Động vật không xương sống ( phần 23 ) Sinh sản và phát triển pptx

7 481 1
Động vật không xương sống ( phần 23 ) Sinh sản và phát triển pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Động vật không xương sống ( phần 23 ) Sinh sản và phát triển - Lớp Giun ít tơ 1. Sinh sản vô tính Thường gặp ở giun ít tơ nước ngọt thuộc các họ Acoelomatidae và Naididae. Ở nhóm động vật này, cơ thể có vùng sinh trưởng hình thành phần đầu của cá thể sau và phần đuôi của cá thể trước. Các phần này có thể hình thành trước hay sau khi cá thể con tách rời cá thể mẹ. Nhiều khi cá thể con chưa tách rời khỏi cá thể mẹ đã hình thành thế hệ tiếp theo, kết quả tạo thành chuỗi cá thể. 2. Sinh sản hữu tính Có hiện tượng ghép đôi bằng cách quay chéo đầu, áp mặt bụng vào nhau và trao đổi tinh dịch. Tinh trùng có thể chuyển vào "bạn tình" dưới dạng tinh dịch hay khối tinh (spermatozeugma) hay bao tinh (spermatophora). Sau một thời gian, kịp cho trứng chín, kén giun được hình thành. Kén có kích thước, hình dạng, số lượng trứng thay đổi tùy loài. Ví dụ kén của họ Naididae thường có một trứng, kén của họ Enchytraeidae có tới 53 trứng. Ở giun khoang sau khi thụ tinh thì 2 cá thể rời nhau ra, sau 2 – 3 ngày đai sinh dục dày lên, nhận một ít trứng rồi tuột lên phía đầu, qua lỗ nhận tinh lấy tinh dịch sau đó tuột khỏi đầu, bịt kín 2 đầu hình thành kén. Kén có độ lớn thay đổi (kén của giun khoang có kích thước là 7mmx5mm, còn của Megascolides auslalis lớn tới 75mm x 22mm và mỗi kén có khoảng 20 trứng. Trứng ít noãn hoàng, phôi dùng albumin trong kén làm thức ăn. Phát triển không qua ấu trùng, con non chui khỏi kén sau 8 – 10 ngày. Thời gian phát triển thay đổi theo môi trường và tùy loài (hình 7.14). Lớp Giun ít tơ - Đặc điểm cấu tạo và sinh lý Giun ít tơ có khoảng 4.000 loài, có quan hệ gần gũi với giun nhiều tơ nhưng đặc điểm hình thái có biến đổi để phù hợp với lối sống chui luồn trong đất, đáy các thuỷ vực hay sống bám trên cây thuỷ sinh. Giun ít tơ sống ở nước ngọt có kích thước bé, đường kính thân khoảng một vài mm. Giun đất có cỡ lớn hơn (0,5 - 50mm) có thể dài tới 3m (Megascolides australis). Số đốt thân thường thay đổi từ 7 – 8 đốt đến hàng trăm đốt. Ở giun ít tơ các bộ phận cảm giác trên đầu và chi bên bị tiêu giảm. Tơ thường xếp thành 4 chùm tơ hay vành tơ trên mỗi đốt. Tơ là điểm tựa bám vào thành hang khi di chuyển. Một số loài sống tự do trong nước thì có lông tơ dài (giống Acoloma thuộc họ Naididae) (hình 7.9). Thành cơ thể của giun ít tơ cũng có cấu tạo như ở giun nhiều tơ: Lớp cuticun bao ngoài, trong suốt, có nhiều gờ chéo nên bền vững. Tiếp theo là lớp biểu mô có xen lẫn các tế bào tuyến và tế bào cảm giác. Chức năng của tế bào tuyến là tiết chất nhầy, đôi khi dính đất, sỏi, cát… tạo thành vỏ tách khỏi lớp cuticun hay tạo thành đai sinh dục (tế bào tuyến tạo đai sinh dục có 2 loại, một loại thì tạo thành lớp vỏ ngoài của đai, sau này thành vỏ kén để bọc trứng, một loại khác thì hình thành chất dinh dưỡng để nuôi phôi. Tế bào cảm giác có tiêm mao, có khi tập trung thành nhú cảm giác. Bao cơ của giun ít tơ có lớp cơ vòng ngoài và cơ dọc trong (ở họ Branchiobdellidae còn có thêm lớp cơ xiên) (hình 7.10). Nhìn chung mức độ phát triển của các lớp cơ phụ thuộc vào cách chuyển vận của giun ít tơ: hoặc là tế bào cơ có sợi phân bố đều trong các lớp cơ hoặc là tạo thành bó cơ. Xoang cơ thể là xoang thứ sinh, trong xoang có nhiều vách ngăn đốt, ứng với ngấn đốt bên ngoài. Trong xoang chứa đầy dịch thể xoang. Hệ tiêu hóa của giun ít tơ có 3 phần (ruột trước, ruột giữa và ruột sau). Từ trước ra sau có lỗ miệng, xoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột giữa, ruột thẳng và hậu môn. Ruột trước biến đổi nhiều tùy thuộc vào lối dinh dưỡng như hầu có thành cơ dày, có thể phóng ra ngoài, phía sau hầu có nhiều tuyến tiêu hoá đơn bào. Ở giun đất Pheretima aspergillum, vùng hầu có nhiều bó cơ khỏe giúp cho quá trình co bóp, trong hầu có hàm kitin để phù hợp với lối ăn mùn, đất. Thực quản là một ống dài, thành mỏng. Mề là khối cơ dày, phình to. Dạ dày tuyến là phần thu hẹp sau dạ dày cơ, có thành mỏng. Ruột giữa là phần sau dạ dày, phình to, có thành mỏng. Ở một số họ như Lumbricidae, Megascolecidae, có rãnh ruột chạy dọc phía lưng, phía chính giữa nhằm tăng diện tích hấp thụ. Quanh ruột có lớp tế bào vàng (chloragogen). Ruột được treo lơ lửng trong xoang cơ thể nhờ màng treo ruột. Phần sau của ống tiêu hóa là ruột thẳng hay ruột sau và ít sai khác so với ruột trước. Phần lớn giun đất có 2 manh tràng mọc ra từ ruột giữa. Tuyến tiêu hoá đổ vào thực quản, có tên gọi khác nhau tuỳ nhóm (ở giun đất thì được gọi là tuyến moren, nhận các ion CO 3 - và Ca++ thừa trong máu và đưa vào thực quản để trung hoà axit humic có trong thức ăn. Ruột của họ Naididae và họ Tubifficidae có biểu mô có tiêm mao tạo dòng nước ngược làm nhiệm vụ hô hấp. Hệ tuần hoàn có sơ đồ cấu tạo như giun nhiều tơ. Hệ tuần hoàn kín, cấu tạo khá phức tạp. Máu đỏ do có sắc tố hemoglobin. Hệ tuần hoàn của Pheretima gồm hệ mạch máu trung tâm, hệ mạch máu quanh ruột và trên thành cơ thể. Hệ mạch trung tâm có 3 mạch máu chính chạy dọc cơ thể là mạch lưng (phía trên ruột), mạch bụng (phía dưới ruột) và mạch dưới thần kinh. Mạch lưng và bụng nối với nhau bằng các quai mạch tương ứng với các đốt. Một số quai mạch bao quanh thực quản phình rộng, có khả năng co bóp (các tim bên). Máu từ mạch lưng chuyển xuống mạch bụng vào mao quản da và các nội quan. Ngoài ra còn có các mạch bên thần kinh. Sau khi lấy ôxy từ da về, máu qua các mạch nối dưới thần kinh để về mạch lưng. Mạch lưng vốn có khả năng co bóp để vận chuyển máu (hình 7.11). Hệ bài tiết điển hình của giun ít tơ là hậu đơn thận. Nhiều loài trong họ Megascolecidae và Glossoscolecidae có cơ quan bài tiết là vi thận. Ví dụ như ở giun khoang, cơ quan bài tiết gồm nhiều vi thận, là dạng biến đổi của hậu đơn thận. Có 3 loại vi thận là vi thận hầu, vi thận da và vi thận vách. Ngoài các vi thận, còn có tế bào vàng (tế bào Chloragoren) bao quanh ruột cũng tham gia vào chức phận bài tiết. Ngoài ra còn có hàng lỗ lưng, tiết chất dịch thể xoang ra ngoài vừa tham gia điều áp suất thể dịch, vừa tham gia bài tiết (hình 7.12). Hệ thần kinh theo kiểu chung của giun đốt: Gồm có hạch não, vòng thần kinh hầu, hạch dưới hầu và chuỗi hạch thần kinh bụng. Từ não có 3 đôi dây thần kinh đến hầu, xoang miệng, và thùy trước miệng. Hạch thần kinh dưới hầu lớn, có 3 đôi dây thần kinh tới vách các đốt I, II và III. Ở chuỗi thần kinh bụng, các tế bào thần kinh tập trung thành hạch ở mỗi đốt. Từ hạch thần kinh có một đôi dây thần kinh đi tới thành cơ thể và một đôi dây thần kinh phía trước đi tới vách đốt. Như vậy cấu tạo chuỗi thần kinh sắp xếp đều đặn trong mỗi đốt cũng thể hiện tính chất phân đốt đồng hình ở giun đất. Cơ quan cảm giác ở dạng tế bào riêng lẻ phân tán dưới da để cảm nhận ánh sáng (hình 7.13). Hệ sinh dục: Giun ít tơ là động vật lưỡng tính. Lấy giun khoang Pheretima asperrgilum làm ví dụ. Cơ quan sinh dục đực gồm 2 đôi tuyến tinh có hình khối bầu dục, màu vàng nhạt, nằm ở phía bụng của các đốt X và XI. Túi chứa tinh lớn hơn, chia thùy, màu trắng đục và phủ quanh dạ dày ở các đốt từ XI - XIII. Từ 2 tuyến tinh có 2 ống dẫn đổ ra phía sau, phần cuối tạo thành ống phóng tinh, có thành cơ phát triển và đổ ra ngoài qua lỗ sinh dục đực ở mặt bên bụng đốt XVIII. Cạnh ống phóng tinh dễ dàng nhìn thấy tuyến tiền liệt hình hạt đậu nhiều thùy màu trắng, nằm dọc chiều dài các đốt (XVII - XIX), có ống dẫn ngắn đổ thẳng vào ống phóng tinh. Cơ quan sinh dục cái gồm một đôi tuyến trứng hình hạt tròn, màu vàng nhạt, nhỏ hơn tuyến tinh và nằm sau tuyến tinh, bám trên mặt sau vách đốt XII - XIII. Hai phễu trứng nằm trong đốt XIII, từ đó có ống dẫn trứng ngắn, xuyên qua vách ngăn đốt XIII và XIV rồi đổ chung ra ngoài qua lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đốt XIV (đốt thứ nhất của đai sinh dục). Cơ quan sinh dục đực còn có 2 đôi túi nhận tinh nằm trong các đốt VII và VIII. Mỗi túi nhận tinh gồm 2 phần: Túi chứa lớn và ống dẫn dài, cả 2 đều thông ra ngoài theo lỗ nhận tinh. . Động vật không xương sống ( phần 23 ) Sinh sản và phát triển - Lớp Giun ít tơ 1. Sinh sản vô tính Thường gặp ở giun ít tơ nước ngọt thuộc các họ Acoelomatidae và Naididae. Ở nhóm động vật. ít tơ có lớp cơ vòng ngoài và cơ dọc trong ( họ Branchiobdellidae còn có thêm lớp cơ xiên) (hình 7.1 0). Nhìn chung mức độ phát triển của các lớp cơ phụ thuộc vào cách chuyển vận của giun. chùm tơ hay vành tơ trên mỗi đốt. Tơ là điểm tựa bám vào thành hang khi di chuyển. Một số loài sống tự do trong nước thì có lông tơ dài (giống Acoloma thuộc họ Naididae) (hình 7. 9). Thành

Ngày đăng: 12/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan