An toàn cho trẻ khi đi xe buýt docx

5 409 0
An toàn cho trẻ khi đi xe buýt docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

An toàn cho trẻ khi đi xe buýt Ngày nay, tại các thành phố lớn xe buýt đã góp phần tích cực vào việc vận chuyển và giúp người dân cũng như học sinh tham gia giao thông, tuy nhiên những sự cố xảy ra khi tham gia giao thông bằng xe buýt cũng không ít, đặc biệt là những tai nạn với trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ những quy tắc an toàn khi tham gia giao thông bằng xe buýt. Dưới đây mangthai.vn xin đưa ra một số lưu ý cần thiết để các bậc phụ huynh giúp trẻ an toàn khi đi xe buýt. Ngày nay, tại các thành phố lớn xe buýt đã góp phần tích cực vào việc vận chuyển và giúp người dân cũng như học sinh tham gia giao thông, tuy nhiên những sự cố xảy ra khi tham gia giao thông bằng xe buýt cũng không ít, đặc biệt là những tai nạn với trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ những quy tắc an toàn khi tham gia giao thông bằng xe buýt. Dưới đây mangthai.vn xin đưa ra một số lưu ý cần thiết để các bậc phụ huynh giúp trẻ an toàn khi đi xe buýt. Thứ nhất, khi trẻ còn nhỏ (dưới 4 tuổi) đi xe buýt cùng người lớn thì tốt nhất người lớn nên để trẻ ngồi trong lòng. Do xe thường phanh gấp hoặc xe thường xuyên phải qua những điểm dừng đỗ liên tục ở trên đường hoặc xe đi đường dài làm bạn mỏi tay không đỡ trẻ được nên khi lên xe bạn hãy cố định trẻ bằng dây đeo cá nhân – loại dây thông dụng đang được bày bán nhiều ở siêu thị. Nếu không có dây đeo bạn có thể thay bằng cái khăn dài hay bất cứ thứ gì có thể dùng để cố định trẻ trong lòng không bị văng ra khi gặp sự cố. Thứ hai, với trẻ cao dưới 1,2m thì bạn không nên để trẻ ngồi ở hàng ghế đầu vì chân trẻ ngắn không thể chạm được tới sàn xe nên khi xe có phanh gấp trẻ thường không chống được mà dễ bị ngả người về phía trước. Nên cho trẻ ngồi từ hàng ghế thứ 2 trở đi và hướng dẫn trẻ nên vị tay vào ghế trước để không bị lao người về phía trước khi xe phanh hoặc bạn hướng dẫn trẻ ngồi ở những ghế quay lưng lại với lái xe để tránh ngả đầu về phía trước khi xe phanh. Thứ ba, cha mẹ cần dặn dò trẻ khi ở trong xe, trẻ cần ngồi yên một chỗ. Nếu trường hợp xe đông trẻ phải đứng nhưng trẻ chưa đủ chiều cao để bám vào tay cầm thì cha mẹ hướng dẫn trẻ bám chắc vào thành ghế để đề phòng trường hợp xe phanh gấp. Thứ tư, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ khi chuẩn bị lên xe, thấy xe vừa dừng thì không được vội vàng chạy xô đến để nhảy lên xe mà phải chú ý phía trước, phía sau xem có phương tiện nào đang tiến đến không. Khi lên xe trẻ phải lên cửa trước, nếu xe chỉ có một cửa thì phải nhường cho người trên xe xuống rồi mới lên. Thứ năm, khi chuẩn bị xuống xe trẻ cần báo cho người lái xe biết để tạo điều kiện cho trẻ xuống xe an toàn. Khi xuống cha mẹ nhắc nhở trẻ cần cầm tay nắm hoặc mép ngoài cùng của cánh cửa để làm điểm tựa khi xuống. Tuyệt đối không để tay vào chỗ gập của hai cánh cửa bởi vì đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị kẹt tay do không chú ý đến điều này. Thứ sáu, trẻ phải chờ xe dừng hẳn mới được xuống, trước khi xuống cần quan sát xung quanh xem có người hay xe cộ không. Khi bước chân xuống đường cũng cần chú ý trẻ nên đi ngay trên vỉ hè, tuyệt đối không chạy một mạch lên trước hay sau xe, không được đột ngột băng qua đường ngay khi xuống xe. Thứ bảy, không nhặt những đồ vật nằm dưới đất ở gần xe, nếu cần thì phải nói với người lái xe trước để đề phòng lái xe không biết và đâm vào. Thứ tám, khi đợi xe buýt nên ngồi đợi hoặc đứng đợi ở đúng điểm dừng. Đối với những nơi không có điểm chờ thì cần chú ý đứng lùi khoảng 1.5 đến 2 m so với điểm xe đỗ, đủ khoảng cách cho những người đi trên xe xuống và tránh những va quệt giữa xe và trẻ. Thứ chín, cha mẹ cần lưu ý trẻ không được leo trèo, đùa nghịch trên những xe buýt công cộng ngay cả khi xe đang đứng yên vì xe có thể chuyển bánh bất cứ lúc nào mà trẻ không biết hoặc trên xe có nhiều những yếu tố không an toàn khi trẻ nô nghịch. Cuối cùng là cha mẹ cần nhắc nhở trẻ không chạy hoặc bám theo các phương tiện giao thông khi chúng đang di chuyển, đặc biệt là xe buýt. Nhiều trẻ thấy xe buýt chuyển động với vận tốc chậm lại thường xuyên dừng ở các bến đỗ nên cho rằng đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện những trò nghịch ngợm mà không biết đến hậu quả của nó. Vì thế cha mẹ cần lưu ý trẻ về điều này, cần giải thích rõ cho trẻ những hậu quả có thể xảy ra nếu trẻ đuổi theo hoặc bám theo xe như “con chạy theo xe nếu xe dừng đột ngột và có xe khác lao tới con có thể bị kẹp ở giữa hai xe, rất nguy hiểm”. . bằng xe buýt. Dưới đây mangthai.vn xin đưa ra một số lưu ý cần thiết để các bậc phụ huynh giúp trẻ an toàn khi đi xe buýt. Thứ nhất, khi trẻ còn nhỏ (dưới 4 tuổi) đi xe buýt cùng người lớn thì. xe trẻ cần báo cho người lái xe biết để tạo đi u kiện cho trẻ xuống xe an toàn. Khi xuống cha mẹ nhắc nhở trẻ cần cầm tay nắm hoặc mép ngoài cùng của cánh cửa để làm đi m tựa khi xuống. Tuyệt. sau xem có phương tiện nào đang tiến đến không. Khi lên xe trẻ phải lên cửa trước, nếu xe chỉ có một cửa thì phải nhường cho người trên xe xuống rồi mới lên. Thứ năm, khi chuẩn bị xuống xe trẻ

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan