Động vật không xương sống ( phần 6 ) Ngành Gnathostomulida potx

7 519 1
Động vật không xương sống ( phần 6 ) Ngành Gnathostomulida potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Động vật không xương sống ( phần 6 ) Ngành Gnathostomulida Là nhóm động vật mới được phát hiện gần đây. Các động vật thuộc nhóm này có thể không thuộc hẳn vào động vật có xoang giả, nhưng có thể nghĩ rằng vị trí của chúng như là một ngành động vật có tính chất hỗn hợp. Mẫu vật đầu tiên được phát hiện ở vịnh Kiel của biển Bantic vào năm 1928, do A. Remane phát hiện. Mãi đến năm 1956 mới có công bố về nó và đến năm 1963 thì một nhà nghiên cứu người Đức (P. Ax) cho công bố đây là một ngành mới. Từ đó đến nay đã phát hiện thêm nhiều loài mới đưa số loài tìm thấy là 100 loài với 15 giống. Tất cả các loài đều sống ven bờ, bám trên cát. Một số có thể sống trong điều kiện kỵ khí trong các lớp trầm tích chứa nhiều vi khuẩn sắt (trong một lít trầm tích có thể có tới hàng ngàn cá thể loài này). Gnathostomulida sống bơi hay bò trong bùn hay trên bề mặt đáy, tạo sinh khối lớn trong bùn, cát và bề mặt đáy (hình 4.18). Kích thước cơ thể thay đổi từ 0,7mm đến 3,5mm, hình giun, hình trụ hơi thuôn. Một số Gnathostomulida được chia thành các phần cơ thể như đầu, thân và đuôi. Vỏ cơ thể mỏng bao gồm các tế bào biểu bì một lớp, mỗi tế bào mang một chùm lông (tơ), có thể tìm thấy số ít nhu mô giữa vỏ cơ thể và ruột. Vòng thần kinh nằm dưới biểu bì có liên hệ với một số túm lông cảm giác. Miệng lớn và được bao quanh bởi bộ máy nghiền gồm các cơ và các răng hàm chuyên hoá (vì thế có tên gọi là Miệng hàm). Ruột đơn giản và không có hậu môn (hình 5.18). Đơn tính (có cá thể đực và cái), một số lưỡng tính. Tuyến trứng lớn nằm phía trước cơ thể, tuyến tinh nhỏ nằm phía sau. Có huyệt giao phối nằm phía cuối cơ thể và bao giao phối nằm khoảng giữa cơ thể. Trứng phân cắt xoắn ốc sau đó hình thành xoang phôi và miệng phôi. Lớp Sán dây Các động vật thuộc lớp Sán dây chịu ảnh hưởng của đời sống ký sinh sâu sắc nhất, trưởng thành sống trong ống tiêu hoá của động vật có xương sống, ấu trùng sống ký sinh trong nội quan của các động vật khác. Phát triển có thay đổi vật chủ nhưng thường không có xen kẽ thế hệ. Không có hệ tiêu hoá, nội quan thường lặp lại nhiều lần theo chiều dọc của cơ thể. Lớp Sán dây có khoảng 3.000 loài. 1. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý Cơ thể dài, có thể dài tới 10m, hình dải. Cơ thể chia thành các phần sau: Phần đầu (scolex) nhỏ là cơ quan bám, tiếp theo là phần cổ không chia đốt là cơ quan sinh trưởng và phần thân (proglottis) gồm hàng ngàn đốt, mỗi đốt là một phần cơ thể, các đốt thân cuối chứa sản phẩm sinh dục. Cơ quan bám trên đầu rất đa dạng (là mép, móc, sợi, giác, chuỳ…) giúp cho con vật có thể bám rất chắc vào thành ruột vật chủ. Cổ là phần sinh trưởng, các đốt cổ dài dần và phần cuối phân hoá thành các đốt thân (tốc độ có khoảng vài đốt/ngày). Mỗi đốt sán của phần thân có một phần của hệ thần kinh, bài tiết và là một đơn vị sinh dục trọn vẹn. Đốt càng già thì càng nhiều trứng và đốt cuối hầu như chỉ là một túi trứng sẵn sàng tách khỏi cơ thể sán. Bao biểu mô cơ cấu tạo giống sán lá, có nhu mô chìm và có phần chất nguyên sinh hình thành các nhú lông ở mặt ngoài để tăng diện tiếp xúc hấp thụ thức ăn. Nhờ hấp thụ thức ăn trực tiếp, sán trưởng thành rất nhanh. Từ ấu trùng vài mm, sau 40 ngày tăng tới 5 - 6m (giống Moniezia). Dưới lớp màng đáy là lớp cơ vòng ở ngoài, lớp cơ dọc ở trong, đôi khi còn thêm lớp cơ vòng thứ 2 trong cùng. Ngoài ra còn có lớp cơ lưng bụng. Nhu mô chèn giữa thành cơ thể và nội quan chứa nhiều hạt glycogen. Như vậy ngoài bao cơ dày, thành cơ thể của sán dây còn có "hạt đá vôi" để trung hoà axit tiêu hoá của vật chủ (hình 4.12). Hệ bài tiết nguyên đơn thận, gồm hai ống chạy dọc về phía bụng, đổ chung ra ngoài qua 1 lỗ bài tiết ở cuối cơ thể. Hệ thần kinh gồm có hệ thần kinh trung ương là một đôi hạch não nằm ở phần đầu, có cầu nối với nhau. Từ hạch não có các dây thần kinh đến cơ quan bám và các đôi dây thần kinh chạy dọc cơ thể. Từ trước ra sau, giữa các dây thần kinh có cầu nối ngang. Từ các dây thần kinh dọc và ngang có các nhánh thần kinh tạo thành mạng lưới dưới da. Giác quan của sán dây kém phát triển bao gồm các tế bào cảm giác nằm rải rác trên bề mặt cơ thể, tập trung nhiều hơn ở phần đầu. Hệ sinh dục: Sán dây lưỡng tính, phần lớn Sán dây có nhiều đốt và mỗi đốt có một cơ quan sinh dục. Lấy cấu tạo hệ sinh dục của sán dây bò Teniarhynchus saginatus làm ví dụ: Ở các đốt sán trưởng thành (khoảng đốt thứ 200) có hệ sinh dục phát triển đầy đủ. Tuyến trứng không có thùy nhỏ, huyệt sinh dục không phân bố xen kẽ. Các đốt già thường dài từ 20 – 30mm, tử cung phân nhánh nhiều (từ 15 đến 35 nhánh). Trứng có hình bầu dục, có kích thước khoảng 0,3 x 0,3mm. Cơ quan sinh dục cái gồm một đôi tuyến trứng có ống dẫn đổ vào ôôtyp, sau đó đổ vào tử cung. Đổ vào ootyp còn có tuyến noãn hoàng lẻ và âm đạo bắt đầu từ huyệt sinh dục là đường vào của tinh trùng. Phần ngoài cùng là huyệt sinh dục. Ngoài ra còn có thể Melit nằm trên thành của ôôtyp. Tử cung bịt kín nên khi đốt càng già, càng có nhiều trứng thì tử cung càng phân nhiều nhánh và các nội quan khác cũng tiêu giảm dần, nhường chỗ cho tử cung phát triển. Cơ quan sinh dục đực gồm một nhiều tuyến tinh nằm trong nhu mô, từ tuyến tinh có các ống thoát tinh nhỏ, tập trung vào ống dẫn tinh hướng về một bờ bên của đốt và tận cùng là cơ quan giao phối (penis). Lỗ sinh dục đực nằm ở đáy của huyệt sinh dục. Sán dây bò có thể sống trong ruột người tới 18 - 20 năm, mỗi năm sinh ra 600 triệu trứng và cả cuộc đời đạt tới đạt 11 tỷ trứng (hình 4.13). Một số sán dây khác không chia đốt nên cơ thể chỉ có 1 hệ sinh dục, ở một số sán dây khác cấu tạo hệ sinh dục có sai khác ít nhiều so với sán dây bò. Ví dụ sán dây thuộc các giống Moniezia, Dipydium… có tới 2 hệ sinh dục trong mỗi đốt. 2. Đặc điểm phát triển Sán dây trưởng thành sống trong ống tiêu hoá của nhiều động vật khác nhau (trâu, cừu, bò, lợn, người…), còn ấu trùng thì sống trong cơ thể của động vật không xương sống (giun ít tơ, đỉa, chân khớp…) ở nước và trên cạn hoặc động vật có xương sống (cá, thú…). Vòng đời trải qua 2 - 3 vật chủ. Lấy vòng đời của sán dây bò Taenia saginata làm ví dụ. Sán dây bò trưởng thành sống trong ruột người, trứng theo phân ra ngoài, vào cơ thể bò, phát triển thành ấu trùng có 6 móc (onchosphaera) chui khỏi vỏ trứng ra ngoài bám vào cỏ. Sau khi vào cơ thể bò, nhờ có móc, ấu trùng chui qua thành ruột hay dạ dày vào mạch máu hay bạch huyết. Nhờ máu chuyển tới cơ quan ký sinh như gan, cơ, tim phổi, não… nằm im ở đấy sau đó chuyển thành nang sán (cysticercus), dạng hạt gạo, chứa dịch Cấu tạo thành nang sán ở hình 4.14. Thành nang lõm vào trong, tận cùng có 4 mầm giác và một vành móc bé. Đây chính là mầm scolex ẩn trong nang, sau này sẽ phát triển thành scolex. Nang sán giữ nguyên như vậy một vài năm, trước khi bị vật chủ chính thức (người) ăn vào. Trong cơ thể người, dưới tác dụng của dịch tiêu hoá, vỏ nang phân huỷ và nang sán lộn ra ngoài. Móc và giác bám trở lại vị trí bình thường và phát triển thành sán trưởng thành (hình 4.15). Nang sán của sán dây có nhiều hình dạng rất khác nhau, phức tạp nhất là nang sán nhiều đầu thứ cấp (echinococus). 3. Phân loại và vai trò gây bệnh của sán dây Lớp Sán dây được chia làm 2 lớp phụ và 9 bộ, có nhiều loài ký sinh gây bệnh cho người và gia súc thuộc các bộ như Cyclophyllidea và Pseudophyllidea. Trên thế giới có khoảng 130 triệu người bị nhiễm bệnh sán dây. Ở Việt Nam có 200 loài, có một số bộ quan trọng liên quan đến khả năng gây bệnh cho người và gia súc. a. Phân lớp Cestodaria: Bao gồm các loài sán dây có cơ thể không chia đốt, chỉ có 1 hệ sinh dục. Ví dụ loài Amphilina foliacea ký sinh trong cơ thể cá tầm. Dạng trưởng thành không sống trong ruột mà sống trong xoang, vật chủ trung gian là giáp xác bơi nghiêng. Ấu trùng của loài này sống trong xoang của giáp xác, khi cá ăn giáp xác thì chuyển sang giai đoạn trưởng thành b. Phân lớp Sán dây chính thức (Cestoda): Bộ Pseudophyllidea bao gồm các loài Sán dây có cơ quan bám là mép, đôi khi có móc. Một số họ đáng chú ý là Diphyllobothrridae và Lingulidae. Một số loài ký sinh gây bệnh cho người và gia súc là: Sán mép Diphyllobothrium latum có giai đoạn trưởng thành sống trong ruột người, thú nuôi và thú hoang. Chiều dài cơ thể đạt đến 9 m và có khoảng 3 – 4 nghìn đốt. Phát triển phức tạp qua giáp xác chân kiếm và cá, ấu trùng là procercoid và pleurocercoid. Người bị nhiễm bệnh do ăn phải cá khô hay cá không nấu chín. Ở Việt Nam thường gặp loài Diphyllobothrium mansoni có giai đoạn trưởng thành ký sinh ở chó, cáo, mèo… có thể dài tới 2,5m, ấu trùng ký sinh trong giáp xác chân kiếm. Ligulata intestinalis là loài gây bệnh trầm trọng cho cá. Cơ thể hình dải, có nhiều hệ sinh dục nhưng chưa chia thành từng đốt. Đầu không phân hoá rõ rệt và có giác bám kém phát triển, ấu trùng là pleurocercoid dài tới 50 – 80cm. Taeniarhynchus saginatus ký sinh ở người và Taenia solium ký sinh ở lợn. Echinococcus granulosus (hình 4.16): Cơ thể chỉ có 3 - 4 đốt, đầu có 2 vành móc và 4 giác bám. Trưởng thành ký sinh trong ruột chó và thú ăn thịt. Nang sán ở trong nội quan của dê, cừu, bò, lợn và người. Nang sán lớn (có thể nặng tới 60 kg), có nhiều đầu gọi là bao nang nhiều đầu, chèn ép vật chủ gây đau đớn. . Động vật không xương sống ( phần 6 ) Ngành Gnathostomulida Là nhóm động vật mới được phát hiện gần đây. Các động vật thuộc nhóm này có thể không thuộc hẳn vào động vật có xoang. thành sống trong ống tiêu hoá của nhiều động vật khác nhau (trâu, cừu, bò, lợn, người ), còn ấu trùng thì sống trong cơ thể của động vật không xương sống (giun ít tơ, đỉa, chân khớp ) ở nước. thành các phần sau: Phần đầu (scolex) nhỏ là cơ quan bám, tiếp theo là phần cổ không chia đốt là cơ quan sinh trưởng và phần thân (proglottis) gồm hàng ngàn đốt, mỗi đốt là một phần cơ thể,

Ngày đăng: 12/07/2014, 08:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan