Chuyên đề khoa học Xu hướng đầu tư quốc tế

33 3.1K 30
Chuyên đề khoa học Xu hướng đầu tư quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ Chuyên đề khoa học Xu hướng đầu tư quốc tế Nhóm 8: Nguyễn Thị Vân Anh Trần Thị Thanh Ly Đàm Trường Vân Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc Hà Nội, tháng 12 năm 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Bảng chú giải chữ viết tắt i Danh mục các bảng ii Danh mục các hình iii Lời nói đầu 1 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 2 1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư quốc tế 2 1.1.1. Khái niệm: 2 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế: 2 1.2. Nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư quốc tế trên thế giới 2 1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế 3 Chương 2 XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5 2.1. Xu hướng tự do hóa đầu tư quốc tế 6 2.2. Xu hướng MA trong những năm tới 7 2.3. Thay đổi về dòng vốn đầu tư quốc tế 9 2.3.1. Thay đổi về nước nhận đầu tư 9 2.3.2. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực hấp dẫn FDI nhất thế giới 11 2.4 . Thay đổi chủ đầu tư quốc tế 13 2.5. Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư quốc tế 16 Chương 3 XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 18 3.1. Xu hướng tự do hóa hoạt động đầu tư tại Việt Nam hiện nay 18 3.2. Xu hướng MA ở Việt Nam: 19 3.3. Xu hướng FDI vào Việt Nam 21 3.4. Sự thay đổi về các đối tác đầu tư: 22 3.5. Sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư 23 3.6. Giải pháp cho vấn đề đầu tư quốc tế tại Việt Nam trong những năm tới 24 Kết luận 26 Tài liệu tham khảo: 27 Bảng chú giải chữ viết tắt Chữ viết tắt Chú giải CN Công nghiệp DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DV Dịch vụ ĐTNN Đầu tư nước ngoài ĐTQT Đầu tư quốc tế Gs Giáo sư NN Nhà nước NĐCP Nghị định – Chính phủ ADB Asian Development Bank ASEAN Association of Southeast Asian Nations FDI Foreign direct Investment IMF International Monetary Fund MA Mergers Acquisitions NIEs Newly Industrialized Economies NICs Newly Industrialized Countries ODA Official Development Assistance PFI Private finance initiative TNCs Transnational corporations UNCTAD United nations conference on trade and development WTO World Trade Organization SCIC State capital investment corporation Danh mục các bảng Bảng 1 Sự thay đổi những đối tác đầu tư lớn nhất tại Việt Nam từ 2009 đến 2012 Bảng 2 Những ngành thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam từ 2009 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ Chuyên đề khoa học Xu hướng đầu tư quốc tế Nhóm 8: Nguyễn Thị Vân Anh Trần Thị Thanh Ly Đàm Trường Vân Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc Hà Nội, tháng 12 năm 2013 1 MỤC LỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 ĐẠI HỌC KINH TẾ 1 Chuyên đề khoa học 1 Xu hướng đầu tư quốc tế 1 Nhóm 8: Nguyễn Thị Vân Anh 1 Đàm Trường Vân 1 Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc 1 Hà Nội, tháng 12 năm 2013 1 MỤC LỤC 1 Bảng chú giải chữ viết tắt i Danh mục các bảng ii Danh mục các hình iii Lời nói đầu 1 Chương 1 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 2 1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư quốc tế 2 1.1.1. Khái niệm: 2 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế: 2 1.2. Nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư quốc tế trên thế giới 2 1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế 3 Chương 2 5 XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5 2.1. Xu hướng tự do hóa đầu tư quốc tế 6 2.2. Xu hướng M&A trong những năm tới 7 2.3. Thay đổi về dòng vốn đầu tư quốc tế 9 2.3.1. Thay đổi về nước nhận đầu tư 9 2.3.2. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực hấp dẫn FDI nhất thế giới 11 2.4 . Thay đổi chủ đầu tư quốc tế 13 2.5. Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư quốc tế 16 Chương 3 18 XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 18 3.1. Xu hướng tự do hóa hoạt động đầu tư tại Việt Nam hiện nay 18 1 3.2. Xu hướng M&A ở Việt Nam: 19 3.3. Xu hướng FDI vào Việt Nam 21 3.4. Sự thay đổi về các đối tác đầu tư: 22 3.5. Sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư 23 3.6. Giải pháp cho vấn đề đầu tư quốc tế tại Việt Nam trong những năm tới 24 Kết luận 26 Tài liệu tham khảo: 27 2 Bảng chú giải chữ viết tắt Chữ viết tắt Chú giải CN Công nghiệp DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DV Dịch vụ ĐTNN Đầu tư nước ngoài ĐTQT Đầu tư quốc tế Gs Giáo sư NN Nhà nước NĐ-CP Nghị định – Chính phủ ADB Asian Development Bank ASEAN Association of Southeast Asian Nations FDI Foreign direct Investment IMF International Monetary Fund M&A Mergers &Acquisitions NIEs Newly Industrialized Economies NICs Newly Industrialized Countries ODA Official Development Assistance PFI Private finance initiative TNCs Transnational corporations UNCTAD United nations conference on trade and development WTO World Trade Organization SCIC State capital investment corporation i Danh mục các bảng Bảng 1 Sự thay đổi những đối tác đầu tư lớn nhất tại Việt Nam từ 2009 đến 2012 Bảng 2 Những ngành thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam từ 2009 -2012 ii Danh mục các hình Hình 1 Tốc độ tăng trưởng của FDI toàn cầu từ năm 2004 đến 2012 và dự đoán trong 3 năm tới Hình 2 Giá trị của các vụ mua bán và sát nhập xuyên biên giới từ 2003 đến 2012 Hình 3 FDI thế giới từ năm 1995 đến năm 2012 Hình 4 Thu hút FDI của các khu vực từ 2008 đến 2012 Hình 5 Sự thay đổi trong vai trò đầu tư ra nước ngoài từ năm 2000 đến 2012 Hình 6 Tỷ trọng vốn đầu tư quốc tế trong các ngành, lĩnh vực đầu tư từ 2003-2012 Bảng 1 Sự thay đổi những đối tác đầu tư lớn nhất tại Việt Nam từ 2009 đến 2012 Bảng 2 Những ngành thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam từ 2009 -2012 iii Lời nói đầu Ngày nay, hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra một cách sôi nổi và rộng khắp do quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với qui mô và tốc độ ngày càng lớn, tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong đó tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế mỗi quốc gia ngày càng tăng. Quá trình này diễn ra nhanh chóng sau thời kỳ chiến tranh đã chi phối thế giới trong nửa thế kỷ, làm cho các nền kinh tế của từng quốc gia đều theo xu hướng mở cửa và theo quĩ đạo của kinh tế thị trường, bằng chứng là phần lớn các quốc gia đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), chấp nhận xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư. Các nước cũng đã có nhiều thay đổi trong luật đầu tư trong hơn 10 năm qua để phù hợp với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển kinh tế thế giới đi cùng với sự phát triển và phổ biến của công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải… đã tạo nên sự dịch chuyển vốn nhanh chóng, mở rộng quy mô chuyển vốn giữa các quốc gia và trên toàn thế giới. Đầu tư quốc tế còn có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế thế giới, trong đó có việc tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, khơi dậy các nguồn lực đầu tư tại mỗi quốc gia; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ… Tại Việt Nam, đầu tư quốc tế cũng góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, gián tiếp tạo việc làm, hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp trong nước, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam. Xu hướng nói chung của đầu tư quốc tế là ngày càng tăng lên về số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị trí, vai trò ngày càng to lớn trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Đầu tư quốc tế tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng nói trên. Việt Nam đã tham gia một số hiệp định song phương và đa phương, các tổ chức quốc tế nhằm tự do hóa đầu tư quốc tế, các đối tác và lĩnh vực đầu tư quốc tế tại Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Chính vì thế, chúng tôi đã đi nghiên cứu sâu hơn về đề tài “xu hướng đầu tư quốc tế” để có được cái nhìn rõ hơn về những xu hướng chủ yếu của đầu tư quốc tế trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề suất một số giải pháp cho vấn đề đầu tư quốc tế ở Việt Nam, theo đúng xu hướng chung của thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào nước ta, cũng như đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. 1 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư quốc tế 1.1.1. Khái niệm: “Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh doanh trong đó hai hay nhiều bên (có quốc tịch khác nhau) cùng nhau góp vốn, công nghệ, đất đai, kỹ năng quản lý… để thực hiện một hay một số dự án đầu tư nhằm tạo ra lợi ích cho các bên tham gia”. • Mục đích của hoạt động đầu tư là sinh lợi. • Tính chất quốc tế của hoạt động đầu tư được thể hiện ở sự khác nhau về quốc tịch của các bên tham gia. Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do viêc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác. Đầu tư quốc tế đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư, đồng thời có thể đưa lại cả tác động tiêu cực. Điều đó phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc vào chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ. Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về qui mô, về cơ cấu, về chính sách cũng như đưa đến những tác động khác nhau. Việc nghiên cứu đặc điểm cơ bản của đầu tư quốc tế hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với một quốc gia. 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế: Đầu tư quốc tế mang đặc điểm của đầu tư nói chung, đó là tính sinh lãi và tính rủi ro. Chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài và các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới. 1.2. Nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư quốc tế trên thế giới Trong thực tế, đầu tư quốc tế được thực hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau: Thứ nhất, do sự mất cân đối về các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia nên có sự chênh lệch về giá cả các yếu tố, đầu tư quốc tế được thực hiện nhằm đạt được lợi ích từ sự chênh lệch đó. Thứ hai, do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia, cụ thể là: Đối với các bên có vốn đầu tư: Cần tìm nơi đầu tư có lợi, cần tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch cũng như sự kiểm soát hải quan trong buôn bán quốc tế, cần khuếch trương thị trường, uy tín, tăng cường vị thế và mở rộng quy mô kinh doanh. 2 Đối với bên tiếp nhận vốn đầu tư: Do thiếu vốn tích lũy, do nhu cầu tăng trưởng nhanh, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiến để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên và tạo việc làm cho lao động trong nước, đầu tư quốc tế được thực hiện để đáp ứng các nhu cầu đó. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, việc tiếp nhận đầu tư quốc tế còn nhằm mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp và khu công nghiệp cao, góp phần thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Thứ ba, trong một số trường hợp, đầu tư quốc tế nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng các công trình có quy mô vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều quốc gia. 1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế Hình thức đầu tư trực tiếp (FDI): là hoạt động đầu tư dài hạn trong đó chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đây dòng vốn có tính ổn định cao, thời gian đầu tư thường dài, do chủ đầu tư trực tiếp quản lý. FDI được thực hiện theo hai kênh chủ yếu: - Đầu tư mới (greenfield investment –GI): các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI và cũng là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư ở các nước phát triển vào đầu tư ở các nước đang phát triển. - Mua lại và sát nhập (Mergers and acquisitions – M&A): các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh đầu tư này chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, các nước công nghiệp mới và rất phổ biến trong những năm gần đây. Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài (PFI): là loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Nó phụ thuộc vào trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh của bên nhận đầu tư, hiệu quả đầu tư thường không cao. Đầu tư nước ngoài gián tiếp được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó phổ biến là: - Quỹ vốn đầu tư mạo hiểm: cung cấp vốn cho các nhà đầu tư để đầu tư vào những nơi (thị trường mới nổi) hoặc sản phẩm có độ mạo hiểm cao nhưng hứa hẹn thu lợi nhuận lớn. - Quỹ đầu tư cổ phần quốc tế: cung cấp vốn cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ đầu tư ra nước ngoài. Quỹ này chia làm hai loại: phát hành số lượng cố định cổ phiếu ban đầu (closed end funds) và số lượng cổ phiếu thay đổi (open end funds) tùy thuộc vào nhà đầu tư vào quỹ 3 - Biên lai người gửi của Mỹ hoặc quốc tế: ngân hàng thương mại của Mỹ phát hành giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các công ty chứng khoán không phải của Mỹ và các ngân hàng có nghiệp vụ vãng lai ở nước ngoài. - Trái khoán chuyển đổi hoặc có bảo đảm bằng cổ phiếu: cho phép người cầm trái khoán có thể đổi ra cổ phiếu của công ty phát hành bất kỳ lúc nào. Hình thức tín dụng thương mại quốc tế: là hình thức đầu tư quốc tế thông qua hình thức đi vay và cho vay với lãi suất thị trường giữa hai chủ thể khác quốc gia. Hình thức hỗ trợ phát triển chính thức ODA: là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc chính phủ một nước với các chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia. 4 [...]...Chương 2 XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Cho tới nay đầu tư quốc tế đã trải qua nhiều xu hướng phát triển: đầu tư truyền thống (đầu tư một chiều, các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển, đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển… ) Xu hướng hướng đầu tư quốc tế ngày nay là sự đan xen giữa các xu hướng này Trong đó xu hướng đầu tư lẫn nhau giữa các nước đang phát triển... vực cho phép đầu tư ra nước ngoài, xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài về thông tin môi trường đầu tư 25 Kết luận Trong thời gian tới, các nguồn vốn đầu tư quốc tế sẽ không ổn định do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và trong bối cảnh cạnh tranh thu hút ĐTNN ngày càng mạnh mẽ và gay gắt, cùng với các xu hướng mới trong đầu tư quốc tế như: tự do hóa trong đầu tư, thay đổi... 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,09 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,43 tỷ USD, chiếm 16,6 % tổng vốn đầu tư Năm 2012, đã có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong đó 5 nước dẫn đầu vốn đầu tư. .. nghiệp sản xu t, chế tạo chiếm tỷ trọng nhiều nhất (khoảng 50%) và đang có xu hướng tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Vốn đầu tư quốc tế được thực hiện trong ngành dịch vụ cũng đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao, và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng, trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao nhất 17 Chương 3 XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 3.1 Xu hướng tự do hóa hoạt động đầu tư tại Việt... đáng kể do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và có thể lấy lại được mức độ tăng trưởng cao như những năm 2006, 2007 trước khi xảy ra khủng hoảng 2.1 Xu hướng tự do hóa đầu tư quốc tế Khái niệm: Tự do hóa đầu tư quốc tế là những biện pháp nhằm cắt giảm hay loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để tạo nên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình... Thống kê, Hà Nội 2 Bộ kế hoạch đầu tư, Một số văn bản pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp, NXB Thống kê 3 Nguyễn Bạch Nguyệt-Từ Quang Phương 9/2010 , Giáo trình Kinh tế đầu tư , NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 4 Đoàn Trung Kiên 2009, Giáo trình Luật đầu tư, NXB Giáo dục Việt Nam 5 Phan Công Nghĩa 2010, Giáo trình thống kê đầu tư và xây dựng, NXB Đại học kinh tế quốc dân Các trang web: 6 http://worldbank.org... 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam thì bước sang năm 2010, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Singapore vươn lên dẫu đầu các nhà đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,43 tỷ USD chiếm 23,8 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hà Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trên 2,37 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư tại Việt... tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia Xu hướng tự do hóa đầu tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới Báo cáo giám sát đầu tư của UNCTAD cho biết khoảng 28 nền kinh tế đã thông qua những biện pháp chuyên về đầu tư nhằm tự do hóa, thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu vực kinh tế từ lâu vẫn đóng kýn Cụ thể là Australia và Canada đã tự do hóa... nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư: hiện nay, danh mục các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư và được phép đầu tư có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể Chi tiết, đối với danh mục các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư (tháng 9 năm 2006), có tất cả 8 lĩnh vực với 52 nhóm ngành nghề Đối với danh mục các lĩnh vực được phép đầu tư có điều kiện áp dụng cho các nhà đầu tư nước... được dành cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010, và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020; tất cả các ngành nghề được mở cửa cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020; có lưu chuyển tự do hơn về vốn, lao động lành nghề và chuyên gia, và công nghệ giữa các quốc gia thành viên •Hiệp định đầu tư ASEAN – Trung Quốc và Hiệp định đầu tư ASEAN – Hàn Quốc Được ký kết năm . thành và phát triển đầu tư quốc tế trên thế giới 2 1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế 3 Chương 2 5 XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5 2.1. Xu hướng tự do hóa đầu tư quốc tế 6 2.2. Xu hướng M&A trong. hoặc liên quốc gia. 4 Chương 2 XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Cho tới nay đầu tư quốc tế đã trải qua nhiều xu hướng phát triển: đầu tư truyền thống (đầu tư một chiều, các nước phát triển đầu tư vào các. hút đầu tư vào nước ta, cũng như đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. 1 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư quốc tế 1.1.1. Khái niệm: Đầu tư quốc tế là

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

  • ĐẠI HỌC KINH TẾ

  • Chuyên đề khoa học

  • Xu hướng đầu tư quốc tế

  • Nhóm 8: Nguyễn Thị Vân Anh

  • Đàm Trường Vân

  • Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc

  • Hà Nội, tháng 12 năm 2013

  • MỤC LỤC

  • Bảng chú giải chữ viết tắt

  • Danh mục các bảng

  • Danh mục các hình

  • Lời nói đầu

  • Chương 1

  • CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư quốc tế

      • 1.1.1. Khái niệm:

      • 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế:

      • 1.2. Nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư quốc tế trên thế giới

      • 1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế 

      • Chương 2

      • XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

        • 2.1. Xu hướng tự do hóa đầu tư quốc tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan