Chủ đề các sai phạm về thuế dưới góc độ của kế toán và cách xử lý

23 740 9
Chủ đề các sai phạm về thuế dưới góc độ của kế toán và cách xử lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.. Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước pháp luật. Nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân

CHỦ ĐỀ 1 Các sai phạm về thuế dưới góc độ của kế toán và cách xử lý A, Mục lục Trang I, Tổng quan về thuế và vi phạm về thuế 1. Tổng quan về thuế………………………………………………………… 2 2. Vi phạm về thuế a. Hành vi vi phạm pháp luật về thuế……………………………………… 3 b.Hành vi vu phạm hành chính thuế…………………………………………4 II, Các vi phạm về thuế trong kế toán 1.Đăng ký thuế………………………………………………………………….7 2.Vi phạm trong hồ sơ khai thuế……………………………………………….8 3.Nộp thuế………………………………………………………………………19 III. Kết luận…………………………………………………………………….22 Tài liệu tham khảo……………………………………………….22 1 1 B,Nội dung I, Tổng quan về thuế và vi phạm về thuế 1, Tổng quan về thuế a) Khái niệm Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật b) Hình thành và phát triển. Lịch sử nước ta mặc dù đã hình thành từ rất lâu nhưng cho đến tận thể kỷ XI, đời vua Trần Thái Tông (1225 - 1237) thì việc đánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức và có hệ thống. trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ 1990 đến nay hệ thống luật thuế nước ta ngày càng hoàn thiện bao gồm 9 loại thuế: • Thuế nông nghiệp. • Thuế doanh thu. • Thuế tiêu thụ đặc biệt. • Thuế lợi tức. • Thuế xuất nhập khẩu (mậu dịch và phi mậu dịch). • Thuế tài nguyên. • Thuế thu nhập. • Thuế nhà đất. • Thuế vốn (khoản thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước). Ngoài ra còn có một số phí và lệ phí có tính chất như thuế như: lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, lệ phí giao thông, thuế sát sinh. c) Đặc điểm - Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật. Nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân 2 2 - Thuế do Quốc hội lập ra dưới hình thức một đạo luật – là hình thức văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp đặt ra. - Thuế luôn mang tính chất bắt buộc: Thuế được thu để tạo quỹ Ngân sách nhà nước chi dùng cho việc chung, mọi công dân đủ điều kiện phải đóng thuế. Việc bỏ ra một khoản tiền để đóng thuế không mang lại lợi ích trực tiếp cho người nộp thuế nhưng họ vẫn phải nộp bởi nguồn thu từ thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, thiếu nguồn thu này Nhà nước không thể tồn tại. Vì vậy, Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với công dân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. - Thuế mang tính chất không hoàn trả trực tiếp và tương xứng. Công dân phải đóng thuế khi đủ điều kiện và họ không nhận được bất cứ lợi ích trực tiếp gì từ việc đóng thuế, tuy nhiên có sự hoàn trả gián tiếp thông qua việc Nhà nước sử dụng thuế cho các nhu cầu chung của xã hội. d) Vai trò: -Huy động nguồn lực cho nhà nước : thuế là nguồn thu ổn định của ngân sách Nhà nước, là khoản thu mang tính luật pháp thể hiện tính cưỡng chế cao. -Là công cụ điều tiết nền kinh tế :Đây là vai trò có tính chất quyết định của thuế. Sử dụng công cụ thuế, nhà nước có thể mở rộng hoặc thu hẹp một ngành kinh tế nào đó. -Là công cụ để điều chỉnh thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng và thực hiện công bằng xã hội. e) Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thuế hiện nay. Ngày 7/8/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 281/HÐBT về việc thành lập bộ máy thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 21/8/1991 Bộ Tài chính ra Quyết định số 316 TC-QÐ/TCCB thành lập Tổng cục Thuế Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính làm nhiệm vụ quản lý thuế nội địa. Việc quản lý thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện. 2, Vi phạm về thuế a.Hành vi vi phạm pháp luật về thuế Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định các hành vi vi phạm pháp luật của người nộp thuế tại điều 103 +.Vi phạm các thủ tục thuế.(điều 105 khoản 1 luật quản lý thuế) +.Chậm nộp tiền thuế.(điều 106 luật quản lý thuế) + Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.(điều 107 luật quản lý thuế) +. Trốn thuế, gian lận thuế.(điều 108 luật quản lý thuế) 3 3 - Hành vi vi phạm pháp luật về thuế là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chứ thực hiện , vi phạm quy định trong lĩnh vực thuế đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Hành vi vi phạm pháp luật về thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thỏa mãn các dấu hiệu sau đây: + Có hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện và lập biên bản vi phạm bởi cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền. + Có quy định xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với hành vi vi phạm. + Chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự b.Hành vi vi phạm hành chính về thuế -Khái niệm: Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định trong lĩnh vực thuế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. -Theo quy định của thông tư 166/2012/TT-BTC :Thông tư quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Điều 3 khoản 1.có quy định Các hành vi vi phạm hành chính về thuế, bao gồm: a) Hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế: - Hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế: hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định; hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế; hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định; hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; hành vi vi phạm trong việc chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. - Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn. - Hành vi trốn thuế, gian lận thuế. b) Hành vi vi phạm hành chính về thuế của tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan: - Hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế; 4 4 - Hành vi không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; - Hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; tài khoản của người nộp thuế nợ thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế. - Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực của Nhà nước phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế c) Nguyên nhân dẫn đến các vi phạm về thuế -Một số hạn chế về chính sách thuế hiện hành: + Chính sách thuế vẫn còn phức tạp, một số sắc thuế còn nhiều mức thuế suất, lồng ghép nhiều chính sách xã hội, nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế. + Chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế. - Cơ chế quản lý thuế: Cơ chế quản lý thuế hiện hành chưa được xây dựng trên cơ sở đề cao tính chủ động, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải tự tính - tự khai, tự nộp thuế vào Ngân sách nhà nước, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Biểu hiện: + Một thời gian dài chưa coi trọng việc tuyên truyền giáo dục, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế. + Làm thay các chức năng thuộc trách nhiệm của người nộp thuế như: tính toán xác định mức thuế để ra thông báo thuế, xác định mức miễn, giảm thuế…. Hậu quả là giảm nhẹ nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế; Nhiều vi phạm về thuế là do thiếu hiểu biết gây ra, dẫn đến gánh nặng phải tăng cường công tác quản lý thuế để khắc phục các sai phạm; lãnh phí nguồn nhân lực, tài chính cho cơ quan thuế, cơ quan thuế kkhông đủ nhân lực và tài chính để thực hiện các chức năng chủ yếu của mình như: tăng cung các hoạt động hỗ trợ, tăng cường thanh tra, kiểm tra. - Nghĩa vụ trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế chưa được quy định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa các sắc thuế. Do đó chưa có đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế có hiệu quả. 5 5 - Một số quy định còn rườm rà phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch, gây khó khăn tốn kém chi phí cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế. - Chưa phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế tiên tiến trên khu vực và thế giới. * Môi trường pháp lý: - Môi trường pháp lý kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế như quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý đất đai, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý thanh toán bằng tiền mặt…. - Nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất và lợi ích của công tác thuê; chưa phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận về tiền thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế để thu tiền thuế. Tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho ngân sách, vừa không đảm bảo công bằng xã hội. d)Các văn bản quy định về việc vi phạm về thuế và cách xử lý -Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi , bổ sung luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/12/2006 -Luật xử lí vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 -Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế Căn cứ Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế II, Các vi phạm về thuế trong kế toán 1.Đăng kí thuế - Không chủ động đăng ký thuế đúng thời gian quy định của Luật Thuế ,bị cơ quan thuế nhắc nhở hoặc phạt hành chính. - Thay đổi kế toán trưởng,địa chỉ kinh doanh,tài khoản và ngân hàng,điện thoại, fax, email…không đăng ký với cơ quan thuế Căn cứ : Theo đ5, Nghị định 129: Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định 6 6 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ. 2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này). 3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày. b) Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế. c) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp Tình huống : DN A thay đổi thông tin về người đại diện theo pháp luật vào ngày 5/3/2011. Theo qui định DN phải nộp đăng ký thay đổi cho cơ quan thuế chậm nhất 10 ngày sau khi có sự thay đổi. Tuy nhiên DN A đến ngày 30/3/2011 mới nộp đăng ký thay đổi thông tin thuế cho cơ quan thuế. Như vậy DN A đã có hành vi chậm thay đổi thông tin trong bản kê khai thuế so vs thời gian quy định 18 ngày (chỉ tính ngày làm việc). Nếu không có tình tiết giảm nhẹ, thì DN A sẽ bị phạt tiền 1.100.000 đối với hành vi vi phạm này. 2. Vi phạm trong hồ sơ khai thuế 2.1 Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế Hành vi khai không đúng,không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế quy định tại điều 31 của Luật quản lý thuế ( trừ trường hợp người nộp thuế được khai bổ sung theo quy định) bị phát hiện sau thời hạn quy định nộp hồ sơ khai thuế 2.1.a Kê khai thuế GTGT - Thiếu chỉ tiêu dòng thuế GTGT được khấu trừ - Nhầm lẫn giữa các dòng làm sai lệch nội dung tờ khai 7 7 - Kê khai khấu trừ 3% đối với hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT,hoặc hang hóa thuộc đối tượng TTĐB nhưng mua về không phải để bán ra - Cấu trừ số thuế phát sinh âm kỳ này với nợ thuế GTGT chưa nộp kỳ trước 2.1.b Kê khai thuế Thu nhập doanh nghiệp - Không ghi đầy đủ các khoản chi phí theo đúng mẫu quy định - Đơn vị tính: Nội dung số liệu không tương ứng với đơn vị tính đã ghi trên biểu mẫu Căn cứ vào Điều 6, NĐ 129 : Xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế 1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế. 2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên hóa đơn và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế. 3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế. 4. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 10 và Khoản 7 Điều 11 Nghị định này. b) Có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế. Căn cứ vào TT 166,Chương 2,mục 1,điều 8 : Xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế Tình huống: DN A tháng 12/2011 kê khai thiếu hoá đơn giá trị gia tăng cho hàng bán ra số 0000123 ngày 28/12/2011, giá trị trước thuế: 500.000.000; thuế GTGT đầu ra: 50.000.000. Ngày 20/2/2012 cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện việc kê khai thiếu hoá đơn đầu ra, dẫn tới kê khai thiếu số thuế GTGT đầu ra, làm giảm số thuế đầu ra phải nộp là 50.000.000. Trong ngày hôm đó, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế ngay. DN A có hành vi kê khai thiếu thuế và hành vi chậm nộp thuế nên phải chịu xử phạt như sau: - Kê khai thiếu thuế: phạt 10% trên số tiền kê khai thiếu: 10%* 50.000.000=5.000.000 2.2 Nộp chậm hồ sơ khai thuế 8 8 Không chủ động kê khai đúng thời gian theo quy định của luật thuế ,bị cơ quan thuế nhắc nhở, xử phạt hành chính Căn cứ NĐ 129,Đ7 :Xử phạt đối với hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế so với quy định 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ. 2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều này). 3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày. 4. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày. 5. Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày. 6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày. b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế. 7. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế. 8. Không áp dụng các mức xử phạt quy định tại Điều này đối với trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế. 9. Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp thuế theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào TT166, chương 2,mục 1,điều 9: Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định Tình huống: Câu hỏi: Ngày cuối hạn nộp thuế trong trường hợp thời hạn ngày nộp là ngày nghỉ. Theo quy định tại Thông tư số 28/2011/TT-BTC, trong trường hợp kê khai thuế hàng tháng, nếu ngày 20 của tháng sau là nghày nghỉ thì sẽ kê khai thuế vào ngày tiếp theo. Tuy nhiên, chúng tôi muốn hỏi cụ thể rằng nếu ngày 20 rơi vào ngày nghỉ thì việc nộp thuế sẽ phải thực hiện trước ngày 20 hay ngày hôm sau của ngày nghỉ là ngày 21? Trả lời: 9 9 Căn cứ Điều 8, Khoản 3 điều 9 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế. “Điều 8. Cách tính thời hạn để thực hiện thủ tục hành chính thuế “….3. Trường hợp thời hạn là một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính hết thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó. 4. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó…”. “Khoản 3, Điều 9 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cả năm chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính. d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. e) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. g) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó. h) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thu khác liên quan đến sử dụng đất theo cơ chế một cửa liên thông thì thực hiện theo thời hạn quy định tại văn bản hướng dẫn liên ngành về cơ chế một cửa liên thông đó”. Căn cứ hướng dẫn nêu trên, nếu áp dụng trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng thì thời gian nộp hồ sơ khai thuế cụ thể như sau: + Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế nếu ngày thứ 20 không phải là ngày nghỉ theo quy định thì ngày thứ 21 là ngày bắt đầu tính hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. 10 10 [...]... hạch toán làm giảm số dư nợ,không hạch toán đồng thời vào tài khoản phải thu, phải trả ,mà vẫn để số thuế ấy được khấu trừ vào kỳ sau -Ngay sau khi nhận được quyết định xử phạt của cơ quan thuế, doanh nghiệp không thực hiện hạch toán ngay vào sổ kế toán hiện hành,làm số dư các tài khoản ngân sách khác với số liệu cơ quan thuế - Không nắm rõ các quy định về thời hạn nộp thuế của từng sắc thuế để chủ động... chính đối với các sai phạm của Dn Số thuế Dn đã trốn là 40 tr -> khi đó DN phải nộp số tiền phạt sẽ là 40 tr III, Kết luận Kế toán thuế là bộ phận quan trọng trong hoạt động kế toán. Trong quá trình làm việc ,mỗi nghiệp vụ ,mỗi công việc của một người kế toán đều liên quan đến hóa đơn,chứng từ kế toán nhất định.Tuy nhiên có nhiều điểm kế toán không để ý ,không biết tới hay cố ý sửa đổi làm sai lệch thong... định của pháp luật về thuế 3 Nộp thuế Hành vi trốn thuế, gian lận thuế Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau: a, Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày,kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và. .. nghĩa vụ thuế (không thuộc trường hợp xác định là khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận về thuế) - Cung cấp sai lệch thông tin,tài liệu,sổ kế toán, chứng từ,hóa đơn liên quan đến nghĩa vụ thuế Căn cứ vào Đ8,NĐ 129: Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thong tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế Hành vi vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế nhưng... quan thuế nhắc nộp và bị phạt nộp chậm - Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đề nghị hoàn không khớp với số thuế GTGT đã kê khai hang tháng( phải điều chỉnh lại số liệu đã kê khai nhầm trước khi lập hồ sơ hoàn thuế) - Nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn của các kỳ khai thuế trước, nhưng người nộp thuế đã tự phát hiện ra sai sót và. .. tra quyết toán thuế tại đơn vị, thời kỳ kiểm tra năm 2012 Sau kiểm tra có chênh lệch về thuế GTGT, TNDN so với số báo cáo của đơn vị Chi cục Thuế tiến hành truy thu và xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với đơn vị 16 16 - Phạt hành vi khai sai 10% số thuế khai sai - Đối với hành vi phạt chậm nộp tiền thuế Chi cục Thuế thành phố đang tính 2 mức phạt cụ thể + Phạt 0,05% mỗi ngày X số tiền thuế chậm... 11 năm 2012 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế: Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không... vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết... vi vi phạm pháp luật về thuế - Ngoài các hình thức xử phạt trên, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: - Nộp đủ số tiền thuế thiếu vào Ngân sách Nhà nước nếu đã quá thời hiệu xử phạt, thời hiệu chấp hành quyết định xử phạt theo quy định - Tiêu hủy hóa đơn, chứng tử, sổ sách kế toán in, phát hành trái quy định của pháp luật, trừ hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán là... được thong báo đối với trường hợp đến kì nộp thuế của tháng tiếp sau mà người nộp thuế vẫn chưa nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các tháng trước đó - Người nộp thuế không bị phạt chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ trong thời gian gia hạn nộp thuế Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về thuế còn có thể bị áp dụng một trong các hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang . quản lý thuế số 21/ 2 012 /QH13 ngày 20 /11 /2 012 sửa đổi , bổ sung luật quản lý thuế số 78/2006/QH 11 ngày 29 /12 /2006 -Luật xử lí vi phạm hành chính số 15 /2 012 /QH13 -Thông tư 16 6/2 013 /TT-BTC quy định. đúng không? Trả lời: Căn cứ điều 10 6 Luật quản lý thuế số: 21/ 2 012 /QH13 ngày 20 /11 /2 012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế quy định: 1. “ Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế. sau: Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 12 7/2 013 /NĐ-CP ngày 15 /10 /2 013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh 17 17 vực hải quan

Ngày đăng: 11/07/2014, 21:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I, Tổng quan về thuế và vi phạm về thuế

    • 1, Tổng quan về thuế

    • 2, Vi phạm về thuế

      • a.Hành vi vi phạm pháp luật về thuế

      • b.Hành vi vi phạm hành chính về thuế

      • II, Các vi phạm về thuế trong kế toán

        • 1.Đăng kí thuế

        • 2. Vi phạm trong hồ sơ khai thuế

          • - Mức xử phạt tiền là 0,05% số tiền thuế chậm nộp tính trên mỗi ngày chậm nộp.

          • III, Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan