Tiểu luận THANH TRA XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

23 1.4K 25
Tiểu luận THANH TRA XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, chính sách an sinh xã hội đã và đang được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là những chương trình chính sách dành cho nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội như ngư

MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, chính sách an sinh xã hội đã và đang được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là những chương trình chính sách dành cho nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội như người nghèo. Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, công tác xoá đói giảm nghèo của ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, được nhân dân ghi nhận và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Năm 2009, trong bối cảnh chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới, Nhà nước ta vẫn tiếp tục triển khai nhiều giải pháp và chương trình xoá đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Nhiều mô hình, chính sách được đưa ra nhằm giúp người dân vươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo; xây dựng Quỹ vì người nghèo; hàng năm lấy ngày 31 tháng 12 là ngày Tết của người nghèo-ngày hội Nối vòng tay lớn, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của cả dân tộc. Đó là những nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Phát huy tinh thần đó, Ninh Bình tự hào là một trong những tỉnh hoàn thành sớm chương trình “xóa nhà tranh tre nứa lá” và giúp người dân vươn lên làm kinh tế để thoát nghèo của cả nước. Nằm ở vùng cực nam đồng bằng châu thổ sông Hồng với diện tích tự nhiên trên 1400 km 2 và dân số là 898.459 người, Ninh Bình xuất phát điểm là một tỉnh miền núi nghèo, đại bộ phận dân cư sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước và một số nghề thủ công truyền thống (thêu ren, dệt cói…) nên đời sống còn nhiều khó khăn với 23 xã nghèo, cụm xã nghèo trọng điểm trên tổng số 144 phường xã. Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, cùng sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, đoàn thể và tầng lớp nhân dân, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đã gặt hái được những thành công vượt bậc. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây nhiều chương trình, dự án, chính sách đã được tỉnh đề ra và triển khai thực hiện góp phần tăng hiệu quả của 2 công tác xóa nghèo lên đáng kể, như là: ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TU ngày 15/10/2007 và Đề án số 15 của UBND tỉnh về “Tăng cường lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo đến năm 2010”, Đề án số 02 của HĐND tỉnh về việc “Hỗ trợ xây mới, cải tạo và sửa chữa nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-2009”, chính sách hỗ trợ vốn… Để làm rõ hơn về việc thực hiện những hoạt động này đã và đang được diễn ra như thế nào, tôi đã thực hiện đề tài “Thanh tra việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của một số địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” nhằm ghi nhận những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại của Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình trong thực hiện chính sách xóa đói nghèo của Nhà nước ta, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp. 3 NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm Thanh tra: Thanh tra là một trong những chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước do đội ngũ chuyên biệt thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, phát hiện những sai phạm để xử lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. 4 2. Mục đích của hoạt động thanh tra: Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 3. Thanh tra lao động, thương binh và xã hội: Thanh tra lao động, thương binh và xã hội là cơ quan thanh tra thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi và chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước. 4. Thanh tra chính sách xã hội: Thanh tra chính sách xã hội là một trong những hoạt động chuyên môn của thanh tra ngành lao động thương binh xã hội. Thanh tra chính sách xã hội nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, đánh giá đúng việc tổchức thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội ở mỗi cấp; khẳng định những ưu điểm của địa phương, của cơ quan quản lý nhà nước; phát hiện những khâu dễ nảy sinh tiêu cực dẫn đến sai phạm trong việc thực hiện chính sách; 5 các tồn tại cơ bản trong quy trình thẩm định, xét duyệt, chế độ trợ giúp và thực hiện các chính sách theo quy định của pháp luật; phân định rõ trách nhiệm, chức năng của các cơ quan, ban, ngành có liên quan đến việc xác nhận lập hồ sơ để giải quyết chế độ cho các đối tượng; xử lý những người, những tổ chức làm sai dẫn đến sai phạm làm thiệt hại cho đối tượng hoặc làm thất thoát ngân sách nhà nước; kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và các đối tác có liên quan sửa đổi và bổ sung chính sách và pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế. Đối tượng thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội rất rộng, bao gồm: Các tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hội đồng xét duyệt, xác nhận mức độ dị dạng, dị tật, khả năng tự lực trong sinh hoạt, tình trạng đơn thân, trẻ em mồ côi v.v .; các cơ quan quản lý, thực hiện chế độ trợ giúp; các cá nhân làm nhiệm vụ quản lý thực hiện chế độ; trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở từ thiện, mái ấm, nhà mở, cơ sở trợ giúp v.v .; các cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng hưởng chính sách trợ giúp: gồm 17 đối tượng (9 nhóm đối tượng được hưởng trợ giúp thường xuyên và 8 nhóm đối tượng được hưởng trợ giúp đột xuất) được quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã mở rộng thêm một số đối tượng (không yêu cầu phải là hộ gia đình nghèo) như người tàn tật và người mắc bệnh tâm thần… 5. Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động thanh tra: Luật Thanh tra 2010 Nghị định 31/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra lao động thương binh và xã hội Nghị định 86/2011//NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra 2010 6 Nghị định 161/2007/NĐ-CP sửa đổi Điều 48 Nghị định 41 hướng dẫn Luật thanh tra Nghị định 100/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 về Thanh tra viên và CTV thanh tra Quyết định 04/2008/QĐ-BNV ngày 17/11/2008 về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thanh tra Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 về Quy chế hoạt động Đoàn thanh tra Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02/03/2010 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra Thông tư 05/2011/TT-TTCP Quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành thanh tra Thông tư 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC ngày 19/01/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định 202 Quyết định 1657/2005/QĐ-TTCP ngày 06/09/2005 về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra II/ THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 1. Tổng quan về công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, từ năm 2005 đến năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 7,2% (tương đương 2250 hộ). 7 Đây là một con số rất đáng mừng cho thấy công tác giảm nghèo của tỉnh đã thực sự đi vào đời sống với sự tham gia mạnh mẽ của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Đặc biệt, năm 2008 là năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TU và đề án số 15 của UBND tỉnh về “Tăng cường lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo đến năm 2010” với nhiều chương trình, dự án được thực thi, đem lại những kết quả chuyển biến tích cực. 1.1. Việc thực hiện đề án số 02 của HĐND tỉnh về “Hỗ trợ xây mới, cải tạo và sửa chữa nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-2010” Những năm qua ở Ninh Bình, các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị và nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là chính sách “xóa nhà tranh tre, vách đất” kết hợp ưu đãi hỗ trợ cho hộ nghèo, vùng nghèo như tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, giải quyết việc làm…tạo điều kiện cho nhiều hộ chủ động vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ 8 hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt trong những năm gần đây, do tình hình thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra, nhà ở của các hộ nghèo lại càng hư hỏng, xuống cấp. Đến giữa năm 2008, toàn tỉnh có 1120 hộ khó khăn về nhà ở, trong đó 199 hộ chưa có nhà ở, 757 hộ có nhà hư hỏng nặng, dột nát, xuống cấp nghiêm trọng, tập trung ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn… Thông qua đề án này, các địa phương đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng trong việc hoàn thành các quy trình, thủ tục theo đúng quy định nhằm nhanh chóng hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh khó khăn được sửa chữa, xây mới nhà ở, sớm ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Kinh phí hỗ trợ đều dùng để mua vật liệu, đối với nhà xây mới cấp 4 diện tích tối thiểu 18m 2 , mái nhà lợp ngói hoặc phi- brô-xi măng là 25 triệu đồng/nhà; cải tạo, sửa chữa 12,5 triệu đồng/nhà. Tính đến hết năm 2008, toàn tỉnh đã hỗ trợ đất ở cho 54 hộ, xây mới, sửa chữa 821 nhà (xây mới 422 nhà, sửa chữa 399 nhà) cho người nghèo và gia đình chính sách, đạt 225,5% kế hoạch năm 2008. Nếu như trước đây ở nhiều vùng quê Ninh Bình cái đói, nghèo luôn đi liền với những ngôi nhà tranh vách đất dột nát xiêu vẹo thì nay bộ mặt làng xóm đổi thay nhiều bởi những ngôi nhà kiên cố, khang trang nồng ấm tình thương ngày một nhiều lên. Ninh Bình là một trong những tỉnh đi đầu của cả nước về công tác này. Chủ tịch UBND xã Yên Thái, một trong những xã nghèo nhất huyện Yên Mô có nhiều nhà dột nát, khó khăn về nhà ở cho biết: Đề án 02 giải quyết vấn đề trăn trở của xã bấy lâu, giúp nhiều hộ dân bảo đảm nơi ăn ở, có bước chuyển cải thiện đời sống, từ đó phấn khởi yên tâm làm ăn thoát nghèo. 1.2. Hỗ trợ vốn và kĩ thuật cho các hộ nghèo, giúp họ vươn lên làm kinh tế Chính sách “ưu đãi cho vay” hướng tới những đối tượng khó khăn cũng là một trong những giải pháp chiến lược trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình. Năm 2008, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tổ chức giải ngân kịp thời 9 nguồn vốn do ngân sách tỉnh chuyển sang để tạo điều kiện cho hộ nghèo ở 23 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao vay vốn phát triển sản xuất. Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để người dân các xã nghèo được đi xuất khẩu lao động, Ngân hàng có chính sách hỗ trợ mức cho vay từ 30-50 triệu đồng/người, trong đó có 13 hộ được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh. Hỗ trợ lãi suất cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền trên 456 triệu đồng. Hầu hết nguồn vốn được giải ngân đều được ủy thác và lồng ghép vào các chương trình, dự án của các cấp Hội, đoàn thể nên rất phù hợp với nhu cầu việc làm của từng thành viên tham gia. Đồng thời thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập ở từng thôn, xã và được ban xóa đói giảm nghèo xã, phường trực tiếp kiểm tra, quản lý thông qua các tổ trưởng nên tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích được hạn chế đến mức thấp nhất. Nhiều hộ gia đình được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập cải thiện đời sống. Không chỉ được vay vốn, những đối tượng này còn được tư vấn giúp đỡ về phương hướng, cách thức sản xuất nên đa số hộ nghèo đã làm ăn có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo. Ở khắp mọi vùng miền, thôn bản, vùng sâu, vùng xa đã và đang xuất hiện nhiều hộ vay vốn sử dụng có hiệu quả, vươn lên hộ khá giả. Điển hình là anh Phùng Duy Ba, xã Ninh Xuân (huyện Hoa Lư). Trước năm 2000, gia đình anh còn nằm trong diện hộ nghèo, chỉ trông vào mấy sào ruộng, cuộc sống gặp không ít khó khăn. Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình anh phát triển kinh tế trang trại và kinh doanh dịch vụ. Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo, không những trả được nợ cho ngân hàng mà còn xây dựng được cơ ngơi khang trang. Theo báo cáo thống kê năm 2005 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, tổng nguồn vốn hỗ trợ cho vay ưu đãi là 260.000 triệu đồng, trong đó vốn Ngân hàng 10 [...]... hàng hóa, xóa bỏ dần thói quen sản xuất manh mún của một bộ phận nông dân - Đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, nhất là mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc thù, khó khăn như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo phương châm: cộng đồng, dòng họ, bản thân hộ 20 nghèo và... đó cũng giảm bớt đói nghèo 21 KẾT LUẬN Thành phố Ninh Bình và huyện Nho Quan chỉ là hai trong số những điểm sáng về công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Có được những chuyển biến tích cực như trên là nhờ sự đoàn kết quyết tâm cao của lãnh đạo các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân, đồng thời cũng không thể không nhắc đến việc thanh tra, kiểm tra những... lược xoá đói giảm nghèo những giai đoạn tiếp theo Trên đây là bài viết của tôi về công tác thanh tra việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Dù rất cố gắng nhưng bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm nhận xét của thầy cô và các bạn Xin chân thành cảm ơn./ 22 Tài liệu tham khảo 1 Luật Thanh tra năm... triển khai thực hiện Đề án số 15 của UBND tỉnh cùng với nỗ lực không mệt mỏi của toàn hệ thống chính trị trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm xuống còn 13,1%, tỷ lệ hộ nghèo của 9 xã đặc biệt khó khăn giảm còn 18,3%, đã có hơn 4700 hộ thoát nghèo 15 3.1 Hỗ trợ khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất cho người dân xã Quảng Lạc: Bao đời nay người dân Quảng Lạc chủ... tác đào tạo nghề, nhất là dạy nghề cho nông dân, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo ở vùng nông thôn, vùng đô thị hóa, khu công nghiệp - Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là ở cơ sở Gắn kết chặt chẽ giữa Chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm; gắn chương trình 135 với các chương trình dự án khác trên địa... người dân tự vươn lên thoát nghèo bằng cách cung cấp “cần câu” và “con cá” cho bà con, hướng dẫn bà con cách “câu” sao cho hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giảm nghèo và chống tái nghèo 16 3.2 Chuyển đổi mô hình kinh tế, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và giải quyết việc làm Qua việc điều tra, khảo sát thực trạng và hoàn cảnh dẫn đến đói nghèo của từng hộ, Ban giảm nghèo của huyện đã đề ra nhiều... 1 Một số mặt tồn tại, hạn chế: 18 Những kết quả trong công tác giảm nghèo mà các địa phương trong tỉnh, nhất là đối với 23 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao đã đạt được trong thời gian qua là đáng ghi nhận Song nhìn chung hộ nghèo trong toàn tỉnh đã giảm nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo còn cao Công tác giảm nghèo cũng bộc lộ những tồn tại nhất định cần sớm được khắc phục,... Bình, Kì Phú, Phú Long, Văn Phong, Văn Phương, Quảng Lạc, Thanh Lạc, Thượng Hòa Là huyện miền núi có số xã nghèo và tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất của tỉnh Ninh Bình, 2 năm qua huyện Nho Quan đã huy động tổng lực vào chiến dịch xóa nghèo theo Nghị quyết số 10 của tỉnh ủy Với nhiều mô hình xóa nghèo đa dạng, sáng tạo, Nho Quan đã khích lệ nhiều hộ nghèo phấn khởi vượt qua khó khăn, vươn lên làm ăn khá giả... Thành phố có 27.908 hộ dân với 105.482 nhân khẩu, trong đó còn 545 hộ nghèo, 1.511 khẩu thuộc diện nghèo, chiếm tỷ lệ 1,95% số dân, là đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong tỉnh Từ năm 2005 đến năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo của thành phố giảm đáng kể, tuy nhiên các biện pháp giảm nghèo còn chưa thực sự sát với thực tế, các hộ thoát nghèo thiếu bền vững Việc huy động nguồn lực tại chỗ và trong dân chưa... trình giảm nghèo còn hạn chế, chưa mang lại hiệu quả cao Nhiều mô hình, cách làm hay về giảm nghèo chưa được kịp thời tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để nhân rộng Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhân dân chưa có ý thức phấn đấu vươn lên tự thoát nghèo, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước 2 Định hướng giải pháp: - Xây dựng và triển khai đồng bộ các chính sách, dự án về giảm nghèo; . tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà. ngành Thanh tra II/ THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 1. Tổng quan về công tác xóa

Ngày đăng: 08/03/2013, 13:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan