KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA CẠN pptx

8 373 0
KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA CẠN pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA CẠN I. Kỹ thuật làm đất: - Cày lật đất và làm nhỏ đất có tác dụng vùi thân lá cỏ xuống sâu và đưa rễ cỏ dại lên trên mặt. - Tuỳ từng loại đất mà chúng ta áp dụng các biện pháp làm đất thích hợp. II. Lượng hạt gieo và cách gieo: - Lượng hạt gieo: đối với giống lúa cạn mới: LN 93-1 , LN 93-2 , LN 93-4 cần gieo từ 100 - 120 kg/ ha. - Cách gieo: dùng bừa hoặc cào có răng cách nhau 20 cm rạch hàng, gieo lúa đều trên hàng để tất cả các cây lúa đều có khả năng sinh trưởng và phát triển như nhau (hốc cách hốc 10 - 15 cm, gieo 4 - 5 hạt/hốc). Lấp đất từ 3 - 5 cm. - Thời điểm gieo: chỉ gieo khi đất có đủ độ ẩm cho hạt giống nẩy mầm. Tuyệt đối không gieo hạt giống đón mưa (thường gieo vào tháng 5). III. Bón phân: - Lượng phân bón cho 1 ha như sau: Loại phân Đất xấu (kg/ha) Đất tốt (kg/ha) - Đạm urê - Supe lân - Cloruakali 200 250 80 100 150 50 Tuỳ điều kiện cụ thể mà có thể bổ sung thêm từ 2 - 3 tấn/ha phân ủ hữu cơ vi sinh trong giai đoạn bón lót. - Cách bón: + Bón lót: 100 % lân + 25 % urê + Bón thúc: chia 2 lần Lần 1: 50 % urê + 50 % kali sau khi lúa mọc mầm 15 - 20 ngày. Lần 2: 25 % urê + 50 % kali vào lúc 45 - 50 ngày sau khi lúa mọc mầm với giống có thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày, 70 - 75 ngày sau khi lúa mọc mầm với giống có thời gian sinh trưởng trên 120 ngày. - Phương pháp bón: phân được trộn đều, rải theo hàng khi đất có đủ điều kiện về độ ẩm để hoà tan phân vào đất, sau đó vun và lấp đất kín phân. IV. Chăm sóc: - Làm cỏ: Sau khi gieo và lấp đất, nếu đủ độ ẩm cho hạt giống nẩy mầm, ngay ngày gieo hoặc sáng hôm sau có thể sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm Ronstas 25 EC với lượng 2 lít/ha, pha 40 cc / bình 8 lít để phun cho 200 m 2 thật đều sẽ đỡ công làm cỏ đợt 1. Làm cỏ sơ vào 25 - 30 ngày sau khi lúa mọc mầm là đủ. Trường hợp không sử dụng thuốc trừ cỏ, tiến hành làm cỏ, vun xới 2 lần kết hợp với 2 lần bón thúc. - Phòng trừ sâu bệnh: các giống lúa cạn có khả năng kháng sâu bệnh cao, nhưng cần chú ý thời vụ để tránh lúa trỗ lẻ loi trên nương rẫy. Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp: + Dùng giống chống bệnh. + Dọn sạch tàn dư cỏ dại trên nương rẫy. + Xử lý hạt giống bằng nước nóng đã pha 54 0 (3 sôi + 2 lạnh) trong 10 phút. - Chống xói mòn: Các biện pháp để chống xói mòn bao gồm: + Biện pháp xây dựng nương định canh + Biện pháp nông nghiệp: bao gồm các biện pháp canh tác theo đường đồng mức, cày bừa ngang dốc, bố trí thời vụ cây trồng, làm cỏ, bón phân, luân canh tạo độ che phủ đất, không cày bừa, xới xáo, đốt dọn trắng trong mùa mưa biện pháp này có tác dụng tăng năng suất cây trồng 30 - 40 %, dễ dàng được nông dân áp dụng. + Biện pháp lâm nghiệp: trồng rừng hoặc bảo vệ rừng non để mọc thành rừng tái sinh, chống xói mòn, ngăn chặn dòng chảy và giữ ẩm cho cây trồng. V. Một số loại sâu, bệnh thường gặp ở lúa cạn: 1. Bệnh hại: a) Bệnh đạo ôn: do nấm gây ra. - Triệu chứng: bệnh gây hại trên mọi giai đoạn của cây lúa. - Biện pháp phòng trừ: + Dùng giống lúa kháng bệnh. + Dọn sạch tàn dư và cỏ dại mạng bệnh trên nương rẫy. + Xử lý hạt giống bằng nước nóng 54 0 C (3 sôi, 2 lạnh) trong 10 phút. + Khi bệnh xẩy ra tạm ngừng bón thúc đạm. Phun Fujione 40 EC hoặc Hinosan 40 EC hoặc Kitazin 50 EC với lượng 1 - 2 lít / ha. Pha 20 - 40 cc thuốc cho 1 bình 8 lít nước và phun cho 200 m 2 . b) Bệnh đốm nâu: - Triệu chứng: thấy rõ nhất trên lá và vỏ trấu. - Nguyên nhân: Do nấm Bipolaris oryzae gây ra, bào tử nấm mọc đơn lẻ hoặc thành chùm trên cành bào tử. - Biện pháp phòng trừ + Dùng giống kháng bệnh; Xử lý hạt giống nhiễm bệnh bằng nước muối 15%, hoặc bằng Thiram 80WP 0,2% + Bệnh đốm nâu liên quan rất mật thiết đến chế độ dinh dưỡng, vì vậy bón phân cân đối và hợp lý, kết hợp với nước tưới đầy đủ là phương pháp tốt nhất để phòng trừ bệnh. + Khi bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Anvil, Tilsuper để phun khi ruộng mới bị bệnh c) Bệnh bạc lá: do vi khuẩn gây ra. - Triệu chứng: lúc đầu là những đốm sọc thối ướt dọc gân lá, chóp lá, mép lá lan xuống. Ban đầu vết bệnh có màu vàng, sau chuyển sang bạc trắng, làm khô lá mất khả năng quang hợp. Vết bệnh ở một hay hai bên bìa lá hoặc nơi lá bị thương tích và bệnh sẽ lan rộng ra khắp phiến lá. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cây lúa qua rễ và gốc thân, lá hay cả cây bị héo từ giai đoạn mạ cho đến bắt đầu đâm chồi. - Biện pháp phòng trừ: + Chọn giống kháng bệnh để gieo trồng; + Vệ sinh nương rẫy, dọn sạch tàn dư thực vật phơi ải đất. + Bón phân cân đối; khi bệnh xuất hiện phải ngừng bón đạm, phân ka li có tác dụng hạn chế tác hại của bệnh và lưu ý nên bón sớm. 2. Sâu hại: a) Bọ xít: - Chích hút nhựa ở thân cây lúa, bông lúa đang chín. - Biện pháp phòng trừ: + Nên gieo trồng tập trung đúng thời vụ, có kế hoạch theo dõi chủ động. + Vệ sinh nương rẫy, diệt trừ cỏ dại (ký chủ) + Phun Padan 95 SP với lượng 10 - 12 g/bình 8 lít nước phun cho 200 m 2 . b) Chuột: Phá nơi ẩn nấp của chuột bằng cách phát hoang bờ ruộng, săn bắt chuột, đào hang, vây lưới, xông khói, đặt bẫy. . . nên làm trước mùa đẻ rộ của chuột; Sử dụng thuốc trừ chuột. c) Sùng đất và sâu xám: dùng Basudin 10H hoặc Furadan 3G bón vào đất với lượng 15 - 20 kg / ha./. . KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA CẠN I. Kỹ thuật làm đất: - Cày lật đất và làm nhỏ đất có tác dụng vùi thân lá cỏ xuống. giống lúa cạn mới: LN 93-1 , LN 93-2 , LN 93-4 cần gieo từ 100 - 120 kg/ ha. - Cách gieo: dùng bừa hoặc cào có răng cách nhau 20 cm rạch hàng, gieo lúa đều trên hàng để tất cả các cây lúa đều. bệnh thường gặp ở lúa cạn: 1. Bệnh hại: a) Bệnh đạo ôn: do nấm gây ra. - Triệu chứng: bệnh gây hại trên mọi giai đoạn của cây lúa. - Biện pháp phòng trừ: + Dùng giống lúa kháng bệnh. +

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan