Kỹ thuật nuôi vỗ béo bò thịt pptx

6 713 7
Kỹ thuật nuôi vỗ béo bò thịt pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật nuôi vỗ béo bò thịt Nuôi vỗ béo bò trước khi bán để giết mổ là một kỹ thuật hiện nay đã được áp dụng nhiều ở các tỉnh duyên hải miền trung và một số tỉnh tây nguyên, nơi có đàn bò rất lớn và là nơi cung ứng bò thịt cho thị trường tiêu thụ trong cả nước. Nuôi vỗ béo bò được áp dụng ở các hộ chăn nuôi bò và cả các thương lái chuyên thu mua bò trong nhân dân sau đó phân loại bò già yếu, mập khoẻ để nuôi vỗ béo trước khi xuất bán thịt nhằm thu lợi nhuận cao. Mục đích của nuôi vỗ béo bò là nhằm sử dụng thức ăn đúng cách, có tại địa phương hoặc là mua để nuôi bò trong một thời gian ngắn để bò tăng nhanh khối lượng và có tỷ lệ thịt tinh cao, phẩm chất thịt tốt hơn, do thịt bò có xen các sợi mỡ nên thịt mềm, thơm ngon hơn; tất nhiên giá bán sẽ tăng lên. Ngoài ra, thị trường tiêu dùng sẽ có thêm số lượng thịt bò chất lượng cao mà số lượng bò đưa vào giết mổ không thay đổi, điều này rất có ý nghĩa về hiệu quả kinh tế – kỹ thuật trong chăn nuôi bò. Bò đưa vào vỗ béo phải khoẻ mạnh, không mắc bệnh, nếu có phải được điều trị khỏi. Bò được cân hoặc đo để tính trọng lượng ban đầu, hiện nay nông dân thường đo để biết trọng lượng bằng thước dây (F.A.O), trọng lượng được xác định thông qua đo vòng ngực và cho kết quả khá chính xác. Bò được tẩy ký sinh trùng: Giun tròn, giun phổi, ve bằng thuốc Dectomax (Poramectin), sử dụng 1cc/ 50kg P tiêm bắp; sán lá gan bằng Dovenix sử dụng 1cc/ 25kg P tiêm bắp. Bò được nuôi nhốt, hạn chế chăn thả. Thức ăn tinh, thô xanh và nước uống được cấp tại chuồng. Tất nhiên chuồng trại đễ nuôi vỗ béo bò phải đảm bảo khô ráo, vệ sinh, tránh mưa tạt, gió lùa, có thiết kế máng ăn, máng uống thích hợp để bảo đảm cung cấp đủ khẩu phần cho từng con bò tránh tranh giành nhau. Sau khi đưa bò vào chuồng nuôi vỗ béo, đàn bò được tập làm quen với thức ăn thô xanh, thường là các loại cỏ trồng được cắt ngắn như cỏ voi, cỏ sả, Paspalum, Ruzi,… số lượng cỏ phải tương đương 1/10 trọng lượng bò. Sau khi bò quen thức ăn thô xanh, lúc đó cần bổ sung thức ăn tinh. Thức ăn tinh sẽ được trộn vào cỏ từ ít rồi đến số lượng cần để vỗ béo bò; sau 1 tuần đến 10 ngày bò sẽ quen với khẩu phần thức ăn vỗ béo. Nước uống được cung cấp tự do tại chuồng, máng uống phải được chùi rửa hàng ngày để tránh lên men do lẫn thức ăn tinh. Với khẩu phần có thức ăn tinh nhiều như vậy; tinh bột và chất đường dễ tiêu được phân giải mạnh do vi sinh vật trong dạ cỏ làm cho lượng khí CO 2 , NH 4, H 2 S,… sinh ra nhanh dễ dẫn đến chướng hơi dạ cỏ; ngoài ra còn tạo ra nhiều acid lactic nên dễ dẫn đến toan huyết (acid máu), sưng gan và hư móng chân. Do đó, thức ăn tinh được trộn đều với thức ăn thô, tốt nhất là với thức ăn thô xanh được băm nhỏ, cắt ngắn; thức ăn tinh nên được tổng hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau để giảm sự lên men sinh hơi nhanh; cần cân bằng chất đạm dễ đến khó hoà tan với chất nitơ phi protein (thường dùng urê) để tạo điều kiện cho vi sinh vật dạ cỏ tổng hợp chất đạm hiệu quả nhất và đủ các acid amin trong ruột để bò có thể hấp thu, tổng hợp nuôi cơ bắp được tốt nhất. Điều quan trọng là thức ăn tinh phải ổn định thành phần nguyên liệu trong nuôi vỗ béo bò nhằm tạo hệ vi sinh vật dạ cỏ ổn định, tránh xáo trộn tiêu hoá ở bò. Thời gian nuôi vỗ béo từ 2 đến 3 tháng, nhưng thông thường là 3 tháng. Thức ăn tinh có thể sử dụng một trong hai loại như sau: Một là thức ăn tổng hợp được sản xuất từ các nhà máy thức ăn gia súc, loại cho bò có 14% chất đạm; tuy nhiên giá khá đắt, ít phù hợp ở vùng sâu, xa. Hai là thức ăn được pha trộn từ các nguyên liệu có sẵn ở địa phương, giá rẻ, chỉ mua thêm các loại cần thiết khác. Tuỳ điều kiên ở các địa phương, người chăn nuôi có thể tham khảo, ứng dụng các công thức như sau: Công thức (kg) Nguyên liệu I II III Bột sắn 85 65 45 Bột bắp 0 25 50 Bột cá Khô đậu lạc Khô đâu nành 10 5 0 Urê 3 3 3 Muối 1 1 1 Bột xương 1 1 1 Tổng cộng 100 100 100 Hoặc công thức vỗ béo bò 3 tháng Thức ăn (kg) 30 ngày đầu 30 ngày giữa 30 ngày cuối Cỏ xanh 20 15 10 Cỏ khô 5 4 3 Cám gạo 0,5 0,7 1 Rỉ đường 0,2 0,5 0,7 Khô dậu lạc (đậu nành) 0,2 0,5 0,7 Muối (g) 40 60 60 Ngoài ra có thể bổ sung đá liếm để cung cấp thêm khoáng, cho sử dụng tự do bằng cách treo trong chuồng, đặc biệt tốt cho vỗ béo bò bằng thức ăn tự trộn. Thức ăn tinh được dùng bình quân 3kg/ con/ ngày. Trong trường hợp muốn rút ngắn thời gian vỗ béo dưới 3 tháng, có thể cho bò ăn 3 - 4kg/ con/ ngày. Theo số liệu của dự án đa dạng hoá nông nghiệp năm 2005 về vỗ béo bò ở các tỉnh duyên hải miền trung và Tây Nguyên (Bộ Nông nghiệp và PTNT), có kết quả được tổng kết như sau: Trung bình trên 1 bò được vỗ béo: - Trọng lượng ban đầu : 187,7kg - Trọng lượng kết thúc : 235,6kg - Tăng trọng/2 tháng : 48,4kg - Tăng trọng/1 ngày : 0,81kg - Tiêu tốn thức ăn tinh/1kg tăng trọng : 4,81kg - Lợi nhuận/ 1con : 300.000 - 500.000đ Kết quả tăng trọng cao nhất là ở các bò lai zêbu, các bò có khung xương lớn và cũng cho lợi nhuận cao hơn. . Kỹ thuật nuôi vỗ béo bò thịt Nuôi vỗ béo bò trước khi bán để giết mổ là một kỹ thuật hiện nay đã được áp dụng nhiều ở các tỉnh duyên hải miền trung và một số tỉnh tây nguyên, nơi có đàn bò. nơi cung ứng bò thịt cho thị trường tiêu thụ trong cả nước. Nuôi vỗ béo bò được áp dụng ở các hộ chăn nuôi bò và cả các thương lái chuyên thu mua bò trong nhân dân sau đó phân loại bò già yếu,. yếu, mập khoẻ để nuôi vỗ béo trước khi xuất bán thịt nhằm thu lợi nhuận cao. Mục đích của nuôi vỗ béo bò là nhằm sử dụng thức ăn đúng cách, có tại địa phương hoặc là mua để nuôi bò trong một thời

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan