Giữ trẻ an toàn: phòng ngừa tai nạn và thương tích ppsx

10 561 1
Giữ trẻ an toàn: phòng ngừa tai nạn và thương tích ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giữ trẻ an toàn: phòng ngừa tai nạn và thương tích Bạn có biết rằng tai nạn là nguyên nhân gây chết hàng đầu ở trẻ em Mĩ? Bạn có thể bảo vệ con mình tránh khỏi thương tích hoặc chết do tai nạn bằng cách chú ý vào 7 nguyên nhân thường gặp sau: Ngã, tai nạn xe cộ, đuối nước, ngộ độc, bỏng và cháy và sặc. Ngã Bạn có thể nghĩ rằng con mình được canh chừng khá an toàn. Nhưng bạn có bỏ sót một số mối nguy hiểm hằng ngày không? Trong nhà, trẻ có thể ngã từ trên gác, cửa sổ hoặc đồ đạc. Ngoài trời, có nhiều mối nguy hiểm khác: từ xe mua hàng, các thiết bị ở sân chơi và v.v Hãy làm theo các hướng dẫn sau để tránh tai nạn ngã.  Tìm sân chơi có bề mặt mềm để tạo thành đệm cho trẻ nếu chúng bị ngã. Sân chơi có thể là trên vỏ bào, lớp phủ bằng vỏ cây, sợi gỗ, cát, sỏi nhỏ, lốp xe cắt nhỏ và các chiếu cao su. Cố gắng tránh sân có bề mặt bê tông, nhựa đường, và đất. Trong một số điều kiện, thậm chí bãi cỏ cũng có thể quá cứng đối với trẻ.  Ðể ghế và các vật dụng khác trong nhà cách xa các cửa sổ. Khi trẻ em chơi trong nhà các cửa sổ nên đóng và khoá lại. Làm thanh chắn hoặc chốt cửa sổ nếu bạn sống ở toà nhà cao tầng. Đừng quá trông đợi vào kính che cửa sổ trong việc bảo vệ trẻ không bị ngã khỏi cửa sổ.  Giữ chặt thảm trên sàn bằng keo bọt dán thảm, băng dính hai mặt hoặc đệm cao su.  Giữ cầu thang sạch không có vật cản đề phòng trẻ vấp ngã.  Sử dụng cổng an toàn để giữ trẻ tập đi tránh xa cầu thang. Đảm bảo cửa được gắn chắc vào tường nếu bạn có dùng cửa cầu thang.  Sử dụng dây an toàn để trẻ khỏi bị ngã từ xe đẩy trong siêu thị. Ðứng gần xe khi bạn mua hàng. Tai nạn xe cộ Năm 2001, tai nạn ô tô chiếm 36% số vụ chết người do tai nạn ở trẻ em lứa tuổi 1-4. Ðể đảm bảo an toàn cho trẻ, phải:  Đảm bảo ghế ngồi trẻ con trên xe ô tô đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn. Ðảm bảo ghế phải có kích thước phù hợp với trẻ và lắp vừa xe. Nên mua loại ghế dễ sử dụng.  Ðọc kỹ hướng dẫn sử dụng xe và hướng dẫn sử dụng ghế ngồi trẻ con trên xe hơi. Cất cả hai cuốn sách trong xe phòng khi cần tới. Ðó là những tài liệu quan trọng để sử dụng và lắp ráp đúng ghế ngồi cho trẻ.  Tìm hiểu về hệ thống Chằng Buộc Thấp cho Trẻ (LATCH) nếu xe bạn được sản xuất sau 1/9/2002. Một số ghế ngồi cần được gắn thêm ốc vít phụ để tạo sự an toàn tối đa.  Ðảm bảo trẻ quay mặt đúng hướng. Trẻ nên ngồi trong ghế đối diện với cần số của xe cho đến khi được 1 tuổi và nặng 9-10kg. Trẻ nặng 9 kg trước khi được một tuổi cần loại dây buộc dành cho cân nặng lớn hơn và cũng nên ngồi đối diện với cần số.  Lắp ghế đúng cách. Ðể bảo vệ trẻ tốt nhất, ghế ngồi cần được cố định chặt vào băng ghế sau xe. Nếu phần bụng của dây an toàn không chặt hoặc nếu ghế an toàn có thể trượt quanh ghế ngồi thì trẻ sẽ bị thương khi xảy ra tai nan. Sau khi lắp ghế ngồi xe hơi, phải đảm bảo rằng bạn không thể dịch chuyển ghế sang hai bên hoặc tiến lui quá 2 cm.  Ðừng đặt ghế ngồi trẻ em đối diện cần số trên ghế trước của xe nơi có túi khí an toàn. Để tránh bị thương do túi khí bơm căng, trẻ từ 12 tuổi trở xuống nên ngồi ở băng ghế sau. Băng ghế sau nói chung là nơi an toàn nhất khi tại nạn xảy ra.  Ðảm bảo rằng dây đai nằm ở vai hoặc dưới vai trẻ khi trẻ ngồi trong ghế đối diện với cần số. Khi trẻ ngồi trong ghế hướng ra trước, dây buộc phải nằm ở vai hoặc trên vai một chút. Và không thể luồn quá một ngón tay dưới dây buộc.  Cho trẻ ngồi ghế an toàn với dây buộc đầy đủ càng lâu càng tốt, ít nhất là cho đến khi trẻ nặng khoảng 18kg. Sau đó, sử dụng ghế nâng. Ghế ngồi loại này sẽ giúp trẻ ngồi cao hơn và do đó có thể sử dụng được dây an toàn của người lớn.  Dùng dây con toàn của người lớn cho trẻ lớn tuổi hơn khi chúng có chiều cao khoảng 1,2 mét và nặng ít nhất 35 kg. ở chiều cao này, chúng có thể với đầu gối gấp ở mép ghế và chân chạm sàn xe.  Thắt đai hoặc dây an toàn cho trẻ mỗi khi trẻ đi xe với bạn. Không có ngoại lệ.  Lái xe an toàn. Đuối nước Mặc dù ao hồ sông suối là những nơi rất nguy hiểm, nhưng phần lớn trẻ lại chết đuối trong bể bơi ở khu dân cư. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có thể chết đuốí ngay trong một vài cm nước. Ðiều này có nghĩa là bồn tắm và bể lội cũng có thể gây nguy hiểm. Trẻ tuổi chập chững có thể chết đuối trong toi- lét và trong lu nước ngoài sân. Hãy làm theo những gợi ý sau để bảo vệ trẻ khỏi chết đuối:  Không để trẻ nhỏ một mình trong bồn tắm. Hãy ở trong phòng tắm với con.  Luôn giám sát mỗi khi trẻ chơi gần nước: bãi biển, bể bơi, bồn tắm. Thảm kịch có thể xảy ra trong giây lát. Nếu bạn phải ra ngoài, bế con theo.  Cẩn thận với các bể bơi gần nhà, cho dù chúng là của bạn hay của hàng xóm. Cất hết đồ chơi trong và xung quanh bể bơi khi không dùng đến, đồ chơi đó có thể hấp dẫn trẻ nhỏ đến bể.  Rào quanh bể bơi bằng hàng rào.  Ðăng kí cho trẻ vào lớp học bơi khi đủ tuổi.  Nhanh chóng đổ hết nước ra khỏi các xô chậu có nước. Cất chúng ở ngoài tầm với của trẻ.  Dạy trẻ luôn luôn bơi có phao, không được lặn ở những vùng nước lạ, và nhảy xuống nước với chân xuống trước để tránh đập đầu vào đáy.  Nếu đi bơi thuyền, yêu cầu mọi người trong gia đình và hành khách mặc áo phao cứu sinh đạt tiêu chuẩn an toàn. Không có ngoại lệ. Ngộ độc Ngộ độc là nguyên nhân gây tai nạn hay gặp ở gia đình. Trẻ tập đi đặc biệt dễ bị. Bạn có thể giữ trẻ an toàn bằng cách nhận thức rõ các mối nguy hiểm tiềm ẩn và làm theo những lời khuyên sau:  Ðể tất cả các loại thuốc và dung dịch tẩy rửa trong ngăn tủ khóa kĩ.  Dùng loại nút mà trẻ không mở được và đóng chặt các nắp lọ thuốc  Không uống thuốc trước mặt trẻ hoặc gọi thuốc là kẹo. Trẻ em thường bắt chước cách làm của người lớn.  Kiểm tra nhà để xe về dụng cụ đựng xăng hoặc hoá chất độc. Ðể chúng ở nơi trẻ không thể lấy được. Tủ có khoá là giải pháp tốt nhất.  Cất giữ dung dịch tẩy rửa và các hoá chất gia dụng khác trong đúng vỏ đựng của chúng. Không dùng chai sữa hoặc nước quả để đựng những dung dịch này.  Kiểm tra xem bạn có cây độc quanh nhà hay không? Nên liên lạc với trung tâm chống độc địa phương để có thông tin.  Gọi cho bác sĩ hoặc trung tâm chống độc địa phương ngay nếu bạn nghĩ trẻ bị ngộ độc. Ðừng cố gây nôn trừ khi bạn được khuyên làm như vậy. Bỏng và hỏa hoạn Trẻ em dễ bị bỏng hơn người lớn. Chúng rất tò mò, da của chúng lại nhạy cảm hơn, và chúng chưa hiểu mối nguy hiểm của nhiệt. Hãy làm theo các gợi ý sau để giữa cho trẻ an toàn:  Ðặt nhiệt độ bình nước nóng ở khoảng 40 o C hoặc thấp hơn. Khi tắm cho trẻ, trước tiên phải kiểm tra cẩn thận nhiệt độ nước. Nhúng cả bàn tay vào nước khoảng vài giây.  Không uống hoặc bê đồ uống hoặc canh nóng trong khi đang bế trẻ. Trà có thể gây nguy hiểm hơn vì nó nóng hơn cà phê.  Tránh sử dụng khăn trải bàn và bày đồ ăn rộng. Một đứa trẻ tò mò có thể kéo khăn và làm lật nhào đồ uống và thức ăn nóng.  Ngăn xung quanh bếp nấu nếu có thể. Nấu thức ăn trên bếp sau và quay tay cầm của xoong chảo sang bên cạnh. Tránh bế trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khi nấu ăn.  Ðặt tấm chắn an toàn quanh lò sưởi, bếp than, tấm sưởi  Giữ diêm, bật lửa, nến ngoài tầm tay và tầm mắt của trẻ.  Lắp máy báo khói ở mọi nơi trong nhà. Thay máy báo khói ít nhất là 10 năm một lần. Sặc Trẻ em có đường thở nhỏ. Chúng cũng rất tò mò và do đó, hay cho đồ vật vào miệng để tìm hiểu. Cả hai điều này đều làm chúng dễ bị sặc. Bất cứ cái gì mà trẻ cho vào miệng đều có thể gây nguy hiểm. Thủ phạm hay gặp là thức ăn và đồ chơi. Ðể bảo vệ trẻ, hãy:  Không cho trẻ dưới bốn tuổi thức ăn trơn và cứng có thể làm tắc hoàn toàn hoặc một phần đường thở. Những thức ăn này gồm các loại hạt, hạt hướng dương, dưa hấu có hạt, sơ ri còn hạt, cà rốt sống, hạt đậu sống, cần tây sống, bỏng ngô và kẹo cứng.  Cắt một số loại thức ăn mềm như xúc xích, nho và caramen thành các miếng nhỏ. Những thức ăn này có thể gây sặc vì chúng có hình dạng dễ làm tắc đường hô hấp.  Cẩn thận khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn cứng. Bạn cần cảnh giác với những đồ ăn như táo hoặc lê tươi. Trẻ thường khó nhai hoa quả tươi vì răng còn đang phát triển.  Khuyến khích trẻ ngồi trong khi ăn và nhai kỹ thức ăn. Dậy cho trẻ nhai và nuốt thức ăn trước khi nói hoặc cười.  Không cho trẻ vừa chạy nhảy, chơi thể thao hoặc đi ô tô vừa ăn kẹo cao su, kẹo hoặc kẹo mút. Nếu đứa trẻ bị sặc khi đang đi ô tô, bạn không làm được gì nhiều khi chưa dừng xe lại.  Cất giữ an toàn ghim, đồ trang sức, cúc áo, hạt cườm và các đồ vật nhỏ khác ngoài tầm với của trẻ  Lấy hết những đồ linh tinh trong túi áo khoác và áo sơ mi của trẻ. Cũng bỏ các dây buộc rèm cửa sổ có khả năng gây ngạt.  Tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất về lứa tuổi khi mua đồ chơi cho trẻ. Một số loại đồ chơi có những bộ phận nhỏ có thể gây sặc. Kiểm tra thường xuyên các bộ phận bị gẫy hoặc lỏng lẻo như mắt bị long ra của thú nhồi bông.  Dặn anh chị em của bé không được để các mảnh đồ chơi nhỏ trong tầm với của em bé.  Không tặng bóng cao su cho trẻ dưới 8 tuổi. Khi thổi hoặc nhai quả bóng trẻ có thể bị sặc do hít phải cả hoặc một phần quả bóng vào trong đường thở.  Dặn trẻ không cho bút chì, sáp mầu, hoặc tẩy vào miệng khi tô màu hoặc vẽ.  Tham gia khoá dạy hà hơi thổi ngạt. . Giữ trẻ an toàn: phòng ngừa tai nạn và thương tích Bạn có biết rằng tai nạn là nguyên nhân gây chết hàng đầu ở trẻ em Mĩ? Bạn có thể bảo vệ con mình tránh khỏi thương tích hoặc chết do tai. vật cản đề phòng trẻ vấp ngã.  Sử dụng cổng an toàn để giữ trẻ tập đi tránh xa cầu thang. Đảm bảo cửa được gắn chắc vào tường nếu bạn có dùng cửa cầu thang.  Sử dụng dây an toàn để trẻ khỏi. khi bạn mua hàng. Tai nạn xe cộ Năm 2001, tai nạn ô tô chiếm 36% số vụ chết người do tai nạn ở trẻ em lứa tuổi 1-4. Ðể đảm bảo an toàn cho trẻ, phải:  Đảm bảo ghế ngồi trẻ con trên xe ô tô

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan