Khu di tích Văn miếu Mao Điền - Hải Dương ppt

11 2.7K 9
Khu di tích Văn miếu Mao Điền - Hải Dương ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VĂN MIẾU MAO ĐIỀN - HẢI DƯƠNG - MỘT KHU DI TÍCH ĐẸP . Tại Việt Nam có một số văn miếu được xây dựng từ khi chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Ngày nay còn tồn tại những văn miếu sau: • Văn Miếu-Quốc Tử Giám tại Hà Nội. • Văn miếu Mao Điền, Hải Dương. • Văn miếu Bắc Ninh, Bắc Ninh. • Văn miếu Xích Đằng, Hưng Yên. • Văn miếu Huế, Huế. • Văn miếu Trấn Biên, thành phố Biên Hòa. • Văn Thánh miếu Vĩnh Long, Vĩnh Long. Cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam phong kiến đã để lại cho nền văn hóa Việt Nam 5 Văn miếu, thờ việc học chữ và học đạo làm người quân tử, giúp nước cứu đời, là Văn miếu Quốc tử giám (Hà Nội), Văn miếu Mao Điền (Hải Dương), Văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên), Văn miếu Kinh Bắc (Bắc Ninh) và Văn miếu Trấn Biên (Đồng Nai) ở phía cuối trời Nam. Khu văn miếu Mao Điền ở Hải dương là một nơi dienbatn muốn giới thiệu cùng các bạn . "Là vùng “địa linh nhân kiệt”, người Hải Dương vẫn luôn tự hào về truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo của mình. Một trong những công trình có ý nghĩa, nơi hội tụ những tinh hoa văn hoá giáo dục của tỉnh Đông hàng mấy trăm năm trước, chính là Văn Miếu Mao Điền- trường học, trường thi đầu tiên của trấn Hải Dương xưa. Nằm trên quốc lộ số 5, cách thành phố Hải Dương 15 km, Văn Miếu Mao Điền là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng. Trong hệ thống văn miếu của cả nước thì Văn Miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám. Từ giữa thế kỷ thứ XV, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, quan lại…nhà Lê đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có Văn Miếu Mao Điền. Nơi đây xưa, thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang, trấn Hải Dương. Nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình kiến trúc văn hóa bề thế, uy nghi. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút, chạm trổ hình rồng , phượng…, áp sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử- ông tổ của nho học. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng đông và tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng. Phía trước là hai hồ nước trong xanh in bóng cây gạo già hàng trăm năm tuổi. Xung quanh là bạt ngàn các loại cây cảnh, cây ăn quả ôm lấy Văn Miếu càng tôn thêm vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch, dịu mát, êm đềm của khu di tích, du lịch nổi tiếng xứ đông. Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành nên gọi là xứ Đông, đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người là con dân của Hải Dương đã tham dự và hiển đạt từ chính nơi đây. Trong đó có cả danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà trí tuệ và nhân cách đã toả sáng suốt bao thế kỷ. Như vậy trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho cả giang sơn xã tắc. Nơi đây còn nhiều dấu tích của các sĩ tử, danh nhân đã chiếm bảng vàng trạng nguyên trong kỳ thi ở cấp cao hơn. Nhiều người đã vinh hiển đã trở về thăm lại trường học xưa, xúc động viết lên những bài thơ còn in lại trên các bia đá cổ. Năm 1948 giặc Pháp đánh chiếm Mao Điền, chúng biến Văn Miếu thành khu căn cứ chiếm đóng, phá nhà, xây lô cốt, tường rào kẽm gai xung quanh, tiến hành tàn sát, chém giết những người dân vô tội. Đạn bom và những năm tháng chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Trận bão năm 1973 đã đánh sập 5 gian nhà Giải vũ – Tây vu. Năm 2002 được sự đầu tư, hỗ trợ của các ban, ngành Trung ương và các cấp Đảng bộ chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn Miếu. Sau hơn hai năm nỗ lực thi công, công trình đã khánh thành. Giờ đây nhìn lại diện mạo rạng rỡ của Văn Miếu, mỗi người dân đều phấn chấn, tự hào. Nền văn hiến ngàn đời của xứ Đông, trung tâm truyền thống văn hoá giáo dục của cả vùng đã được khôi phục. Hàng năm, cứ đến tháng 2 âm lịch, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu; những người con của quê hương ở khắp nơi lại tề tựu về đây dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước; chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy uy nghi của một di tích văn hoá như một toà thành cổ mọc lên giữa cánh đồng lúa xanh bạt ngàn của Văn miếu; chắp tay đứng trước các vị vạn thế sư biểu: Khổng Tử, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…lòng càng thêm thành kính khâm phục, quyết tâm noi theo các bậc tiên hiền, tự rèn luyện, học hỏi để trở thành những người con hữu dụng của quê hương, đất nước. Trước kia, khi chưa chuyển về địa điểm ở Cẩm Giàng như hiện nay, Văn Miếu được dựng lên tại xã Vĩnh Lại, huyện Đường An (nay thuộc xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang). Khu Văn Miếu thờ Khổng Tử - ông tổ của Nho giáo - có tới 3 gian chính tẩm và 5 gian bái đường. Đến thời vua Quang Trung, Văn Miếu chuyển về Mao Điền, hợp với trường học, trường thi tạo nên một trung tâm văn hoá lớn, toạ lạc trên một diện tích rộng tới 36.000m2. Cũng từ đây, việc tôn tạo được đẩy mạnh khiến cho Văn Miếu Mao Điền trở thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh với hai toà (mỗi toà 7 gian) với Tiền bái và Hậu cung, nhà Đông vu, nhà Tây vu, Tháp bút, gác Khuê Văn, gác Trống, gác Khánh, Tam quan… được tạo dựng bằng một nghệ thuật tinh xảo không ngờ. Và cạnh đó là cánh đồng Tràng, nơi dựng lều của các sĩ tử ngày xưa. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cùng với sự tàn phá của bom đạn, thời gian và cả sự thiếu ý thức của con người, Văn Miếu Mao Điền bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1992, Văn Miếu Mao Điền được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Hiểu rõ giá trị của Di tích, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương quyết tâm tu bổ, tôn tạo và gìn giữ khu di tích để trở thành một địa điểm du lịch văn hoá, nơi tôn vinh truyền thống hiếu học và khuyến học của một vùng đất đã từng nổi tiếng “địa linh nhân kiệt” trong lịch sử. Cây gạo cổ thụ gắn bó với Văn Miếu Mao Điền theo người viết thì đúng ra phải có hai cây , sau này chắc bị đổ mật một . Hiện tại, khu di tích Văn Miếu Mao Điền vẫn đang tiếp tục được trùng tu, hoàn chỉnh quy hoạch kiến trúc. Nghi môn - cửa chính bước vào khu di tích mang ý nghĩa khởi đầu cho công việc có tính chất thiêng liêng. Đây cũng là ranh giới phân định giữa bên ngoài ồn ào, náo nhiệt với bên trong là không khí thanh tịnh, lễ nghi. Từ Nghi môn đi vào, hai bên tả - hữu đang dự kiến dựng lên các tấm bia khắc tên ghi công của gần 500 tiến sỹ đã thành danh qua 185 kỳ thi từ năm 1075 đến 1919. Tiếp theo đó, bước vào cây cầu nối vào khu chính diện mà hai bên là hồ nước trong xanh – “Thiên quang tịnh” (nơi lưu giữ ánh sáng của trời) mô phỏng theo Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng được Hải Dương sáng tạo, cải biên thành hai hồ hình vuông cân xứng hai bên… Ngay trước mắt ta là hình ảnh của cây gạo cổ thụ được cho là có số tuổi tương ứng với số năm khu Văn Miếu Mao Điền chuyển về đây (khoảng 205 tuổi) biểu tượng cho sự no đủ, sum vầy. Quần thể di tích Mao Điền được bố trí theo kiến trúc cân xứng. Kiến trúc này không chỉ thể hiện hài hoà bên ngoài mà còn thể hiện sự cân đối bên trong toà Hậu cung – không gian đặc biệt thiêng liêng - nơi thờ 8 vị đại khoa có công với Hải Dương, sắp xếp theo lối cân xứng: chính giữa là đức Khổng Tử - “Vạn thế sư biểu” (Thầy của muôn đời), phía bên trái nhìn từ ngoài vào là: Đại danh y Tuệ Tĩnh - lưỡng quốc danh y (thế kỷ XIV); Tiến sỹ, Thần toán học Việt Nam Vũ Hữu (1444-1530); Trình quốc công - Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585); Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá Thế giới Nguyễn Trãi (1380- 1442); phía bên phải nhìn từ ngoài vào là Nhà giáo Chu Văn An (1292-1370); Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272-1346); Nhập Nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV); Nghi ái quan, Tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ (thế kỷ XII)- nữ tiến sỹ độc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam còn được gọi dưới cái tên nữ sĩ Ngọc Toàn và dân gian truyền gọi là Bà chúa Sao Sa. Việc thờ thêm 8 vị đại khoa tại Văn Miếu Mao Điền là sự thể hiện tinh thần tự tôn của dân tộc ta đồng thời cũng là cách ghi nhận và tôn vinh cho Đạo học của đất nước. Sự tự hào lấp lánh trong ánh mắt của Hoàng Thị Hương, cán bộ thuyết minh khu di tích. Chị tâm sự: Tôi tự hào và hạnh phúc vì là con cháu của một vùng đất học với truyền thống đẹp và tinh thần cao quý – tôn sư trọng đạo, hiếu học với nhiều danh nhân tài đức đang được các thế hệ con cháu tiếp nối và phát huy, không ngừng nâng cao kiến thức góp phần vào sự nghiệp phát triển của Hải Dương nói riêng và đất nước nói chung… Đồng chí An Văn Mậu - Trưởng Ban Quản lý Khu di tích khẳng định: Văn Miếu Mao Điền đang phát huy giá trị to lớn của một di tích lịch sử - văn hoá, nhất là trong việc bảo tồn và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Chia tay khu di tích, cùng với niềm vui chung, sự tự hào chung về một truyền thống quý báu là một sự bâng khuâng khi thấy khu di tích vẫn chưa được sử dụng hiệu quả và đúng tầm. Tất nhiên, để khôi phục lại Văn Miếu Mao Điền như khi xưa rất cần đến sự phối hợp của nhiều cấp, ngành và các đơn vị cũng như các điạ phương liên quan như Hải Phòng, Đông Triều… Nên chăng, chính quyền và các cơ quan hữu trách cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động tôn vinh các thành tích học tập của người dân các tỉnh thuộc xứ Đông xưa, để qua đó, vừa ôn lại truyền thống và khuyến khích phong trào thi đua học tập, vừa làm sống lại không khí sống động của Văn Miếu Mao Điền. Sau khi thi đỗ, hầu hết các vị đại khoa đã đem sức lực, tài năng của mình cống hiến cho đất nước, nêu gương sáng cho đời sau, không chỉ bảng vàng bia đá lưu danh, mà còn được nhân dân đời đời thờ phụng. Điển hình là các vị: Mạc Hiển Tích (thời Lý), Mạc Đĩnh Chi, Tuệ Tĩnh, Phạm Sư Mạnh, Lê Cảnh Tuân, Nguyễn Phi Khanh (thời Trần, Hồ) Nguyễn Trãi, Vũ Hữu, Vũ Dự, Lê Quang Bí (thời Lê sơ), Vũ Duy Chí, Nguyễn Minh Triết, Vũ Phương Đề (thời Lê trung hưng), Nguyễn Quý Tân (thời Nguyễn). Đặc biệt, sử sách còn lưu mãi danh thơm của người phụ nữ hiếu học và tài ba là Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ, giả trai đi thi, trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam. Chúng ta còn được biết: Hải Dương có 8 người từng giữ chức Tế tửu hoặc Tư nghiệp Quốc Tử Giám, có 12 người trong số 28 nhà thơ lừng danh của Hội Tao đàn thời Hồng Đức, có hàng trăm nhà trước tác đem vốn tri thức uyên bác của mình viết sách, để lại cho kho tàng văn hoá dân tộc nhiều tác phẩm văn học, sử học, triết học, y dược, toán pháp rất giá trị. Theo văn bia còn lại tại Văn miếu Mao Điền thì "đây là một khu đất bằng phăng và rộng rãi, quả là một vùng đất văn minh của miền Hải Dương". Từ thời Lê sơ, nơi đây đã là một trường học, trường thi của trấn Hải Dương. Đến thời nhà Mạc, nhất là từ sau năm 1533, Thăng Long không được yên ổn vì quân nhà Lê trung hưng luôn uy hiếp, Mao Điền trở thành trường thi quốc gia. Đã 4 kỳ thi hội được tổ chức tại đây; trong đó, khoa thi năm Ất Mùi, niên hiệu Đại Chính thứ 6 đời vua Mạc Đăng Doanh (1535), Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ hội nguyên; sau đó ông thi đình và đỗ trạng nguyên. Nhà bác học Lê Quý Đôn cũng từng về làm giám thị tại trường thi Mao Điền. Văn miếu là nơi thờ Khổng Tử, ông tổ của đạo Nho, một triết gia vĩ đại của nhân loại thời cổ và những vị sư biểu của đất nước, trong đó có các vị người tỉnh Đông. Văn Miếu trấn Hải Dương ban đầu ở xã Vĩnh Lại, huyện Đường An (nay thuộc xã Vĩnh Tuy huyện Bình Giang), có 3 gian chính tẩm và 5 gian bái đường; đến thời vua Quang Trung thì chuyển về Mao Điền, hợp với trường học, trường thi ở đây, tạo thành một trung tâm văn hóa lớn, toạ lạc trên một diện tích rộng tới 36.000m2. Từ đây, việc tôn tạo được đẩy mạnh, nhất là vào các năm 1801, 1806, 1823, 1825, làm cho Văn miếu Mao Điền trở thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh, với hai toà (mỗi toà 7 gian) Tiền bái và Hậu cung xây theo kiểu chữ nhị, nhà Khải thánh, nhà Đông vu, nhà Tây vu, Tháp bút, gác Khuê văn, gác Trống, gác Khánh, Tam quan tất cả đều được tạo dựng bằng một nghệ thuật tinh xảo. Bên cạnh khuôn viên là cánh đồng Tràng, nơi dựng lều thi của sĩ tử ngày xưa. Văn miếu Mao Điền trở thành nơi tế lễ, học tập đông vui, một thắng cảnh được lưu danh sử sách, một công trình văn hoá lớn rất giá trị, biểu tượng đẹp về truyền thống hiếu học đáng tự hào của người Hải Dương. Đến năm 1947, các hạng mục công trình vẫn khá nguyên vẹn. Năm 1948, giặc Pháp chiếm đóng khu Văn miếu, phá hoại nhiều hạng mục kiến trúc lấy vật liệu xây lô cốt, chòi canh. Thời chống Mỹ, Văn miếu lại là nơi cất giữ lương thực vật tư phục vụ cuộc kháng chiến. Thời gian phủ bụi và mưa nắng dầu dãi, cùng với chiến tranh tàn phá nặng nề; đồng thời, sự nhận thức chưa đầy đủ và thái độ bàng quan thiếu trách nhiệm của một bộ phận, đó là những nguyên nhân làm cho Văn miếu Mao Điền bị xuống cấp nghiêm trọng. Hiểu rõ giá trị lớn lao của Văn miếu Mao Điền, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương đã quyết tâm giữ gìn và khôi phục di tích, tổ chức nhiều đợt trùng tu vào các năm 1991, 1994, 1995, 1999. Tuy vậy, để trả lại cho Văn miếu Mao Điền diện mạo và vẻ đẹp vốn có, làm cho Văn miếu không chỉ là nơi để mọi người đến dâng hương tưởng niệm, tôn vinh các bậc tiên hiền, học tập truyền thống tôn sư trọng đạo và hiếu học, mà còn là nơi tổ chức các ính hoạt văn hoá, một địa chỉ khuyến học khuyến tài và thu hút khách tham quan du lịch, UBND tỉnh Hải Dương, được sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành Trung ương, đã quyết định tu bổ toàn bộ di tích Văn miếu Mao Điền. Công trình gồm nhiều hạng mục, được thi công trong 2 năm (2002 - 2003), phải bảo đảm tối đa tính khoa học, tính hiện thực lịch sử và các yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ đối với một công trình văn hoá cổ. Đó là những đòi hỏi rất cao, rất nghiêm túc, khắt khe. Vì vậy, chúng ta phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham gia vào công tác tu bổ Văn miếu Mao Điền bằng tất cả trí tuệ, tài năng và tâm huyết, bằng lòng biết ơn và trân trọng đối với các bậc thánh sư. Bảo vệ, phát huy giá trị tác dụng của di tích là trách nhiệm của toàn dân. Mỗi người chúng ta phải đóng góp công sức giữ gìn, tu bổ Văn miếu Mao Điền, làm cho ánh sáng huy hoàng của nó tiếp tục toả sáng trong hiện tại và tương lai, góp phần nâng bước thế hệ trẻ vươn lên đỉnh cao trí tuệ, đưa nước nhà tiến tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu, như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong đợi. Văn miếu Mao Điền, chứng tích lịch sử và biểu tượng đẹp của truyền thống văn hiến tỉnh Đông, sẽ mãi mãi là niềm tự hào của người Hải Dương và nhân dân cả nước./. Thói trọng nam khinh nữ thời phong kiến khiến phụ nữ rất thiệt thòi. Đàn bà chỉ có bổn phận lấy chồng, đẻ con, nội trợ. Chẳng được học hành gì. Vậy mà 5 thế kỷ trước, vào cuối thế kỷ 16, triều Mạc, ở làng Kiệt Đoài, xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nay là xã Văn An, huyện Chí Linh - Hải Dương, đã xảy ra một chuyện động trời. ấy là ở cái làng này có cô gái là Nguyễn Thị Duệ đã dám phá vòng cương toả phong kiến, ngày đêm thầm lặng sôi kinh nấu sử rồi đi thi giật bằng tiến sĩ. Trịnh Tùng phò Lê đánh chiếm lại được Thăng Long. Nhà Mạc thất bại tháo chạy lên Cao Bằng. Gia đình Nguyễn Thị Duệ chạy theo. Tại vùng nước non Cao Bằng, nhà Mạc mở khoa thi tuyển chọn nhân tài. Vừa khi Nguyễn Thị Duệ tuổi 20, nàng cải trang con trai. Lấy tên là Nguyễn Du lều chõng đi thi. Đó là khoa thi năm Giáp Ngọ (1594). Quá bất ngờ, tiến sĩ thủ khoa của khoa thi ấy là Nguyễn Du! Nhà Mạc mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa. Vua nhà Mạc là Mạc Kính Cung thấy tân tiến sĩ Nguyễn Du vóc người mảnh mai, cặp mắt sáng màu ngọc, môi đỏ như son, nói năng thỏ thẻ đã sinh lòng nghi vấn. Vua ngầm lệnh cho điều tra. Sự thật được làm rõ. Lạ thay, Nguyễn Thị Duệ không những không bị khép tội mà trái lại, còn được vua khen. Thế là cô gái Nguyễn Thị Duệ chính thức trở thành tiến sĩ đầu tiên của Đại Việt ở cuối thế kỷ 16 (1594). Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ đã được vua Mạc Kính Cung vời vào cung dạy các phi tần. Rồi hạnh phúc quá bất ngờ và quá lớn đã đến với nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ. Nàng được vua kết duyên làm vợ (phi). Đầu thế kỷ 17, năm 1625 nhà Mạc bị quân Lê - Trịnh kéo lên Cao Bằng tiêu diệt. Nguyễn Thị Duệ bị quân lính vua Lê - chúa Trịnh bắt tại một hang núi. Với tư thế đàng hoàng, khẩu khí đanh thép, Nguyễn Thị Duệ yêu cầu được đưa về kinh thành Thăng Long gặp vua Lê - chúa Trịnh. Trước một phụ nữ có tài đối đáp, tư thế đàng hoàng, Nguyễn Thị Duệ lại được vua Lê - chúa Trịnh trọng dụng, được mời vào cung coi việc học hành trong vương phủ. Nguyễn Thị Duệ đã giúp vua Lê - chúa Trịnh và các quan giám khảo coi thi và chấm thi trong các kỳ tuyển chọn hiền tài. Nguyễn Thị Duệ đã trở thành người bạn tri kỷ của Hoàng hậu vua Lê Thánh Tông. Ngày rằm mồng một, Nguyễn Thị Duệ thường được Hoàng hậu cho đi theo đến chùa lễ Phật. Đây là những dịp tốt để tiếp xúc với những thượng toạ là những bậc chân tu học rộng, hiểu cao. Nguyễn Thị Duệ lại cũng thường xuyên được Hoàng hậu cho đi theo khi vãn cảnh những danh thắng trong nước, do vậy có dịp tiếp xúc với nhữnghiền tài học cao, biết rộng. Qua những cuộc đàm đạo với các sư sãi, hiền tài, Nguyễn Thị Duệ nắm được tình hình đất nước và đời sống của dân chúng, từ đó có được những kế sách hay giúp triều đình ban bố những cải cách hợp lòng dân, bớt khổ cho dân chúng. Nguyễn Thị Duệ qua đời được đúc tượng đồng thờ tại hậu cung Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương). Nguyễn Thị Duệ đã để lại cho đời những vần thơ bất hủ, còn lưu truyền mãi. Nguyễn Thiện người Hà Tây khi tới thăm Văn miếu Mao Điền có để lại mấy câu trong sổ lưu niệm nhà Văn Miếu Nữ giới ngày xưa cấm được thi Cho nên bà Duệ giả nam nhi. Lừng danh tiến sĩ là con gái Con cháu bà Trưng giỏi cực kỳ. MỘT SỐ CẢNH VĂN MIẾU MAO ĐIỀN - HẢI DƯƠNG DO DIENBATN CHỤP . . VĂN MIẾU MAO ĐIỀN - HẢI DƯƠNG - MỘT KHU DI TÍCH ĐẸP . Tại Việt Nam có một số văn miếu được xây dựng từ khi chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Ngày nay còn tồn tại những văn miếu sau: • Văn Miếu- Quốc. tại Hà Nội. • Văn miếu Mao Điền, Hải Dương. • Văn miếu Bắc Ninh, Bắc Ninh. • Văn miếu Xích Đằng, Hưng Yên. • Văn miếu Huế, Huế. • Văn miếu Trấn Biên, thành phố Biên Hòa. • Văn Thánh miếu Vĩnh Long,. chính là Văn Miếu Mao Điền- trường học, trường thi đầu tiên của trấn Hải Dương xưa. Nằm trên quốc lộ số 5, cách thành phố Hải Dương 15 km, Văn Miếu Mao Điền là một trong những di tích lịch

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan