Cách chăm sóc cây cảnh doc

7 517 2
Cách chăm sóc cây cảnh doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

n? bonhe 08-10-2009, 01:15 PM Câu hỏi trên chắc là nhiều bạn đã có câu trả lời. Dù sao cũng nên nêu lên để nhỡ có ai chưa nắm được thì có thể nắm. Ngoài việc phải xử dụng đất trồng , phân bón, nước, ánh nắng đúng cách, còn cần những điều sau: 1. Để thân cây có thể phát triển nhanh nhất, thì biện pháp tối ưu là trồng cây xuống đất. Dù sao, cũng phải biết cách trồng đúng cách xuống đất! 2. Biện pháp 1 có thể sẽ không khả thi với một số bạn vì không có ***** đất để mà trồng! Lúc này, thì phải bắt buộc trồng trong chậu. Kích thước chậu nên ***** lớn. Biện pháp này cần phải thành thục trong việc chọn đất trồng: đất thô (kích cỡ tương đối lớn) thì sẽ giúp hệ rễ phát triển mạnh hơn, điều này sẽ giúp cho thân cây phát triển mau hơn. Và để cho thân cây mau phát triển hơn nữa, thì cần xử dụng nhánh mồi ( tạm dịch từ chữ: sacrified branch). Nhánh này không nên đụng vào (ý nói là không nên cắt tỉa gì cả), cứ để nó mọc tự nhiên, và như vậy, nó sẽ kéo nhiều năng lượng tới nó, do đó phần mạch dẫn trong phần thân phía dưới nó sẽ phát phì lên, điều này làm cho thân cây mau phát triển hơn. Khi nhắm thấy nhiệm vụ của nhánh mồi đã hoàn tất, thì lúc đó là thời điểm để cắt bỏ nó đi, do đó nó được gọi là sacrified branch! Những hình dưới đây mô tả nhánh mồi và những lằn sưng phù trên thân cây phía dưới nhánh mồi. Trong hình là cây tamarix mà tôi đang huấn luyện. Nó được 10 năm tuổi, nhưng vẫn còn nằm trong chậu nhựa. Có thể năm 2010 sẽ sang nó vào chậu gỗ nông hơn! H.1: các nhánh mồi còn nhỏ, hình chụp hôm 8/8/09 H.2, 3: các nhánh mồi phát triển mạnh, hình chụp hôm 26/8/09 H.4, 5: hình cận cảnh cho thấy lằn sưng phù dưới 2 nhánh mồi. Chỗ mặt cắt cũ ở hình 4 sẽ dần dần bị mục thành bộng cây trong tương lai. Bonhe Thích Đủ Thứ 08-10-2009, 02:30 PM Câu hỏi trên chắc là nhiều bạn đã có câu trả lời. Dù sao cũng nên nêu lên để nhỡ có ai chưa nắm được thì có thể nắm. Ngoài việc phải xử dụng đất trồng , phân bón, nước, ánh nắng đúng cách, còn cần những điều sau: 1. Để thân cây có thể phát triển nhanh nhất, thì biện pháp tối ưu là trồng cây xuống đất. Dù sao, cũng phải biết cách trồng đúng cách xuống đất! 2. Biện pháp 1 có thể sẽ không khả thi với một số bạn vì không có ***** đất để mà trồng! Lúc này, thì phải bắt buộc trồng trong chậu. Kích thước chậu nên ***** lớn. Biện pháp này cần phải thành thục trong việc chọn đất trồng: đất thô (kích cỡ tương đối lớn) thì sẽ giúp hệ rễ phát triển mạnh hơn, điều này sẽ giúp cho thân cây phát triển mau hơn. Và để cho thân cây mau phát triển hơn nữa, thì cần xử dụng nhánh mồi ( tạm dịch từ chữ: sacrified branch). Nhánh này không nên đụng vào (ý nói là không nên cắt tỉa gì cả), cứ để nó mọc tự nhiên, và như vậy, nó sẽ kéo nhiều năng lượng tới nó, do đó phần mạch dẫn trong phần thân phía dưới nó sẽ phát phì lên, điều này làm cho thân cây mau phát triển hơn. Khi nhắm thấy nhiệm vụ của nhánh mồi đã hoàn tất, thì lúc đó là thời điểm để cắt bỏ nó đi, do đó nó được gọi là sacrified branch! Những hình dưới đây mô tả nhánh mồi và những lằn sưng phù trên thân cây phía dưới nhánh mồi. Trong hình là cây tamarix mà tôi đang huấn luyện. Nó được 10 năm tuổi, nhưng vẫn còn nằm trong chậu nhựa. Có thể năm 2010 sẽ sang nó vào chậu gỗ nông hơn! H.1: các nhánh mồi còn nhỏ, hình chụp hôm 8/8/09 H.2, 3: các nhánh mồi phát triển mạnh, hình chụp hôm 26/8/09 H.4, 5: hình cận cảnh cho thấy lằn sưng phù dưới 2 nhánh mồi. Chỗ mặt cắt cũ ở hình 4 sẽ dần dần bị mục thành bộng cây trong tương lai. Bonhe Cảm ơn bác đã cho anh em 1 kinh nghiệm quý với hình ảnh minh họa rất cụ thể. Bác cho em hỏi 1 vấn đề rất gần với vấn đề này là: Làm thế nào để 1 cành trên 1 cây nhanh to hơn những cành khác? Em được biết, ngoài việc hãm tỉa các cành khác và thả xổng cành muốn làm to, ở Việt Nam, một số người thường dùng cách lay, vặn đoạn cành đó. Lời giải thích được đưa ra là với mức độ vặn vừa phải, phần sinh trưởng nằm giữa vỏ và gỗ của cây bị tổn thương nhẹ, khiến cho cây dồn nhiều nhựa tới đây để chữa lành vết thương. Chính vì vậy, cành này sẽ to nhanh hơn, thậm chí còn sần sùi, gân guốc cho tăng vẻ cổ lão :D Tuy nhiên, mức độ vặn thế nào cần phải có kinh nghiệm mới làm được, không hề đơn giản :D Trân trọng! huynq.gl 08-10-2009, 02:33 PM Một kinh nghiệm rất bổ ích cho những người mới chơi cây cảnh như tôi, cảm ơn anh bonhe rất nhiều. Rất mong nhận được nhiều kinh nghiệm từ anh hơn nữa. Xin cảm ơn! bonhe 09-10-2009, 01:04 PM Cảm ơn bác đã cho anh em 1 kinh nghiệm quý với hình ảnh minh họa rất cụ thể. Bác cho em hỏi 1 vấn đề rất gần với vấn đề này là: Làm thế nào để 1 cành trên 1 cây nhanh to hơn những cành khác? Em được biết, ngoài việc hãm tỉa các cành khác và thả xổng cành muốn làm to, ở Việt Nam, một số người thường dùng cách lay, vặn đoạn cành đó. Lời giải thích được đưa ra là với mức độ vặn vừa phải, phần sinh trưởng nằm giữa vỏ và gỗ của cây bị tổn thương nhẹ, khiến cho cây dồn nhiều nhựa tới đây để chữa lành vết thương. Chính vì vậy, cành này sẽ to nhanh hơn, thậm chí còn sần sùi, gân guốc cho tăng vẻ cổ lão :D Tuy nhiên, mức độ vặn thế nào cần phải có kinh nghiệm mới làm được, không hề đơn giản :D Trân trọng! Úi giời. Chú TDT làm cho anh tổn thọ bây giờ!! Câu hỏi của chú rất hay, để rồi anh sẽ giải thích. Trồng cây trong chậu, ngoài những điều mà tôi đã nói ở trên, thân cây cần phải được vặn xoắn, uốn kẽm, giống như bạn TDT có nói đến ở trên, và phương pháp này cũng có thể áp dụng để cho cành cây mau lớn. Cũng cần nên nhắc lại sinh lý cây một chút. Theo tôi thấy, người chơi cây cần nắm vững sinh lý cây, bệnh học cây, và các kỹ thuật trên cây, là đã đi hơn được nửa đường của nghệ thuật chơi cây; sau đó mới là nghệ thuật tạo hình cho cây đẹp. - Rễ cây: giúp giữ cho cây được vững vàng, và để cung cấp nước và các vi khoáng chất cho cây, đồng thời để dự trữ các dưỡng cất cho cây. - Thân và cành cây: nâng đỡ hệ lá (giúp hệ lá vươn tới nơi có ánh nắng trời cho quang hợp); vận chuyển khoáng chất và nước từ hệ rễ tới lá và các dưỡng chất từ hệ lá tới các nơi khác của cây. Thân và cành cây gồm có: + Vỏ cây: là phần ngoài cùng, giúp bảo vệ phần cây bên trong khỏi côn trùng, mất nước, hoặc các chấn thương bởi gió, mưa, tuyết, v.v + Cambium: là một lớp mỏng ngay dưới lớp vỏ cây. Nó tạo ra các tế bào phloem và xylem, và nó chịu trách nhiệm làm tăng đường kính thân và cành. Phloem là hệ thống ống dẫn để giúp đưa chất dinh dưỡng tạo ra từ lá quang hợp đi xuống hệ rễ; xylem là hệ ống dẫn nước và khoáng chất từ hệ rễ lên bộ lá cho quang hợp. Chú ý điểm quan trọng: Hệ ống phloem nằm giữa cambium và vỏ cây, trong khi hệ ống xylem nằm giữa cambium và phần gỗ của thân hoặc cành (bắt buộc phải nhớ điểm này để có thể áp dụng vào kĩ thuật tạo thân hoặc cành mau nở lớn) + phần lõi cây: là phần gỗ chết, cứng, nhiệm vụ để giúp cho cây đứng vững. Xin đón đọc tiếp. Bonhe bonhe 09-10-2009, 01:06 PM Một kinh nghiệm rất bổ ích cho những người mới chơi cây cảnh như tôi, cảm ơn anh bonhe rất nhiều. Rất mong nhận được nhiều kinh nghiệm từ anh hơn nữa. Xin cảm ơn! Không có chi đâu Huynq.gl. Chỉ là tôi muốn chia xẻ thôi mà. Bonhe duongphat34 09-10-2009, 08:38 PM Bác Bonhe và bác Thích nói hay wá, cảm ơn hai bác nghen. bonhe 10-10-2009, 09:58 AM Nói tóm lại, hệ ống phloem nằm bên ngoài, và hệ ống xylem nằm bên trong. Tôi đã quan sát thấy rằng cành hay thân cây phía xa chỗ thân hay cành bị dây đồng quấn chặt, sẽ bị sưng phù lên sau khoảng vài tháng, trong khi phần thân hay cành nằm phía gần bị sưng phù rất ít hoặc không có. bonhe 10-10-2009, 10:12 AM một thí dụ khác. Các bạn có thấy các u nần ở ngay phần xa của những nơi dây đồng cắt vào cành cây trước đây? bonhe 10-10-2009, 10:14 AM thêm một thí dụ nữa. Ngwabi 10-10-2009, 10:24 AM chào anh bonhe cách này làm cho thông thì được , chứ còn làm cho những cây khác lỡ như anh em nào không quan sát kĩ cây già hay trẻ thế nào cũng bị những vết thù trên lưng ngưa hoan :D là cái chắc . nói tóm lại cám ơn anh nhiều về nhưng thông tin và bài viết anh đã và đang công hiến cho anh em chúc anh 1 ngay vui vẻ nhớ viết thêm hen:D bonhe 10-10-2009, 10:27 AM Đây là một trong những cây thông đen Đại Hàn mà tôi đang huấn luyện nó. Hiện giờ nó được 19 tháng tuổi. Dây đồng được lấy bỏ khi nó đã cắt vào thân cây. Mục đích để dây cắt vào thân: làm cho thân cây mau lớn hơn. Có thể dùng kĩ thuật tương tự để làm cho cành cây mau lớn. Đừng lo vết sẹo do dây đồng để lại trên thân hay cành cây, vì chỉ trong thời gian ngắn, sẽ không còn thấy thẹo cây nữa, vì khi cây khỏe trẻ, mô tế bào phát triển rất mạnh và sẽ che thẹo nhanh chóng Xin chú ý: không nên dùng kĩ thuật này khi cây đã lớn tuổi, kẻo không sẽ để thẹo suốt đời :). Ngoc_Quang 10-10-2009, 11:01 AM Cảm ơn bài viết và dẫn chứng cụ thể của bạn .Song những kinh nghiệm trên áp dụng cho từng loại cây thôi . Áp dụng bừa bãi với tất cả các loại cây thì sẽ có chơi cây khô nhiều hơn . bonhe 10-10-2009, 11:46 AM Cảm ơn bài viết và dẫn chứng cụ thể của bạn .Song những kinh nghiệm trên áp dụng cho từng loại cây thôi . Áp dụng bừa bãi với tất cả các loại cây thì sẽ có chơi cây khô nhiều hơn . Tôi không biết bạn lấy nhận định này từ đâu. Bạn có thể cho thí dụ phản biện được không? Như tôi đã nói ở trên, và qua kinh nghiệm bản thân, cách trên chỉ có thể áp dụng cho cây còn non thôi, và có thể áp dụng cho bất cứ loại cây nào, vì sinh lý là sinh lý, không thể có sự khác biệt được! Cambium sẽ tạo ra những tế bào mới để che phủ vết thương khi thân hoặc cành cây bị gẫy. Sở dĩ tôi chỉ lấy cây thông đen làm dẫn chứng bởi vì tôi chỉ có những cây con là thông đen thôi. Dù sao có thể làm thử nghiệm trên những cây hay cành mà không có quan trọng để xem tác dụng ra sao. Khi áp dụng một phương thức mới, người làm khoa học bao giờ cũng phải thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà. Bonhe bonhe 10-10-2009, 12:34 PM Bây giờ sẽ bàn về giả thuyết tại sao thân hoặc cành cây sẽ bị phình to lên khi chúng bị tổn thương bởi dây đồng. Đây là giả thuyết mà tôi đặt ra: tại vì hệ ống phloem (dẫn dưỡng chất từ hệ lá xuống hệ rễ) nằm sát lớp vỏ cây hơn là hệ ống xylem (dẫn nước và khoáng chất từ hệ rễ lên trên hệ lá); cho nên khi một lực tác động từ ngoài vào trong (do dây đồng, hay một vật thể nào đó) thì phloem sẽ dễ bị tổn thương nhiều hơn là xylem, điều này dẫn đến sự tắc nghẽn mạch dẫn > dung dịch dưỡng chất bị ứ đọng phía trên chỗ tắc > các hệ ống bị dãn nở > thân hay cành cây bị phình nở ra trên chỗ tắc. Các bạn làm thí nghiệm thử: lấy dây kẽm quấn chặt vòng quanh cành cây (nhưng đừng để dây kẽm thẳng góc với cành cây), sau một thời gian sẽ thấy những gì tôi đang trình bày ở đây. Ngoài việc dùng dây đồng để làm thẹo trên cây, còn có thể dùng phương pháp uốn, vặn cây để làm cho cành hay thân mau lớn (như bạn TDT có nhắc đến). Uốn vặn cây cần có sự khéo léo, để ý trong thao tác, kẻo không đúng như Ngoc Quang nói, cây có thể sẽ thành cây khô để chưng trong nhà :p Nếu các bạn để ý, trong thao tác uốn cây bằng dây đồng, sau khi apply dây đồng lên thân hay cành cây, thì khi dùng tay để đưa cành hay thân vào thế mình muốn, ta thường phải uốn vặn thân hay cành theo hướng của dây đồng, thì đây cũng là một thao tác uốn vặn cây rồi đó (nói thì có thể khó hiểu quá, để khi nào tôi sẽ ráng chụp hình minh họa cho dễ hiểu - sẽ ráng post bài về kĩ thuật uốn dây đồng trong tương lai gần cho các bạn mới tập chơi cây tham khảo). Cơ chế tại sao uốn vặn lại làm cho thân hay cành cây mau to hơn? Giả thuyết của tôi là: khi uốn vặn cây, thì hệ ống phloem sẽ chịu tổn thương nhiều hơn là hệ xylem. Điều này cũng dễ hiểu vì: hệ phloem nằm ngoài hơn là xylem, do đó khi cây bị vặn, thì phía càng xa trung tâm điểm của thân hay cành cây, càng sẽ chịu áp lực vặn xoắn hơn > đứt hệ dẫn > tắc mạch > dịch ứ đọng trên chỗ tắc > dãn nở hệ ống > cây phình lên trên chỗ tắc. Nếu vừa quấn dây đồng, vừa uốn vặn thân cây, sẽ làm cho thân cây mau lớn hơn nữa. Hình dưới cho thấy 2 cây. Cả 2 đều được quấn dây đồng, nhưng một cây để thân thẳng, một cây thân được uốn cong. Sau vài tháng, thấy rõ sự khác biệt giữa đường kính thân của chúng. bonhe 10-10-2009, 12:37 PM Hình dưới cho thấy 2 cây. Cả 2 đều được quấn dây đồng, nhưng một cây để thân thẳng, một cây thân được uốn cong. Sau vài tháng, thấy rõ sự khác biệt giữa đường kính thân của chúng bonhe 10-10-2009, 12:57 PM hình dưới cho thấy có các thủ thuật để làm cho thân cây mau lớn: 1. làm cho thẹo trên thân 2. Nuôi nhánh mồi (sacrified branch): hiện giờ, nó là leader của cây, nhưng sau này sẽ chọn một trong những nhánh khác làm leader. Các bạn có để ý là thân cây đang và sẽ taper (phần thân cây nhỏ dần đi từ gốc lên đến ngọn cây) rất tốt, là một trong những yếu tố của cây bonsai đẹp. 3. Thân cây được uốn vòng. Bonhe bonhe 10-10-2009, 01:02 PM . nói tóm lại cám ơn anh nhiều về nhưng thông tin và bài viết anh đã và đang công hiến cho anh em chúc anh 1 ngay vui vẻ nhớ viết thêm hen:D Hi Ngwabi, cám ơn bạn. Have a good night. Bonhe bonhe 11-10-2009, 01:40 PM một số cây đã được làm sẹo bởi dây quấn. Các vết sẹo sẽ mất hẳn trong vài năm. bonhe 11-10-2009, 01:43 PM thêm một vài thí dụ. Bonhe lengoctan 11-10-2009, 02:12 PM cảm ơn bonhe rất nhiều về những kĩ thuật và kinh nghiệm qua các bài viết. bonhe 12-10-2009, 12:39 PM cảm ơn bonhe rất nhiều về những kĩ thuật và kinh nghiệm qua các bài viết. Không có chi đâu Lengoctan. Rất vui khi thấy mọi người vui. Bonhe bonhe 12-10-2009, 12:49 PM Để kết thúc bài viết, có điều này các bạn cần để ý: khi cây đã được cho vào chậu bonsai, thì sự phát triển của cây sẽ bị chậm đi rất nhiều so với khi còn nằm dưới đất hoặc là trong chậu lớn. Do đó, chỉ nên cho cây vào chậu bonsai khi nó đã gần hoàn thiện. Có nhiều người đã cho cây vào chậu bonsai khi cây còn quá nhỏ, còn cần sự phát triển của thân và cành; trong trường hợp này, cây con sẽ mãi mãi là cây chậm phát triển, không thể thành cây đẹp được! Thú chơi bonsai tạo cho người chơi tính kiên nhẫn! Không kiên nhẫn, không thể có bonsai giá trị được. Bonhe phamtriu.tb 12-10-2009, 01:49 PM chào cả nhà,nói xa nói gần rât khó hiểu kẻ hậu sinh không có kinh nghiệm chơi cây,nhưng qua quan sát thì thấy thế này: 1.Bât kể thân hay cành cây,khi bị kìm hãm chiều dài thì sẽ phát triển đường kính ngang.Có thể quấn dây Zn dây Cu tùy loại cây,chiều quấn dây nên theo kiểu trôn ốc thân cây sẻ pt cân đối Thông thường ở những chổ bị thương tổn trên cây cũng sẽ " sưng" to,hoặc tạo sẹo lồi nhưng bp này không nên can thiệp sớm,và nhât là với cây yếu 2.Để thân lớn thì cần có động lực thuc đẩy nó pt,những cành mồi tưoi tôt,sau khi cảm thấy không cần nữa có thể căt bỏ dần 3.Cho cây về với đất mẹ,it lâu cây sẻ lớn nhanh hơn trên chậu,dinh dưỡng,nươc,và ánh sáng thì không cần nói ai cũng bit quan trọng cở nào nói gần nói xa,chẳng qua là nói lại lời của mọi ng ở trên huhu! . nhắc lại sinh lý cây một chút. Theo tôi thấy, người chơi cây cần nắm vững sinh lý cây, bệnh học cây, và các kỹ thuật trên cây, là đã đi hơn được nửa đường của nghệ thuật chơi cây; sau đó mới. thuật tạo hình cho cây đẹp. - Rễ cây: giúp giữ cho cây được vững vàng, và để cung cấp nước và các vi khoáng chất cho cây, đồng thời để dự trữ các dưỡng cất cho cây. - Thân và cành cây: nâng đỡ hệ. ánh nắng đúng cách, còn cần những điều sau: 1. Để thân cây có thể phát triển nhanh nhất, thì biện pháp tối ưu là trồng cây xuống đất. Dù sao, cũng phải biết cách trồng đúng cách xuống đất! 2.

Ngày đăng: 11/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan