Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa ppsx

6 1.3K 6
Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa Bọ dừa còn là loài côn trùng gây hại về kinh tế cho các ngành nghề liên quan đến cây dừa như: ngành chế biến tạo ra dầu dừa, ngành thủ công mỹ nghệ từ thân và gáo dừa, xơ dừa… Trong thời gian gần đây bọ cánh cứng hay còn gọi bọ dừa đã và đang gây hại trên cây dừa ở nhiều địa phương, cây bị bọ dừa gây hại nặng làm cho cây dừa dần dần chết. Ngoài ra còn làm giảm vẻ mỹ quan của thiên nhiên; bọ dừa còn là loài côn trùng gây hại về kinh tế cho các ngành nghề liên quan đến cây dừa như: ngành chế biến tạo ra dầu dừa, ngành thủ công mỹ nghệ từ thân và gáo dừa, xơ dừa… Để ngăn chặn sự phá hại của bọ dừa chúng tôi đưa ra cách nhận biết và một số biện pháp phòng chống sau: 1.Triệu chứng gây hại: Cả trưởng thành và và ấu trùng (bọ non) đều tấn công lá của đọt non khi bung ra. Chúng cạp ăn biểu bì lá, để lại những vệt màu nâu đen chạy dọc theo mép lá. Trên đọt (ngọn) bị hại nặng các vết này liên kết làm toàn bịi đọt non có màu đen, khi đọt non bung ra lá bị khô và chết. Khi tàu lá đọt nở ra, thành trùng thường di chuyển xuống gốc lá đơn hay gốc bẹ lá (đêm tối di chuyển lên gây hại) hoặc chuyển sang lá non hơn để ăn. Thường sức ăn của ấu trùng non nhiều hơn thành trùng. Các cây dừa non (3-5 tuổi) thường bị hại nặng hơn dừa già. Mùa nắng là thời gian thích hợp cho bọ dừaphát triển về mật độ và gây hại nặng. 2. Đặc điểm hình thái và quy luật phát sinh của bọ dừa. a - Trứng: Trứng có màu nâu, dạng hình Ellip, dài khoảng 1,5 mm và rộng khoảng 1 mm. Hai đầu trứng hơi rộng và có dạng tròn. Trứng có thể được đẻ riêng lẻ hoặc thành chuỗi 2-5 trứng. Trứng được bao phủ bằng chất tiết của con cái. Giai đoạn trứng khoảng4-5ngày. b-Sâu non (ấu trùng): - Tuổi 1: Đầu lớn hơn thân mình, màu trắng hơi vàng, chiều dài tương đương chiều dài trứng. Phía cuối cơ thể có một cặp gai đuôi nhọn, cong vào trong. Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 1 khoảng 3 ngày. - Tuổi 2: Cơ thể có màu trắng sữa, sau đó chuyển sang màu hơi vàng, ấu trùng tuổi 2 có thời gian phát triển khoảng 3-4 ngày. - Tuổi 3: Có đặc điểm hình thái tương tự như tuổi 2 nhưng kích thước lớn hơn. Thời gian phát triển triển của ấu trùng tuổi 3 khoảng 5-6 ngày. - Tuổi 4: Thân mình hơi phẳng, ấu trùng đẩy sức dài khoảng 9 mm. Gai đuôi có dạng xẻng với 2 móc nhọn cong vào trong, hai móc này bất động. Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 4 khoảng 9-10 ngày. c-Nhộng: Ban đầu nhộng có màu trắng sữa, sau đó chuyển sang màu vàng nâu. Giai đoạn nhộng vẫn còn gai đuôi nhưng sẫm hơn. Ngày cuối cùng trước khi vũ hóa, nhộng chuyển dần sang màu đen. Giai đoạn nhộng khoảng 4-6 ngày. d-Trưởngthành (thànhtrùng): Trưởng thành khi mới vũ hóa có màu trắng đục, cơ thể rất mềm và yếu. Sau khoảng một giờ màu sắc chuyển sang màu nâu đen, chiều dài khoảng 8,5 - 9,5 mm và chiều rộng (chiều ngang) khoảng 2-2,25 mm. Sâu hại mạnh vào mùa khô. Cả sâu non và trưởng thành có xu hướng sợ ánh sáng và ít di chuyển vào ban ngày, nhưng chúng lại trở nên ít linh hoạt vào lúc chạng vạng tối và vào ban đêm. Trưởng thành sau khi vũ hóa khoảng hai tuần bắt đầu đẻ trứng. Trưởng thành cái đẻ tối đa 11 trứng/ngày. Bọ dừa trưởng thành sống trong khoảng 180 – 220 ngày. 3. Sự ảnh hưởng về kinh tế: Bọ cánh cứng có khả năng làm giảm sản lượng trái một cách rõ rệt khi cây dừa bị chúng tấn công, làm chết khô từ 8 lá trở lên. Vì mỗi tàu lá cho ta một buồng dừa, nếu như tàu lá nào bị chết thì chúng ta mất đi một buồng dừa. Những cây dừa bị bọ dừa tấn công nhiều năm thì gây ra hiện tượng trái rụng hàng loạt, các lá non mới ra nhỏ và không phát triển, toàn bộ cây xơ xác và sau đó cây chết đi. 4.Biện pháp phòng chống bọ dừa. * Biện pháp canh tác: Cắt và đốt bỏ đọt non bị hại nặng để tránh lây lan cho các cây dừa khác. *Biện pháp sinh học: - Dùng biện pháp thả ong ký sinh (Asecodes hispinarum) vừa đạt hiệu quả cao và bảo vệ môi sinh môi trường. - Biện pháp sinh học dùng nấm (Metarhizium), biện pháp này có hiệu quả nhất là phòng chống vào mùa mưa có ẩm độ cao. * Biện pháp hoá học: - Phát hiện sớm triệu chứng gây hại khi còn ở trong diện hẹp để tiến hành phun trừ ngay là biện pháp có hiệu quả và kinh tế - Dùng các loại thuốc trừ sâu ít độc như Padan 95SP, Vicarp 95BHN, Actara 25WG. Pha gói 20 g thuốc Padan95SP vào 15- 20 lít nước tưới trực tiếp lên ngon dừa. Pha 1gói thuốc Actara 25WG vào 8-10 lít nước tưới trực tiếp lên ngon dừa. - Dùng các loại thuốc lưu dẫn (thường dùng Actara 25WG) để tiêm trực tiếp vào cây (tạo lỗ xiên 150 so với thân cây) cho thuốc vào và bịt miệng lỗ đục lại.Chú ý: vấn đề quan trọng nhất trong phòng trị bọ dừa đó là sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và ý thức tự giác của nông dân đó là khi phòng trừ phải tiến hành trên diện rộng thì mới có hiệu quả cao. . Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa Bọ dừa còn là loài côn trùng gây hại về kinh tế cho các ngành nghề liên quan đến cây dừa như: ngành chế biến tạo ra dầu dừa, ngành. thân và gáo dừa, xơ dừa Trong thời gian gần đây bọ cánh cứng hay còn gọi bọ dừa đã và đang gây hại trên cây dừa ở nhiều địa phương, cây bị bọ dừa gây hại nặng làm cho cây dừa dần dần chết cây chết đi. 4 .Biện pháp phòng chống bọ dừa. * Biện pháp canh tác: Cắt và đốt bỏ đọt non bị hại nặng để tránh lây lan cho các cây dừa khác. *Biện pháp sinh học: - Dùng biện pháp thả ong ký

Ngày đăng: 11/07/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan