Đề cương môn Xây dựng Đảng pot

47 2.6K 39
Đề cương môn Xây dựng Đảng pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương môn Xây dựng Đảng MỤC LỤC Đề cương môn Xây dựng Đảng 1 MỤC LỤC 2 Đề cương môn : Xây dựng Đảng 7 vấn đề cơ bản Vấn đề 1:Học thuyết Mác – Lênin về Đảng và xây dựng Đảng cộng sản. vai trò, sứ mệnh của Đảng, Đảng ra đời dựa trên nguyên tắc CNXH + phong trào công nhân. - C.Mác – ĂngGen với việc xây dựng chính Đảng độc lập của giai cấp công nhân: + C.Mác – ĂngGen đã vạch ra những tư tưởng làm xuất phát điểm về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân. + C.Mác – ĂngGen đề ra những lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đảng. + C.Mác – ĂngGen thành lập đồng minh những người cộng sản (1847 – 1852) .Đảng cách mạng đầu tiên của giai cấp công nhân. + C.Mác – ĂngGen soạn thảo “ tuyên ngôn Đảng cộng sản” và “ điều lệ đồng minh những người cộng sản” + C.Mác – ĂngGen đã thành lập Quốc tế thứ nhất (1864 – 1872) + Quốc tế thứ hai được ph.ĂngGen sáng lập ra ( 1889 – 1914) - Lênin kế thừa, phát triển tư tưởng của Mác – ĂngGen sáng lập ra Đảng kiểu mới: + cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Lênin bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác. + Lênin cho rằng cần phải có Đảng kiểu mới – Đảng thực sự cách mạng của giai cấp công nhân. + Năm 1903 Lênin thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga. + Tháng 3/1919 Lênin thành lập Quốc tế thứ ba (1919- 1943). + 1904 Lênin đã cho ra đời tác phẩm “ một bước tiến, hai bước lùi”, tác phẩm đã đề ra được những cơ sở tổ chức để xây dựng Đảng. a).Vai trò của Đảng: GCCN là cơ sở xã hội -giai cấp của Đảng ,là nguồn bố sung lực lượng của Đảng . Còn Đảng là đội tiên phong chính trị của GCCN và của toàn xã hội , có nhiệm vụ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin , phân tích đúng đắn hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn cách mạng , đề ra mục tiêu , phương hướng , đường lối , chính sách đúng ,phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan của đất nước .Đồng thời Đảng giáo dục, tổ chức lãnh đạo GCCN và tòan thể ND thực hiện công cuộc xoá bỏ chế độ xã hội cũ , xây dựng thành công chế độ xã hội mới, XHCN tiến lên CNCS. Giữa Đảng và GCCN luôn có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời. Với một ĐCS chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của GC, Đảng với giai cấp là thống nhất nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả GC và dân tộc vì thế không thể lẫn lộn Đảng với GC b)Sứ mệnh của Đảng :Trong lịch sử , chính đảng nào cũng mang tính chất giai cấp, cũng tiêu biểu cho hệ tư tưởng của một GC nhất định . ĐCS là đội tiên phong của GCCN, cái quyết định bản chất GC của Đảng là lấy CN Mac-Lênin làm nền tảng tư tưởng , kim chỉ nam cho hành động. Khẳng định bản chất GCCN của Đảng không có nghĩa là tách rời Đảng, giai cấp với các tầng lớp NDLĐ, với toàn thể dân tộc . ĐCS là đại biểu trung thành cho lợi ích của GCCN, của NDLĐ và của cả dân tộc. c)Đảng ra đời dựa trên nguyên tắc CNXH + phong trào công nhân. Các nhà sáng lập CNXH đã khẳng định rằng : thông qua các cụôc đấu tranh chống GCTS , GCCN phát triển từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác, chuyến từ GC "tự nó"thành GC"vì nó".Quá trình đó tất yếu phải diễn ra ở trong mọi phong trào công nhân nhưng nó diễn ra nhanh hay chậm , thuận lợi hay khó khăn thì lại phụ thuộc vào việc truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin diễn ra như thế nào,có thắng các trào lưu xã hội -dân chủ và cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân hay không ? Nếu phong trào chỉ dừng ở trình độ "tự nó" thì nó chỉ mới mang ý thức công liên chủ nghĩa .Phải có CN Mác soi sáng ,GCCN mới đạt tới trình độ nhận thức lý luận về vai trò lịch sử của mình. Sự thâm nhập của CN Mác vào phong trào CN dẫn đến sự hình thành chính đảng của GCCN. Đảng chính là sự kết hợp phong trào CN với CNXHKH Đến lượt mình , chính đảng của GCCN lại là nhân tố cơ bản , chủ yếu tiếp tục quá trình kết hợp ấy bằng cách không ngừng tổng kết , bổ sung phát triển CNXH khoa học, tiệp tục tuyên truyền giác ngộ CNXHKH để đẩy mạnh phong trào CN Ở nước ta , sự ra đời chính đảng của GCCN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mac-Lênin với phong trào CN và phong trào yêu nước chân chính. Đảng Cộng sản là nhân tố bảo đảm cho GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Vấn đề 2: 8 nguyên lý xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mac-Lenin: 1. Chủ nghĩa Mac là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Đảng cộng sản đứng trên nền tảng lợi ích của giai cấp vô sản, phải có hệ tư tưởng của giai cấp vô sản để lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có chủ nghĩa, có học thuyết làm tư tưởng. Lenin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng … chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”. Lý luận tiên phong của Đảng cộng sản chính là lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nòng cốt không có nghĩa là vận dụng một cách máy móc, rập khuôn từng câu, từng chữ của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin mà phải nắm lấy cái bản chất khoa học, cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác. Đồng thời phải biết phân tích cụ thể tình hình của thực tiễn cách mạng để hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn. 2. Đảng cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức, và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mac-Lenin chỉ rõ sự ra đời của Đảng cộng sản là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa khoa học cộng sản với phong trào công nhân. Đảng cộng sản mang bản chất của giai cấp công nhân, luôn đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân để lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách, … Đảng cộng sản là đội tiên phong, là hạt nhân lãnh đạo, tiên phong cả về lý luận và hành động. Lenin nhận định: “Tính Đảng không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn ở việc làm”. Tính tiên phong về mặt tổ chức khẳng định Đảng là hình thức tổ chức cao nhất, là tổ chức “cầm quyền” đối với xã hội. Cán bộ, đảng viên phải sinh hoạt trong một tổ chức của Đảng, có sự giác ngộ về tổ chức và phải bằng hành động có tổ chức để chiến đấu cho nhiệm vụ của Đảng, tuân thủ mọi nguyên tắc trong Đảng. Đảng cộng sản có tính tổ chức và kỷ luật chặt chẽ nhất, nghiêm minh nhất, môi trường rèn luyện khắt khe nhất. 3. Khi có chính quyền, Đảng là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội và là một bộ phận của hệ thống đó. Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chính sách, chủ trương, … Đường lối ấy phải phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, đảm bảo lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Để lãnh đạo xã hội, Đảng phải tổ chức ra Nhà nước, chỉ đạo hoạt động của Nhà nước, liên kết với Nhà nước. Để lãnh đạo được xã hội và Nhà nước, Đảng phải có đủ năng lực, trí tuệ và phẩm chất, bản lĩnh để hoạch định đường lối đúng cho toàn xã hội, có khả năng thể chế hóa đường lối và tổ chức thực hiện đường lối đó. 4. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức hoạt động của Đảng. Các cán bộ, đảng viên trong Đảng có quyền bình đẳng, tự do thể hiện các quan điểm của mình; có quyền bầu ra ban lãnh đạo và bãi nhiễm những người không có năng lực. Mac-Anghen nhấn mạnh: dân chủ phải đi đôi với tập trung, kỷ luật chặt chẽ, thiểu số phục tùng đa số, toàn Đảng phục tùng trung ương, kiên quyết chống chia rẽ, bè phái trong Đảng. Dân chủ để phát huy năng lực, trí tuệ, phẩm chất của các đảng viên trong mọi họat động của Đảng. Tập trung để thống nhất về ý chí và hành động, để tạo nên sức mạnh tổng hợp. 5. Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Đảng phải có đường lối chung do đại hội Đảng toàn quốc đề ra, không cho phép bất kỳ một tổ chức nào đi ngược lại đường lối chung của Đảng. Nền tảng của khổi thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức chính là lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin. Tự phê bình và phê bình để nhanh chóng phát hiện sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa, tìm ra ưu điểm để phát huy. Có như vậy, Đảng mới không ngừng được củng cố và phát triển. Lênin coi tự phê bình và phê bình là quy luật về sự phát triển của đảng cách mạng. Tự cao tự đại, không thấy sai làm khuyết điểm của mình, dấu diếm những sai lầm, khuyết điểm ấy là một trong những nguyên nhân làm giảm sút sức chiến đấu của Đảng. 6. Đảng phải gắn bó chặt chẽ với quần chúng, kiên quyết đấu tranh để ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu xa rời quần chúng. Để thoát khỏi nghèo khổ, bị áp bức bóc lột, có đời sống ấm no hạnh phúc, nhân dân chỉ có con đường duy nhất là làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng chân chính. Đảng muốn tồn tại, muốn khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình đối với xã hội thì đảng phải dựa vào dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân thì đảng mới có cơ sở, mới thực hiện được sứ mệnh vẻ vang của mình. Đảng phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích của quần chúng nhân dân, bất kể một hành vi nào đi ngược lại lợi ích đó đều phải điều chính và xử lý kịp thời. Đảng phải không ngừng tăng cường mối liên kết của mình với quần chúng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, giáo điều 7. Đảng phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của Đảng, phải thường xuyên đưa ra những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng. Những người được kết nạp phải là người có phẩm chất đạo đức, có năng lực, có lập trường tư tưởng vững vàng, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cán bộ đảng viên. Đối với những phần tử cơ hội, chủ nghĩa cá nhân thì Đảng phải nhanh chóng phát hiện, xử lý và loại ra khỏi Đảng kịp thời. 8. Tính quốc tế của Đảng cộng sản: Đảng cộng sản cũng là một bộ phận của giai cấp vô sản trên thế giới, cùng đấu tranh chống áp bức bóc lột, để giải phóng con người, giải phóng giai cấp vô sản, đưa giai cấp công nhân lên làm chủ xã hội. Vận dụng xây dựng Đảng ở nước ta: Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Đảng cộng sản Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lenin: _ Tập trung dân chủ _ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách _ Tự phê bình và phê bình _ Kỷ luật nghiêm minh _ Đoàn kết thống nhất trong Đảng Đảng cộng sản Việt Nam vừa là người lãnh đạo, vừa là đày tớ trung thành của nhân dân, phải thường xuyên củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Đảng phải thường xuyên chỉnh đốn, tự đổi mới. Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, dân tộc Việt Nam. Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên. Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, hoàn thiện đường lối đổi mới, tăng cường công tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng. Vấn đề 3: Xây dựng Đảng về chính trị Xây dựng Đảng về chính trị có tầm quan trọng đặc biệt bởi lẽ: 1. Đây là điều kiện đầu tiên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Bất cứ đảng phái nào cũng chỉ có thể lãnh đạo xã hội khi củng cố được quyền lực của mình về mặt chính trị. Trong thực tế thì các Đảng phái chỉ sau khi đã nắm được thực quyền về chính trị mới có thể lãnh đạo xã hội, theo định hướng của mình. 2. Là nội dung quan trọng để xây dựng lực lượng, tập hợp quần chúng nhân dân và mọi tầng lớp, giai cấp, mọi thành phần kinh tế Có thống nhất được về chính trị thì mới có khả năng tập hợp lực lượng toàn xã hội. Khi không xây dựng được nền tảng chính trị thống nhất tất sẽ dẫn đến sự khu biệt về nguồn lực xã hội xuất phát từ mục đích các giai tầng khác nhau là khác nhau. 3. Là cơ sở để thống nhất tư tưởng và hành động Nói thống nhất chính trị để thống nhất tư tưởng và hành động là vì chỉ khi có định hướng chính trị được toàn xã hội chấp nhận, ủng hộ thì mới có thể có thống nhất về tư tưởng và hành động. Nói cách khác, thống nhất về chính trị là tiền đề để thống nhất về tư tưởng và hành động. 4. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng còn quyết định tổ chức, bộ máy, chức năng, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Xây dựng Đảng về chính trị còn cần thiết bởi trong điều kiện Đảng cầm quyền những quyết sách của Đảng không chỉ ảnh hưởng đến nội bộ Đảng mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội trên diện sâu và rộng. Muốn xây dựng Đảng về chính trị thì cần làm: -Xây dựng cương lĩnh chính trị, đường lối chính trị, nhiệm vụ chính trị đúng đắn cho từng thời kỳ cách mạng. -Phải đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định đường lối, bảo vệ đường lối, cụ thể hóa đường lối. -Trên cơ sở đường lối đúng đắn phải cụ thể hóa các chủ trương, phương hướng, kế hoạch cho từng ngành, từng địa phương, từng lĩnh vực hoạt động. -Phải tổ chức thực hiện và qua tổ chức thực hiện mà bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chính sách. -Phải trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn mà phát triển các quan điểm đổi mới của Đảng và xác định rõ thêm con đường, giải pháp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vấn đề 4 : [...].. .Xây dựng Đảng về tư tưởng : Vai trò, ý nghĩa xây dựng Đảng về tư tưởng? Giải pháp để xây dựng Đảng vữngmạnh về tư tưởng? 1 Vai trò ý nghĩa Xây dựng Đảng về tư tưởng Xây dựng Đảng là hoạt động xây dựng Đảng về mặt trí tuệ, tư tưởng và chính trị, là công tác cách mạng trên lĩnh vực ý thức của con người, là làm cho chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thấm nhuần trong Đảng và giữ vị... truyền thống vẻ vang của Đảng làm cho mọi đảng viên kiên định lập trường đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn - Làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ và năng lực của Đảng 3.2 Xây dựng Đảng bộ cơ sở về tổ chức - Các tổ chức cơ sở Đảng xã, phường, thị trấn phải thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, trước hết là nguyên... vị cơ sở khác có từ 3 Đảng viên chính thức trở lên sẽ lập tổ chức cơ sở Đảng 2 Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng: Điều 21, chương V-Tổ chức cơ sở Đảng, Điều lệ Đảng khoá X nêu rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” Như vậy theo Điều lệ Đảng: Tổ chức cơ sở Đảng bao gồm: chi bộ cơ sở và Đảng bộ cơ sở.” 2.1 Vai... tác của đảng viên, quản lý chặt chẽ đảng viên, kết nạp đảng viên mới, thi hành kỷ luật nghiêm minh của Đảng _ Ra sức xây dựng và cùng với cấp trên xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có phẩm chất, có năng lực, có kiến thức văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý tốt đội ngũ cán bộ đó _Thảo luận và tham gia ý kiến vào việc quyết định các vấn đề thuộc về đường lối, chính sách chung của Đảng; tập... lối của Đảng, gây tác động xấu trong quần chúng nhân dân Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí, truyền thông Vấn đề 5: Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng : thế nào là tổ chức cơ sở Đảng, vai trò tổ chức cơ sở Đảng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở Đảng, giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ? 1 Thế nào là tổ chức cơ sở Đảng ? Điều 21_ chương V_Điều lệ ĐCSVN ghi rõ : Tổ chức Đảng ở... Chí Minh đã nhấn mạnh phải xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh Để làm được điều này, công tác tư tưởng cần phải chú ý đi đầu, bởi tư tưởng, nhận thức bao giờ cũng tác động đến hành động, chi phối và quyết định cho hành động Việc xây dựng đảng trong sạch vững mạnh về tư tưởng chính là làm trong sạch, vững mạnh Đảng ta từ bên trong, từ cốt lõi Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng rất đặc biệt,... sách của Đảng 3.3 Phá thế “trì trệ ở tổ chức cơ sở Đảng: _Quá trình đại hội Đảng ở cơ sở là quá trình hướng về cơ sở và củng cố tổ chức cơ sở Đảng, làm cho cơ sở Đảng thực sự là hạt nhân chính trị trong hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Các địa phương cần chỉ đạo thí điểm việc xây dựng các loại hình cơ sở Đảng, phá thế trì trệ ở tổ chức cơ sở Đảng, tìm... sức người, sức của xây dựng quê hương, thực sự là chiếc cầu nối giữa Đảng và dân 3.7 Về đổi mới phương thức hoạt động, lãnh đạo của đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn - Xây dựng chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện quy chế làm việc, đưa các hoạt động của tổ chức Đảng vào nền nếp, đúng chức năng, rõ nhiệm vụ - Cải tiến và nâng cao chất lượng ra nghị quyết chi bộ, nghị quyết Đảng uỷ và nghị quyết Đảng bộ, làm cho... đảng; quan tâm xây dựng đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, góp phần củng cố, nâng chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng Vì thế, Đảng bộ Bình Đại (Bến Tre) hiện có 54 tổ chức cơ sở đảng, so với đầu nhiệm kỳ tăng 2 cơ sở Đảng, trong đó có 20 tổ chức cơ sở đảng xã và 34 tổ chức cơ sở đảng ban, ngành, đoàn thể Kết quả đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đến cuối năm 2009, có 44 tổ chức cơ sở đảng đạt trong... biết phân biệt đúng sai * PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ: a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch cán bộ Quy hoạch cán bộ là tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cho từng ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị và trên phạm vi cả nước, xây dựng hệ thống cán bộ quản lý trong hệ thống chính trị trước hết là người đứng đầu các cấp các ngành Xây dựng quy hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt . Đề cương môn Xây dựng Đảng MỤC LỤC Đề cương môn Xây dựng Đảng 1 MỤC LỤC 2 Đề cương môn : Xây dựng Đảng 7 vấn đề cơ bản Vấn đề 1:Học thuyết Mác – Lênin về Đảng và xây dựng Đảng cộng. Đảng và xác định rõ thêm con đường, giải pháp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vấn đề 4 : Xây dựng Đảng về tư tưởng : Vai trò, ý nghĩa xây dựng Đảng về tư tưởng? Giải pháp để xây dựng Đảng. tham nhũng. Vấn đề 3: Xây dựng Đảng về chính trị Xây dựng Đảng về chính trị có tầm quan trọng đặc biệt bởi lẽ: 1. Đây là điều kiện đầu tiên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Bất cứ đảng phái nào

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đề cương môn Xây dựng Đảng

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan