Đề bài " Phân tích yêu cầu cơ bản của một chính sách kinh tế lấy ví dụ minh họa và phân tích ví dụ " pot

8 3.3K 76
Đề bài " Phân tích yêu cầu cơ bản của một chính sách kinh tế lấy ví dụ minh họa và phân tích ví dụ " pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề bài: Phân tích yêu cầu cơ bản của một chính sách kinh tế? lấy ví dụ minh họa và phân tích ví dụ đó? Bài làm: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang nhiều ưu điểm song cũng có những mặt trái của nó, vì vậy cần có sự can thiệp của nhà nước bằng những công cụ quản lý nhà nước về kinh tế. Một trong những công cụ quản lý trực tiếp có vai trò quyết định đó là hệ thống chính sách. Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp mà Nhà nước sử dụng tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội để thực hiện các mục tiêu nhất định theo định hướng, những mục tiêu chung của đất nước. Một chính sách đúng hướng có thể khơi dậy được các nguồn tiềm năng, phát huy tính tích cực, sáng tạo và ý chí vươn lên làm cho dân giàu, nước mạnh. Ngược lại, một chính sách kinh tế sai lầm có thể làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của hàng triệu con người, thậm chí đến sự thịnh suy của một quốc gia, sự tồn vong của một dân tộc. Với tầm quan trọng như vậy, việc ban hành hay thực thi một chính sách cần đảm bảo được năm yêu cầu cơ bản sau : 1. Chính sách kinh tế phải đảm bảo tính khách quan: Khách quan là cái thuộc về bản thân khách thể, không phụ thuộc vào chủ thể, sự xem xét trong tổng thể một cách toàn diện, không theo ý muốn chủ quan của bất kì cá nhân nào. Trong trường hợp này, việc ban hành hay thực thi một chính sách kinh tế phải dựa trên yêu cầu của toàn xã hội hay số lượng lớn cá nhân, tổ chức, hoàn toàn không phải do ý muốn chủ quan của một người hay một nhóm người có 1 quyền lực nhất định. Nội dung chính sách đòi hỏi phải phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, không đi chậm mà cũng không được yêu cầu quá xa so với trình độ thực tế, phù hợp với tính “thời sự”, tính cấp thiết của vấn đề mà chính sách đưa ra để điều chỉnh. Chính sách kinh tế phải đảm bảo tính khách quan nhằm phù hợp với tất cả mọi đối tượng, linh động, dễ áp dụng, dễ điều chỉnh. Trước đổi mới, nền kinh tế của chúng ta là kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Mọi sản phẩm, sản lượng đều được quyết định bởi Nhà nước rồi mới phân bổ về các địa phương. Cách làm này không đảm bảo tính khách quan, không dựa vào thực tế sản xuất mà dựa vào những chỉ tiêu cấp trên đề ra. Việc ăn cơm theo kẻng, làm việc theo kẻng, phân phối bình quân dẫn đến tâm lý ỷ lại của người lao động, không có động lực sản xuất khiến cho năng suất thấp, nền kinh tế trì trệ kéo dài. Sau đại hội VI (12 – 1986), Đảng ta chủ trương đổi mới mà dấu mốc là cơ chế khoán mười cùng với chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; làm thay đổi đáng kể bộ mặt đất nước. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần phù hợp với tất yếu khách quan, các thành phần vận hành theo cơ chế thi trường có thể hỗ trợ hay cạnh tranh tạo động lực, mỗi thành phần được tự do phát huy những mặt mạnh dưới sự điều tiết của nhà nước. Chính sách đổi mới mang lại những con số như ngày nay chúng ta thấy: GDP bình quân đầu người đạt 837 USD (2007), tuổi thọ bình quân 71,3, HDI xếp hạng 109/177 nước so sánh, … 2. Tính chính trị: Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà 2 nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Theo Lênin, chính trị "là sự biểu hiện tập trung nhất của kinh tế" đồng thời chính trị có vị trí độc lập và có tác dụng to lớn đối với kinh tế. Việc hình thành một quan điểm chính trị đúng về lĩnh vực kinh tế là điều kiện để giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế. "Không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể giữ vững được sự thống trị của mình, và do đó, cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất" (Lênin). Mỗi chính sách kinh tế do một nhà nước nhất định ban hành mang tính ý chí đại diện cho chế độ chính trị, cho lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc.Chính sách kinh tế của nhà nước TBCN ngoài đảm bảo lợi ích cho đất nước còn đảm bảo lợi ích cho giai cấp tư sản; nhà nước XHCN do nhân dân làm chủ nên mọi chính sách kinh tế được ban hành sao cho kết hợp hài hòa lợi ích đất nước và lợi ích cao nhất của toàn thể nhân dân. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng hội nhập, ban hành các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm giải quyết vấn đề thiếu nguồn vốn trong nước và kích thích các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh.Vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang có xu hướng tăng lên và có ảnh hưởng ngày càng lớn đối với nền kinh tế. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể bỏ qua ảnh hưởng của khu vực này đối với an ninh kinh tế và tài chính của Việt Nam, đối với phúc lợi quốc gia và dân cư. Tính chính trị trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài thể hiện thông qua chủ trương của Đảng yêu cầu tuân thủ nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, bình đẳng, không có tình trạng thoái lui đầu tư ồ ạt làm sụt giảm khả năng vận hành của nền kinh tế, dẫn nền kinh tế đến tình trạng khủng hoảng. Chúng ta phải luôn duy trì được khả năng kiểm soát và điều hành nền kinh tế, bảo đảm được tính độc lập và tự chủ, rộng mở trong hoạch định chính sách và thực hiện quy trình nhằm giảm 3 thiểu những tác động bất lợi của hoạt động thu hút đầu tư, tạo khả năng phát triển quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững. 3. Tính đồng bộ và hệ thống: Tính đồng bộ và hệ thống thể hiện sự thống nhất trong quá trình thực hiện, thống nhất giữa các giai đoạn và các cơ quan có liên quan. Đặc trưng của hệ thống không phải chỉ là các mối liên hệ và quan hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành, mà còn là sự thống nhất với môi trường, thông qua những mối quan hệ qua lại của nó với môi trường. Nhìn vào thực tế, một con đường, vừa được rải nhựa hoặc bê-tông ,đi được vài ngày đã bị đào lên để lắp cống, dây cáp. Mặt đường bị vá chằng chịt, rồi lõm xuống thành những vũng nước đen chỉ sau thời gian ngắn. Chúng ta thắc mắc sao việc đào, lắp không diễn ra trước khi làm đường? Thực tế có thể người làm đường không có mối liên hệ gì với người lắp cống, dây cáp cả nên vừa gây lãng phí, vừa cản trở giao thông đi lại của người dân. Thiếu tính đồng bộ và tính hệ thống không chỉ thấy trong các hoạt động thực tiễn này mà thấy ngay cả trong những chính sách. Như việc quay vòng người dân để có được sổ hộ khẩu và sổ đỏ vào những năm trước đây; cơ quan công an đòi có sổ đỏ mới cấp hộ khẩu, cơ quan địa chính thì lại đòi sổ hộ khẩu mới cấp sổ đỏ, người dân thì chỉ biết chạy đi chạy lại vì chính sách thiếu tính đồng bộ, cuối cùng thì người khổ nhất vẫn là nhân dân – những người làm chủ đất nước. Có những chính sách khi đưa vào thực tế mới biểu hiện được sự yếu kém của những nhà hoạch định, vì thế chúng ta năm nào cũng tiến hành cải cách, nhưng tính đồng bộ và tính hệ thống có lẽ vẫn là một bài toán chưa có lời giải. Hi vọng được đặt nhiều vào dự án xây dựng chính phủ điện tử (ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước) nhưng chưa biết sẽ đi đến đâu? Với dự 4 án này, chúng ta phải đầu tư với nguồn kinh phí lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng, kinh phí cho việc đào tạo đội ngũ quản lý. Việc thực hiện ở cấp Trung ương và các thành phố lớn là dễ dàng nhưng còn ở những vùng xa xôi, vùng kinh tế chưa phát triển, với đội ngũ cán bộ cấp xã có thể chưa một lần làm việc với máy vi tính thì hoàn toàn không dễ dàng. 4. Tính thực tiễn: Một chính sách đưa ra phải đáp ứng được nhu cầu hiện tại của nền kinh tế, có tính khả thi và đem lại hiệu quả nhất định. Trước khi áp dụng cần xem xét khi đưa vào thực tiễn sẽ vận hành ra sao, vấp phải những khó khăn trở ngại như thế nào? Bên cạnh đó cần cân nhắc trước hoàn cảnh thực tế của đất nước và bối cảnh quốc tế. Như việc đặt ra chính sách phát triển kinh tế nóng của Chính phủ vào thời điểm tháng 11/2007 là một sai lầm, tuy đã có tiếng nói cảnh báo nhưng Chính phủ vẫn đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP từ 8,5- 9%, tạo việc làm cho 1,7 triệu lao động, xuất khẩu vẫn tăng…Việc đặt chỉ tiêu như vậy đã tạo ra hoàn cảnh khó khăn hơn cho nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2008. Hay dự thảo thuế đầu tư chứng khoán được ra đời vào năm 2007 khi mà kinh tế và thị trường chứng khoán đang trong thời kỳ bùng nổ. Lúc đó, ít ai có thể nghĩ rằng vào ngày 01/01/2009 khi luật thuế này được áp dụng, TTCK và kinh tế sẽ rời vào tình trạng như hiện nay, chỉ số VN – Index có thời điểm tụt xuống đến 106 điểm. Như vậy một câu hỏi được đặt ra là việc tiếp tục luật thuế này liệu có hợp lý trong tình hình hiện tại? Vì thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán đã tác động không nhỏ đến tâm lý và quyết định của nhà đầu tư, của doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, một khi đánh thuế đầu tư chứng khoán sẽ làm cho chi phí vốn của những khoản đầu tư này tăng thêm, điều đó đồng nghĩa với giá các loại chứng khoán sụt giảm một cách tương ứng. Nhiều quốc gia, thị trường lớn trên thế giới 5 đều chưa đánh thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán, tiêu biểu như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Lucxembourg, TTCK Trung Quốc ra đời trước Việt Nam 10 năm, gần đây mới dự định áp dụng điều luật này nhưng đã hoãn lại để hỗ trợ cho thị trường trong đà giảm sút. Như vậy, việc áp dụng thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán nhằm mục tiêu tăng thu ngân sách có thể xem như chưa thực sự phù hợp trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đang là mối quan tâm sâu sắc. Và như thế, có thể nói, chính sách thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán chưa mang tính thực tiễn. 5. Tính hiệu quả: Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau.Tính hiệu quả khi thực thi một chính sách kinh tế - xã hội biểu hiện cụ thể nhất ở những gì mà nó mang lại, có được như mong muốn, tức là có tác dụng tích cực đối với sự phát triển kinh tế, đạt được những mục tiêu đã đề ra trước đó hay không. Tính hiệu quả của cơ chế khoán mười đối với nông nghiệp nước ta đơn giản có thể hiểu là sự ra đời của “quê hương năm tấn”, là vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo,… Một ví dụ điển hình gần nhất về tính hiệu quả của một chính sách mà chúng ta thấy đó là chính sách tiền tệ năm 2008. Do tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng cuối 2007 và những tháng đầu năm 2008 tăng cao nên đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2008 một loạt ngân hàng mất tính thanh khoản. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tiền tệ thông qua điều hành lãi suất tiền gửi và lãi suất dự trữ bắt buộc kịp thời đã giúp ngân hàng vượt qua được thời kỳ sóng gió. Qua 3 lần tăng và 5 lần giảm đến bây giờ cơ bản các ngân hàng hoạt động ổn định, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương 6 mại cổ phần đã dần trở lại gần như cuối năm 2007. Lạm phát được đẩy lùi, nền tài chính quốc gia không sụp đổ, bảo đảm cho sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội, đó chính là kết quả của một chính sách đúng hướng, biểu hiện tính hiệu quả ngay trong thời gian ngắn. Hệ thống chính sách kinh tế của Việt Nam hiện nay rất khó đảm bảo được đồng thời những yêu cầu trên đây, tuy nhiên có thể tùy vào hoàn cảnh và mục tiêu nhất định để quyết định sử dụng chính sách nào là hợp lý, đôi khi phải chấp nhận hi sinh một vài mục tiêu khác. Bên cạnh đó, tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính hiệu quả cũng là một bài toán khó cần lời giải. Như việc sử dụng vốn ODA, có đến sáu bộ và cơ quan ngang bộ (Bộ Kế hoạch - Đầu tư , Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ) cùng chịu trách nhiệm quản lý mà vẫn để xảy ra tiêu cực, sử dụng không hiệu quả nguồn vốn, gây mất lòng tin ở các nhà tài trợ. Việc Nhật Bản quyết định không cam kết các khoản vay ODA mới do chúng ta vẫn chưa làm sáng tỏ nghi án hối lộ trong Dự án Đại lộ Đông Tây tại TP.HCM khiến chúng ta một lần nữa phải nghiêm túc đặt vấn đề làm thế nào để quản lý tốt hơn nguồn vốn ODA. Một phần nguyên nhân do thiếu tính đồng bộ giữa các cơ quan chủ quản, gây chồng chéo trách nhiệm; chưa thực hiện tốt quy trình kiểm tra, giám sát làm mất đi tính hiệu quả của các dự án. Các yêu cầu cơ bản đối với một chính sách kinh tế không tách rời nhau mà luôn tồn tại thành một thể thống nhất trong suốt quá trình xây dựng, ban hành và đưa vào thực tế. Chúng còn có khả năng tác động qua lại, hỗ trợ hoặc gây cản trở tùy theo khả năng áp dụng. Việc nắm vững và đảm bảo được những yêu cầu trên đây sẽ giúp các nhà hoạch định không mắc phải những sai lầm đáng tiếc, không phải sửa đổi bổ sung trong quá trình thực hiện, đưa chính sách đi đúng hướng. Góp phần tăng cường tính tích cực sáng tạo, phát huy được tiềm năng, thúc đẩy ý chí vươn lên làm giàu cho đất nước. 7 8 . Đề bài: Phân tích yêu cầu cơ bản của một chính sách kinh tế? lấy ví dụ minh họa và phân tích ví dụ đó? Bài làm: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ. quả của các dự án. Các yêu cầu cơ bản đối với một chính sách kinh tế không tách rời nhau mà luôn tồn tại thành một thể thống nhất trong suốt quá trình xây dựng, ban hành và đưa vào thực tế. . thực tế của đất nước và bối cảnh quốc tế. Như việc đặt ra chính sách phát triển kinh tế nóng của Chính phủ vào thời điểm tháng 11/2007 là một sai lầm, tuy đã có tiếng nói cảnh báo nhưng Chính

Ngày đăng: 11/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan