Vai trò của người quản lý nhà trường

3 2.2K 35
Vai trò của người quản lý nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một chiếc xe chạy không đúng hướng về đích trễ có thể do máy móc và một phần là do năng lực của người điều khiển. Đối với một ngôi trường, người hiệu trưởng phải thật sự năng động và nhạy bén thì mới hoàn thành sứ mệnh và trách nhiệm của “người cầm lái”. 1. Theo tôi, hiệu trưởng trước hết là một công dân, một công chức nên phải làm tròn bổn phận của một thành viên trong đơn vị. Đó còn là trách nhiệm của một giáo viên trong nhà trường theo sự phân công của xã hội, vì thế đòi hỏi hiệu trưởng phải có phẩm chất công dân và đồng thời phải có một số tư chất cần thiết của người lãnh đạo. Với vai trò quản lý, người hiệu trưởng phải thật sự nhạy bén trong mọi lĩnh vực hoặc nói cách khác: nhạy bén là yếu tố rất cần mà không thể thiếu được đối với nhà quản lý giỏi. Khi hoạt động trong nhà trường luôn phong phú và đa dạng, người điều phối nhạy bén mới nắm bắt được tình hình, giải quyết thấu đáo và êm thấm các hoạt động. Đơn vị nào cũng có nhiều sự việc, đông con người và tất cả nằm trong một hệ thống chỉnh thể. Hiệu trưởng nhạy bén là người quản lý được cả hệ thống đó và giải quyết mọi việc có tính hệ thống. Tôi lấy một ví dụ: Khi xử lý một học sinh vi phạm nội quy thì trước hết hiệu trưởng phải hiểu rõ nguyên nhân để xử lý cho phù hợp “thấu lý đạt tình”. Hay khi dự một giờ không đạt của một giáo viên bộ môn hãy khoan vội kết luận là tay nghề họ yếu mà hiệu trưởng phải xem nguyên nhân từ đâu, vì lý do gì dẫn đến giờ dạy thất bại? Học sinh vô lễ do đâu, nguyên nhân khách quan hay chủ quan? Nhiều khi lời nói hay hành động của các em thiếu suy nghĩ, bồng bột chứ chưa phải là bản chất thì lúc đó chúng ta không thể xử lý em đó như một học sinh vô lễ được. Nói cách khác, người hiệu trưởng phải biết xử lý đúng mực và chính xác. 2. Hàng ngày tiếp xúc với nhiều văn bản, nhiều loại công văn giấy tờ nên người hiệu trưởng phải nhớ và biết vận dụng. Nhớ ở đây không phải học thuộc lòng (vì làm sao mà nhớ hết được) mà chỉ cần nắm bắt được ý kiến cốt lõi của văn bản để có những hoạt động định hướng. Cũng từ đó mà hiệu trưởng có quyết đoán phù hợp, chọn lựa giải pháp thích hợp với điều kiện cũng như tình hình thực tế của đơn vị. Phải biết hoạt động nào chính yếu, biết công việc nào phụ để có sự ưu tiên hợp lý, cân đối. Tôi lấy ví dụ: Bây giờ trường nào cũng có chương trình tham quan hướng nghiệp cho học sinh, trong lúc đó khó có xí nghiệp hay nhà máy nào đáp ứng được số lượng hàng ngàn học sinh tham gia. Lúc đó người hiệu trưởng phải biết phân định, cử một nhóm những em đại diện có óc quan sát và biết nhận xét, thu hoạch đánh giá để về triển khai xuống từng lớp. Để có sự nhạy bén người hiệu trưởng phải luôn quan tâm tới mọi người mọi việc, nhiệt tình trong công tác có nghĩa là phải có tâm. Khi anh đã có lòng, có chữ thiện trong người thì sẽ có nhiều cách ứng xử phù hợp, thấu đáo trọn tình. Ngoài ra hiệu trưởng cũng phải có tinh thần học hỏi, thực sự cầu thị, thường xuyên nâng cao năng lực để am tường quán xuyến cả lớp lớp công việc. So với trước đây, đội ngũ hiệu trưởng bây giờ rất năng động từ việc ứng dụng công nghệ thông tin đến việc tự chủ tài chính theo phương án thu chi phù hợp. Năng động đã giúp cho người lãnh đạo làm chủ được tất cả và dễ đi đến thành công. Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản lý tài năng trong đám đông? Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà quản lý tài năng chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có. Họ dường như được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế được sự khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn khi chiến thắng. Nhưng một nhà quản lý giỏi còn cần phải có các tố chất khác. Họ phải có tầm nhìn xa và phải có khả năng kết nối tầm nhìn đó với những ý tưởng. Họ phải là nhà cải cách và không chống lại sự thay đổi. Họ là người dám mơ ước và dám trở nên khác biệt. Họ sẵn sàng chấp nhận thất bại… Quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác. Quản lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau. Trước tiên, nhà quản lý phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ … Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và để trở thành một nhà quản lý tài năng thì cần phải có những kỹ năng cần thiết. Sau đây là một số kỹ năng quan trọng mà một nhà lãnh đạo tương cần phải có: • Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý. Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm cho quá trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó. • Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình. • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khoé léo và hiệu quả. • Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân viên tốt. Nếu bạn là một nhà quản lý và bạn nhận ra là mình không có đầy đủ các kỹ năng cần thiết trên thì cũng không có gì phải lo lắng. Hãy học hỏi từ những chuyên gia cho dù bạn sẽ cảm thấy dường như vị trí của mình thay đổi từ một nhà lãnh đạo thành một người học việc. Tóm lại, để trở nên người quản lý hiệu quả , chúng ta cần xác định được công việc của một người quản lý phải làm để đạt được các much tiêu của tổ chức, cùng với và thông qua các cá nhân. . đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động. Nhà lãnh đạo. của người lãnh đạo. Với vai trò quản lý, người hiệu trưởng phải thật sự nhạy bén trong mọi lĩnh vực hoặc nói cách khác: nhạy bén là yếu tố rất cần mà không thể thiếu được đối với nhà quản lý. từ một nhà lãnh đạo thành một người học việc. Tóm lại, để trở nên người quản lý hiệu quả , chúng ta cần xác định được công việc của một người quản lý phải làm để đạt được các much tiêu của tổ

Ngày đăng: 12/07/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan