Tư liệu: Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

5 502 2
Tư liệu: Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sưu tầm Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Mọi khó khăn, gian khổ, nguy hiểm không làm Người chùn bước. Bất kỳ ở đâu, trong hoàn cảnh nào, Người cũng chỉ có một mục đích như chính Người đã từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”. Từ Nguyễn Sinh Cung, đến tên gọi Văn Ba khi xuất dương tìm đường cứu nước, rồi trở thành Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Người đã dùng nhiều tên gọi, bí danh, bút danh khác nhau. Đây là một bằng chứng sinh động nhất về cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Mỗi tên gọi, mỗi bí danh Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng phần lớn đều gắn với những sự kiện lịch sử, những bước ngoặt quan trọng trong hành trình cứu nước của Người, trong từng chặng đường của cách mạng Việt Nam đều mang ý nghĩa nhất định. Nhiều bài báo, tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sử dụng bút danh là những tác phẩm lý luận quan trọng, là cẩm nang chỉ đường cho Đảng và nhân dân ta trong mỗi bước đường cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và là một nhà báo có một khối lượng bài viết lớn: khoảng 2.000 bài. Trên cơ sở tài liệu lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, qua một số sách báo công bố, cho đến nay chúng ta mới tập hợp được 174 tên gọi, bí danh và bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng. Trong khuôn khổ bài viết với mục đích giúp bạn đọc có tư liệu để nghiên cứu, chúng tôi trích nêu một số tên gọi, bí danh, bút danh và thông tin cần thiết xung quanh mỗi tên gọi, mỗi bí danh và bút danh của Người. 1. Nguyễn Sinh Cung Nguyễn Sinh Cung là tên lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). 2. Nguyễn Sinh Côn Theo một số hồi ký của các bạn học cùng trường Quốc học Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Sinh Cung còn thường được gọi là Nguyễn Sinh Côn. Trong một bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1954, Người cũng ghi tên còn nhỏ của mình là Nguyễn Sinh Côn. 3. Nguyễn Tất Thành Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng khoa thi Hội năm Tân Sửu. Khoảng tháng 9-1901, ông chuyển về sống ở quê nội xã Kim Liên. Theo tục lệ, ông Nguyễn Sinh Sắc được làng Kim Liên đón về và được làng cấp đất công, xuất quỹ làm cho một ngôi nhà. Nhân dịp này ông Nguyễn Sinh Sắc làm “lễ vào làng” cho hai con trai với tên mới: Ngugễn Tất Đạt (Sinh Khiêm), Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung). Thành Đạt là mong muốn của người cha đặt hy vọng vào hai con. 4. Văn Ba Với hoài bão, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche tréville), một tàu lớn vừa chở hàng, vừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời càng Sài Gòn đi Mác xây (Marseill), Pháp. Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc trên tàu. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi, bắt đầu cuộc hành trình cứu nước. Trong sổ lương của tàu tên anh là Văn Ba. Những người bạn cùng làm việc với Văn Ba ở tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche tréville), đều thân mật gọi anh là Ba, anh Ba. Anh Ba sống giản dị, gần gũi với mọi người. Những việc làm của anh đã để lại trong họ ấn tượng, tình cảm tốt đẹp. 5. Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Ái Quốc – cái tên bắt đầu một chặng đường mới trong hành trình cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và bắt đầu hoạt động chính trị dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc. Song tên mới Nguyễn Ái Quốc thực sự được nhiều người biết đến khi Người thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, ngày 18-6-1919 gửi lên Hội nghị Véc-xây bản yêu sách 8 điểm của nhân dân Việt Nam, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Từ đây bắt đầu một thời kỳ hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc – linh hồn của phong trào những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Những năm Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp, chính quyền thực dân coi Nguyễn Ái Quốc là một nhân vật nguy hiểm. Chúng huy động cả lực lượng mật thám thường xuyên theo dõi, thu thập tài liệu về Người. Đã có hàng vạn trang tài liệu liên quan đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Song không một trở lực nào có thể ngăn cản được ý chí, nghị lực, quyết tâm cứu nước của Người. Với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người viết hàng trăm bài báo phục vụ sự nghiệp tuyên truyền cách mạng. Trong khoảng thời gian từ 1919 đến 1926 bút danh Nguyễn Ái Quốc được sử dụng nhiều nhất. Với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người viết các tác phẩm quan trọng đối với cách mạng Việt Nam: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925): “Đường cách mệnh” (1927). Cuốn đầu là bản cáo trạng đối với chủ nghĩa đế quốc Pháp nói riêng và chủ nghĩa đế quốc nói chung để thức tỉnh đồng bào Việt Nam và các dân tộc bị áp bức; cuốn sau là định hướng cho hành động cách mạng. Sau lần bị bắt tại Hương Cảng năm 1931, mật thám Pháp tưởng Nguyễn Ái Quốc đã bị chết trong nhà tù, vì những tin đồn do chính luật sư Lôdơbi tung ra để bảo vệ Người thêm phần an toàn khi trốn tránh sự rình rập của kẻ thù. Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc chắp nối liên lạc được với các tổ chức cách mạng và Người đi Liên Xô. Nguyễn Ái Quốc tiếp tục con đường cứu nước của mình. Một thời gian dài Nguyễn Ái Quốc mất hút trong sổ điều tra của mật thám Pháp và mật thám Đông Dương. Tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trong lời kêu gọi: Kính cáo đồng bào, ngày 6-6-1941. Đến tận lúc này mật thám Đông Dương mới bàng hoàng được nguồn tin cho biết Già Thu, Thu Sơn xuất hiện ở biên giới Việt – Trung chính là Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc một cái tên để lại nhiều dấu ấn lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong cách mạng Việt Nam. Song Người chỉ khiêm tốn nhận mình là “Tôi vẫn là tôi ngày trước, một người yêu nước”. 6. Bác Tên gọi “Bác”, xuất hiện từ dịp Hội nghị Trung ương lần thứ tám, tháng 5 năm 1941 ở Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng. Dịp đó đại biểu về dự Hội nghị được biết có đại biểu quốc tế là đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng có mặt. Lúc đầu, khi gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc mọi người không biết xưng hô thế nào. Hồi ký của đồng chí Hoàng Quốc Việt kể rằng: Mới đầu chúng tôi đều gọi Bác là đồng chí, rồi gọi là cụ, sau thấy anh Trường Chinh và anh Thụ dùng tiếng “Bác”, anh em thấy gọi như thế hợp với lòng mình, nên từ đấy chúng tôi bắt đầu thưa với Bác bằng cái tên thân yêu mà bây giờ tất cả chúng ta đều gọi. Tiếng “Bác” được dùng rộng rãi hơn từ sau năm 1945. Sau này tên gọi Bác còn được ký dưới một số thư gửi các đồng chí Trung ương và Bộ Chính trị. 7. Hồ Chí Minh Đầu những năm 1940, trước biến chuyển mới của tình hình cách mạng, một nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho cách mạng nước ta lúc này là phải thực hiện sự liên minh quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của đồng minh. Trước mắt phải phối hợp hành động giữa phong trào Việt minh với phong trào chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và các lực lượng đồng minh chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Trong số những người cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc là người hiểu biết Trung Quốc hơn cả nên được cử đảm nhiệm trọng trách này. Để tránh lạc hướng bọn mật thám, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh. Ngày 13-8-1942, Người lên đường đi Trung Quốc với tư cách là đại biểu của phong trào Việt Minh và đại diện của Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế phản xâm lược. Sau mười lăm ngày đêm đi bộ trên đất Quảng Tây, ngày 27-8-1942, Người đến xã Túc Vinh thuộc huyện Đức Bảo thì bị tuần canh ở đây giữ lại. Khi kiểm tra giấy tờ, chúng phát hiện ngoài giấy giới thiệu của Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế phản xâm lược ra, Hồ Chí Minh còn mang theo thẻ hội viên “Hội ký giả thanh niên Trung Quốc”, các giấy tờ của Hồ Chí Minh là phóng viên báo chí và giấy thông hành do văn phòng Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu cấp từ năm 1940 đều đã quá hạn sử dụng. Chúng nghi Người là gián điệp, bèn bắt giữ và giải lên Tĩnh Tây rồi giải đi, giải lại trong suốt 13 huyện thị của tỉnh Quảng Tây. Nhờ sự vận động tích cực của Đảng ta, của bà con Việt kiều và sự can thiệp của nhiều nhân vật trong chính giới Trung Quốc, ngày 10-9-1943 Người được trả lại tự do. Như vậy trong sự kiện bị bắt khi lính tuần canh kiểm tra giấy tờ ở phố Túc Vinh đã hé mở một chi tiết: Phải chăng trong số những giấy tờ bị quá hạn từ cuối năm 1940, chặng đường Nguyễn Ái Quốc đi từ Côn Minh – Quế Lâm – Tĩnh Tây để tìm đường về nước, Người đã lấy tên là Hồ Chí Minh? Và tới năm 1942, từ sự kiện “Túc Vinh”, tên gọi Hồ Chí Minh đã được ra công khai. Nhớ lại sự kiện chuẩn bị cho Bác đi Trung Quốc, hồi ký của đồng chí Vũ Anh kể lại: “Tháng 8 năm 1942, Bác có việc phải đi ra nước ngoài. Tôi được Bác giao nhiệm vụ chuẩn bị giúp Bác. Gọi là chuẩn bị nhưng công việc cũng chẳng có gì. Trong túi của Bác chỉ có một bộ quần áo tây và một bộ quần áo chàm người Nùng. Tôi lấy đá mềm khắc hai con dấu: một con dấu của Việt Nam độc lập đồng minh hội và một của Quốc tế phản xâm lược Việt Nam phân hội. Bác tự viết hai giấy giới thiệu của hai đoàn thể trên cử cụ Hồ Chí Minh đi gặp Chính phủ Trung Quốc. Cái tên Cụ Hồ Chí Minh ra công khai từ đó. Và cũng từ đó tên của Người ngày càng làm rạng rỡ Đảng ta, nhân dân ta, đất nước ta. Lúc bấy giờ Bác có một danh thiệp đề tên Hồ Chí Minh”. Sau khi ra tù, lần đầu tiên trên báo Đồng minh, số 18, tháng 12-1943, phát hành ở Liễu Châu, Trung Quốc người đọc thấy xuất hiện tên Hồ Chí Minh ký dưới bài viết: Li Băng. Tháng 10-1944, Người ký tên Hồ Chí Minh dưới bức “Thư gửi đồng bào toàn quốc”, kêu gọi các đảng phái, các đoàn thể tích cực chuẩn bị để triệu tập và khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc. Đây là lần đầu tiên tên Hồ Chí Minh lan truyền trong cả nước. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi đất nước giành được độc lập, Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Từ đó cho đến tận hôm nay và cho mãi tới muôn đời tên Người sẽ còn sống mãi trong lòng dân Việt Nam và trong trái tim nhân loại. 8. Hồ Chủ Tịch Tên gọi Hồ Chủ tịch xuất hiện từ khi chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời tháng 9 năm 1945 và được dùng cho đến những năm sau này. 9. Bác Hồ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hai tiếng Bác Hồ trở nên gần gũi, thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam. Trong một số thư gửi cho các cháu thanh thiếu niên nhi đồng, học sinh… Người thường ký hai chữ Bác Hồ. Thư đầu tiên ký tên Bác Hồ là: Thư gửi Ban âm nhạc Vệ quốc quân 6-1-1946, Báo Cứu quốc số 136, ngày 7-1-1946. Thư cuối cùng gửi các cháu thiếu niên ký tên Bác Hồ là Thư gửi các cháu thiếu niên hợp tác xã măng non thôn Phú Mẫn, xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc, ngày 19-5-1969. Thư cuối cùng gửi địa phương ký tên Bác Hồ là: Thư gửi Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam tỉnh Nghệ An, ngày 21-7-1969. 10. Trần Thắng Lợi Với bút danh Trần Thắng Lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Đảng ta” đăng trên tạp chí “Sinh hoạt nội bộ” số 13, tháng 1-1949. Bài báo điểm lại lịch sử phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1917 đến việc đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên năm 1925, thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1930, cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, cao trào kháng Nhạt và vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Bài báo kết luận: “Sứ mệnh của Đảng ta rất to, không có vinh hạnh nào to bằng cái vinh hạnh được làm đảng viên của Đảng Cộng sản. Vì vậy chúng ta phải kiên quyết làm cho xứng đáng với vinh hạnh ấy”. 11. Chiến Sĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng bút danh Chiến Sĩ từ năm 1958 đến năm 1968. Với bút danh này Người viết hơn 80 bài báo đăng trên báo Nhân dân và Quân đội nhân dân. Bài đầu tiên Người ký bút danh Chiến Sĩ là bài: “Vũ khí hóa học: Hơi ngạt”, đăng trên báo Quân đội nhân dân, số 473, ngày 15-8-1958. Các bài ký bút danh Chiến Sĩ chủ yếu viết về đế quốc Mỹ và tố cáo tội ác của Mỹ. Một số bài viết về xây dựng nếp sống mới, tiết kiệm trong việc cưới, hội họp… Trong số các bài ký bút danh Chiến Sĩ có bài: Thanh niên anh hùng Lý Tự Trọng, đăng báo Nhân dân, ngày 26-3-1964. Bài viết về tấm gương anh hùng Lý Tự Trọng, một trong số những thiếu niên được Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chọn gửi đi học ở Trung Quốc, sau được đưa về hoạt động ở Việt Nam. Đầu năm 1931, anh bị bắt ở Sài Gòn trong khi bảo vệ cho một cán bộ cách mạng đang diễn thuyết. Bị bắt lúc tuổi đời còn rất trẻ, 17 tuổi, nhưng Lý Tự Trọng rất hiên ngang, anh dũng. Nhân ngày kỷ niệm thành lập Đoàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài viết này để động viên thế hệ trẻ Việt Nam noi gương anh hùng Lý Tự Trọng. . Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sưu tầm Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động. 174 tên gọi, bí danh và bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng. Trong khuôn khổ bài viết với mục đích giúp bạn đọc có tư liệu để nghiên cứu, chúng tôi trích nêu một số tên gọi, bí danh, bút danh. cần thiết xung quanh mỗi tên gọi, mỗi bí danh và bút danh của Người. 1. Nguyễn Sinh Cung Nguyễn Sinh Cung là tên lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890,

Ngày đăng: 11/07/2014, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan