Những câu hỏi thường gặp về ánh nắng và thai kỳ docx

5 318 0
Những câu hỏi thường gặp về ánh nắng và thai kỳ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những câu hỏi thường gặp về ánh nắng và thai kỳ Mang thai, có cần phải đề phòng ánh nắng? Ánh nắng mặt trời là nguồn cung vitamin D nhưng cũng chứa những nguy cơ chính cho da. Trước tiên, được biết đến nhiều nhất là nám da do mang thai, thấy ở gần như một nửa số thai phụ không che chắn khi tiếp xúc với ánh nắng. Nó xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, và dưới dạng một vùng tăng sắc tố ở cằm, xung quanh miệng, trán. Vì vậy, thai phụ nên thoa kem chống nắng có khả năng bảo vệ cao khoảng từ 30 đến 50+SPF. Bên cạnh đó cũng nên lưu ý đến chứng dị ứng với ánh nắng do sự thay đổi miễn dịch ở phụ nữ mang thai. Nó có thể xuất hiện dưới dạng những mảng mề đay màu đỏ gây ngứa. Chứng dị ứng này có thể chữa bằng cách dùng các thuốc kháng histamine, và dừng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra còn có thể xuất hiện chứng phù ở chi dưới, những nơi bị phơi nóng nhiều. Để tránh bị phù chân, thai phụ cần phải làm ẩm da tốt, nâng chân cao, và nếu cần thiết nên mang vớ ôm (vớ ngắn, vớ ngắn dưới đầu gối) kết hợp với việc dùng thuốc làm bền tĩnh mạch. Phơi nắng nhiều có gây hại cho thai nhi? Không hẳn vậy! Ngược lại, tia cực tím cho phép tế bào biểu bì sản sinh ra vitamin D cần thiết làm chắc xương của người mẹ cũng như em bé. Một số nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh vai trò ích lợi của vitamin D đối với men của răng sữa của em bé tương lai. Cũng vì lý do này mà các bác sĩ cũng thường kê toa vitamin D ở 3 tháng cuối thai kỳ cho thai phụ. Có nên làm ẩm nhiều hơn bình thường? Phụ nữ mang thai có thân nhiệt cao hơn bình thường, do đó hay đổ mồ hôi nhiều hơn một tí và thường phải chịu cùng lúc cái nóng và sự mất nước. Vào mùa hè, thai phụ nên uống nhiều nước hơn: từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể mang theo bên mình 2 chai nước khoáng khi đến công sở hoặc tham gia các hoạt động bên ngoài. Ngoài ra, đừng ngại dùng thêm trái cây tươi, nước hãm và sirô. Có cần phải chọn chế độ ăn uống đặc biệt? Nhìn chung nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng nhiều loại trái cây và rau quả. Tuy nhiên hãy rửa sạch chúng để tránh bị nhiễm khuẩn toxoplasma và listeria. Bởi toxoplasma có thể lây lan qua trung gian ký sinh trong thịt, rau củ, trái cây Trái cây hay rau quả rửa không sạch có thể bị nhiễm ký sinh. Những lưu ý này sẽ cũng cần thiết đối với khuẩn listeria (nguy cơ bị nhiễm đối với món thịt sống, cá sống… cũng như rau quả rửa không sạch và các sản phẩm từ sữa tươi). Hiện nay, số lượng thai phụ bị thiếu hụt vitamin D là rất lớn bởi vì khi mang thai, lượng vitamin D cần thiết để hình thành hệ xương cho trẻ đã chiếm gần như hết của mẹ và nếu như không có biện pháp bổ sung hợp lý thì những thiếu hụt này sẽ để lại nhiều hậu quả xấu. Nhiều bà mẹ lựa chọn uống sữa để bổ sung canxi, vitamin D,… nhưng nếu chỉ uống sữa thôi thì chưa đủ, chưa kể đến việc nhiều người khó uống sữa và khó hấp thụ được vitamin D trong sữa. Vitamin D là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng với sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh bởi nếu thiếu, sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và gây khó thở cho trẻ nhỏ. Chính vì thế để con sinh ra cao lớn, khỏe mạnh và xương chắc khỏe thì thời kỳ mang thai, bà bầu nên thường xuyên bổ sung vitaminD, và cách tốt nhất là phơi nắng. Và phơi 1 cách hợp lý. . Những câu hỏi thường gặp về ánh nắng và thai kỳ Mang thai, có cần phải đề phòng ánh nắng? Ánh nắng mặt trời là nguồn cung vitamin D nhưng cũng chứa những nguy cơ chính. biết đến nhiều nhất là nám da do mang thai, thấy ở gần như một nửa số thai phụ không che chắn khi tiếp xúc với ánh nắng. Nó xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, và dưới dạng một vùng tăng sắc tố ở. này mà các bác sĩ cũng thường kê toa vitamin D ở 3 tháng cuối thai kỳ cho thai phụ. Có nên làm ẩm nhiều hơn bình thường? Phụ nữ mang thai có thân nhiệt cao hơn bình thường, do đó hay đổ mồ

Ngày đăng: 12/07/2014, 06:21

Mục lục

  • Những câu hỏi thường gặp về ánh nắng và thai kỳ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan