nguồn lực cơ bản, là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, là đối tượng lao động. Tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cung cấp vốn ban đầu cho các nước đang phát triển. Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú thì việc bố trí chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi hơn. Như vậy, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nguồn lực rất quan trọng trong phát triển, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất, song quan trọng hơn cả là con người phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đó. Tài nguyên thiên nhiên nước ta bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai, rừng, nước, khoáng sản, biển… rất đa dạng, phong phú, được phân bố khá đều, song trữ lượng hầu hết vào loại vừa và nhỏ, điều kiện khai thác khó khăn. Quan điểm thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên của NN ta là :khai thác phải chú ý đến bảo quản, khai thác tài nguyên này phải chú ý đến tài nguyên khác; hiệu quả trước mắt và lâu dài; hiệu quả kinh tế tế gắn với môi trường; làm cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường. Phương hướng và giải pháp : cần phải có chiến lược và quy hoạch, kế hoạch về khai thác, bảo vệ tài nguyên ; cần phải có luật và văn bản dưới luật, đặc biệt là việc thực thi pháp luật bảo vệ tài nguyên; có chính sách đầu tư về vốn, về khoa học và công nghệ trong việc nghiên cứu khai thác và bảo vệ tài nguyên; có biện pháp giáo dục, hành chính để buộc mọi người có ý thức bảo vệ tài nguyên. Khoa học và công nghệ là yếu tố sản xuất quan trọng, nó quyết định sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh, sáng chế mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội hiện đại. KH & CN mở rộng khả năng sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. KH & CN thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Qua hơn 20 năm đổi mới, KH & CN nước ta bước đầu có sự chuyển biến tích cực. Khoa học xã hội và nhân văn đã chuyển hướng sang nghiên cứu, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Khoa học tự nhiên có nhiều thành tựu trong nghiên cứu điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển KT-XH. KH & CN đã gắn bó hơn với sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của tất cả các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp ( ước tính 1/3 giá trị gia tăng của ngành trong những năm qua là do KH & CN đóng góp ). Nhận thức của nhân dân ta về vị trí, vai trò của KH & CN trong phát triển sản xuất, đời sống tăng lên đáng kể. Số lượng cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên trong những năm qua tăng 17,2 %/năm, trong đó cán bộ có trình độ tiến sĩ tăng 7%/năm. Nhà nước đã thực hiện một số giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy KH & CN phát triển, đặc biệt đầu tư vốn phục vụ cho KH & CN tăng lên. Xuất phát từ nhận thức về vai trò và tính cấp thiết của đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, việc phát triển KH & CN nước ta cần quán triệt các quan điểm sau : cùng với giáo dục và đào tạo, KH & CN là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển KT-XH, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công CNXH ; KH & CN là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các cấp, các ngành, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh; phát triển KH & CN là sự nghiệp cách mạng của toàn dân; phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, kết hợp tiếp thu thành tựu KH & CN thế giới; phát triển KH & CN phải gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển KT- XH nhanh và bền vững.Để các mục tiêu nêu trên thành hiện thực cần thực hiện các giải pháp sau đây : tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ; tạo lập và thúc đẩy thị trường KH & CN phát triển; tạo vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; mở rộng quan hệ quốc tế về khoa học và công nghệ. Thứ hai là, quan hệ cung – cầu và giá cả cân bằng. Trong thực tế, sự tăng trưởng kinh tế chỉ được thực hiện khi chủ thể quản lý biết sử dụng tối ưu mối quan hệ cung và cầu ( sử dụng tối ưu mối quan hệ giữa các yếu tố của hàm sản xuất ). Ngoài 4 yếu tố cơ bản của sản xuất nêu trên, còn rất nhiều nhân tố khác tác động tới tăng trưởng và phát triển kinh tế như : qui mô sản xuất; các hình thức tổ chức kinh tế tối ưu; mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế và thị trường tiêu thụ sản phẩm… Nhóm các nhân tố phi kinh tế là nhân tố không thể lượng hóa được sự ảnh hưởng của nó, không thể tính toán, so sánh được bằng các con số và giá trị cụ thể. Nhưng các nhân tố này lại có phạm vi tác động rất rộng lớn và phức tạp.Chúng ta có thể nêu ra một số nhân tố phi kinh tế chủ yếu sau: Một là thể chế chính trị và đường lối phát triển KT-XH . Mối quan hệ biện chứng giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở đã trở thành chân lý cho mọi thời đại, mọi quốc gia có chế độ chính trị khác nhau. Sự tác động của ý chí, thể chế thông qua hệ thống pháp luật do thượng tầng kiến trúc đặt ra sẽ có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển. Hai là đặc điểm dân tộc. Các dân tộc sống chung trong một cộng đồng quốc gia dân tộc, nhưng lại có nhu cầu khác nhau về văn hóa, kinh tế, tập quán sống và sản xuất ngoài những điểm giống nhau. Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau, chắc chắn có nhiều điểm khác nhau giữa các dân tộc, song họ đều có một mục tiêu chung là cùng nhau giữ nước và xây dựng đất nước phồn vinh. Xã hội chỉ thực hiện được mục tiêu đó khi huy động khai thác được những năng lực sản xuất, tiềm năng KT-XH của các dân tộc vào việc thực hiện tăng trưởng và phát triển, qua đó mỗi dân tộc đều có được lợi ích nhờ lao động của chính bản thân mình. Thực hiện được như vậy thì đặc điểm dân tộc mới trở thành nhân tố tích cực tác động đến tăng trưởng và phát triển. Ngược lại, nếu phát triển kinh tế đem lại lợi ích cho dân tộc này, nhưng lại gây tác hại đến vùng khác, dân tộc khác thì không trở thành lực lượng cần cho sự tăng trưởng và phát triển, mà sẽ trở thành nguyên nhân của sự xung đột giữa các sắc tộc. Ba là đặc điểm tôn giáo. Vấn đề tôn giáo gắn liền với vấn đề dân tộc . Trong quốc gia đa dân tộc thường có nhiều tôn giáo khác nhau. Quy mô và mức độ tín ngưỡng của các tôn giáo phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Song, dù ở quy mô và mức độ nào thì các đạo giáo đều có quan niệm, triết lý, tư tưởng riêng ăn sâu vào cuộc sống của giáo dân từ đời này qua đời khác và khó có thể thay đổi. Các thiên kiến của tôn giáo thường tạo ra một tâm lý xã hội biệt lập của đạo giáo mình. Nhưng nếu có chính sách đúng đắn thì vẫn có thể tạo ra sự hòa hợp giữa giáo dân, các tôn giáo và khi đó nó trở thành nhân tố tích cực tác động đến sự tăng trưởng và phát triển. Bốn là đặc điểm văn hóa. Văn hóa, dân tộc, tôn giáo có mối liên hệ gắn bó với nhau. Văn hóa dân tộc là một phạm trù rộng lớn, bao trùm nhiều mặt từ tri thức phổ thông, khoa học, văn học nghệ thuật đến lối sống, tập quán, cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp… được hình hành và tích lũy lại trong một quá trình phát triển dân tộc gắn liền với việc tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại. Có thể nói, trình độ văn hóa của một dân tộc là nhân tố cơ bản tạo ra chất lượng của đội ngũ lao động và do đó là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển. Hay nói cách khác, trình độ văn hóa văn minh của một dân tộc tỷ lệ thuận với phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Ngoài các yếu tố nguồn lực cơ bản của sản xuất ở trên, còn cần phải có một yếu tố nữa tác động đến sự phát triển kinh tế là sự điều tiết, lãnh đạo của Nhà nước. Đối với nước ta, việc thực hiện mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi phải tăng cường quản lý điều tiết của Nhà nước. Vì thế, vai trò của Nhà nước trong tăng trưởng và phát triển càng có ý nghĩa quan trọng, đó là : tạo môi trường kinh doanh cho các đơn vị kinh tế thuộc tất cả các thành phần; định hướng phát triển; chế định các chính sách XH; là chủ thể sở hữu các cơ sở kinh tế thuộc sở hữu toàn dân… Để bảo đảm tăng trưởng và phát triển kinh tế còn cần các đk : thứ nhất là sự ổn định chính trị- xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi phải có một thể chế CT- XH ổn định. Sự ổn đó được xác lập trước hết bằng đường lối phát triển KT-XH đúng đắn, thể hiện được ý chí phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; phù hợp với các quy luật khách quan ; có khả năng thu hút mọi lực lượng đầu tư, khai thác được các nguồn lực trong nước và ngoài nước. Đường lối đó phải được thực thi bằng hệ thống chính sách thích hợp, có khả năng cân đối ngân sách, kiềm chế lạm phát, tạo ra được sự thăng bằng trong cán cân thanh toán quốc tế và có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, từng bước tăng tỷ lệ đầu tư cho phát triển. Sự ổn định đường lối phát triển KT-XH, hệ thống chính sách nhất quán, thích hợp sẽ hấp dẫn đối tác đầu tư, tạo được lòng tin với bạn hàng khu vực và quốc tế. đây là điều kiện tiên quyết bảo đảm tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thứ hai là đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và có khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới. Các quốc gia muốn có tăng trưởng và phát trỉen kinh tế, nhất thiết phải đầu tư cho giáo dục – đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ. Đó là nhằm thay đổi tận gốc lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn, là đầu tư chiều sâu. Thứ ba là tăng trưởng kinh tế phải trở thành mục tiêu phấn đấu của mọi người. Mọi thành viên trong XH, mọi thành phần kinh tế đều phải lao động sáng tạo, làm ra nhiều của cải, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh không phải là một khẩu hiệu, mà là nguyện vọng và mục tiêu phấn đấu của toàn dân. Điều đó phản ánh đúng đắn thực tế khách quan, có cơ sở khoa học và hợp quy luật. Phát triển KT-XH là nhiệm vụ của toàn dân. Thứ tư là trình độ văn hóa của nhân dân và chất lượng đội ngũ lao động. Xét trên cả hai phương diện kinh tế và XH, con người là động lực chủ yếu của quá trình sản xuất, là trung tâm trong chiến lược ổn định và phát triển KT-XH của đất nước.Vì vậy trình độ văn hóa của dân cư và chất lượng đội ngũ lao động là điều kiện quan trọng đảm bảo nền kinh tế có tăng trưởng và phát triển bền vững. Tóm lại, mục tiêu của mỗi quốc gia là tạo ra sự tiến bộ toàn diện, mà tăng trưởng kinh tế chỉ là một điều kiện quan trọng. Tăng trưởng kinh tế tác động thúc đẩy sự tiến bộ về mọi mặt XH, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý là nội dung của phát triển. Tăng trưởng có thể là điều kiện cần đối với sự phát triển, nhưng nó chưa phải là điều kiện đủ. Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn đến suy thoái cả về kinh tế và xã hội, ngược lại phát triển mà không tăng trưởng là không tồn tại trong thực tế. Vận dụng thực tiễn Từ lý luận đã đc học, soi vào thực tiễn hiện nay ta có thể thấy. để tăng trưởng và PT ktế các quốc gia. đặc biệt là các nước đang PT như Việt nam, phải tận dụng và sử dụng mọi nhân tố, nguồn lực, cơ hội… cả bên trong và bên ngoài để tăng trưởng và PT nhanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh cũng kéo theo hậu quả không nhỏ, như sự bất bình đẳng và hố ngăn cách giàu nghèo gia tăng, môi trường sống suy thoái… Chính vì vậy, bên cạnh việc chú trọng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thì còn cần phải chú trọng đến sự phát triển bền vững nữa. Phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, giữa kinh tế và văn hóa, giữa kinh tế và môi trường. bài học về tăng trưởng ktế quá nóng ở Trung quốc và một số nc đã cho thấy hậu quả khó lường Ngày nay với xu thế hội nhập toàn cầu hóa kinh tế, hợp tác, liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, các khu vực trên thế giới ngày càng tăng. Do vậy, cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực để đảm bảo tăng trưởng và PT bền vững. vói các chương trinh cụ thể đó là: -Thứ nhất, cần bảo vệ, duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở tất cả các khu vực trên thế giới. -Thứ hai, cần xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế bình đẳng, cùng có lợi. - Thứ ba, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, nhất là vấn đề môi trường và dịch bệnh. Đối với Việt Nam, trong quá trình đổi mới hơn 20 năm qua theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phương châm phát triển bền vững luôn được đề cao. Quan điểm xuyên suốt của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam là: lấy con người làm trung tâm, phát triển kinh tế vì con người; tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục và đào tạo con người, bảo vệ và cải thiện môi trường. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Việt Nam luôn nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Nhận thức tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế, trong chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của mình, Việt Nam chủ trương phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước và quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam hiện là thành viên của hơn 60 tổ chức quốc tế và khu vực. Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ ở các mức độ khác nhau với trên 200 chính đảng ở các nước trên khắp các châu lục của thế giới. CÂU HỎI 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY . Có thể nói, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là mục tiêu "kép" của sự phát triển bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới. Nhưng trên thực tế, đây là bài toán khó mà không phải nước nào cũng có thể đưa ra lời giải thỏa đáng. Bởi lẽ để biến mục tiêu tốt đẹp đó thành hiện thực thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối quan hệ có lúc là mâu thuẫn với nhau trong một mô hình kinh tế cụ thể. Hiểu một cách giản lược thì tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một cách tổng quát tình hình kinh tế của mỗi nền kinh tế, là căn cứ để dự báo sự phát triển tiếp theo của nền kinh tế đó trong những năm sau. Công bằng xã hội là mục tiêu cốt lõi của chính sách xã hội, nhằm hướng tới ổn định xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước Các nhà kinh tế hiện nay thường sử dụng hai khái niệm về công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc khi xem xét vấn đề công bằng xã hội: Một là, công bằng theo chiều ngang, nghĩa là đối xử như nhau với những người có đóng góp như nhau. Hai là, công bằng theo chiều dọc, nghĩa là đối xử khác nhau với những người có những khác biệt bẩm sinh hoặc có các điều kiện xã hội khác nhau. Để đảm bảo công bằng xã hội cần phải kết hợp công bằng theo chiều dọc với công bằng theo chiều ngang. Các nhà kinh tế thường đưa ra sáu lý do sau đây dẫn đến sự khác biệt bẩm sinh: -Khả năng và kỹ năng lao động khác nhau. -Cường độ làm việc khác nhau -Sự khác nhau về nghề nghiệp -Sự khác nhau về giáo dục và đào tạo -Được hưởng thừa kế và chiếm hữu tài sản khác nhau. -Sự gánh chịu rủi ro khác nhau. Xã hội công bằng đương nhiên không phải là một xã hội bình quân cào bằng và cũng không chỉ công bằng về chính trị, về pháp luật, về tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, về tự do dân chủ và sự bình đẳng về cơ hội sản xuất, kinh doanh , được tự do hành nghề, mà ngành nghề đó không bị pháp luật ngăn cấm. Do vậy, một nội dung quan trọng của xã hội công bằng trước hết là thiết lập một “sân chơi” bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế, mọi thành viên xã hội được tự do đua tài trên thương trường theo pháp luật. Một vấn đề đáng lưu ý, trong một xã hội sự bình đẳng, công bằng về chính trị, pháp luật, về hưởng thụ lợi ích kinh tế -văn hoá, về cơ hội làm ăn đối với mọi công dân, nhưng trong xã hội đó vẫn có một số người phải gánh chịu những rủi ro, những điều không may mắn như tật nguyền, cô đơn, cơ nhỡ…, xã hội phải có chính sách nhân đạo đối với họ. Trong xã hội ta hiện nay do vừa mới trải qua kháng chiến chống ngoại xâm, nên còn có các thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng… với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho nên xã hội chúng ta phải bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng này. Vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.Có thể khẳng đỉnh rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội. Thực tế cho thấy, kinh tế có tăng trưởng thì mới có thể xóa bỏ được những biểu hiện bất bình đẳng và bất công xã hội đã từng tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử các dân tộc (chẳng hạn vấn đề bóc lột giai cấp, bất bình đăng nam nữ, bất bình đẳng dân tộc, sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng dân cư…) và phát triển công bằng xã hội lên một trình độ mới cao hơn. Tất nhiên, trong điều kiện kinh tế thiếu thốn vẫn có thể và phải thực hiện công bằng xã hội ở một mức độ nhất định, nhưng công bằng trong điều kiện như vậy chỉ nặng về phía bình quân là công bằng ở trình độ thấp, chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của trật tự cũ. Trong Đại hội IX của đảng không nhắc lại những quan điểm của Đại hội VIII, nhưng nhấn mạnh: “ Thực hiện các chính sách xã hội hướg vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp”, và “ các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hộihoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ cức xã hội”, Để giải quyết mối quanh hệ tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay cần có những giải pháp sau 1. Nhà nước tạo môi trường cho phát triển sản xuất, thu hút lao động, giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách xã hội, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh hoá xã hội, đáp ứg nguyện vọng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Muốn vậy phải thực hiệu đồng bộ các biên pháp: khuyến khích các thành phần kinh tế, mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất dịch vụ; khôi phục và phát triển các làng nghề; đẩy mạnh phong trào lập nghề của thanh niên; đẩy mạnh xuất khẩu lao động . nhằm tạo tạo ra nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp của thành thị và tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời phải đào tạo nghề, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an ninh xã hội; sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp. Để tạo điều kiện cho người nghèo có thể tự mình hoặc cùng nhau hiệp tác sản xuất tạo ra sản phẩm cho gia đình và xã hội, Nhà nước cần hỗ trợ, giúp đỡ trên các mặt: - Nhà nước hỗ trợ người nghèo vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi. Thông qua các ngân hàng quỹ hỗ trợ người nghèo, dựa vào các hình thức tín chấp của các đoàn thể xã hội, nhà nước cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất. - Thông qua các hình thức chuyển giao công nghệ để phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ kinh phí cho đào tạo nghề, giúp người nghèo có khả năng tự tổ chức, quản lý sản xuất. - Hướng, cung cấp thông tin về thị trường, hỗ trợ người sản xuất nhỏ có điều kiện hiểu biết thị trường cho nước và quốc tế. - Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và hệ thống chính sách khuyến khích sản xuất trong nước để các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các hộ kinh tế cá thể có điều kiện phát triển. Phấn đấu đến năm 2005, tạo việc làm và ổn định việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động (bình quân trên 1,5 triệu lao động / năm và đến năm 2010 hạ tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thông lên khoảng 80-85%, nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%. 2. Về chính sách tiền lương và thu nhập: Tiền lương và thu nhập phải thể hiện được sự công bằng trong phân phối thêp kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Cấn cải cách cơ bản chế độ tiền lương theo hướng tiền tệ hoá đầy đủ; điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng trưởng thu nhập trong xã hội; hệ thống thang bậc lương bảo đảmtương quan hợp lý, khuyến khích người có tài, người làm việc giỏi, khắc phục tình trạng bất hợp lý về trợ cấp của người nghỉ hưu, thương binh, bênh binh và những ngwofi có hoàn cảnh khó khăn. Các doanh nghiệp được tự chủ trong công việc trả lương và tiền lwong trên cơ sở năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước và xã hội tôn trọng thu nhập hợp pháp của người kinhdoanh. 3. Thực hiện chương tình xoá đối giảm nghèo. Thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương nhằm xoá nhanh các hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo, mở rộng các hình thức tín dụng phục vụ người nghèo sản xuất kinh doanh. Có chính sách trợ giá nông sản, phát triển việc làm, mở rộng nghề phụ nhằm tăng thu nhập cho các hộ nông dân . Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo. Phấn đấu đếnnăm 2010 về cơ bản không còn hộ đói, giảm đến mức thấp nhất hộ nghèo. 4. Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội. Nhà nước làm nòng cốt và vận động toàn dân tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa . . . đối với những người có công với nước, các gia đình chíh sách. 5. Đảy mạnh công tác giáo dục, đào tạo và khuyến khích cán bộ khoa học đến công tác tại các vùng nông thôn, miền núi. Cần đầu tư nhiều hơn cho các xã đặc biệt khó khăn. Có chíh sách thiết thực khuyến khích cán bộ khoa học, kỹ thuật đến công tác tại vùng sâu, vùng xa. Trong đó cần tăng cường đầu tư cho giáo dục- đào tạo, dạy nghề ở các vùng nông thôn, miền núi. Nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ lao động là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của sự phát triển. Đối với người nghèo, yêu cầu giáo dục- đào tạo lại càng quan trọng và cấp bách. Bởi vì, những người nghèo vừa thiếu vốn sản xuất, lại thiếu cả kiến thức văn hoá và tay nghề sản xuất. Nếu chỉ cho vay vốn mà không chăm lo đến nâng cao trí thức và tay nghề chuyên môn cho họ thì trước sau họ cũng bị phá sản và trở lại cảnh nghèo khó. để phát triển giáo dục ở các vùng nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa, phải có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người nghèo đi học. Đồng thời phải đầu tư xây dựng trường lớp và có chính sách ưu đãi cho đội ngũ giáo viên đến dạy học ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi hẻo lánh và hải đảo cần có chế độ ưu đãi đặc biệt. 6. Thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho đội ngũ lao động và cộng đồng dân cư. Con Người không chỉ cần có tri thức, kỹ năng lao động mà còn cần có sức khoẻ cường tráng. Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động và cộgn đồng dân cư nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và cũng là trách nhiệm của mọi người. Cần củng cố và hoàn tiện mạng lưới y tế, đăc biệt là ở cơ sở, bảo đảm các loại thuốc chữa bệnh thiết yếu đến mọi địa bàn dân cư thực hiện công bằng trng chăm sóc sức khoẻ. Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ việc khám chữa bệnh cho người nghèo, chăm sóc sức khoẻ đối trẻ em, người già, những người khuyết tật, cô đơn, mất sức lao động. Xã hội nào cũng có một bộ phân dân cư bị tật nguyền bẩm sinh, do di chứng của một số căn bệnh hoặc do hậu quả chiến tranh, tai nạn rủi ro v.v… làm mất khả năng lao động. Nhà nước phải có chính sách bảo trợ cho những đối tượng này, đồng thời cần có các chính sách thích hợp huy động sự đóng góp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp, các tổ cức chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng để cùng với Nhà nước chăm sóc người khuyết tất, cô đơn, mất sức lao động, giúp họ ổn định và cải thiện đời sống, tạo điều kiện cho họ vượt qua sự mặt cảm về bản thân, hoà nhập cộng đồng; sử dụng phần sức lực của mình vào các hoat động kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng. 7. Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Vấn đề dân số có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội . . . thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình là chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số, bảo đẩm sự phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực. Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số từ 1,4% năm 2000 xuống còn khoảng 1,2% vào năm 2005 và khoảng 1,1% vào năm 2010; sớm ổn định quy mô dân số khoảng 88-89 triệu nguời vào năm 2010. 8. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Không có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, sẽ không có sản xuất hàng hoá. Vì vậy, nhà nước phải từng bước xây dựng mới, nâng cấp ha tầng kỹ thuật nông thôn, vùng sâu, vùng cao. hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường giao thông , không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, mà còn góp phần quan trọng vào bảo đảm an ninh quốc phòng Thực tiễn Nước ta qua hơn 20 năm đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với phương châm phát triển bền vững luôn được đề cao. Quan điểm xuyên suốt của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam là: lấy con người làm trung tâm, phát triển kinh tế vì con người; tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục và đào tạo con người, bảo vệ và cải thiện môi trường. Thực hiện chủ trương đó, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng. Có sự thay đổi cơ bản và toàn diện: không chỉ ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội mà còn phát triển mạnh mẽ, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh (tăng trưởng bình quân 7,5%/năm; GDP tăng 3,5 lần; GDP bình quân đầu người từ mức 200 USD năm 1996 đã tăng lên 720 USD vào năm 2006); đã cơ bản hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân được cải thiện một cách đáng kể. Tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng từ 63 tuổi năm 1990 lên 71,3 tuổi năm 2005. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ mức dưới trung bình là 0,498 năm 1991 đã tăng lên mức 0,704 vào năm 2005. Riêng về giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo, Việt Nam đã đạt được những thành công được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Theo chuẩn nghèo quốc tế, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 19% năm 2006. Tính trung bình trong hơn 20 năm đổi mới, mỗi năm Việt Nam giải quyết được việc làm cho khoảng 1,2 triệu người lao động. Liên hợp quốc đánh giá Việt Nam đã về đích sớm 10 năm về xóa đói, giảm nghèo trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ “giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015”; sự phát triển kinh tế của Việt Nam có xu hướng phục vụ cho sự phát triển con người, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội trong mỗi bước tăng trưởng. Trong việc thực hiện phát .triển kinh tế và xã hội, không thể không tính đến những tác động của môi trường. Trước thực tế gay gắt của tình trạng mất cân bằng sinh thái, sự ô nhiễm của môi trường tự nhiên và sự suy thoái đạo đức, sự lệch lạc các chuẩn mực giá trị của môi trường xã hội bởi tác động mặt trái của kinh tế thị trường đang diễn ra như hiện nay, hơn lúc nào hết, càng cần phải có chính sách và giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, trong đó đói nghèo, bệnh tật, thất học, thất nghiệp đang là những tình huống bức xúc, nóng bỏng nhất. Cũng như vậy, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn, tội phạm cũng đang gây tổn hại cả vật chất lẫn tinh thần cho xã hội, hơn nữa còn đặt xã hội và thể chế trước nguy cơ mất ổn định, suy thoái. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự phát triển cân đối, hợp lý, bền vững của xã hội vì sự phát triển của con người, cho con người, vì con người. Vì thế, mọi chính sách liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo chúng tôi đều phải đồng quy vào mục tiêu phát triển, và phát triển bền vững là hợp điểm của mọi chính sách. Tóm lại, cùng với tập trung phát triển kinh tế, bảo đảm gắn liền tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong từng chính sách, từng bước đi, Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cải cách hành chính, tạo lập một nền hành chính công minh bạch để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đây là những bộ phận cốt yếu của thể chế chính trị, phải được giải quyết đồng bộ, cân đối và hợp lý để chính trị thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Điều này được thể hiện khá nổi bật trong cách đặt vấn đề của Đảng Cộng sản Việt Nam là phải bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Liên hệ địa phương: . đời sống tăng lên đáng kể. Số lượng cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên trong những năm qua tăng 17,2 %/năm, trong đó cán bộ có trình độ tiến sĩ tăng 7%/năm. Nhà nước đã thực hiện một số giải. được bằng các con số và giá trị cụ thể. Nhưng các nhân tố này lại có phạm vi tác động rất rộng lớn và phức tạp.Chúng ta có thể nêu ra một số nhân tố phi kinh tế chủ yếu sau: Một là thể chế chính. hành nghề, mà ngành nghề đó không bị pháp luật ngăn cấm. Do vậy, một nội dung quan trọng của xã hội công bằng trước hết là thiết lập một “sân chơi” bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế, mọi

Ngày đăng: 12/07/2014, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan