Tài liệu về quản trị học - chương I - Tổng quan về quản trị tổ chức docx

7 436 1
Tài liệu về quản trị học - chương I - Tổng quan về quản trị tổ chức docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

QUẢN TRỊ HỌC CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TỔ CHỨC I. TỔ CHỨC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC 1.Khái niệm và đặc điểm * Khái niệm Tổ chức là một tập hợp gồm hai hay nhiều người cùng hoạt động trong một lĩnh vực ,một hình thái cơ cấu nhất định để đạt được mục đích chung. * Đặc điểm - Mọi tổ chức đều mang tính mục đích - Mọi tổ chức đều là những đơn vị xã hội gồm nhiều người - Mọi tổ chức đều thu hút và phân bố các nguồn lực để đạt được mục đích (nguồn lực ở đây bao gồm tài lực ,nhân lực ,vật lực…) - Mọi tổ chức đều hoạt động theo những cách thức nhất định để đạt được mục tiêu - Mọi tổ chức đều hoạt động trong mối quan hệ tương tác với các tổ chức khác (đơn vị cùng nghành ,bạn hàng…) - Mọi tổ chức đều cần những nhà quản trị để liên kết phối hợp những con người bên trong và bên ngoài tổ chức với các nguồn lực để đạt được mục đích tối ưu. 2.Các hoạt động cơ bản của tổ chức - Tìm hiểu và dự báo xu thế biến động của môi trường - Tìm hiểu và huy động nguồn vốn cho hoạt động của tổ chức - Tìm kiếm các yếu tố đầu vào cho quá trình tạo ra sản phẩm - Cung cấp sẩn phẩm dịch vụ ra thị trường - Phân phối lợi ích thu được cho các thành viên - Hoàn thiện đổi mới sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm II. TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ TỔ CHỨC 1. Quản trị và các dạng quản trị * Khái niệm : Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong những điều kiện biến động của thị trường và môi trường. * Các dạng quản trị: - Quản trị giới vô sinh : nhà trường , đất đai ,thiết bị… - Quản trị giới sinh vật :cây trồng vật nuôi… - Quản trị xã hội :Nhà nước ,doanh nghiệp ,cộng đồng gia đình… 2. Quản trị tổ chức * Khái niệm :Là quá trình lập kế hoạch tổ chức lãnh đạo ,kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích với hiệu quả cao nhất trong điều kiện môi trường luôn luôn biến động. * Những phương diện cơ bản của tổ chức : - Phương diện tổ chức kĩ thuật :Làm quản trị là làm gì ? (lập kế hoạch ,tổ chức lãnh đạo và kiểm tra ) - Đối tượng chủ yếu của quản trị là gì ? Đó là mối quan hệ con người bên trong và bên ngoài tổ chức . - Quản trị được tiến hành khi nào ? Đó là liên tục theo thời gian . -Mục đích của quản trị là gì ? Đó là nhằm đạt được hiệu quả cao ,tạo ra các giá trị Gia tăng cho tổ chức và các thành viên . 3. Các chức năng cơ bản của Quản trị * Phân theo quá trình quản trị thì quản trị có 4 chức năng :Lập kế hoạch ,Tổ chức Lãnh đạo và Kiểm tra. * Phân theo hoạt động của tổ chức thì được chia ra làm :Quản trị sản xuất ,Quản trị tài chính ,Quản trị nhân lực . * Tính thống nhất của các hoạt động Quản trị Các quản trị không thể tồn tại độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống kế hoạch trong tổ chức . 4. Vai trò của Quản trị tổ chức - Giúp cho các tổ chức và thành viên của nó thấy rõ những vai trò ,hướng đi và mục đích của mình . Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của Quản trị tổ chức. - Quản trị sẽ phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức thành một chỉnh thể tạo sức mạnh để thực hiện các mục đích của tổ chức có hiệu quả cao . - Quản trị giúp cho các tổ chức thích nghi được với môi trường ,nắm bắt tốt hơn cơ hội và thách thức . 5. Quản trị là một khoa học ,một nghệ thuật ,một nghề a. Quản trị là một khoa học . - Tính khoa học của quản trị thể hiện từ sự xuất phát tính khách quan quy luật ( quy luật của kinh tế và quy luật của xã hội ) của các hoạt động ,các quan hệ trong Quản trị tổ chức . - Tính khoa học Quản trị tổ chức đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm vũng những quy luật khách quan liên quan đến hoạt động của tổ chức để từ đó vận dụng vào thực tiển ,hoạt động của tổ chức mình . b. Quản trị là một nghệ thuật - Tính nghệ thuật trong Quản trị xuất phát từ tính đa dạng ,phong phú ,tính muôn màu muôn vẻ của sự vật ,hiện tượng trong các hoạt động kinh tế xã hội. - Tính nghệ thuật xuất phát từ bản chất của Quản trị tổ chức tác dộng đến con người đòi hỏi nhà quản trị phải xử lí các tình huống khéo léo linh hoạt mềm dẻo hay cứng rắn . c. Quản trị là một nghề - Đặc điểm này được hiểu là có thể đi học nghề để tham gia các hoạt động Quản trị Muốn quản trị tốt thì trước tiên nhà Quản trị tương lai phải được phát hiện năng lực , được đào tạo bài bản về kĩ năng ,kiến thức chuyên nghiệp ,nghề nghiệp và kinh nghiệm hoạt động . III. ĐỐI TƯỢNG ,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức ,quan hệ này bao gồm với khách hàng ,nhà cung cấp ,nhà phân phối , đối thủ cạnh tranh … - Nghiên cứu các mối quan hệ con người nhằm tìm ra quy luật ,cơ chế vận dụng các quy luật đó trong quá trình tác động lên con người => mọi hoạt động Quản trị đều do con người nên quản trị là quản trị con người . 2. Quản trị học là một khoa học liên nghành - Vì sử dụng tri thức của nhiều nghành khoa học khác nhau nên các nhà Quản trị phải luôn trang bị đủ những kiến thức khoa học trên thì Quản trị mới đạt được hiệu quả cao . 3. Phương pháp nghiên cứu Quản trị học - Ngoài các phương pháp chung của nhiều nghành khoa học như duy vật biện chứng ,duy vật lịch sử ,toán ,thống kê ,xã hội học …Quản trị còn sử dụng phương pháp phân tích hệ thống . 4. Nội dung a. Cơ sở lí luận và phương pháp luận - Quản trị mang tính khoa học vì tuân thủ đòi hỏi của quy luật khách quan xảy ra trong quá trình hoạt động tổ chức giúp cho nhà Quản trị đạt được các mục đích , mục tiêu đã đề ra - Toàn bộ nội dung của nhận thức vận dung quy luật ,phương pháp luận trong Quản trị bao gồm việc tổ chức và quản trị tổ chức lý thuyết hệ thống trong Quản trị b. Quá trình ra quyết định và đảm bảo thông tin cho quyết định - Quản trị là quá trình ra quyết định mà nguyên liệu để ra quyết định là thông tin . Thông tin quản lí có trong quá trình thu thập dữ liệu ,chọn lọc ,bảo quản ,cung cấp thông tin cho những người ra quyết định .Thông tin phải có tính chính xác ,khả năng lược hoá cao… c. Các chức năng của Quản trị - Quanr trị có 4 chức năng cơ bản , đó là :Lập kế hoạch ,tổ chức ,lãnh đạo và kiểm tra . d. Đổi mới các hoạt động Quản trị tổ chức - Đổi mới không ngừng các hoạt động Quản trị tổ chức là đảm bảo tốt nhất cho sự tồn tại và phát triển không ngừng của các hoạt động tổ chức bao gồm phân tích kinh tế ,quản trị rủi ro , đổi mới phương pháp và công cụ quản trị , đổi mới phương thức Quản trị chất lượng . . QUẢN TRỊ HỌC CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TỔ CHỨC I. TỔ CHỨC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC 1.Kh i niệm và đặc i m * Kh i niệm Tổ chức là một tập hợp gồm hai hay nhiều ngư i cùng. Quản trị gi i vô sinh : nhà trường , đất đai ,thiết bị… - Quản trị gi i sinh vật :cây trồng vật nu i - Quản trị xã h i :Nhà nước ,doanh nghiệp ,cộng đồng gia đình… 2. Quản trị tổ chức * Kh i niệm. - Phân ph i l i ích thu được cho các thành viên - Hoàn thiện đ i m i sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm II. TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ TỔ CHỨC 1. Quản trị và các dạng quản trị * Kh i niệm : Quản

Ngày đăng: 11/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan