BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10

73 10.2K 65
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu bao gồm toàn bộ nội dung sinh học 10 ban nâng cao kèm theo câu hỏi ở cuối bài nhằm giúp học sinh hiểu và khái quát được nội dung của mỗi bài, phía cuối của tài liệu là phần trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa sinh học 10 nâng cao. Đây là tài liệu được biên soạn giúp các em học sinh có thể tham khảo phần nội dung sinh học 10 một cách có hiệu quả nhất

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10 - KHTN (LƯU HÀNH NỘI BỘ) THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 2 BÀI 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG. I. CẤP TẾ BÀO. - Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. - Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử, bào quan, các yếu tố này tạo nên 3 thành phần cấu trúc là: màng sinh chất, tế bào chất và nhân. 1. Các phân tử Các phân tử có trong tế bào gồm các chất vô cơ như muối vô cơ, nước và các chất hữu cơ. 2. Các đại phân tử Chủ yếu là protein và axit nucleic là các chất đa phân có vai trò quyết định sự sống của tế bào nhưng chúng chỉ thực hiện được chức năng của mình trong tế bào. 3. Bào quan Gồm các đại phân tử và các phức hợp trên phân tử. II. CẤP CƠ THỂ 1. Cơ thể đơn bào Cấu tạo từ một tế bào nhưng thực hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống. 2. Cơ thể đa bào. Cấu tạo gồm nhiều tế bào. Trong cơ thể đa bào, các tế bào phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng tạo nên mô, cơ quan, cơ thể. - Mô là tập hợp nhiều tế bào cùng loại (và sản phẩm của tế bào) cùng thực hiện một chức năng nhất định. - Cơ quan là tập hợp nhiều mô khác nhau, nhiều cơ quan tạo thành hệ cơ quan, nhiều hệ cơ quan tạo nên cơ thể thống nhất. III. CẤP QUẦN THỂ - LOÀI - Quần thể: tập hợp các cá thể cùng loài sống chung với nhau trong vùng địa lý nhất định, có khả năng sinh sản để tạo ra thể hệ mới. - Loài bao gồm nhiều quần thể. IV. CẤP QUẦN XÃ. Gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong vùng địa lý nhất định V. HỆ SINH THÁI – SINH QUYỂN. 1. Hệ sinh thái Bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống, trong đó chúng tạo nên một thể thống nhất. 2. Sinh quyển. Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên trái đất. * Tóm lại: + Hệ sống là một hệ mở có tổ chức phức tạp theo nhiều cấp tương tác với nhau và với môi trường sống. + Hệ sống là hệ thống nhất tự điều chỉnh thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc và chức năng, giữa hệ với môi trường sống. + Hệ luôn tiến hoá. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống? – Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được; những đặc điểm nổi trội được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là: trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Cấu trúc vật chất được gọi là cơ thể sống được hình thành và tiến hóa do sự tương tác của vật chất theo các quy luật lí, hóa học và được chọn lọc tự nhiên sàng lọc qua hàng triệu năm tiến hóa. – Hệ thống mở và tự điều chỉnh: sinh vật ở mọi cấp độ không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Do đó sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn Trang 3 GV: Phan Mạnh Huỳnh làm biến đổi môi trường. Mọi cấp tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. – Thế giới sống liên tục tiến hóa: dù cho thế giới sống là đa dạng, nhưng vẫn có những bằng chứng về tính thống nhất của chúng. Sự sống không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất. Câu 2. Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và Sinh quyển? – Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định. – Cơ quan: là tập hợp của nhiều mô khác nhau. – Hệ cơ quan: là tập hợp của nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định. – Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan. – Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khu phân bố xác định, vào một thời điểm nhất định. – Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau. – Hệ sinh thái: bao gồm quần xã và môi trường sống của chúng. – Sinh quyển: là hệ sinh thái lớn nhất bao gồm tất cả các quần xã của Trái Đất và sinh cảnh của chúng. Câu 3. Tại sao lại gọi Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống? Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của các cơ thể sống bởi vì: – Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào. – Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát triển, cảm ứng di truyền, biến dị… Câu 4. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào? – Các cấp tổ chức từ thấp lên cao bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển. – Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được. BÀI 2. GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT. I. CÁC GIỚI SINH VẬT 1. Khái niệm về giới Giới (Regnum) được xem là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. 2. Hệ thống 5 giới sinh vật Vào thế kỉ XIX Oaitâykơ và Magulis đề nghị xếp các sinh vật vào 5 lãnh giới: - Giới khởi sinh (Monera) - Giới nguyên sinh (Protista) - Giới nấm (Fungy) - Giới thực vật (Plantae) - Giới động vật (Animalia) * Tiêu chí cơ bản để phân biệt 5 giới sinh vật là: - Loại tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật: nhân thực hay nhân sơ. - Tổ chức cơ thể là đơn bào hay đa bào. - Kiểu dinh dưỡng là tự dưỡng hay dị dưỡng II. CÁC BẬC PHÂN LOẠI TRONG MỖI GIỚI 1. Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao: Loài – Chi (giống) - Họ - Bộ - Lớp – Ngành - giới. 2. Đặt tên theo nguyên tắc dùng tên kép: - Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa) THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 4 - Tên thứ hai là tên loài (viết thường). Ví dụ : loài người (Homo sapiens) III. ĐA DẠNG SINH HỌC - Đa dạng loài: 1,8 triệu loài + Có khoảng 100 nghìn loài nấm + 290 nghìn loài thực vật + trên 1 triệu loài động vật - Đa dạng quần xã và hệ sinh thái. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Trình bày khái niệm giới? Nêu các tiêu chí phân loại trong hệ thống phân loại 5 giới của Oaitâykơ và Magulis? – Giới trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là: giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi (giống) - loài. – Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới bao gồm: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. Hệ thống phân loại 5 giới của Oaitâykơ và Magulis chủ yếu dựa trên ba tiêu chí: loại tế bào nhân sơ hay nhân thực, mức độ tổ chức của cơ thể và kiểu dinh dưỡng. Câu 2. Trình bày đặc điểm chính của mỗi giới Giới Đặc điểm Đại diện Nhân sơ Nhân thực Đơn bào Đa bào Tự dưỡng Dị dưỡng Khởi sinh Vi khuẩn + + + + Tảo + + + + Nấm nhầy + + + Nguyên sinh Động vật nguyên sinh + + + + Nấm men + + + Nấm Nấm sợi + + + Thực vật Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín + + + Động vật Động vật có đây sống (Cá, lưỡng cư ) + + + Câu 3. Sự khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật là gì? – Sự khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật là: giới thực vật gồm những sinh vật sống cố định, sống tự dưỡng, cảm ứng chậm, còn giới động vật gồm những sinh vật sống dị dưỡng, phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển. BÀI 3. GIỚI THIỆU KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH VÀ GIỚI NẤM. I. GIỚI KHỞI SINH - SV điển hình: Vi khuẩn - Cấu tạo: kích thước từ 1 – 3µm thuộc nhóm tế bào nhân sơ, đơn bào, có thành TB là peptiđôglican. - MT sống: đất, nước, không khí, cơ thể SV - Phương thức dinh dưỡng: Hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng; hóa dị dưỡng, quang dị dưỡng. - VSV cổ được tách ra khỏi vi khuẩn vì chúng có đặc điểm khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo của thành tế bào, tổ chức bộ gen, sống môi trường khắc nghiệt. II. GIỚI NGUYÊN SINH Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn Trang 5 GV: Phan Mạnh Huỳnh - SV điển hình: Động vật nguyên sinh (Protozoa), thực vật nguyên sinh (Tảo-Algae), nấm nhầy (Myxomycota) - Cấu tạo: SV nhân thực, đơn bào hoặc đa bào. - Phương thức dinh dưỡng rất đa dạng. III. GIỚI NẤM - SV điển hình: nấm men, nấm sợi. - Cấu tạo: tế bào nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào dạng sợi, có thành kitin (một số ít có thành xeNLulôzơ), không có lục tạp. - Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng (hoại sinh,kí sinh, cộng sinh) - Sinh sản chủ yếu bằng bào tử IV. CÁC NHÓM VI SINH VẬT - Vi sinh vật: là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường - Vi sinh vật gồm: vi khuẩn, nấm men, động vật nguyên sinh,tảo đơn bào. - Virut cũng được xếp vào vi sinh vật - Đại diện: Nấm men, nấm sợi. BÀI 4. GIỚI THỰC VẬT I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI THỰC VẬT 1. Đặc điểm cấu tạo. Sinh vật vật đa bào nhân thực, cơ thể gồm nhiều tế bào được phân hoá thành nhiều mô và cơ quan khác nhau. Tế bào có thành xenlulôzơ, nhiều tế bào có chứa lục lạp. 2. Đặc điểm dinh dưỡng. Tự dưỡng nhờ quang hợp (dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng) do tế bào lá có sắc tố clorophyl . * Đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn của thực vật: + Lá có lớp cutin bên ngoài có tác dụng chống mất nước, biểu bì lá có chứa khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước. + Hệ mạch dẫn phát triển để dẫn truyền nước và các chất. + Thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Thực vật có hoa thụ tinh kép tạo hợp tử và nội nhủ. + Sự tạo thành quả và hạt để bảo vệ nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ. II. CÁC NGÀNH THỰC VẬT * Thực vật có nguồn gốc từ tảo lục đa bào nguyên thủy - Rêu: Chưa có hệ mạch. Tinh trùng có roi. Thụ tinh nhờ nước. - Quyết: Có hệ mạch. Tinh trùng có roi. Thụ tinh nhờ nước. - Hạt trần: Có hệ mạch. Tinh trùng không roi. Thụ phấn nhờ gió. Hạt không được bảo vệ. - Hạt kín: Có hệ mạch. Tinh trùng không roi. Thụ phấn nhờ gió, côn trùng. Thụ tinh kép. Hạt được bảo vệ trong quả. III. ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT - Đa dạng loài: 290000 loài chia làm 4 ngành. - Đa dạng về cấu tạo cơ thể và hoạt động sống thích nghi với các môi trường sống khác nhau. THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 6 BÀI 5. GIỚI ĐỘNG VẬT. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT. 1. Đặc điểm về cấu tạo: Sinh vật vật đa bào nhân thực, cơ thể gồm nhiều tế bào được phân hoá thành nhiều mô và cơ quan khác nhau. Đặc biệt có hệ vận động và hệ thần kinh. 2. Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống: - Sống dị dưỡng. - Tự di chuyển được, tự tìm kiếm thức ăn. - Phản ứng nhanh, điều chỉnh được hoạt động của cơ thể, thích ứng cao với những biến đổi của môi trường. II. CÁC NHÀNH CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT. - Giới động vật có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào trùng roi nguyên thuỷ. - Động vật được chia thành hai nhóm chủ yếu: * Động vật không xương sống, gồm các ngành: + Ngành thân lỗ. + Nành ruột khoang. + Ngành giun dẹp + Ngành giun tròn + Ngành giun đốt. + Ngành thên mềm. + Ngành chân khớp + Ngành da gai. * Động vật có xương sống. Chỉ có 1 ngành với các lớp: + Nửa dây sống + Cá (cá miệng tròn, cá sụn, cá xương) + Lưỡng cư + Bò sát. + Chim + Thú III. ĐA DẠNG GIỚI ĐỘNG VẬT. - Đa dạng loài, cấu tạo cơ thể về hoạt động sống thích nghi với môi trường sống khác nhau. - Có hơn một triệu loài. BÀI 7. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO. I. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC CẤU TẠO NÊN TẾ BÀO. 1. Những nguyên tố hoá học của tế bào Trong 92 nguyên tố hoá học có trong tự nhiên, có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống. => Ở cấp độ nguyên tử thì giới vô cơ và giới hữu cơ là đồng nhất. 2. Vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Người ta chia nguyên tố hóa học thành 2 nhóm cơ bản: a. Nguyên tố đa lượng: - Các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể lớn hơn 10 -4 (0,01%) Ví dụ: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Na,…. - Thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ (protein, lipit, axit nucleic, cacbohydrat) và vô cơ cấu tạo tế bào, tham gia hoạt động sinh lý của tế bào. b. Các nguyên tố vi lượng: - Các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể ít hơn 10 -4 (0,01%) Ví dụ: Cu, Mn, Zn, Mo, Fe, B, Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn Trang 7 GV: Phan Mạnh Huỳnh - là thành phần cấu tạo enzim, các hoocmon, điều tiết quá trình TĐC trong tế bào. II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI TẾ BÀO. 1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước. - Gồm một nguyên tử oxy liên kết với hai nguyên tử hydro bằng liên kết cộng hoá trị. - Phân tử nước có tính phân cực (nghĩa là hai đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử bị kéo lệch về phía oxy) => hình thành liên kết hydro giữa các phân tử nước với nhau và với chất tan khác => tạo cho nước có tính chất lý hoá đặc biệt như dẫn nhiệt, dẫn điện, tạo sức căng bề mặt,… 2. Vai trò của nước đối với tế bào. - Là thành phần chủ yếu trong mọi cơ thể sống. - là dung môi hoà tan các chất. - là môi trường phản ứng, tham gia các phản ứng sinh hoá,…. - Điều hoà thân nhiệt. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Kể tên các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể và vỏ Trái đất mà em biết? Trong các nguyên tố đó, những nguyên tố nào đóng vai trò chính cấu tạo nên cơ thể sống? Vì sao? – Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong thế giới sống, các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống gồm: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg…Trong đó các nguyên tố C, H, O, N đóng vai trò chính, chúng chiếm khoảng 96 % khối lượng cơ thể sống. Vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohidrat, lipit, axit nuclêic là những chất hoá học chính cấu tạo nên tế bào. – Các nguyên tố khác mặc dù có thể chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không có nghĩa là chúng không có vai trò quan trọng đối với sự sống. Câu 2. Cacbon có vai trò gì với vật chất hữu cơ? Tại sao? Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ. Vì nguyên tử cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử, do vậy một nguyên tử cacbon có thể cùng một lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử cacbon và với nguyên tử của các nguyên tố khác tạo nên một số lượng rất lớn các phân tử hữu cơ khác nhau. Câu 3. Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố trong cơ thể, người ta chia các nguyên tố thành mấy loại? Vai trò của các nguyên tố đối với cơ thể sống? Tùy theo tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống mà các nhà khoa học chia các nguyên tố thành hai loại: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. Nguyên tố Đặc điểm Đa lượng Vi lượng Tỉ lệ Chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01% khối lượng cơ thể. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể. Đại diện C, H, 0, N, Ca, P, K, S, Na, Cl,… F, Cu, Fe, Mn, Zn, Mo Vai trò - Thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtên, cacbohiđrat, lipit, axit nuclêic, là những chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào. - Thành phần cấu tạo nên các enzim, hoocmôn, sắc tố, vitamin, - Ảnh hưởng đến trao đỗi chất, điều hòa quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật Câu 4. Mô tả cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước? Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. Hai đầu mang điện trái dấu của hai phân tử nước khác nhau có thể hút nhau cũng như hút các phân tử hoặc các phần của phân tử khác có tích điện trái dấu. Chính nhờ đặc tính này mà nước có vai trò đặc biệt đối với thế giới sống. Câu 5. Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 8 các hiện tượng sau: + Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước? + Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được? – Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. – Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước. – Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. Câu 6. Hậu quả gì có thể xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá lạnh? Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong nguyên sinh chất của tế bào đông thành đá, khoảng cách các phân tử xa nhau do đó không thực hiện được các quá trình trao đổi chất, thể tích tế bào tăng lên làm cho cấu trúc tế bào bị phá vỡ và tế bào bị chết. Câu 7. Vai trò của nước đối với tế bào? – Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh. Nước là dung môi phổ biến nhất, là môi trường khuếch tán và môi trường cho các phản ứng sinh hoá xảy ra. – Nước còn là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Do có khả năng dẫn nhiệt, toả nhiệt và bốc hơi cao nên nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào nói riêng và cơ thể nói chung. Nước liên kết có tác dụng bảo vệ cấu trúc của tế bào. BÀI 8. CACBOHIDRAT (SACCARIT) VÀ LIPIT. I. CACBOHIĐRAT (Saccarit) Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O. Công thức chung: (CH 2 O) n , trong đó tỉ lệ H và O giống như trong phân tử nước. 1. Cấu trúc của cacbohiđrat. a. Cấu trúc của Monosaccarit (đường đơn) - Là loại đường có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử. - Đường đơn phổ biến là hexôzơ và pentôzơ. + Hexôzơ: glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ. + Petôzơ: ribôzơ, đêôxyribôzơ. b. Cấu trúc của Disaccarit (đường đôi) : - Hai phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại liên kết lại với nhau bằng liên kết glicozit và loại đi một phân tử nước tạo thành đường đisaccarit (lactozo, manozo… - Ví dụ: glucozo + galactozo => lactozo glucozo +glucozo => manozo c. Cấu trúc của Polisaccarit (đường đa) : - Nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng phản ứng trùng ngưng. + polisaccarit mạch thẳng (xenlulozo) hay mạch nhánh (tinh bột, glicogen) 2. Chức năng của cacbohidrat. - Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể. - Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. - Cacbohidrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glycoprotein là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào. II. LIPIT Lipit là hợp chất hữu cơ không tan trong nước,chỉ tan trong các dung môi hữu cơ : ete, benzen, clorofooc… * Cấu tạo ừ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác với cacbohydrat) được nối với nhau Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Quý Đôn Trang 9 GV: Phan Mạnh Huỳnh bằng các liên kết hóa trị không phân cực. 1. Cấu trúc của lipit. a. Mỡ, dầu và sáp (lipit đơn giản) - Dầu: gồm 1 glixerol (rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (chủ yếu là axit béo không no) - Mỡ: gồm 1 glixerol (rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (chủ yếu là axit béo no) - Sáp: 1 rượu mạch dài kết hợp với một đơn vị nhỏ axit béo Mỗi axit béo thường gồm 16 -18C, trong đó có các liên kết C-H không phân cực nên lipit không tan trong nước b. Các photpholipit và steroit (lipit phức tạp) - Photpholipit: + Gồm 2 axits béo liên kết với 1 glixerol và vị trí thứ 3 của glixerol được liên kết với 1 nhóm photphat, nhóm photphat này nối glixerol với ancol phức ưa nước (colin hay axetylcolin) + Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi axit béo kị nước - Steroit: trong phân tử có các liên kết vòng 2. Chức năng của lippit - Cấu tạo nên hệ thống màng sinh học: photpholipit, colesterol - Năng lượng dự trữ: Dầu, mỡ - Dự trữ nước và tham gia nhiều chức năng sinh học khác: ơstrogen, sắc tố, vitamin: A, D, E, K. CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. Vì sao khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn khác? – Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường (đường ở đây muốn ám chỉ là loại đường glucozơ và mức bình thường được quy định từ 3,9-6,4 mmol/lít). Trong máu, đường glucozơ được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống bình thường của con người. Glucozơ là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ, khi đường huyết bị thấp hơn bình thường (hạ đường huyết) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người. Vì vậy khi đói lả (hạ đường huyết) người ta phải uống nước đường (đặc biệt nước mía, nước hoa quả) thay vì ăn các loại thức ăn khác để bổ sung và cân bằng lượng đường trong máu. Câu 2. Đường đôi là gì? Kể tên các loại đường đôi? Đường đa là gì? Có những loại đường đa nào? – Đường đôi gồm 2 phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại (glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ) liên kết với nhau (nhờ liên kết glicôzit khi đã loại đi một phân tử nước), có vị ngọt và tan trong nước. Ví dụ, phân tử glucôzơ liên kết với phân tử fructôzơ tạo thành đường saccarôzơ, phân tử galactôzơ liên kết với phân tử glucôzơ tạo thành đường lactôzơ, 2 phân tử đường glucôzơ liên kết với nhau tạo thành đường mantozơ. – Đường đa (hay pôlisaccarit) gồm rất nhiều phân tử đường đơn bằng các phản ứng trùng ngưng và loại nước tạo thành các pôlisaccarit là các phân tử mạch thẳng (như xenlulôzơ) hay mạch phân nhánh (như tinh bột thực vật hay glicôgen động vật). Xenlulôzơ do rất nhiều đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết glicôzit. Tinh bột và glicôgen cũng được hình thành từ rất nhiều các đơn phân là glucôzơ liên kết với nhau thành một phân tử có cấu trúc phân nhánh. Câu 3. Nêu chức năng của Cacbohiđrat? Cacbohiđrat có các chức năng chính sau: – Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. Ví dụ: glicôgen là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn trong cơ thể động vật, tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng trong cây – Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. Ví dụ: xenlulôzơ là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của nhiều loài côn trùng hay một số loài động vật khác – Cacbonhiđrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 10 nên các thành phần khác nhau của tế bào. Câu 4. Lipit là gì? Kể tên một số loại lipit chính và nêu chức năng của chúng? - Lipit là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ête, clorofooc. - Một số loại lipit chính và chức năng của chúng: + Mỡ, dầu: được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo. Chức năng chính của chúng là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với một gam tinh bột. + Phôtpholipit: cấu tạo từ một phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và một nhóm phôtphat. Phôtpholipit có chức năng chính là cấu tạo nên các loại màng của tế bào. + Một số chất có bản chất là Stêrôit như colesterôn tham gia cấu tạo màng tế bào, testostêrôn và ơstrôgen là hoocmôn giới tính. + Sắc tố và vitamin: tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể. Câu 5. Nêu cấu tạo và chức năng của mỡ? – Cấu tạo của mỡ: gồm 1 phân tử glixêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (mỗi axit béo thường từ 16-18 nguyên tử C) + Mỡ ở động vật chứa các axít béo no nên thường có dạng rắn. + Mỡ ở thực vật và 1 số loại cá chứa các axít béo không no nên thường có dạng lỏng. – Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với một gam tinh bột. BÀI 9. PRÔTÊIN I. CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN: 1. Axitamin - đơn phân của protein: - Công thức tổng quát: H 2 N – CH – COOH R Trong đó: +(-N H 2 ) - nhóm amin +(-COOH) - nhóm cacboxyl + gốc R Có 20 loại axitamin khác nhau chủ yếu ở gốc R ví dụ: H 2 N – CH 2 – COOH : glixyl H 2 N – CH – COOH : Xêrin CH 2 OH - Trong tự nhiên có khoảng 20 nguyên tố hóa học, nhưng cơ thể động vật chỉ tổng hợp được một số aa gọi là aa thay thế.Còn aa không tự tổng hợp được gọi là aa không thay thế: valin, lơxin… 2. Cấu trúc chuỗi pôlypeptit - Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptid tạo thành chuỗi polipeptid. - Liên kết peptid được hình thành do nhóm cacbôxyl của aa này lên kết với nhóm amin của aa kế tiếp và loại đi một phân tử nước. - Nhóm amin đứng đầu chuỗi và nhóm cacbôxyl đứng cuối chuỗi. 3. Cấu trúc không gian của Prôtêin: a. Cấu trúc bậc 1: - Là một chuỗi polipeptid do các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành. b. Cấu trúc bậc 2: [...]... nghĩa của q trình ngun phân? – Với sinh vật nhân thực đơn bào, ngun phân là cơ chế sinh sản Từ một tế bào mẹ qua ngun phân tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau – Với sinh vật nhân thực đa bào, ngun phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mơ, cơ quan bị tổn thương – Ở các các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, ngun phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có... cơ thể khác) - Ở sinh vật đa bào: - Nhờ ngun phân mà giúp cơ thể đa bào lớn lên - Sự sinh trưởng của mơ, tái sinh các bộ phân bị tổn thương nhờ ngun phân - Nhờ ngun phân thay thế các tế bào già, bù đắp tế bào sinh dục sơ khai bị mất qua giảm phân 2 Về mặt thực tiễn: - Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành… - Ni cấy mơ có hiệu quả cao GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 34 Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Q Đơn... Prơtêin của màng sinh chất có những loại nào? Prơtêin của màng sinh chất bao gồm 2 loại là prơtêin xun màng và prơtêin bề mặt Prơtêin GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 22 Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Q Đơn xun màng là những loại xun suốt hai lớp phơtpholipit của màng sinh chất, còn prơtêin bề mặt là những prơtêin chỉ bám trên bề mặt màng sinh chất (chèn vào một lớp phơtpholipit) Các prơtêin có thể liên... của mọi cơ thể sống Cấu trúc của prơtêin quy định chức năng sinh học của nó Prơtêin có cấu trúc và chức năng sinh học đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào – Prơtêin có một số chức năng chính sau: + Cấu tạo nên tế bào và cơ thể Chúng đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao Ví dụ: cơlagen tham gia cấu tạo nên... thành năng lượng hố học - Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật Trang 19 GV: Phan Mạnh Huỳnh THPT Lê Q Đơn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1 So sánh ti thể với lục lạp? – Giống nhau: + Đều có 2 lớp màng bao bọc + Đều có chức năng tổng hợp ATP cho tế bào + Đều chứa ADN và riboxom + Cả 2 bào quan này có nhiều enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hóa + Tự sinh sản bằng phân... quy định các tính trạng rất đa dạng nhưng đặc thù ở các lồi sinh vật khác nhau GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 16 Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Q Đơn BÀI 13 TẾ BÀO NHÂN SƠ I Khái qt về tế bào: + Thuyết TB: tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, các q trình chuyển hóa vật chất và di chuyển đều xảy ra trong tế bào, tế bào chỉ được sinh ra bằng sự phân chia của tế bào đang ồn tại trước đó -... chất), sản phẩm của q trình này là ngun liệu cho q trình kia và ngược lại GV: Phan Mạnh Huỳnh Trang 26 Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 THPT Lê Q Đơn BÀI 22 ENZIM VÀ VAI TRỊ CỦA ENZIM TRONG Q TRÌNH CHUYỂN HỐ VẬT CHẤT I ENZIM VÀ CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA ENZIM: 1 Khái niệm - Enzim là chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi tế bào sống - Enzim có bản chất là protein (hoặc protein kết hợp với phân tử hữu cơ gọi là... vật: Màng sinh chất thắt eo ở vùng xích đạo, eo thắt từ ngồi vào trong hình thành nên 2 tế bào con - Ở thực vật: thì tạo thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngồi 3 Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần ngun phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ II Ý NGHĨA CỦA NGUN PHÂN 1 Về mặt lý luận - Đối với sinh vật đơn bào và sinh vật sinh sản vơ tính ngun phân là cơ chế sinh sản... giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển Câu 3 Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào chất ở sinh vật nhân sơ ? Trang 17 GV: Phan Mạnh Huỳnh THPT Lê Q Đơn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 – Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân Tế bào chất gồm có hai thành phần chính: bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vơ cơ... thức ăn như tơm, cua, ba ba…, trường hợp cấy ghép mơ lạ gây phản ứng bong miếng ghép…) – Chế độ dinh dưỡng các axit amin khơng thay thế (cơ thể khơng tự tổng hợp được phải lấy từ Trang 11 GV: Phan Mạnh Huỳnh THPT Lê Q Đơn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10 thức ăn hàng ngày) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là phải cung cấp đầy đủ lượng axit amin khơng thay thế (như . dưỡng: dị dưỡng (hoại sinh, kí sinh, cộng sinh) - Sinh sản chủ yếu bằng bào tử IV. CÁC NHÓM VI SINH VẬT - Vi sinh vật: là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân. định V. HỆ SINH THÁI – SINH QUYỂN. 1. Hệ sinh thái Bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống, trong đó chúng tạo nên một thể thống nhất. 2. Sinh quyển. Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên. (CH 2 O) n , trong đó tỉ lệ H và O giống như trong phân tử nước. 1. Cấu trúc của cacbohiđrat. a. Cấu trúc của Monosaccarit (đường đơn) - Là loại đường có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử.

Ngày đăng: 12/07/2014, 16:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan