Các địa điểm tham quan du lịch tại Tp Hồ Chí Minh(phần II): potx

5 470 1
Các địa điểm tham quan du lịch tại Tp Hồ Chí Minh(phần II): potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các địa điểm tham quan du lịch tại Tp Hồ Chí Minh(phần II): Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn: Địa chỉ: 2 Công xã Paris, P.BN, Q.1 Đây là công trình kiến trúc có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với châu Á. Được xây dựng từ 1886 và hoàn thành vào năm 1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu, tòa nhà đồ sộ này tọa lạc trên gò đất cao bên hông Vương cung Thánh đường, phía sau là đường Hai Bà Trưng. Mặt tiền được trang trí với những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage Kiến trúc đơn giản, nhã nhặn, điểm tô bởi những hoa văn như đầu rồng, tràng hoa, cây trái theo từng ô hình chữ nhật, ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế. Trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn. Bước chân vào phía trên trong, khách thấy hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử: Saigon et ses environs 1892 và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge 1936. Ngày nay, xung quanh toà nhà chính còn có nhiều công trình kiến trúc dùng để lắp đặt máy móc, thiết bị bưu điện truyền tin hiện đại. Hiện bưu điện có 35 quầy phục vụ khách hàng với những thiết bị viễn thông tối tân, hiện đại có thể liên lạc với bất cứ nơi nào trong nước và thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều dịch vụ như bưu phẩm ghi số hẹn giờ, phát chuyển nhanh, văn hóa phẩm lưu niệm, điện hoa, điện quà. Chùa Vĩnh Nghiêm: Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3 Chùa lấy tên một tổ đình lớn ở miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Ðức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang (nay là X.Trí Yên, H.Yên Dũng) - từng là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái mang đậm nét dân tộc Việt Nam, đã tổng hợp những dòng thiền trước đó, đã tổ chức Giáo hội đầu tiên trong lịch sử phật giáo Việt Nam, là mô hình Giáo hội đầu tiên cho các tổ chức Giáo hội sau này. Chùa Vĩnh Nghiêm Ðức La được kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028), kiến trúc thuần túy Á Ðông và đã được trùng tu nhiều lần. Cảnh trí tôn nghiêm, tráng lệ hiện nay là nhờ lần trùng tu cuối cùng, vào năm Thành Thái nguyên niên (1889), do Hòa Thượng Thích Thanh Hanh đảm trách. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1964, do kiến trúc sư Nguễn Bá Lăng vẽ kiểu, kỹ sư Bùi Văn Tố thiết kế và do ban kiến thiết miền Vĩnh Nghiêm điều hành thực hiện. Ðược sự đóng góp công đức của chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa, Ðại Ðức Tăng, Ni và quý Phật tử nhất là các vị nguyên quán Bắc Việt sống tại miền Nam, năm 1971, 3 công trình cơ bản đã được hoàn thành: Phật điện; Bảo tháp; cơ sở văn hóa xã hội. Chùa có diện tích xây cất ước lượng hơn 7.000 m 2 , trước đây là khu sình lầy bên cạnh rạch sông Thị Nghè cũ, nên phải đổ 40.000m 3 đất mới được như hiện nay. Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, sát đại lộ. Tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh gồm có tam quan, chùa chính, tháp chuông, nhà phụ và ngọn bảo tháp 7 tầng cao 40m, sân rộng. Chánh điện được bài trí trang nghiêm với pho tượng Phật lớn có nhiều hoành phi, câu đối chữ Hán được khắc và trang trí đẹp. Các hương án, bao lam cũng vậy. Nhiều bức tranh được vẽ và chú thích rõ ở hai bên tường. Tổ đình Vĩnh Nghiêm hiện nay không những là nơi chiêm bái cho thiện nam tín nữ Phật tử mà còn là thắng cảnh tham quan của khách du lịch trong cũng như ngoài nước. Ðặc biệt, tổ đình Vĩnh Nghiêm còn là cơ sở của Trường Cơ bản Phật học, Thư viện Phật học Thành Phố Hồ Chí Minh, trú xú của 20 vị tăng, ni sinh miền Bắc đang theo học tại Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở 2. Hằng tuần, nơi đây đều có những buổi giảng kinh cũng như thọ Bát quan trai giới để hướng dẫn Phật tử trên con đường tu tập Thánh đạo. Hằng năm, vào ngày mùng 8 - 12 Âm Lịch, ngày đức Phật thành đạo, chùa Vĩnh Nghiêm đều tổ chức trọng thể lễ húy nhật Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (1838 - 1936), cố Thiền gia pháp chủ Phật giáo Bắc Việt, được tôn xưng là tổ Vĩnh Nghiêm, vị có công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu thế kỷ 20. Chùa Giác Lâm: Địa chỉ: 118 Lạc Long Quân, P.10, Q.Tân Bình Là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất thành phố, chùa còn có tên là Cẩm Sơn hoặc Cẩm Điện. Chùa được xây vào năm 1744 và năm 1744, Hòa thượng Viên Quang thuộc dòng Lâm Tế đến trụ trì chùa và chùa được đổi tên là chùa Giác Lâm. Chùa xây theo hình chữ Tam, gần chánh điện, giảng điện và nhà giám trai. Ngoài nét cơ bản của văn hóa Nam Bộ, kiến trúc, trang trí chùa còn pha lẫn dáng dấp văn hóa ấn Độ, Khơme, Tây phương. Ngôi chùa hiện nay có hình chữ nhật, dài 65m, rộng 22m. Chùa có cây bồ đề lá xanh tốt do đại đức Narada đưa từ Sri Lanka trồng ngày 18/3/1953 nhân dịp ngài sang Việt Nam tặng Xá Lợi Phật. Phong cảnh nơi này đẹp như tranh với những vườn hoa và những cây cao. Nhiều người đến đây để sáng tác và ngâm thơ. Chùa được trùng tu nhiều lần: năm 1804 và 1909. Trên cổng có ba chữ Giác Lâm Tự viết bằng chữ Hán. Chùa còn được gọi là đình Giác Lâm vì có nhiều am với những người trụ trì thuộc dòng họ Lâm Tế, con cháu của những người truyền và phát triển đạo Phật ở Trung Quốc. Kiến trúc của chùa khá đặc sắc, đặc biệt là những cột chùa to lớn, màu nâu đậm, trên đó chạm những câu đối mạ vàng (có 143 cặp câu đối). Bao lam của chùa chạm các loại hoa mai, hoa cúc và chín con rồng. Chính điện thờ Phật Di Đà, dưới thờ Phật Thích Ca, Di Lặc, hai bên thờ Quan Thế Âm và Thế Thái (Thế Chí). Ngoài ra chùa còn có tượng Cửu Long, hai bên tường là Thập Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương, Tổ Sư Đạt Ma và tượng Long Vương. Có 113 pho tượng Phật bằng đồng và gỗ quí, đặt thờ tại đây được khoảng 200 năm. Đặc biệt tượng Phật Địa Tạng của chùa đẹp có tiếng. Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa theo quyết định số 1288 - VH/QĐ ký ngày 16/11/1988. Chùa Xá Lợi: Địa chỉ: 89B Bà Huyện Thanh Quan, P.7, Q.3 Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5/8/1956 theo bản vẽ của các kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, công trường xây dựng do các kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hồ Tố Thuận điều khiển. Chùa được hoàn thành vào ngày 2/5/1958. Chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên ban đầu có tên là chùa thờ Xá Lợi, người dân quen gọi tắt là chùa Xá Lợi nên khi khánh thành hòa thượng Khánh Anh đã đặt tên chùa là Xá Lợi cho hợp lòng người. Chùa là trụ sở chính của Hội Phật học Nam Việt từ năm 1951 - 1981. Từ năm 1981 - 5/1993 chùa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Văn phòng 2). Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của thành phố được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, phía dưới là giảng đường. Cấu trúc của chùa bao gồm chánh điện thờ Phật, giảng đường, tháp chuông, thư viện, tăng phòng, nhà trai đường, văn phòng, đoàn quán, phòng phát hành kinh sách, phòng khách và vãng sinh đường. Chùa thờ một tượng Phật Thích Ca lớn do trường Mỹ Nghệ Biên Hòa đắp tạo. Năm 1969 tượng được thếp lại toàn thân bằng vàng như hình dáng ngày nay. Trước tượng Phật là nơi tôn thờ xá lợi Phật đặt trong một tháp nhỏ. Chính điện ở tầng lầu được trang trí bằng một bộ tranh lớn gồm 15 bức do giáo sư Nguyễn Văn Long của trường Mỹ Thuật Gia Định thực hiện, miêu tả lịch sử đức Phật Thích Ca từ lúc sơ sinh cho đến khi nhập Niết Bàn. Tháp chuông chùa Xá Lợi được khánh thành trong năm 1961. Tháp chuông cao 32 mét, gồm 7 tầng, là tháp chuông cao nhất Việt Nam. Tầng cao nhất có treo một đại hồng chung nặng 2 tấn, được đúc đồng theo mẫu của chuông chùa Thiên Mụ (Huế). . Các địa điểm tham quan du lịch tại Tp Hồ Chí Minh(phần II): Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn: Địa chỉ: 2 Công xã Paris, P.BN, Q.1 Đây là công trình kiến trúc có nhiều đặc trưng của phong cách. còn là thắng cảnh tham quan của khách du lịch trong cũng như ngoài nước. Ðặc biệt, tổ đình Vĩnh Nghiêm còn là cơ sở của Trường Cơ bản Phật học, Thư viện Phật học Thành Phố Hồ Chí Minh, trú xú. Bao lam của chùa chạm các loại hoa mai, hoa cúc và chín con rồng. Chính điện thờ Phật Di Đà, dưới thờ Phật Thích Ca, Di Lặc, hai bên thờ Quan Thế Âm và Thế Thái (Thế Chí) . Ngoài ra chùa còn

Ngày đăng: 11/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan