Thư viện học đại cương- Chuyên môn 1 pps

11 7.8K 187
Thư viện học đại cương- Chuyên môn 1 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên môn 1 THƯ VIỆN HỌC ĐẠI CƯƠNG Chương I: LÝ LUẬN VỀ THƯ VIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA TV TRONG XÃ HỘI 1. Định nghĩa: - Unesco ( Trung tâm văn hóa, khoa học và giáo dục liên hiệp quốc) - Thư viện không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kì hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí. - Ấn phẩm định kì: Báo, tạp chí, các tài liệu xuất bản nhiều lần 2.Các yếu tố cấu thành thư viện: 2.1. Vốn tài liệu: * Định nghĩa tài liệu: - Trong các TV và CQTT tài liệu được hiểu là “Vật mang tin” trên có ghi cố định thông tin được xem như một đối tượng xử lý, trong quá trình xử lý thông tin và tài liệu. - Tài liệu là một dạng vật chất đã ghi nhận thông tin ở dạng thành văn, âm thanh, hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng. * Bộ sưu tập tài liệu: là những tài liệu được sưu tầm tập hợp theo một hoặc nhiều chủ đề, nội dung nhất định. Bộ sưu tập tài liệu có thể bao gồm một số hoặc đầy đủ các dạng như: Tài liệu ghi trên giấy, vi phim, băng từ, đĩa quang hoặc các dạng vật mang tin khác. * Vốn tài liệu hay còn gọi là Bộ sưu tập TV: Là những tài liệu được sưu tầm tập hợp theo một hoặc nhiều chủ đề nội dung nhất định, được xử lý theo quy tắc quy định khoa học của nghĩa vụ TV, để tổ chức phục vụ người đọc để đạt hiệu quả cao và được bảo quản. Vốn tài liệu TV còn được hiểu là di sản thư tịch nghĩa là toàn bộ sách báo, văn bản chép tay, bản đồ, tranh ảnh và các tài liệu khác đã và đang được lưu hành, được giữ gìn trong các thư viện. 2.2. Cán bộ Thư Viện (CBTV) - CBTV là “linh hồn của TV”. Trong hệ thống giao tiếp “Tài liệu -TV - người sử dụng”. CBTV là yếu tố cực kì quan trọng có vai trò rất lớn, nhiệm vụ người CBTV rất phức tạp. - Trong mối quan hệ với tài liệu CBTV là người lựa chọn, xử lý, bảo quản, sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định, giới thiệu chúng với người sử dụng tài liệu. - Trong mối quan hệ với cơ sở vật chất- kỹ thuật, CBTV tiến hành trang bị chuyên biệt cho các diện tích và luôn luôn giữ cho các cơ sở vật chất kỹ thuật ở tình trạng tốt. - Trong mối quan hệ với bạn đọc CBTV là người môi giới giữa sách và người đọc, là trung gian giữa bạn đọc với bạn đọc họ không chỉ tuyên truyền giới thiệu một cách tích cực tài liệu mà còn nghiên cứu nhu cầu đọc hướng dẫn đọc phù hợp với nhu cầu đồng thời tạo ra các dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu đó. CBTV là người tổ chức tạo điều kiện tối ưu cho việc phối hợp thành công mối quan hệ giữa con người với thông tin làm cho việc khai thác sử dụng thông tin có hiệu quả làm tăng giá trị của thông tin. Thư viện học đại cương 1 Chuyên môn 1 =>Như vậy: CBTV không chỉ là cầu nối giữa sách- bạn đọc mà còn là cầu nối tài liệu với tài liệu, tài liệu với cơ sở vật chất – kỉ thuật với người đọc. 2.3. Người sủ dụng Thư Viện (bạn đọc) - Trụ sở Thư Viện, cơ sở vật chất kỉ thuật,vốn tài liệu, CBTV là tiền đề để xuất hiện bạn đọc người sử dụng TV để tạo nên hoạt động TV như một hiện tượng XH phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất cứ TV nào càng phục vụ nhiều bạn đọc thì vai trò xã hội của TV ngày tăng. Vì vậy nếu không có bạn đọc thì TV cũng mất đi mục đích tồn tại của mình. - Nhu cầu của bạn đọc xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, công tác học tập, giải trí và các hoạt động khác… Các nhu cầu này rất khác nhau do sự khác biệt về trình độ, giai tầng, nghề nghiệp, lứa tuổi…Các nhu cầu này cũng rất đa dạng phong phú và không ngừng tăng lên cùng với thời gian. - Mạng lưới TV được thiết lập ở khắp mọi nơi, mọi ngành, mọi nước trên thế giới là nhằm đáp ứng đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời các nhu cầu của người sử dụng. 2.4. Cơ sở vật chất – kỉ thuật (CSVCKT) - CSVCKT là các tòa nhà trụ sở địa điểm diện tích dành cho TV với toàn bộ trang thiết bị của chúng. - Vai trò của cơ sở vật chất: + Đối với tài liệu CSVCKT là nơi chứa đựng tàn trữ và bảo quản tài liệu. + Đối với bạn đọc CSVCKT là nơi bạn đọc làm việc với các tài liệu, tiếp xúc với các nguồn thông tin trong nước và thế giới, nơi gặp gỡ và trao đổi thông tin với bạn bè đồng nghiệp. + Đối với cán bộ TV CSVCKT là nơi học vận dụng kiến thức vào thực tiển thực hiện các hoài bảo ước mơ về nghề nghiệp. 3. Chức năng của Thư Viện: 3.1 chức năng văn hóa: - Thư Viện thu thập tàn trữ bảo quản và truyền bá di sản văn hóa của nhân loại cũng như của đất nước được lưu giữ trong các tài liệu. - Thư Viện là trung tâm sinh hoạt của văn hóa, trung tâm mở mang dân trí. 3.2. Chức năng giáo dục: - Tham gia vào việc xóa mù chữ cho nhân dân - Nâng cao trình độ dân trí, chuyên môn cho các tầng lớp. 3.3 Chức năng thông tin: Thư Viện với tư cách là cơ quan cung cấp thông tin thực hiện chức năng thông tin mới bằng cách: - Phục vụ thông tin thư mục theo phương thức truyền thống cũng như hiện đại ngay ở thư viện như: Hệ thống mục lục, thư mục,CSDL, phổ biến thông tin chon lọc, bản tin điện tử. - Tiếp cận qua mạng để với tới nguồn lực của các TV khác và đảm bảo sự tiếp cận đó tới các nguồi thông tin điện tử cho bạn đọc, người dùng tin không có điều kiện nhận ngay từ nhà hoặc từ nơi làm việc của họ. => Như vậy phát triển các dịch vụ thông tin của TV chính là để đáp ứng nhu cầu thông tin từng ngày của cá nhân hoặc các nhóm người sử dụng TV. Thư viện học đại cương 2 Chuyên môn 1 3.4. Chức năng giải trí: - Thư Viện tham gia vào tổ chức sử dụng thời gian nhàn rỗi cho nhân dân bằng cách cung cấp sách báo và các phương tiện nghe nhìn khác để đáp ứng nhu cầu giả trí. Chức năng giả trí thể hiện rõ nhất ở các TV công cộng. - Thực tiển công tác TV trên thế giới chứng minh rằng rất nhiều bạn đọc: đọc sách báo sử dụng các phương tiện nghe nhìn ở TV nhằm mục đích giải trí để làm phong phú đời sống tinh thần, thư giản sau những giờ phút làm việc, học tập căng thẳng. 4.Vai trò Thư Viện trong xã hội: 4.1. Thư Viên là “ kho vàng” của nền văn hóa dân tộc: Vốn tài liệu của TV có giá trị văn hóa to lớn.TV lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của loài người, là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa, là tài sản quý giá của một quốc gia, nhờ TV tri thức được tích lũy trong tài liệu sách báo được truyền bá từ đời này sang đời khác từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần làm tăng giá trị của văn hóa, di sản văn hóa chứa đựng trong các TV cực kì phong phú đa dạng và là bộ mặt niềm tự hào của các quốc gia. 4.2. Thư Viện là trung tâm truyền bá sách báo rộng rãi trong quần chúng nhân dân: Với chức năng văn hóa-giáo dục, thông tin và giải trí, cùng với các trường học TV đã góp phần to lớp vào việc mở mang giao tiếp xã hội, nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đời sông tin thần con người. 4.3. Thư Viện giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp GD – ĐT nguồn nhân lực cho đất nước: Ở tất cả các nước trên thế giới,TV được coi là bộ nhớ về lịch sử văn hóa lưu giữ tri thức cho các thế hệ mai sao,TV được coi là cơ sở vật chất cho việc giáo dục con người phát triển toàn diện, tự giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ và nâng cao trình độ của họ là cơ sở cho việ học tập không ngừng tạo nên một “ xã hội học tập” 4.4. Thư Viện góp phần đắc lực phát triển sản xuất, phát triển các ngành kinh tế quốc dân. Văn hóa KHKT thúc đẩy tiến bộ xã hội. Để xã hội phát triển phải đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất và nâng cao trình độ văn hóa KHKT cho đông đảo nhân dân; hoạt động tích cực của các TV trong việc tuyên truyền các thành tựu KHKT hiện đại, kinh nghiệm tiên tiến ở trong nước và nước ngoài, phổ biến kiến thức khoa học thường thức… Có tác dụng tích cực trong việc phát triển sản xuất và cải tiến các quá trình sản xuất trong thực tiễn. 4.5 Thư Viện là trung tâm thông tin tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận nhanh chóng đến tri thức và thông tin ở tất cả các dạng thức. Internet và các phương tiện truyền thông mới hiện đại như truyền hình ảnh (videotex), thư điện tử (email), hội nghị, hội thảo từ xa, truyền hình cáp (cabtelevision), truyền hình phân giải, truyền hình vệ tinh đã tác động mạnh mẽ đến công tác TV không chỉ là nơi lưu giữ và tổ chức, sử dụng tài liệu mà thật sự trở thành trung tâm thông tin mới đúng nghĩa của nó, cung cấp tri thức và các loại thông tin. Thư viện học đại cương 3 Chuyên môn 1 Chương II: LỊCH SỬ THƯ VIỆN HỌC Định nghĩa Thư Viên học: “ Thư Viện học là một ngành khoa học xã hội độc lập nghiên cứu các quy luật nguyên tắc hình thành phát triển vận hành Thư Viện, công tác Thư Viện và sự nghiệp TV trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau”. 1. Thư Viện là một ngành khoa học xã hội độc lập. 1.1 Thư Viện là một khoa học độc lập: Khái niệm khoa học: “Khoa học là hệ thống gồm những quy luật về tự nhiên xã hội và tư duy được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn được thể hiện bằng những khái niệm phán đoán, học thuyết nhiệm vụ của khoa học là miêu tả hiện tượng một cách chính xác và phát hiện ra những quy luật khách quan các hiện tượng ngẫu nhiên và lộn xộn để giải thích và dự kiến chúng khoa học giúp cho con người ngày càng có khả năng chinh phục tự nhiên và xã hội” - Các ngành khoa học đều ra đời và phát triển do nhu cầu của xã hội,TV học trở thành một khoa học khi đảm bảo các điều kiện sao: + Có hệ thông tri thức bao gồm một bộ máy các khái niệm thuật ngữ hệ thống các vấn đề lý thuyết cơ bản, phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu. + Có đối tượng nghiên cứu riêng. + Có đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học. + Có các cơ quan trung tâm nghiên cứu. + Có vị trí trong hệ thống các ngành khoa học => Có thể nói TV học ra đời do nhu cầu của xã hội và hội đủ điều kiện để trở thành một khoa học độc lập cũng như các khoa học khác TV học có lịch sử phát sinh, phát triển có hệ thống thuật ngữ đặt trưng riêng. 1.2. Thư viện là một khoa học xã hội. - Đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội là con người và quan hệ của họ. - Khoa học xã hội luôn luôn chịu tác động quy định của các quan điểm khuynh hướng hệ tư tưởng của các gia cấp khác nhau trong thời đại lịch sử khác nhau được hình thành trên cơ sở có những khác biệt cơ bản về quan hệ kinh tế và lợi ích kinh tế. - Sản phẩm của khoa học xã hội phần lớn ở dạng lý thuyết quan điểm ít có tác động mang tính trực tiếp tức thời. - Khoa học xã hội luôn có sự gắn bó hữu cơ với sự phát triển khoa học tự nhiên, khoa học kỉ thuật và công nghệ. Chương III: LÝ LUẬN VỀ SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN Nguyên lí tổ chức xây dựng Thư Viện Việt Nam. 1. Nhà nước tổ chức xây dựng lãnh đạo, quản lí sự nghiệp thư viện: a. Thực hiện nguyên lí này nhằm mục đích: - Làm cho sự nghiệp TV phát triển đúng hướng bền vững mạnh mẽ phát triển ổn định và nhịp nhàng. Thư viện học đại cương 4 Chuyên môn 1 - Xây dựng mạng lưới TV thành một hệ thống thống nhất trong đó các TV phân công nhau hỗ trợ nhau để phục vụ người sử dụng một cách có hiệu quả. - Bảo đảm tính thống nhất trong toàn bộ công tácTV thuộc các hệ thống khác nhau. - Bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động của các TV để mọi người dân dù sống và làm việc ở bất cứ nơi nào cũng có thể sử dụng được các tài nguyên và dịch vụ của TV. - Bảo đảm phối hợp hoạt động TV với các hoạt động của ngành văn hóa khác như: xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm, văn hóa quần chúng v.v. b. Nhà nước chỉ đạo phát triển Thư Viện. Vai trò tổ chức chỉ đạo của nhà nước đối với sự nghiệp TV được quy định trong hiến pháp “nhà nước thống nhất quản lí sự nghiệp văn hóa”,“nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, điện ảnh, xuất bản,TV và các phương tiện thông tin đại chúng khác.Nghiêm cấm các hoạt động văn hóa thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, làm tổn hại nhân cách đạo đức lối sống tốt đẹp của người Việt Nam”. - Nội dung nhà nước quản lí về TV bao gồm: + Xây dựng chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các loại hình TV. + Ban hành chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về TV. + Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác TV. + Tổ chức quản lí hoạt động nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực TV. + Tổ chức đăng kí hoạt động TV. + Hợp tác quốc tế về TV. + Tổ chức chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động TV. + Thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật về TV, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lí các vi phạm pháp luật TV. c. Nhà nước đều tiết sự phát triển sự nghiệp TV: Các biện pháp nhà nước sử dụng để đều tiết sự nghiệp TV bao gồm: - Nhà nước qui định những nguyên tắc tổ chức sử dụng sách báo mang tính xã hội trong toàn quốc. - Nhà nước cung cấp nguồn kinh phí. - Sự nghiệp TV phát triển theo kế hoạch nhà nước. - Nhà nước qui định công tác thống kê sự nghiệp TV là một phần của thống kê văn hóa là một bộ phận của thống kê kinh tế xã hội, nằm trong hệ thống thống kê của nhà nước. - Nhà nước tổ chức hệ thống tập trung cung cấp sách báo, tài liệu cho các TV thông qua chế độ lưu chiểu xuất bản phẩm, hệ thống các nhà xuất bản các cơ quan kinh doanh xuất bản phẩm từ trung ương đến địa phương. - Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên môn để lãnh đạo sự nghiệp TV thực hiện quản lí nhà nước với các cơ quan TV. - Nhà nước thành lập hội đồng TV Việt Nam. - Nhà nước qui định hệ thống chỉ đạo nghiệp vụ cho các TV. Thư viện học đại cương 5 Chuyên môn 1 d. Nhà nước kiểm soát thị trường sản phẩm và dịch vụ thông tin TV. - Nhà nước kiểm soát thị trường sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện bằng luật xuất bản, luật bản quyền tác giả, quy định quyền sở hữu trí tuệ bí mật quốc gia các quy định bảo vệ màng hình máy tính nhà nước hỗ trợ xây dụng các CSDL, ngân hàng dữ liệu quốc gia cấp ngành, liên ngành có quy mô lớn quy định về biên soạn thư mục quốc gia mục lục liên hợp… - Nhà nước giám sát việc chấp hành các tiêu chuẩn hoạt động thông tin – tư liệu thanh tra kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc tài chính bằng chế độ kiểm toán. - Nhà nước can thiệp vào việc xây dựng nguồn lực thông tin bổ sung vốn tài liệu của các cơ quan thông tin. e. Nhà nước tổ chức hệ thống các trường đào tạo đội ngũ cán bộ TT-TV. - Việc đào tạo và nâng cao trình độ một cách có hệ thống cho đội ngũ cán bộ làm việc trong các TV và cơ quan thông tin là chủ trương chính sách của nhà nước. - Cho đến nay ở nước ta có các cơ sở đào tạo bật đại học cao đẳng như sau: + Khoa TT –TV Trường ĐH Văn hóa HN. + Khoa TT –TV Trường ĐH KHXH và Nhân văn thuộc ĐHQG HN. + Khoa TV- TTH Trường ĐH KHXH và Nhân văn thuộc ĐHQG TPHCM. + Khoa TT – TV Trường ĐH Văn hóa TPHCM. + Khoa TT –TV Trường ĐH Cần Thơ. + Khoa TT – TV Trường CĐ Văn Hóa TPHCM. Ngoài ra hiện nay ở các địa phương đang mở các lớp CĐ TT – TV thuộc khối ngành giáo dục (khối các trường CĐSP). 2. Nguyên lí đảm bảo tính công cộng của TV: * TV là tài sản của xã hội mọi người dân đều có quyền sử dụng TV chính vì vậy đảm bảo tính công cộng của TV là một trong những nguyên lí tổ chức sự nghiệp TV của tất cả các nước mục đích của nguyên lí này nhằm phổ cập TV trong phạm vi toàn quốc để mọi công dân có đều kiện tiếp cận tới các nguồn tin khai thác sử dụng các sản phẩm dịch vụ TV để đạt được mục đích này phải thực hiện các biện pháp như sau: - “Sử dụng TV không phải trả tiền”: sử dụng có tính chất xã hội tài liệu sách báo khônng phải trả tiền là một trong những đều kiện quan trọng của TV công cộng. Người đọc chỉ trả lệ phí thẻ TV và phí các loại dịch vụ - Thư mục với giá cả hợp lí mang tính phục vụ quy định này nhằm đảm bảo cho bạn đọc có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận với tri thức thông tin có trong TV. - “ Tổ chức mạng lưới TV gần quần chúng nhân dân”. Các TV cố đinh nhất thiết bố trí ở nơi thuận tiện đường giao thông đi lại nơi trung tâm khu vực hành chính của vùng gần nơi làm việc và chổ ở của đông đảo dân cư tăng số lượng các TV để mọi người dân điều có quyền sử dụng TV dễ dàng, diện tích giành cho TV bao giờ cũng phải rộng rãi ngoài diện tích xây dựng nhà còn phải có diện tích giành cho bạn đọc nghỉ giải lao có vườn hoa ghế đá, cây cối… - “TV chủ động áp dụng các biện pháp thu hút quần chúng rộng rãi vào việc sử dụng sách báo tài liệu”. TV chủ động áp dụng biện pháp thu hút quần chúng rộng rãi vào việc sử Thư viện học đại cương 6 Chuyên môn 1 dung sách báo tài liệu một cách có hệ thống áp dụng các phương pháp khác nhau để tích cực tuyên truyền giới thiệu kho sách. VD: Thuyền văn hóa, phòng đọc sách trong các chùa khơmer, tủ đọc sách lưu động. 3. Nguyên lý phân bố mạng lưới TV một cáh hợp lý: a. Các hình thức phân bố mạng lưới TV: (có 2 hình thức) - Phân bố mạng lưới TV theo khu vực hành chính. + Thành lập các TV trung tâm từ trung ương tới các địa phương tại các đơn vị hành chính. Đây là các TV công cộng thực hiện chức năng phục vụ và hướng dẫn nghiệp vụ phương pháp công tác TV - Thư mục - TT cho các TV ở địa phương mình. + Thành lập các TV độc lập tại các điểm tập trung đông dân cư nhưng không phải là trung tâm của khu vực hành chính. - Tổ chức TV theo nơi sản xuất công tác có nghĩa là TV được xây dựng nhằm phục vụ người đọc theo nơi làm việc nơi công tác của họ tại các nhà máy, công sưởng, các cơ quan các trường học… .Như các TV công đoàn các TV chuyên ngành… b. Tổ chức mạng lưới TV phân biệt: Tổ chức mạng lưới TV có phân biệt nhằm mục đích phục vụ có phân biệt người đọc theo chức năng của từng loại hình TV. Tổ chức mạng lưới TV có phân biệt cho phép phân rõ nhiệm vụ chức năng, các mối quan hệ của TV và nâng cao hiệu quả chất lượng của từng TV đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sự nghiệp TV. Tổ chức mạng lưới TV có phân biệt sẽ tạo ra các hệ thống TV khác nhau mỗi hệ thống là một tập hợp các TV cùng loại hình theo lãnh thổ hoặc theo ngành có các nhiệm vụ chung có trung tâm quản lý lãnh đạo thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cả về tổ chức lẫn nghiệp vụ. c. Sự phối hợp, hợp tác hoạt động giữa các TV tạo nên một mạng lưới thống nhất trong toàn quốc . Muốn có một mạng lưới TV thống nhất trong toàn quốc cần có một số đk sau: - Thủ tiêu triệt để hàng rào ngăn cách, giữ các ngành các bộ, xóa bỏ chủ nghĩa địa phương cục bộ tính phân tán trong hoạt động TV. - Nâng cao trách nhiệm của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, cán bộ các ngành các địa phương và Ủy ban nhân dân các cấp về công tác TV. - Cũng cố ghoạt động của hội đồng TVVN hội TT – Tư liệu VN. - Phối hợp hợp tác hoạt động giữ các hệ thống TV khác nhau. 4. Nguyên lí “xã hội hóa sự nghiệp TV” a. Nhu cầu cấp thiết của xã hội hóa sự nghiệp TV:(xã hội hóa mang tính chất rộng rãi công cộng, phục vụ hết tất cả các đối tượng. Xã hội hóa phải đi đầu tuyên phong trong lĩnh vực TV). - Vấn đề xã hội hóa sự nghiệp TV nằm trong chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa là một chính sách lâu dài của Đảng và nhà nước nhằm động viên sức người và sức của, của các tầng lớp nhân dân các rổ chức xã hội thu hút trí tuệ nhân lực vật lực của toàn xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy ngày 21/08/1997 chính phủ ban hành nghị định 90/CP về “phương hướng và chủ trương xã hội hóa giáo dục, y tê, văn hóa” và ngày 19/08/999 ban hành nghi định số 73/NĐCP “về chính Thư viện học đại cương 7 Chuyên môn 1 sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong giáo dục, y tế, văn hóa thể thao”. Đây là cơ sở pháp lí kịp thời nhằm huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội để thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa trong đó có TV. b. Mục đích của xã hội hóa TV: - Phát triển sự nghiệp TV từng bức nâng cao mức hưởng thụ sách báo làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt ở nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số. - Tạo lập và cải thiện môi trường văn hóa lành mạnh với cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân bộ máy chính quyền các đoàn thể các tổ chức kinh tế. - Mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào xây dựng sự nghiệp TV thực hiện chính sách công bằng xã hội cả về hưởng thụ và cống hiến. - Mở rộng các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước khai thác các tiềm năng về nhân lực vật lực và tài lực trong xã hội phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân tạo điều kiện cho sự nghiệp TV phát triển nhanh hơn có chất lượng hơn. c. Nội dung của xã hóa sự nghiệp TV: - Nhân dân tham gia xây dựng sự nghiệp TV: + Vận động và tổ chức nhằm thu hút các tầng lớp nhân dân mọi lực lượng trong nước và ngoài nước các thành phần kinh tế tham gia xây dựng sự nghiệp TV toàn xã hội quan tâm xây dựng sự nghiệp TV tạo đk cho sự nghiệp TV phát triển mạnh mẽ rộng khắp coi TV là một trong những biện pháp tích cực để phát triển văn hóa nâng cao dần mức hưởng thụ sách báo của nhân dân. + Tìm ra các mô hình mới cho hoạt động TV, khuyến khích hoạt động TV gắn việc xây dựng TV cơ sở với các mô hình văn hóa. + Huy động mọi nguồn vốn trong nhân dân đóng góp xây dựng sự nghiệp phát triển TV mở rộng các nguồn đầu tư từ ngoài ngân sách khai thác các tiền năng về nhân lực vật lực tài lực trong xã hội phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân để xây dựng sự nghiệp TV. - Thu hút lôi cuốn các tổ chức xã hội đoàn thể xây dựng sự nghiệp TV: Trong các tổ chức và hoạt động của nhà nước ta các tổ chức xã hội đoàn thể đóng vai trò quan trọng đó là công cụ quan trọng để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình. Cùng với các cơ quan nhà nước tổ chức xã hội đoàn thể tham gia xây dựng sự nghiệp TV bằng nhiều hình thức sau: + Thành lập các TV trong các tổ chức của mình để tạo đk thuật lợi cho các TV hoạt động có hiệu quả phối hợp với các TV thường xuyên tổ chức các cuộc thi đọc sách, thi kể truyện tọa đàm, triễn lãm sách mới và chuyên đề. + Tìm nhiều phương thức khác nhau vận động các lực lượng xã hội tham gia tích cực vào việc luân chuyển sách báo rộng rãi trong quản đại quần chúng nhân dân vào việc tuyên truyền giới thiệu sách báo tham gia vào đội ngũ cộng tác viên của TV thành lập ban bảo trợ TV để chăm lo duy trì sự tồn tại và phát triển của TV. + Thực hiện việc kiểm tra công việc có tính chất xã hội đối với hoạt động của các TV yêu cầu các TV thực hiện việc báo cáo tình hình hoạt động của TV qua các kì hội Thư viện học đại cương 8 Chuyên môn 1 nghị bạn đọc hoặc các buổi giới thiệu sách góp phần cho các TV đáp ứng tốt hơn về nội dung và hình thức phục vụ. - Thể chế hóa nguyên tắc xã hội hóa sự nghiệp TV. + XH hóa sự nghiệp TV không phải là một phong trào một đợt vận động tức thời chạy theo bề nổi mà tạo ra cơ chế chính sách để nhân dân tham gia tích cực chủ động tự nguyện vào quá trình sản xuất thu thập lưu giữ truyền bá phổ biến tri thức và thông tin. + XH hóa sự nghiệp TV, phải được thể chế hóa bằng các văn bản pháp qui trong đó qui đinh rỏ quyền lợi nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân. Xây dựng sự nghiệp TV. Quy định cụ thể việc xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân để tạo lập môi trường kinh tế xã hội thuận lợi cho sự phát triển của các TV. Bên cạnh đó nhà nước qui định rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chủ quản ở các cấp các ngành trao quyền tự chủ cho các cấp chính quyền địa phương trong công tác văn hóa để tạo ra cơ chế phát huy sáng tạo ở cơ sở tạo ra diện mạo mới cho sự phát triển văn hóa. Chương IV: CÁC LOẠI HÌNH THƯ VIỆN CHỦ YẾU 1. Thư Viện Quốc gia (TVQG) - TVQG là một loại hình TV đặc biệt đóng vai trò cực kì quan trọng trong mạng lưới các cơ quan thông tin tư liệu của một số nước. TVQG là cơ quan khoa học và văn hóa chịu trách nhiệm thu thập cá ấn phẩm xuất bản trong nước cũng như tài liệu nước ngoài nói về đất nước bảo quản chúng. - Ở các nước phát triển TVQG tồn tại độc lập không phụ thuộc vào hệ thống TV công cộng, được xếp vào TV khoa học. Có thể có TVQG tổng hợp và TVQG về một số lĩnh vực khoa học nhất định. VD: Ở Mĩ có TV Quốc hội Mĩ,TVQG về nông nghiệp, TVQG về y học. - Ở các nước đang phát triển TVQG nằm trong hệ thống TV công cộng nhiều nước cho rằng TVQG là TV khoa học tổng hợp là TV công cộng lớn nhất của một nước là TV chính của đất nước là TV trung ương là “tượng đài văn hóa” tiêu biểu cho Quốc gia. * Các chức năng của TV Quốc gia: - Chức năng tàn trữ: Cũng như TVQG khác TVQGVN là trung tâm tàng trữ xuất bản phẩm trong toàn quốc đầy đủ nhất toàn vẹn nhất các xuất bản tàn trữ bao gồm: . Tất cả các xuất bản phẩm được xuất bản trong nước với đủ các môn loại hình tài liệu đa dạng các loại ngôn ngữ … thông qua chế độ lưu chiểu văn hóa phẩm và bổ sung. . Tất cả cá ấn phẩm liên quan đến đất nước dù chúng được xuất bản ở đâu. . Tài liệu ngoại văn: Kho sách ngoại văn của TV là trong những kho sách ngoại văn lớn nhất cả nước. - Chức năng luân chuyển tài liệu trong toàn Quốc là trung tâm luân chuyển sách báo trong toàn Quốc TVQG có trách nhiệm luân chuyển sách báo rộng rãi trong cả nước nhằm đãm bảo tính công cộng của TV đảm bảo cho mỗi người dân dù sống làm việc học tập công tác ở bất cứ nơi nào cũng có điều kiện sử dụng sách báo của TV. Thư viện học đại cương 9 Chuyên môn 1 - Chức năng TT – TV – Thư mục: Là trung tâm TTTV thư mục tài liệu sách báo về các lĩnh vực khoa học khác nhau. TVQGVN đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện bộ máy tra cứu TT để giúp cho bạn đọc khai thác vốn tài liệu một cách nhanh chống dễ dàng và thuận tiện. Hệ thống mục lục các hộp phích chủ đề kho tra cứu… Được tổ chức khoa học các bản thư mục với đủ các loại hình được biên soạn và công tác thông tin khoa học được chú trọng - Chức năng nghiên cứu khoa học TVQG là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học đầu não về các lĩnh vực khoa học thư viện khoa học thư mục khoa học thông tin nghiên cứu các vấn đề về lịch sử sách ở VN. Kho tài liệu của thư viện khá phong phú và nhiều chức năng tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học như phòng nghiệp vụ phòng phân loại biên mục phòng công tác với người đọc phòng báo và tạp chí phòng máy tính… - Chức năng hướng dẫn nghiệp vụ: TVQGVN là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ lớn nhất trong cả nước thư viện đã trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống TV công cộng nhà nước từ trung ương đến cơ sở các hình thức biện pháp được sử dụng làm khảo sát hướng dẫn tại chỗ biên soạn dịch thuật cá tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ… - Chức năng trao đổi tài liệu với nước ngoài: Hàng năm kinh phí trên 100 ngàn USD giành cho việc mua sách báo tiếng nước ngoài TVQG có mối quan hệ trao tặng biếu tài liệu sách báo với gần 200 TVQG, TV khoa học nước ngoài và viện hàn lâm các trường đại học và các tổ chức quốc tế khác ở châu Âu châu Á, Phi, Mĩ trung bình hàng năm TVQG gửi đi trao khoảng từ 2800 – 3000 cuốn sách 70 loại báo tạp chí và nhận được khối lượng sách báo đáng kể do nhiều tổ chức Quốc tế tặng (Quỹ châu Á hội Mĩ – Việt…). 2. Thư Viện công cộng. TVCC thường được hiểu là loại hình TV cung cấp các dịch vụ TV mà không đòi hỏi một lệ phí nào của người sử dụng TV trong vùng mà TV phục vụ. Theo UNESCO TVCC là TV phục vụ cho nhân dân của thị trấn hoặc toàn Huyện và nhằm vào tất cả các tầng lớp dân cư hay chỉ một số bạn đọc nhất định. VD: Như trẻ em, binh lính công nhân… * Các dấu hiệu của TV công cộng: - Tính phổ cập: Tính phổ cập thể hiện sự bình đẳng về mặt pháp lí của các công dân trong việc sử dụng TV. - Phục vụ cho mọi đối tượng người dùng: Đối tựợng phục vụ của TVCC bao gồm mọi tầng lớp trong nhân dân: Công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, kĩ sư, cán bộ nghiên cứu khoa học… - TVCC là trung tâm TT địa phương: TVCC tạo cho người sử dụng ở các địa phương sự tiếp cận nhanh chóng tới tri thức và thông tin ở các dạng thức. - Vốn tài liệu tự bao quát mọi lĩnh vực tri thức:Vốn tài liệu của TVCC mang tính tổng quát và phổ cập bao gồm tất cả các lĩnh vực tri thức các ngành khoa học. - Được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ: TVCC được tổ chức theo dấu hiệu phân chia lãnh thổ hành chính (Nước, tỉnh, huyện, xã) căn cứ vào đk tự nhiên và xã hội, đk lịch sử của các vùng dân cư và vùng lãnh thổ. - Không liên quan đến nhiện vụ cụ thể và kế hoạch công tác của bất cứ cơ quan xí nghiệp nào.Vốn sách của TV mang tính tổng hợp và phục vụ các nhu cầu đọc chung, trụ sở Thư viện học đại cương 10 [...]... tổ chức các sinh hoạt văn hóa TVCC góp phần trong việc xóa mù chữ, mù tin,… * Các loại TVCC: Gồm có TV tỉnh TP trực thuộc TW, TVTP trực thuộc tỉnh, thị xã, TV Quận - Huyện, TV phường - Xã Thư viện học đại cương 11 ... thẩm mĩ, giáo dục con người phát triển toàn diện tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng kiến thức phổ thông cho nhân dân qua việc hướng dẫn đọc các loại tài liệu chính trị, xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, văn học * Vị trí của TVCC trong xã hội - TVCC là lực lượng tích cực tác động lên việc phổ cập giáo dục văn hóa và thông tin cũng như là yếu tố quan trọng nhất giúp cũng cố hòa bình.. .Chuyên môn 1 TV được đặt ở nơi trung tâm của vùng tiện đường giao thông đi lại giờ giấc phục vụ bố trí thuận lợi cho dân - Hoạt động nhờ ngân sách trung ương và địa phương cấp Ngân sách hoạt động của TVCC do... sống tinh thần trong tâm lí của nam giới và phụ nữ - TVCC là công cụ đắt lực trong việc tuyên truyền phổ biến tri thức về di sản văn hóa thế giới, văn hóa dân tộc và những thành tựu khoa học kĩ thuật mới Các tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng trong nước và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu khai trí mở mang tầm hiểu biết, nhu cầu giải trí cho người lao động sử dụng thời gian nhàn rỗi của nhân dân một cách... thông tin cho các cơ quan lãnh đạo của vùng - Phối hợp và hợp tác với các TV trong vùng - Là cơ sở chủ yếu của tự học dành cho mọi nhóm dân cư - Áp dụng những phương thức tuyên truyền tài liệu và hướng dẫn đọc tích cực nhất và có hiệu quả nhất để hình thành diện đọc của con người hiện đại và phong trào đọc của nhân dân * Nhiệm vụ của TVCC: Nhiệm vụ chủ yếu của TVCC là - Nâng cao trình độ dân trí giáo . tri thức và các loại thông tin. Thư viện học đại cương 3 Chuyên môn 1 Chương II: LỊCH SỬ THƯ VIỆN HỌC Định nghĩa Thư Viên học: “ Thư Viện học là một ngành khoa học xã hội độc lập nghiên cứu. Chuyên môn 1 THƯ VIỆN HỌC ĐẠI CƯƠNG Chương I: LÝ LUẬN VỀ THƯ VIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA TV TRONG XÃ HỘI 1. Định nghĩa: - Unesco ( Trung tâm văn hóa, khoa học và giáo dục liên hiệp quốc) - Thư viện. vận hành Thư Viện, công tác Thư Viện và sự nghiệp TV trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau”. 1. Thư Viện là một ngành khoa học xã hội độc lập. 1. 1 Thư Viện là

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan