MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ HỆ THỐNG CÂU HỎIKHI DẠY THỂ THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT MÔN NGỮ VĂN 7

6 840 5
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ HỆ THỐNG CÂU HỎIKHI DẠY THỂ THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT MÔN  NGỮ VĂN 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số định hướng về hệ thống câu hỏi khi dạy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật môn ngữ văn 7 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ HỆ THỐNG CÂU HỎI KHI DẠY THỂ THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT MÔN NGỮ VĂN 7 I.ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình ngữ văn 7 học sinh được tìm hiều một số bài thơ Đường luật (của tác giả Việt Nam và Trung Quốc). Gồm thể thơ thất ngôn bát cú, song thất lục bát, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt. Trong đó có những bài thơ mà ở sách giáo khoa Ngữ văn 7 cũ không có. Như bài thơ Tĩnh dạ tứ, Vọng lư sơn bộc bố, Hồi hương ngẫu thư. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi thấy có những khó khăn và thuận lợi như sau: * Khó khăn: + Đối tượng là học sinh con em dân tộc thiểu số vốn Tiếng Việt còn hạn chế. Nên khi tiếp nhận các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật các em còn nhiều vướng mắc và khó khăn. + Hệ thống ngôn ngữ trong thơ thất ngôn tứ tuyệt dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng, cổ điển, điển cố điển tích. Ngôn ngữ hàm súc. +Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt yêu cầu rất nghiêm ngặt về niêm luật, đối, vần, bố cục. +Những bài thơ thất ngôn tữ tuyệt của các tác giả Trung Quốc cách xa hàng mười mấy thế kỉ nên các em khó hình dung được hoàn cảnh lịch sử. Thuận lợi: Trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 của Nhà xuất bản giáo dục năm 2003 có điểm mới mà sách giáo khoa Ngữ văn 7 cũ chưa có. Đó là hệ thống kênh hình rõ ràng gần như khái quát được toàn bộ nội dung bài thơ. Hệ thống câu hỏi tìm hiểu văn bản được tập trung trong phần đọc hiểu văn bản và ở phần luyện tập. Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh định hướng được hệ thống câu hỏi khi tìm hiểu văn bản. II. NỘI DUNG: Trước những khó khăn và thuận lợi trên là giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 7. Tôi nhận thấy cần có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học Giáo viên: Lê Thị Thái- THCS Tiền Phong-Quế Phong 1 Một số định hướng về hệ thống câu hỏi khi dạy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật môn ngữ văn 7 sinh để học sinh có thể tiếp nhận thể thơ này một cách tốt nhất thông qua hệ thống câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản, phần luyện tập và hệ thống kênh hình ở sách giáo khoa. I. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu: Trước khi nghiên cứu thực hiện đề tài này tôi nhận thấy. Nhìn chung các em tiếp nhận các bài thơ Đường luật nói chung và các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nói riêng còn lúng túng. Tâm lí các em không thích học thể loại này. Tôi đã tiến hành khảo sát 2 lớp 7A3 và 7A4 mà tôi trực tiếp giảng dạy. * Hình thức và nội dung khảo sát: Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của những từ trong các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Sử dung phiếu học tập và câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh. Tiến hành kiểm tra viết để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh. II. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp so sánh đối chiếu. Phương pháp nghiên cứu tổng thể : Giáo viên có cái nhìn tổng thể về thực trang trình độ học sinh. Từ đó có thể đánh giá học sinh một cách cụ thẻ hơn chính xác hơn. III. Các hoạt động thực hiện: Tôi đã đưa một số phương pháp giảng dạy để giúp học sinh nắm được những yêu cầu bắt buộc trong quá trình phân tích những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Để tạo hứng thú cho học sinh tôi luôn đan xen việc tìm hiểu những quy định khi tìm hiều thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở những giờ giảng văn và hoạt đông ngữ văn. từ đó học sinh có thể dễ dàng nắm vững cách tiếp nhận những bài thơ đó. Ngoài ra tôi đã từng tổ chức ngoại khoá giữa các lớp về viêc học tập và tiếp cận thể thơ Đường luật. Qua tiết ngoại khoá các em có thể trao đổi với nhau về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ( cách gieo vần, bố cục…) Khi dạy bài thơ thất ngôn tứ tuyệt tôi chú trọng tập trung và bám vào hệ thống câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản và phần luyện tập của sách giáo khoa Ngữ văn7. Tôi thấy có xuất hiện các dạng câu hỏi sau: Giáo viên: Lê Thị Thái- THCS Tiền Phong-Quế Phong 2 Một số định hướng về hệ thống câu hỏi khi dạy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật môn ngữ văn 7 1.1 Tác dụng của nghệ thuật đối. 1.2Yêu cầu khai thác nghĩa của một số từ gốc. 1.3 So sánh nghĩa của từ ở bản phiên âm và bản dịch thơ. 1.4 Câu hỏi trắc nghiệm. 1.5 Câu hỏi khái quát, tìm hiểu nội dung của bài thơ thông qua kênh hình. 2. Giáo viên hưỡng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ thông qua các dạng câu hỏi. 2.1 Câu hỏi về tác dụng nghệ thuật phép đối: Phép đối là đặc điểm nghệ thuật phổ biến trong thơ đường luật. Trong cuốn thi pháp thơ đường của nhà xuất bản Thuận Hoá ( 1995) trang 230. tác giả Nguyễn Thị Bích Hải có viết: “các vế đối gắn bó với nhau, gia tăng ý nghĩa và sản sinh ý nghĩa mới. Để cùng nhau biểu đạt ý nghĩa của toàn bài. ý nghĩa của từng câu cũng được tăng lên khi có câu đối diện”. Vậy khai thác nghệ thuật đối không chỉ đơn giản là để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của cặp câu thơ đối và còn gợi ý nghĩa sâu sắc của chỉnh thể bài thơ. Những điều có thể không tìm thấy trên câu chữ. Hai bài thơ Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư có xuất hiên kiểu câu hỏi khai thác nghệ thuật đối. Mặc dù Tĩnh dạ tứ là thơ cổ phong nhưng tác dụng của phép đối trong hai câu thơ cuối có tác dụng lớn trong việc thể hiện tình cảm quê hương của Lý Bạch: “Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương” Số lượng chữ, cấu trúc cú pháp, thanh điệu, từ loại… đều được đối rất chỉnh trong hai câu thơ trên. Hai câu thơ có mối quan hệ chặt chẽ về nghĩa: “Trăng” là nguyên nhân khơi gợi nối nhớ quê hương “Vọng minh nguyệt” và “Tư cố hương” được Lý Bạch đặt trong hai vế đối gợi lên thành ngữ quen thuộc “Vọng nguyệt hoài hương” trong thơ cổ. Hai cụm từ “cử đầu” và “đê đầu” không đơn giản chỉ và đối cử chỉ hành động. Nội dung của bài thơ dồn hết cả vào hai chữ “đê đầu”. đó là sự dồn nén của tình cảm nhớ quê hương thường trực, đầy ắp trong lòng nhà thơ mà chỉ cần một tác động nhỏ cũng thành một nỗi niềm. Hai câu thơ đầu trong bài Hồi hương ngẫu thư cũng sử dụng tài tình nghệ thuật đối nó liên kết ý với toàn bài để tạo nên chiều sâu của bài thơ: “Thiếu tiểu ly gia/ Lão đại hồi Hương âm vô cải/ Mẫn mao tồi” Câu thứ nhất phép đối được khai thác triệt để làm nổi bật hình ảnh nhân vật trữ tình trong suốt cả một đơì người: từ khi xa nhà còn rất trẻ ( thiếu tiểu ) đến khi trở về đã rất già (lão đại). Phép đối giữa thiếu tiểu và lão đại, ly gia và hồi càng kéo dài, nhấn mạnh hơn khoảng thời gian xa quê. Khoảng thời gian dài bằng cả đời người ấy Giáo viên: Lê Thị Thái- THCS Tiền Phong-Quế Phong 3 Một số định hướng về hệ thống câu hỏi khi dạy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật môn ngữ văn 7 chính là cách để khẳng định tình cảm quê hương ở câu thơ tiếp theo.“ Hương âm vô cải mấn mao tồi”. Khoảng thời gian xa quê hơn 50 năm ấy đã làm cho tóc ngã màu rơi rụng “ mấn mao tồi” đủ cho con người già đi thay đổi về hình thức nhưng cái còn lại, có giá trị bền vững là “ Hương âm” ( cái chiều sâu cái không thể thay đổi). Được dặt bên cạnh “ mẫn mao tồi” (cái hình thức bên ngoài cái thay đổi). Để tạo nên hai vế đối rất chỉnh. Khẳng định cái không thay đổi “Hương âm” chính là cách khẳng định tình quê hương sâu nặng thuỷ chung trong vô vàn sự biến chuyển của cuộc đời. Phép đối trong hai câu thơ này đã giúp nhà thơ thể hiện một cách sâu sắc mà kín đáo tình cảm của mình. Đặt nó trong mối quan hệ với hai câu thơ sau. Chúng ta sẽ thấy xót xa, ngậm ngùi, trớ trêu thấy khi nhà thơ lại là khách ngay giữa chính quê hương mình. 2.2 Loại câu hỏi khai thác nghĩa của một số từ gốc trong văn bản phiên âm. Loại câu hỏi này nhằm phát huy khả năng cảm thụ văn của học sinh. Khi giảng thơ chữ Hán mà không đối chiếu với bản phiên âm là điều tối kị. Trong sách giáo khoa dã có mục giải nghĩa từ phiên âm nên hưỡng dẫn học sinh tìm thấy cái hay, cái sâu sắc của một số từ gốc ở văn bản phiên âm, cái mà có thể mất đi trong khi dịch thơ. Ví dụ như các từ “vọng, quải” trong Vọng lư sơn bộc bố. Với chữ vọng, học sinh có thể xác định được điểm đứng của tác giả là từ xa. Từ quải (treo) là từ tài tình miêu tả được vẻ đẹp sống động của thác nước. Thác không chảy mà lại treo trên dòng sông phía trước (tiền xuyên) chữ quải đã biến dòng thác thành một hình ảnh mềm mại, trữ tình nổi bật trên nền núi non hùng vĩ mà ở bản dịch thơ đã đánh mất chữ treo. Đó là chữ quan trọng nhất câu thơ. Nó quan trọng bởi nó còn tạo nên sự thống nhất về hình ảnh giữa câu thơ này với câu cuối bài : “Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên” Với các từ “Nghi, cử, đê, tư” ( Tĩnh dạ tứ ) cần cho học sinh nhân thấy được có sự thống nhất, liền mạch của nhân vật trữ tình. Bốn động từ như bốn cái mốc để liên kết mạch thơ Vọng nguyệt hoài hương. Bốn động từ tạo nên mối quan hệ giữa tình và cảnh trong bài thơ, đó là một mối quan hệ tất yếu gắn bó tự nhiên trong mạch cảm xúc của toàn bộ bài thơ. Phân tích bài thơ dựa vào cách tìm hiểu từ gốc như thế này sẽ phục vụ hữu ích cho phần Tiếng Việt tích hợp trong bài (Từ đồng âm, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa). 2.3 Loại câu hỏi so sánh nghĩa của từ ở các bản dịch thơ và bản phiên âm. Bằng các cách hiểu khác nhau ở các bài thơ để đưa ra nhận xét riêng của mình. Phải vận dụng thật khéo léo những câu hỏi như thế này để rèn luyện thêm kĩ năng cảm thụ văn chương cho học sinh. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 các nhà biên soạn sách đã đưa ra nhiều bản dịch khác nhau (Hồi hương ngẫu thư) hoặc các cách hiểu khác nhau (Vọng lư sơn bộc bố, Tĩnh dạ tứ) để học sinh so sánh đối chiếu. Giáo viên: Lê Thị Thái- THCS Tiền Phong-Quế Phong 4 Một số định hướng về hệ thống câu hỏi khi dạy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật môn ngữ văn 7 * Câu hỏi: + Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài Hồi hương ngẫu thư và những cảm nhận được qua việc học bài thơ, hãy so sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩnh và Trần Trọng San (Phần luyện tập Trang 128 Sách giáo khoa ngữ văn 7)? + Có người cho rằng trong bài Tịnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu cuối thuần tuý tả tình, em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? ( Phần luyện tập trang 124 sách giáo khoa ngữ văn 7). Với những kiểu câu hỏi này giáo viên cần phải định hướng và tìm sự lí giải phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở những phát hiện của các em. Cách giải thích nào thì cũng không thể thoát li văn bản, thoát li hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó. Đây chính là cốt lõi của hoạt động đổi mới của phương pháp dạy học. 2.4. Loại câu hỏi trắc nghiệm: Đây là loại câu hỏi mới mà phương pháp dạy học cũ không có. Bằng bảng trắc nghiệm cho sẵn, học sinh phải đánh dấu X mà em cho là hợp lí. Ở phần đọc hiểu văn bản bài Hồi hương ngẫu thư có bảng trắc nghiệm này. Các câu hỏi trong bảng thường gây tranh luận sôi nổi nên có thể cho học sinh thảo luận nhóm hoặc tranh luận trên lớp vì học sinh chỉ có thể chọn một phương án trả lời và phải tìm được giải thích cho phương án đó. Giáo viên phải giải thích rõ ràng thuyết phục để học sinh đồng ý với một cách lựa chọn. 2.5. Loại câu hỏi khái quát, tìm hiểu nội dung của bài thơ thông qua kênh hình: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kênh hình và thông qua kênh hình để tìm hiểu nghĩa của những từ quan trọng: ở bài Vọng lư sơn bộc bố giáo viên có thể nêu câu hỏi: Quan sát kênh hình em có cảm nhận gì về hình ảnh thác nước? Với bài Hồi hương ngẫu thư: Quan sát kênh hình em hãy khái quát lại nội dung của bài Hôì hương ngẫu thư. III. KẾT LUẬN Kết quả về ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm: Sau khi triển khai áp dụng kinh nghiệm trên vào giảng dạy những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Tôi thấy học sinh tiếp thu bài tốt hơn, có hứng thú học tập hơn. Đa số các em không những thích học, thích tìm hiểu các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mà còn thích tìm hiểu cả các thể thơ khác của thơ đường luật. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: Giáo viên: Lê Thị Thái- THCS Tiền Phong-Quế Phong 5 Một số định hướng về hệ thống câu hỏi khi dạy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật môn ngữ văn 7 Có lẽ muốn một tiết dạy đạt được hiệu quả cao. Tạo động lực và gây hứng thú cho học sinh học tập thì chúng ta cần phải có hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung, đặc trưng bộ môn, thể loại văn học và đối tượng học sinh. Khi phân tích ở bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật ta cần chú ý đến hệ thống câu hỏi ở phần câu hỏi và luyện tập. Từ đó giáo viên hình thanh hệ thống câu hỏi theo 5 loại câu hỏi trên . Để giúp học sinh tiếp nhận nội dung và nghệ thuật của bài thơ một cách tốt nhất. Một số đề xuất kiến nghị: Đối với nhà trường: Cần tổ chức thêm các buổi ngoại khoá tìm hiểu về thơ đường luật cho học sinh. Để học sinh có điều kiện trao đổi học hỏi về thơ đường, và hoàn cảnh lịch sử. Đối với phòng giáo dục: Cần tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên văn ở trong năm học. Mỗi một chuyên đề cần tổ chức dạy một số tiết thể nghiệm. Để giáo viên có dịp học tập, trao đổi kinh nghiêm để cùng tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Để cùng nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. Những sáng kiến kinh nghiệm được công nhận xếp bậc. Thì chuyên môn nên tổ chức triển khai đến các trường để giáo viên cùng áp dụng vào việc dạy học. Trên đây là những suy nghĩ của tôi về việc dạy những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đối với học sinh lớp 7. Những ý kiến của cá nhân tôi chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy kính mong các đồng chí trong Hội đồng khoa học nhà trường và cấp trên góp ý để tôi hoàn thành hơn nữa kinh nghiệm này, để kinh nghiệm có khả năng và ý nghĩa thực tiễn hơn. Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Thái Giáo viên: Lê Thị Thái- THCS Tiền Phong-Quế Phong 6 . Một số định hướng về hệ thống câu hỏi khi dạy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật môn ngữ văn 7 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ HỆ THỐNG CÂU HỎI KHI DẠY THỂ THƠ THẤT NGÔN TỨ. Phong-Quế Phong 3 Một số định hướng về hệ thống câu hỏi khi dạy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật môn ngữ văn 7 chính là cách để khẳng định tình cảm quê hương ở câu thơ tiếp theo.“. Thị Thái- THCS Tiền Phong-Quế Phong 4 Một số định hướng về hệ thống câu hỏi khi dạy thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật môn ngữ văn 7 * Câu hỏi: + Căn cứ vào bản dịch nghĩa

Ngày đăng: 11/07/2014, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan