de cuong thi sinh hoc dk 2

3 432 1
de cuong thi sinh hoc dk 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phạm Thị Cẩm Lệ - Lớp 11A I. PHẦN CƠ BẢN Câu 1: Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển, sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp ở động vật. Trả lời:  Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên trong từng giai đoạn  Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể, biểu hiện ở 3 quá trình liên quan: sinh trưởng, sự phân hóa tế bào, mô và quá trình phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể như rễ, thân, lá, hoa , quả,…  Sinh trưởng sơ cấp: là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia của tế bào mô phân sinh đỉnh.  Sinh trưởng thứ cấp: là hình thức sinh trưởng làm cây to ra do sự phân chia of mô phân sinh bên - Tầng sinh vỏ cho tb vỏ phía ngoài, cho thịt vỏ phía trong - Tầng sinh mạch(tầng sinh trụ) nằm giữa mạch gỗ bên trong và mạch rây bên ngoài. Câu 2: Hoocmon thực vật là gì? Đặc điểm chung của hoocmon thực vật? Trả lời:  Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có vai trò điều tiết ra có vai trò điều tiết hoạt động sinh trưởng của cây  Đặc điểm chung của hoocmon thực vật: - Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nhiều nơi khác nhau trong cây. - Nồng độ thấp nhưng gây biến đổi mạnh trong cơ thể - Tính chuyên hóa thấp hơn so với động vật bậc cao. - Trong cây, hoocmon thực vật di chuyển trong mô mạch gỗ và mạch libe (mạch rây). Câu 3: Có mấy nhóm hoocmon thực vật. Nêu tên các hoocmon of mỗi nhóm và vai trò của chúng. Trả lời: Có 2 nhóm hoocmon thực vật: nhóm hoocmon kích thích sinh trưởng và nhóm hoocmon kìm hãm sinh trưởng.  Hoocmon kích thích sinh trưởng:  Auxin  Nơi tổng hợp: tại đỉnh của thân, cành.  Nơi phân bố: mô phn6 sinh chồi, lá mầm và rễ  Vai trò: + Làm tăng kéo dài tế bào, kích thích thân, rễ kéo dài ra. + Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên. + Gây hiện tượng hướng động. + Phát triển quả, tạo quả không hạt. + Ức chế sự rụng lá, quả, kích thích rễ.  Giberelin  Nơi tổng hợp: ở lá và rễ của cây.  Nơi phân bố: ở những bộ phận còn non, ở lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm, trong lóng thân trầm đang sinh trưởng  Vai trò sinh lý: + Kích thích sự phân chia và phan hóa tế bào làm thân mộc dài ra, lóng vươn dài ra + Kích thích ra hoa, tạo quả không hạt. + Phá trạng thái ngủ nghỉ của hạt. + Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, trao đổi Nito.  Xitokinin  Nơi tổng hợp: rễ  Nơi phân bố: củ  Vai trò sinh lý: + Kích thích phân chia tb mạnh mẽ. + Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh trưởng chồi bên. + Kìm hãm sự hóa già. + Kích thích sự nảy mầm, nở hoa. Phạm Thị Cẩm Lệ - Lớp 11A  Hoocmon ức chế sinh trưởng  Acid abxixic  Có ở cơ quan đang hóa già  Vai trò sinh lý: + Ức chế sự sinh trưởng mạnh + Gây rụng lá và quả. + Kích thích đóng khí khổng trong điều kiện khô hạn + Kích thích trạng thái ngủ nghỉ của hạt  Etilen  Là hoocmon thực vật ở dạng khí, thường gặp ở quả chín.  Etilen được sinh ra nhiều trong thời gian rụng lá, hoa già, mô bị tổn thương.  Vai trò sinh lý: + Thúc đẩy quá trình chín của quả + Ức chế quá trình sinh trưởng của cây non, mầm thân củ, gây rụng lá, quả.  Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.  Chất làm chậm sinh trưởng là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò ức chế sinh trưởng dùng để làm thấp cây, cứng cây.  Chất diệt cỏ: 2,4D; 2,4,5T; Cacbamit;… có tác dụng phá hoại màng tb, MSC, ức chế quang hợp làm rối loạn quá trình sinh trưởng và phát triển. Câu 4: Hãy cho biết sinh trưởng thứ cấp đã tạo nên những thành phần nào của thân cây gỗ? Trả lời: - Sinh trưởng thứ cấp làm gia tăng về chiều ngang, do hoạt động của mô phân sinh bên tạo ra. - Qúa trình này tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và libe thứ cấp (mạch rây). - Vòng năm là những vòng tròn, hình thành hàng năm trong cây bao gồm các vòng sáng tối xen kẽ nhau. Câu 5: Nêu các ứng dụng về thúc đẩy sự ra hoa của cây trồng trong nông nghiệp. Trả lời: - Dùng giberelin tạo điều kiện cho sự ra hoa. - Dinh dưỡng hợp lý (C/N) cây ra hoa dễ dàng. - Dùng tia laze helium-neon có độ dài bước sóng 632 nm chỉ sau vài giây sẽ chuyển hóa P 660 thành P 730 cho cây dử dụng. Đây là ứng dụng và hướng đi của “sinh học ánh sáng” thực hiện quang hợp nhân tạo vào việc trồng cây và trồng hoa theo ý muốn (nền nông nghiệp laze). Câu 6: Hãy cho biết sự phát triển của người thuộc kiểu phát triển nào? Trình bày các giai đoạn phát triển ở người. Trả lời: - Sự phát triển ở người là sự phát triển không qua biến thái. Có 2 giai đoạn: giai đoạn phôi yhai và giai đoạn sau khi sing ra. - Giai đoạn phôi thai: diễn ra trong tử cung của người mẹ, hợp tử phân chia và dần tạo thành phôi. Các tế bào phôi phân hóa tạo thành các cơ quan kết quả là hình thành thai nhi. - Giai đoạn sau sinh: không qua biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái cấu tạo, sinh lí tương tự người trưởng thành. Câu 7:Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật? Trả lời: - Giống nhau:Đều gồm các giai đoạn phân hóa, lớn lên cua tế bào, phân hòa tế bào, phát sinh hình thái hình thành nên các cơ quan của cơ thể. - Khác nhau: Động vật + Ở động vật đẻ con: quá trình phân hóa, biệt hóa tế bào chủ yếu xảy ra ở giai đoạn trước khi sinh. Sau khi sinh chủ yếu là sinh trưởng. Thực vật + Quá trình sinh trưởng và phát triển xảy ra suốt cả cuộc đời of thực vật và có sự đan xen nhau + Qúa trình sinh trưởng xảy ra ở các mô phân sinh. Câu 8: Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt và biến nhiệt như thế nào? Trả lời: - Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt of động vật giảm theo, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm thậm chí bị rối loạn, các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn… giảm. Điều này làm qt sinh trưởng và phát triển chậm lại. Phạm Thị Cẩm Lệ - Lớp 11A - Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trới rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật phải mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại lượng nhiệt đã mất và và duy trì thân nhiệt ổn định thì cơ thể chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa tế bào tăng lên, các chất bị oxi hóa nhiều hơn. Nae61 không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị oxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên vào những ngày trời rét, nếu được ăn, uống đầy đủ động vật sẽ tăng cân nhanh do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ chống rét. Câu 9: Tại sao cho tre tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng? Trả lời: - Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu (giàu tia tử ngoại) giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa canxi để hình thành xương qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ. - Không nên tắm cho trẻ khi có ánh sáng mạnh vì nhiều tia cực tím sẽ có hại cho sự phát triển của trẻ. Câu 10: Nêu tên và vai trò của các hoocmon ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống. Trả lời:  Hoocmon điều hòa sinh trưởng: Tên hoocmon Nơi tiết ra Vai trò Hoocmon sinh trưởng GH Thùy trước tuyền yên Tăng cường quá trình tổng hợp protein trong tế bào, mô và cơ quan, do đó tăng cường quá trình sinh trưởng của cơ thể. Ở trẻ em, thừa GH sẽ gây bệnh khổng lồ, thiếu GH sẽ gây bệnh lùn. Hoocmon tiroxin Tuyến giáp Làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, do đó tăng cường sinh trưởng. Ở trẻ em, nếu thiếu tiroxin sẽ gây ra bệnh đần độn. Đối với người lớn thì không có tác dụng vì xương và hệ thần kinh đã sinh trưởng đầy đủ  Hoocmon điều hòa sự phát triển: • Hoocmon điều hòa sự biến thái ở sâu bọ: - Hoocmon ecđixon: kích thích quá trình lột xác - Hoocmon Juvenin: ức chế quá trình lột xác • Hoocmon điều hòa sự biến thái ở sâu bọ: tiroxindo tuyến giáp tiết ra có vai trò biến nòng nọc thành ếch. • Điều hòa sự hình thành tính trạng sinh dục thứ sinh: - Hoocmon ostrogen do buồng trứng tiết ra có tác dụng điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục cái. - Hoocmon Testosteron do tinh hoàn tiết ra có tác dụng điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục đực. • Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt: - Các hoocmon điều hòa chu kỳ kinh nguyệt:FSH, LH do tuyến yên tiết ra kết hợp với ostrogen do buồn trứng tiết ra kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng trong 14 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. - Khi trứng rụng và khoảng ngày thứ 14 nang trứng biến thành thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon progesteron kết hợp với ostrogen ức chế tuyến yên tiết FSH và LH. - Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng teo đi và chu kỳ kinh nguyệt được lặp lại. - Dưới tác động của Progesteron, otrogen niêm mạc dạ con dày lên, tích đầy máu trong mạch máu chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi. If trứng không được thũ tinh, phôi không làm tổ thì niêm mạc dạ con bị bong trốc máu được bài xuất ra ngoài, gây nên hiện tượng hành kinh. Câu 11: Cho biết ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính ở thực vật. Trả lời: •Ưu điểm: - Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra co cháu. Vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. - Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. - Tạo ra số lượng con cháu giống nhau trong thời gian ngắn. •Nhược điểm: Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể mẹ về đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ cá thể bị tiêu diệt. . bào mô phân sinh đỉnh.  Sinh trưởng thứ cấp: là hình thức sinh trưởng làm cây to ra do sự phân chia of mô phân sinh bên - Tầng sinh vỏ cho tb vỏ phía ngoài, cho thịt vỏ phía trong - Tầng sinh mạch(tầng. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.  Chất làm chậm sinh trưởng là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò ức chế sinh trưởng dùng để làm thấp cây, cứng cây.  Chất diệt cỏ: 2, 4D; 2, 4,5T; Cacbamit;…. Cẩm Lệ - Lớp 11A I. PHẦN CƠ BẢN Câu 1: Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển, sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp ở động vật. Trả lời:  Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối

Ngày đăng: 11/07/2014, 15:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan