Cho trẻ làm quen với thức ăn mới doc

10 255 0
Cho trẻ làm quen với thức ăn mới doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cho trẻ làm quen với thức ăn mới Bạn đang lo ngại về những thứ con mình ăn? Bạn sợ rằng 4 nhóm thực phẩm mà con bạn ăn chỉ là bánh qui, kẹo, nước ngọt có ga và khoai tây chiên? Hãy thử một số gợi ý dưới đây. Cách nào là tốt nhất để trẻ trước tuổi đi học làm quen với thức ăn mới? Trước hết, nếu trẻ không thích món mới đó ở lần thử đầu tiên, đừng lo lắng. Điều đó không có nghĩa là trẻ sẽ không bao giờ thích. Có thể chúng cần 10 đến 20 lần nếm món ăn mới trước khi chấp nhận nó. Vì thế đừng tuyệt vọng. Hãy thử những gợi ý sau:  Bắt đầu khôn ngoan. Với những trẻ mới bắt đầu, hãy thử đặt một phần nhỏ món ăn mới vào bát của trẻ gần những thức ăn quen thuộc. Phần này có thể chỉ khoảng nửa thìa cà phê. Đừng phạt hoặc mắng trẻ nếu trẻ không ăn. Và nên nhớ là các món ăn mới chỉ có vẻ hấp dẫn trong bữa ăn nếu trước đó trẻ không ăn vặt.  Tạo sự vui vẻ. Đôi khi trẻ sẽ thử món mới nếu ăn nó có vẻ vui. Ví dụ, làm món súp lơ xanh với thứ nước chấm hoặc nước sốt yêu thích của trẻ.  Tìm những món thay thế. Nên nhớ rằng không có một loại thức ăn nào là hoàn hảo. Vì vậy nếu trẻ không ăn xúp lơ xanh, trẻ vẫn có thể nhận được những chất dinh dưỡng như vậy từ những thực phẩm khác. Sẽ đáng lo hơn nếu trẻ không hề ăn hoặc rất khó ăn mọi thứ trái cây hoặc rau. Hãy xem trung bình chúng ăn những gì trong 3 hoặc hoặc 4 ngày, chứ không phải từng bữa. Và hãy làm gương. Nếu trẻ thấy cha mẹ ăn và thích thú một món ăn nào đó, thì điều đó sẽ khuyến khích trẻ nếm thử.  Lôi cuốn trẻ. Truyền sự hăng hái đối với món ăn mới bằng cách rủ trẻ đi chợ và chuẩn bị bữa ăn. Ở chợ bạn có thể cho trẻ chọn những loại trái cây và rau, ngũ cốc nguyên cám và sữa chua với hương vị mới để cả nhà cùng thử. Tận dụng cơ hội để giảng giải về loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe và tại sao. Trong bếp bạn có thể đề nghị trẻ giúp chế biến món ăn vặt hoặc món ăn mới cho gia đình. Bằng cách này bạn có thể vừa vui đùa với trẻ và vừa xây dựng cho trẻ sự quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh. Chỉ cần đảm bảo là công việc phù hợp với độ tuổi của trẻ.  Nghĩ đến dinh dưỡng. Là cha mẹ, đôi khi điều tốt nhất bạn có thể làm là tạo ra một môi trường để trẻ có thể có chế độ ăn đủ dinh dưỡng. Trách nhiệm của bạn bao gồm mua những thực phẩm có lợi và dành thời gian để nấu những bữa ăn chính và phụ cho gia đình. Việc để dành món tráng miệng lại cho đến khi trẻ ăn hết bữa có lợi không? Việc để dành món tráng miệng lại thường không có lợi. Thứ nhất, nó gửi đến một thông điệp rằng món tráng miệng là món ăn ngon nhất và có thể khiến trẻ càng muốn được ăn. Nó cũng gửi đi một thông điệp rằng việc ăn những món ăn tốt cho sức khỏe là việc làm chẳng mấy dễ chịu - một việc mà trẻ phải cam chịu nếu trẻ muốn được thưởng. Cha mẹ có nên cho trẻ tự chọn đồ ăn? Cha mẹ có thể và nên cho trẻ quyền lựa chọn - nhưng là lựa chọn giữa những đồ ăn có lợi cho sức khỏe. Tháp Dinh dưỡng dành cho trẻ em của Bộ Nông nghiệp Mỹ nhấn mạnh đến ngũ cốc nguyên cám, trái cây và rau. Ngoài ra, nó còn đưa ra suất ăn khuyến nghị ở từng nhóm thực phẩm dựa trên tuổi. Ví dụ, trẻ từ 4 - 6 tuổi nên ăn 6 suất ngũ cốc, 3 suất rau, 2 suất trái cây, hai suất sữa và hai suất thịt mỗi ngày. Trẻ 2 - 3 tuổi cũng cần những loại thực phẩm tương tự, nhưng cỡ suất chỉ bằng khoảng 2/3. Tuy nhiên, cỡ suất sữa cho trẻ 2 - 3 tuổi vẫn là 1 cốc. Ví dụ về cỡ suất cho các nhóm thực phẩm theo Bộ Nông nghiệp Mỹ Nhóm Một suất Ngũ cốc 1 lát bánh mì 1/2 cốc cơm hoặc mì khoảng 30g ngũ cốc ăn liền Rau 1/2 cốc rau cắt nhỏ sống hoặc chín 1 cốc rau ăn lá sống Quả Một miếng trái cây hoặc dưa hấu 3/4 cốc nước quả 1/2 cốc trái cây đóng hộp Sữa 1 cốc sữa hoặc sữa chua Khoảng 60g pho mát Thịt Khoảng 30 - 60g thịt nạc nấu chín 1/2 cốc đậu khô nấu chín 2 thìa cà phê bơ lạc Hãy để trẻ biết rằng không có thức ăn xấu. Điều này có nghĩa là ngay cả đồ ngọt cũng được phép với lượng vừa phải, chừng nào nó còn nằm trong một chế độ ăn cân bằng. Cha mẹ có thể làm gì trong việc chọn lựa thực phẩm khi trẻ bắt đầu đi học? Trẻ càng lớn, bạn càng ít kiểm soát được nguồn thực phẩm. Nhưng bạn vẫn có thể tác động đến những gì trẻ ăn. Một trong những việc tốt nhất bạn có thể làm là bắt đầu ngày học của trẻ bằng một bữa sáng giàu dinh dưỡng ở nhà. Con bạn sẽ tỉnh táo hơn và sẽ sẵn sàng nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong ngày. Tìm hiểu về những món ăn được phục vụ ở trường học và nơi gửi trẻ và đảm bảo rằng chúng là cân bằng. Nếu bạn không hài lòng với thực đơn cho trẻ, hãy gọi điện cho ban giám hiệu nhà ttrường hoặc người phụ trách nơi gửi trẻ để bày tỏ sự lo ngại của mình. Nếu có thể, hãy giúp trẻ lựa chọn món ăn có lợi trong bữa trưa. Hoặc cho trẻ mang theo suất ăn trưa và ăn vặt. Khi nào thì cha mẹ cần lo ngại về chất béo trong chế độ ăn của trẻ? Hội Y học Mĩ khuyên trẻ dưới 2 tuổi cần nhận được 50% lượng calo hằng ngày từ chất béo để tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển não bộ. Vì vậy trẻ không nên ăn chế độ ăn ít béo trước 2 tuổi. Nếu bạn hạn chế chất béo quá mức, bạn có thể hạn chế số calo mà trẻ nhận được và hậu quả là hạn chế sự tăng trưởng tối ưu. Bạn cũng cần tính đến tiền sử sức khỏe của gia đình. Nếu nhiều thành viên trong gia đình có cholesterol cao hoặc bị bệnh tim sớm, hoặc nếu phần lớn những người thân của bạn bị thừa cân, thì cần cho trẻ chế độ ăn ít béo hơn. Hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu bạn có thắc mắc. Nói chung, việc giảm mỡ nên được chia thành nhiều giai đoạn sau 2 tuổi. Tuy nhiên, không nên thay đổi đột ngột hoặc nghiêm ngặt. Đến 5 tuổi, khoảng 30% lượng calo hằng ngày của trẻ nên bắt nguồn từ chất béo. Cha mẹ có nên lo lắng không nếu thấy con uống quá nhiều nước ngọt có ga? Nước ngọt có ga ảnh hưởng chủ yếu đến lượng calci mà trẻ nhận được. Nói chung, càng uống nhiều nước ngọt có ga, trẻ càng uống ít sữa và càng hấp thụ ít calci. Vấn đề thực sự ở đây là số lượng. Nếu một trẻ có cân nặng bình thường uống ba lon nước ngọt có ga mỗi ngày, thì loại nước uống này sẽ thế chỗ những thức ăn khác. Calo và caffein trong nước ngọt có ga sẽ tích lũy nhanh chóng. Một điểm nữa cần nghĩ tới là việc uống những đồ uống carbonat hóa, ngay cả khi không có đường, cũng làm tăng nguy cơ con bạn bị sâu răng. Nồng độ acid cao có cả trong nước ngọt thường và nước ngọt ăn kiêng đều gây sâu răng. Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ không bị thừa cân hoặc béo phì? Có nhiều việc mà bạn có thể làm:  Khuyến khích lối sống lành mạnh. Xác định những thói quen góp phần làm cho gia đình bạn ăn nhiều và vận động ít. Bạn có thể tạo ra những thay đổi nhỏ trong lối sống để giúp trẻ ăn uống lành mạnh hơn và năng vận động hơn. Một ví dụ về thay đổi lối sống là nấu ăn với ít mỡ hơn - ví dụ, bỏ lò thay cho rán.  Nêu gương tốt. Đừng gọi món khoai tây chiên nếu bạn không muốn con mình cũng gọi món khoai tây chiên. Đừng mua bánh qui kem sô cô la nếu bạn không muốn con ăn vụng. Tương tự, trẻ sẽ sẵn sàng ăn vặt bằng trái cây và rau sau khi thấy bạn làm như vậy.  Kiểm tra xem bạn có cho con ăn suất của người lớn không. Trẻ thường nhận được quá nhiều calo do chúng ăn suất quá lớn.  Ăn vặt đễ đỡ đói chứ không phải để đỡ buồn miệng. Tương tự, đừng dùng đồ ăn để dỗ cho trẻ khỏi nghịch. Điều này có thể khuyến khích trẻ ăn khi không đói.  Năng vận động. Vận động là phần rất quan trọng để thúc đẩy cân nặng bình thường ở trẻ. Một trong những cách tốt nhất để khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn là biến hoạt động thể chất thành công việc thường xuyên của gia đình. Tôi có thể làm gì nếu con tôi không chịu ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà chỉ ăn những thứ linh tinh? Trước khi lo lắng, hãy xem kiểu ăn uống đó đã diễn ra trong bao lâu. Nó có diễn ra thờng xuyên không hay chỉ thỉnh thoảng xảy ra trong ngày nghỉ? Nếu đó thực sự là cung cách ăn uống xấu, bạn không thể thay đổi trong ngày một ngày hai. Trước tiên cần hỏi xem "Kiểu ăn uống đó bắt nguồn từ đâu? Và các bạn, những người làm cha mẹ, có ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe không?" Đa phần trẻ học cách ăn những thức gì là từ việc quan sát cha mẹ chúng. Hãy ngồi với con và bàn bạc xem hai bạn có thể làm gì để đưa trẻ trở lại nếp ăn uống đúng. Ví dụ, hai bạn có thể quyết định uống sữa hoặc nước quả trong bữa ăn thay cho nước ngọt. Các bậc cha mẹ cần nhớ rằng họ là người chịu trách nhiệm chợ búa. Đừng để trẻ nhỏ chọn những đồ ăn không tốt cho sức khỏe trong cửa hàng. Trẻ cần có sẵn những thức ăn lành mạnh ở nhà để ăn vặt và chia cho bạn bè. Nếu bạn để sẵn trong tủ những đồ ăn giàu calo và giàu chất béo, thì đó là những thứ mà con bạn sẽ ăn. Trên hết, hãy kiên nhẫn với con và nêu một tấm gương tốt. Việc bạn làm có ý nghĩa với trẻ nhiều hơn là những gì bạn nói. . Cho trẻ làm quen với thức ăn mới Bạn đang lo ngại về những thứ con mình ăn? Bạn sợ rằng 4 nhóm thực phẩm mà con bạn ăn chỉ là bánh qui, kẹo, nước ngọt. nào là tốt nhất để trẻ trước tuổi đi học làm quen với thức ăn mới? Trước hết, nếu trẻ không thích món mới đó ở lần thử đầu tiên, đừng lo lắng. Điều đó không có nghĩa là trẻ sẽ không bao giờ. những thức ăn quen thuộc. Phần này có thể chỉ khoảng nửa thìa cà phê. Đừng phạt hoặc mắng trẻ nếu trẻ không ăn. Và nên nhớ là các món ăn mới chỉ có vẻ hấp dẫn trong bữa ăn nếu trước đó trẻ không

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan