Sinh học ứng dụng ( phần 1 ) Nuôi chim trĩ sao thành công ở môi trường nhốt pdf

5 420 0
Sinh học ứng dụng ( phần 1 ) Nuôi chim trĩ sao thành công ở môi trường nhốt pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sinh học ứng dụng ( phần 1 ) Nuôi chim trĩ sao thành công ở môi trường nhốt Trung tâm giống Heo rừng Tây Nguyên (tại huyện Ea Kar, Đắk Lắk) đã nuôi và cho sinh sản thành công chim trĩ sao là động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Từ vài cặp chim trĩ bố mẹ nhận từ Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cách đây hơn hai năm, đến nay Trung tâm đã phát triển trên 50 con trống, mái trưởng thành. Hiện nay, đàn chim phát triển, có khả năng sinh sản tốt trong môi trường nuôi nhốt. Đàn chim trĩ nuôi trong một nhà lồng chắn lưới, diện tích mặt trên 30m2. Trong căn nhà, ngoài việc thả một số chim trống mái bên ngoài, Trung tâm còn ngăn những ô nhỏ để nhốt mỗi ô hai chim mái và một chim trống trưởng thành để phối giống và cho đẻ. Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Giám đốc Trung tâm cho biết, nhờ chăm sóc tốt, đàn chim trĩ sao phát triển khỏe mạnh, không bị dịch bệnh. Trong điều kiện nuôi nhốt trong nhà lồng, mỗi chim trĩ đẻ bình thường đạt 60 trứng mỗi năm. Có thể đưa trứng cho gà ấp và trứng được nở thành chim con, đạt tỷ lệ trên 90%, tương đương với gà ta. Trung tâm đã sử dụng máy ấp trứng và cũng cho nở thành chim non nhưng tỷ lệ đạt chưa cao. Việc nuôi dưỡng chim trĩ non sử dụng thức ăn tổng hợp như nuôi gà và các loại gia cầm khác. Sau thời gian nuôi 8 tháng, chim trĩ trưởng thành đạt trọng lượng từ 1 đến trên 1,5 kg/con và bắt đầu sinh sản như các loại gà. Qua sử dụng, loại thịt chim trĩ ngon hơn cả gà ta nên có thể dùng làm loại thực phẩm "siêu đặc sản." Hiện nay, Trung tâm tiếp tục nuôi dưỡng, phát triển đàn chim trĩ tăng thêm số lượng. Trung tâm đang nghiên cứu tìm hiểu về quy trình ấp công nghiệp trứng chim trĩ và sử dụng loại máy ấp chất lượng tốt nhất để nâng cao tỷ lệ trứng nở thành chim non. Hướng về lâu dài, Trung tâm sẽ ấp nuôi quy mô chim trĩ lên hàng chục ngàn con để cung cấp cho người nuôi chim cảnh và xuất khẩu và có thể dùng làm thực phẩm cao cấp khi có nhu cầu. Theo các nhà khoa học, chim trĩ là động vật được ghi trong Sách đỏ thế giới. Ở Tây Nguyên, loài chim này đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong môi trường tự nhiên, loại chim trĩ không biết ấp trứng và nuôi con nên khả năng phát triển khó khăn. Do vậy, việc Trung tâm Heo rừng Tây Nguyên cho chim trĩ đẻ và phát triển thành công là triển vọng lớn trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, góp phần giữ gìn sinh thái tự nhiên; đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp./. Gây stress cho khoai tây Phương pháp mới sản xuất thực phẩm chức năng mà bạn có thể tự làm để tăng cường sức khoẻ và phòng chống bệnh tật: Gây stress cho cây trồng. Các nhà nông học trường Đại học Nông nghiệp và Thú y Thành phố Obichiro (thuộc Khu Hokkaido) đã làm những đại biểu Hôi nghị thường niên của Hội hoá học Mỹ rất sửng sốt khi báo cáo rằng, họ đã điều chế được các loại dược phẩm chữa các bệnh nặng và làm trẻ lại với nguyên liệu đầu chỉ là củ khoai tây bình thường. Trong nhiều nămqurất nhiều nghiên cứu trên thế giới dành cho những chất chống oxi hoá, bảo vệ các tế bào khỏi sự xâm hại của các virus, điều trị các triệu chứng ngộ độc, stress và phòng chống bệnh tật… Đa số các chất này có trong rau quả. Những chất chống ôxi hoá có hiệu quả nhất là poliphenol, có trong dâu rừng, nho, rượu vang đỏ, lựu, cà rốt, chè xanh. Chúng thường là chất tạo màu cho tự nhiên cho rau quả và dùng để phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và nhiều bệnh khác. Bằng phương pháp gây stress cho cây trồng, khoai tây sẽ trở thành một loại thực phẩm chức năng tự nhiên. (Ảnh minh họa) Nhưng vì chiếm tỉ lệ quá thấp nên giá thành của chúng trở nên khá đắt . Các nhà khoa học đã tìm ra được cách làm giàu các poliphenol trong các sản phẩm thường gặp. Họ đã tạo ra được những quả cà chua và những củ cà rốt có màu tím, những chiếc bắp cải màu da cam hoặc xanh da trời. Tất cả những rau quả này đều dựa trên sự áp dụng công nghệ gen hoặc phương pháp chọn lọc nhân tạo qua nhiều thế hệ. Các nhà khoa học Nhật phát hiện ra rằng, hàm lượng các poliphenol rất quý này tăng lên một cách rõ rệt khi các rau quả bị… stress. Ví dụ khi đang phát triển chúng gặp khô hạn, bị hành hạ, đánh đập… Họ đã làm giàu poliphenol trong khoai tây bằng nhiều cách để tăng hàm lượng poliphenol trong thời gian rất ngắn. Chẳng hạn họ đã gây trên chúng các sốc điện hoặc hướng vào chúng sóng siêu âm. Họ mang khoai tây cho vào nước muối chừng 10 giây, sau đó thổi không khí đã ion hoá vào chúng 10, 20, 30 phút. Họ hướng các sóng siêu âm vào 5-10 phút. Kết quả là hàm lượng poliphenol đã tăng được 20% và các chất chống oxi hoá khác tăng tới 60%. Theo các nhà nghiên cứu, phát minh của họ có thể mang lại cho ngành trồng trọt những khoản lợi nhuận rất lớn, bởi xu hướng hiện nay mọi người đều rất quan tâm đến thực phẩm chức năng, mang lại những lợi ích cho sức khoẻ, đồng thời phòng chống được các bệnh tật. Thậm chí bạn có thể tự trồng trong mảnh vườn riêng của gia đình, như “khoai tây chống ung thư” chẳng hạn để dùng hàng ngày. Tất nhiên,nếu trở thành một phong trào đại trà, người ta sẽ sản xuất và cung cấp những thiết bị chuyên dùng để “gây thương tích” cho rau quả nhằm nâng hàm lượng chất chống ôxi hoá ví dụ như máy phát siêu âm để mọi người có thể tự làm các sản phẩm chức năng như mình muốn. Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Bảo vệ thực vật đã hoàn thiện công nghệ sản xuất sử dụng 7 chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng để phòng trừ dịch hại trên một số cây trồng nông-lâm nghiệp, có khả năng thay thế các loại thuốc hóa học độc hại. Đây là sản phẩm của Đề tài khoa học cấp Nhà nước với mã số KC 04-12. Bằng kỹ thuật công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất: Chế phẩm trừ sâu xanh, sâu khoang, sau tơ hại rau đạt 75-89% sau 10 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bacillus thuringienis (Bt) phòng trừ các loại sâu keo, sâu tơ, sâu khoang đạt hiệu quả sau 5-7 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bt sản xuất theo phương pháp lên men phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các chế phẩm nấm côn trùng trừ sâu hại có hoạt lực diệt côn trùng cao; Chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại; Chế phẩm tuyến trùng sinh học trừ sâu hại cây trồng; Chế phẩm Momosertatin trừ sâu hại rau; Chế phẩm kháng sinh Ditacin có nguồn gốc từ xạ khuẩn và chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại cây trồng. Trên cơ sở phát triển nghiên cứu của đề tài, các sản phẩm này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một số tỉnh thành phố mở rộng ứng dụng trong chương trình sản xuất rau an toàn, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cần Thơ. Hiện nay, một số Chi cục Bảo vệ thực vật được ngành bảo vệ thực vật cho phép đưa vào sử dụng chế phẩm này trong sản xuất rau an toàn như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam, sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các chế phấm bảo vệ thực vật sinh học sản xuất trong nước đã góp phần giảm lượng thuốc nhập nội khoảng 10 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho các công ty, đơn vị tiếp nhận công nghệ, chủ động về nguyên liệu, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, yên tâm sử dụng trên một số cây trồng như rau, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng./. . Sinh học ứng dụng ( phần 1 ) Nuôi chim trĩ sao thành công ở môi trường nhốt Trung tâm giống Heo rừng Tây Nguyên (tại huyện Ea Kar, Đắk Lắk) đã nuôi và cho sinh sản thành công chim trĩ sao. đã sử dụng máy ấp trứng và cũng cho nở thành chim non nhưng tỷ lệ đạt chưa cao. Việc nuôi dưỡng chim trĩ non sử dụng thức ăn tổng hợp như nuôi gà và các loại gia cầm khác. Sau thời gian nuôi. khoa học, chim trĩ là động vật được ghi trong Sách đỏ thế giới. Ở Tây Nguyên, loài chim này đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong môi trường tự nhiên, loại chim trĩ không biết ấp trứng và nuôi

Ngày đăng: 12/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan